Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Khuyên dành cho Tăng Ni

29/03/201707:18(Xem: 6449)
Lời Khuyên dành cho Tăng Ni

tang-ni

Lời khuyên dành cho Tăng Ni
của Thiền Sư T'ien Ju
 

  

..."Hơn nữa, nghề nghiệp và công việc ở thế gian giống như cơn mộng, như ào ảnh, nhự bọt nổi,

như tiếng vang - chỉ tồn tại trong phút chốc rồi trở về hư không. Những thứ nầy không có lợi chi

cho người tu hành trên đường giải thoát. Dầu cho quí ngài có xây được chùa viện đồ sộ, trang

nghiêm, có tạo được ảnh hưởng rộng lớn và địa vị cao tột, làm bạn với nhiều nhân vật sang trọng

quyền quí - và với tâm tự mãn nghĩ rằng quí ngài đã thành công trên con đường tu hành, quí ngài

không nhận ra mình đã vi phạm điều cảnh giác số một của chư cổ đức. Bởi vì cổ đức đã đặc biệt

nhấn mạnh: "Những vị nào đã gia nhập Giáo hội phải chú tâm tu hành giải thoát, không được bận

bịu quá mức với các hoạt động thế tục, bởi vì chúng gây ra nhiều lỗi lầm. Bởi vì như thế, không

những họ sẽ không thấy được thiên đàng, mà nghiệp báo địa ngục đã được tạo ra! Nếu vấn đề

sanh tử không được giải quyết, mọi hoạt động thế tục đều là nguyên nhân đau khổ. Một khi nhắm

mắt rồi, họ sẽ phải luân chuyển trong luân hồi theo nghiệp báo. Lúc đó, họ sẽ nhận ra là những

hoạt động trước kia của mình chỉ là thêm xiềng xích vào cái ách hay thêm than củi vào dưới vạc

dầu sôi. Cái y Chánh pháp không còn che chở thân thể, họ sẽ phải trôi lăn trong các nẽo luân hồi

qua vô số kiếp...

 

Báo đền ơn nặng

 

Người tu hành có một số bổn phận. Chúng ta tạm thời gát qua một bên ơn đức của Phật-đà

và chư vị ân sư. Là tăng ni, quí ngài có nghĩ là mình mang ơn sâu nặng của cha mẹ đã sanh

thành? Đã lìa gia đình và đời thế tục, học tập Phật pháp ở nơi xa quê nhà qua bao nhiêu năm,

quí ngài không biết được sự khó nhọc và đau khổ của cha mẹ. Quí ngài không thể lo cho tuổi

già và bịnh tật của cha mẹ, không thể chăm sóc chu đáo cho họ. Khi cha mẹ qua đời, có thể

quí ngài không biết hay biết trễ, nên về nhà quá muộn. Còn nữa, khi quí ngài còn nhỏ, để có

thể nuôi nấng và chăm lo cho quí ngài đầy đủ, cha mẹ đôi khi phải phạm nhiều tội lỗi. Sau khi

chết, nếu phải sa vào đường khổ, cha mẹ mong con mình có thể đến cứu giúp, như người khát

cần ly nước uống, như người trong nắng hạn mong cơn mưa rào. Nếu sự tu hành của quí ngài

còn lôi thôi, Tịnh nghiệp vãng sanh ắt không thành. Như vậy, quí ngài tự cứu mình chưa xong,

làm sao cứu được song thân? Trường hợp nầy, quí ngài chẳng những thiếu bổn phận chăm sóc

cha mẹ lúc sanh tiền, nay lại thiếu bổn phận đối với linh hồn song thân. Như vậy, quí ngài thật

là đứa con đại bất hiếu! Kinh nói "Bất hiếu là sa đia ngục". Như vậy đối với quí ngài, nếu để

tâm bận bịu (gián đoạn) và không có khả năng cật lực tu hành, đó thật là nghiệp báo đọa vào

địa ngục!

 

Còn nữa, quí ngài không cày cũng không dệt mà ăn mặc no đủ. Phòng ốc, giường chiếu, y phục,

thuốc thang, v.v...tất cả đều do tín thí cung cấp. Cổ đức thường nhắc nhở: "Các tín đồ Phật giáo,

do sự tôn kính Tam Bảo, đã chia sẻ một phần trong số thực phẩm ít oi của họ để cúng dường chư

tăng ni. Như vậy, nếu tăng ni tu hành không mẫu mực, thì một tấc vải hay một hạt gạo cũng phải

hoàn lại cho họ (gấp bội) ở các đời tương lai. Để có thể báo đáp ân đức của tín đồ, quí ngài phải

nỗ lực tu hành Tịnh nghiệp, để tự cứu mình và cứu người. Nếu quí ngài để cho một tư tưởng sai

lầm xâm nhập và không thể kiên trì tu hành, quí ngài sẽ bị lôi cuốn vào vòng luân hồi với chu kì

vay-trả bất tận. Tư tưởng sai lầm đó thật là nghiệp xấu ác hay nghiệp báo súc sanh."

 

 
(Thiền sư T'ien Ju, TK14, trong Pure Land Buddhism:   Dialogues with Ancient Masters)

Thích Phước Thiệt dịch “Advice to Sangha” từ “The Seeker’s Dictionary of Buddhism”, p. 404-406

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 5997)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 6064)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 6478)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 11014)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 9461)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 9842)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 8838)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 7436)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
17/10/2010(Xem: 9326)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
17/10/2010(Xem: 9517)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]