Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với thiếu niên 11 tuổi

28/04/201209:53(Xem: 8566)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với thiếu niên 11 tuổi

dalai_lama_145ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
NÓI CHUYỆN VỚI THIẾU NIÊN 11 TUỔI
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

HỎI:Thưa Đức Thánh Thiện, cháu thấy thích thú khi cháu biết ngài là vị lãnh tụ của Tây Tạng vào lúc tuổi thiếu niên như vậy. Xin ngài cho biết thông điệp của ngài đối vớithế hệ của chúng cháu về lòng ân cần tử tế trong xã hội ngày nay.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thậtsự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúcbắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôithuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã quarồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt,bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệcủa tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ranhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốnnói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng làthế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng cónhững cuộc tắm máu nữa. Trong khi ấy, rắcrối vẫn ở đấy. Những quan điểm khácnhau, những giải pháp khác nhau. Nênchúng ta phải tạo ra những phương phápthực tiển để giải quyết những rắc rối. Nên tôi muốn cống hiến, tôi muốn nói vớicháu, thế hệ trẻ nên xây dựng thế kỷ này, nên là thế kỷ của đối thoại. Không nên ở trong thái độ dửng dưng. Không. Phải tham dự, phải năng động. Nhưng phương pháp không nên là sức mạnh,không nên sử dụng sức mạnh. Hãy nói chuyệnvới nhau, thấu hiểu nhau về những vấn đề chúng ta quan tâm. Chúng ta cùng chia sẻ một thế giới. Sự quan tâm của tôi cũng là sự quan tâm của họ. Đấy là thực tế. Hãy đối thoại. Hòa hiệp, hòa giải. Đấy là những gì tôi muốn nói với cháu. Rồi thì, cũng là chúng ta phải cảm nhận một sựcố gắng trọn vẹn cho đối thoại, chống lại chiến tranh. Do vậy, đấy là quan điểm chủ đạo, đấy là tháiđộ chính yếu, chí nguyện nội tại, sự giải giới nội tại phải gặp gở sự giải trừquân bị ngoại tại. Không phải chỉ quađêm. Từng bước một. Đầu tiên tôi nghĩ phải hủy bỏ vũ khí nguyên tử. Một số cuộc đàm phán đã xảy ra thật tốt đẹp. Và từng bước một, cuối cùng đi đến một nềnhòa bình cho thế giới. Thế nên, đấy lànhững gì tôi muốn nói với cháu. Rồi thìkinh nghiệm cá nhân của tôi, khi tôi ở vào tuổi của cháu, tôi không thích thú lắmvới việc học tập, cở tuổi cháu. Ngay cảngày nay, đôi khi tôi cảm thấy hối hận. Việc tốt nhất là học tập, học cho giỏi. Hồi ấy tôi không chú ý lắm, nên bây giờ tôi hối hận. Thời gian đã mất không bao giờ trở lại. Mất thì đã mất. Đấy là những gì tôi muốn chia sẻ vớicháu. Rồi thì tôi nghĩ ở vào tuổi củacháu, cũng tự nhiên khi có nhiều sự tranh đấu, đánh đấm với bạn bè. Một chút tranh đua cũng tốt thôi. Nhưng không phải là những cảm nhận ăn sâutrong tình cảm, không phải là những vụ tranh đấu lâu dài. Rõ chứ.

