Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy duyên và 7 đức hạnh của người tu

25/04/201108:57(Xem: 9769)
Tùy duyên và 7 đức hạnh của người tu


ngoi thien

TÙY DUYÊN & BẢY ĐỨC HẠNH
của NGƯỜI TU





Phật hoàng Trần Nhân Tông có 4 câu kết cho bài “Cư trần lạc đạo phú” rất hay và cao siêu:                                                                                                      


“ Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

 Đói đến thì ăn mệt nghỉ liền  
Trong nhà sẵn báu thôi tìm kiếm  
Đối cảnh không tâm hỏi chi thiền !”

Tiếp theo tinh thần đó, mỗi chúng ta cũng có thể thực hiện theo:    
                                              

Ở đời vui đạo sống tùy duyên
Khỏe năng hành thiện mệt tịnh thiền  
Tâm thường thanh tịnh chiêu cảm tốt
Phật tánh trong ta mãi hiện tiền

Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì có và xảy ra trong hiện tại, tùy theo duyên mà sống, bình thường trong mọi lúc, là sao cũng được, không phân biệt, chấp trước. Ví như Ngài Lục Tổ Huệ Năng khi chưa đủ duyên, phải ẩn nhẫn trong rừng, cùng sống với đám thợ săn, đem rau lụt