dalailama0023146HỎI:Thưa ĐứcThánh Thiện, ngài nói rằng chết không phải là điều gì đấy đáng sợ hãi, giốngnhư sự thay đổi quần áo và như vậy là có điều gì hơn thế nữa chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:Bây giờ, điều ấy tôi nghĩ có những sự khácnhau. Những người có tín ngưỡng và nhữngngười không tín ngưỡng. Những người tínngưỡng vô thần và những người tín ngưỡng hữu thần. Sau khi chết, sau đời sống này, theo người KiTô Giáo, sau khi chết, chờ đợi, một thời gian nào đó, trong ... quan tài, điềutrung thực thật sự ấy như thế nào, tôi không biết. Nhưng cuối cùng sau đó, dưới sự phán xét cuốicùng, thì sẽ đi xuống địa ngục hay lên thiên đàng. Điều đó tùy thuộc đời sống của cháu như thếnào. Cuộc sống của cháu phải đầy đủ ý nghĩa. Đầy đủ ý nghĩa có nghĩa là nếu có thể thì hãyphục vụ người khác. Nhiều anh chị em KiTô Giáo, hy sinh hay cống hiến đời sống của họ để phục vụ người khác. Tôi nghĩ Ki Tô Giáo, sự cống hiến lớn nhất củaKi Tô Giáo là vấn đề giáo dục, trên toàn thế giới. Đôi khi có sự đổi đạo, và điều đó thỉnh thoảnglại gây ra rắc rối. Nhưng về mặt khác đấylà sự cống hiến vô cùng. Nên những ngườiđã quá cống hiến đời sống của họ cho ngườikhác, 100% sẽ lên thiên đàng, thiên đàng vĩnh cửu. Rồi thì đối với người tín ngưỡng vô thần, cóđời sống tiếp tục với đời sống, đời này tiếp theo đời khác. Nói cho cùng, nếu kiếp sống này đã được sử dụng một cách đầy đủ ý nghĩa, thế thì sựtái sinh, 100% tôi bảo đảm sẽ là một đời sống tích cực, một con người thánh thiện. Rồi thì những người không tín ngưỡng, à. Vậythì theo những người có tín ngưỡng, sự chết này không phải cố định, không phảithật sự chấm dứt. Nhưng sẽ tiếp tục tới kiếpsống tương lai. Và đối với những ngườikhông tín ngưỡng, xem ra cái chết là thật sự chấm dứt, chấm hết. Những hành giả như chính tôi, hành thiền hàngngày về sự chết, nên cái chết rất gần gũi. Cũng rất lợi ích và hoàn toàn tiến bộ để nghĩ về sân giận, thù hận, vềcường độ của những thứ ấy. Cũng thế, quánhiều luyến ái, dính mắc, quá nhiều khao khát về vũ khí. Một lần nữa cháu nên nghĩ về những điều ấy. Làm dịu những thứ ấy. Rồi thì đối với những người không tín ngưỡng,tốt hơn là quên những thứ ấy đi, cứ mà hưởng thụ tối đa như có thể được. Như thế đấy. Cho nên dù là người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng điều rất quan trọnglàchăm sóc đời sống một cách đầy đủ ý nghĩa. Thật sự quan trọng. Vào lúc sắpchết, nếu cháu đã làm những điều tổn hạicho người khác, bắt nạt người khác, bóc lột người khác, vào ngày cuối cùng cháusẽ cảm thấy điều gì đấy không thoải mái. Và rồi điều tệ hại nhất là sau khi người ấy chết, người đáng buồn ấy chết,người ta sẽ vổ tay mà nói, ô tốt làm sao người gây rắc rối ấy đã chết rồi, đãchấm dứt rồi. Điều ấy tôi nghĩ không aithích như thế. Nếu cháu sống một đời sống,thật sự là một đời sống từ bi trắc ẩn, vào lúc ấy, nhiều người sẽ nói, ô buồnlàm sao, chúng tôi cảm thấy thiếu vắng người ấy!

Thôichào nhé! Good bye!

Thiếu niên: Cảm ơn ngài!

Nguyêntác: 11 Year Old Talks with the Dalai Lama
ẨnTâm Lộ ngày 27-4-2012
http://www.youtube.com/watch?v=vXS-PIKLoSU&feature=related

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2013(Xem: 12251)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 11433)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
25/12/2013(Xem: 11566)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
25/12/2013(Xem: 9322)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 8684)
Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton (The Dharma Primary School, in Brighton), Vương quốc Anh, cung cấp nền giáo dục trọn vẹn bắt nguồn từ chánh niệm - giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo, sự đồng cảm, tự nhận thức và sự tự tin. Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton là trường tiểu học duy nhất ở Anh cung cấp một nền giáo dục dựa trên giá trị Phật giáo. Ngôi trường tư thục này mở cửa cho trẻ em từ 3-11 tuổi thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hóa, cung cấp một nền giáo dục chất lượng kết hợp với giáo lý Phật giáo nhằm hỗ trợ sự phát triển của chánh niệm, từ bi và trách nhiệm xã hội.
24/12/2013(Xem: 10366)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
24/12/2013(Xem: 12530)
Trong một buổi giảng trước khóa lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm tổ chức tại quận Cam (Orange County, Los Angeles) ngày 22 tháng 10-2012, pháp sư Trang Trí đã giới thiệu cuốn sách Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật. Nói về nhân duyên biên soạn cuốn sách ấy, pháp sư cho biết: Trước kia, Ngài đã thấy rất nhiều người niệm Phật vô cùng tinh tấn nhưng tới phút cuối cùng không buông xuống nổi,
23/12/2013(Xem: 9416)
Tôi có một câu chuyện muốn nói cho quý vị nghe. Chuyện này cũng với tinh thần chỉ Ông chủ chứ không có gì lạ. Một sáng, khi xả thiền ra tôi có tuyên bố với một số người rằng: "Tôi quả thực là con ngỗng chúa biết uống sữa, lọc nước chừa lại". Câu nói đó quý vị nghe lạ đời phải không? Ðây là câu nói của các Thiền sư Trung Hoa thời xưa. Lúc trước tôi học tôi tu, đọc câu đó tôi cũng biết
23/12/2013(Xem: 8087)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”. Phật giáo không kêu gọi sự tin tưởng mù quáng nơi những ngưới tin theo .
21/12/2013(Xem: 43077)
Kinh Pháp Cú được coi là kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Mỗi câu kinh là một trưởng thành cao tột của trí tuệ, phá vỡ ưu phiền trong cân não, nội tâm. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, với nhiều hình thức: những câu "kệ", những vần thơ "thơ", hoặc "văn xuôi”. 66 câu Pháp cú đọc sau đây thuộc thể loại văn xuôi trích từ Tổng tập kinh Pháp cú Bắc tông do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2012.​ TỊNH CƯ CÁT TƯỜNG QUÂN KÍNH CHÚC QUÝ VỊ THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC. Cát Tường Quân a Zen haven of peace and tranquility CAT TUONG QUAN ZEN HOUSE A: Cu Chanh 1 Zone, Thuy Bang Ward, Huong Thuy District, Hue City T: +84 54 3962245| Skype: cattuongquan E: [email protected] W: www.cattuongquan.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]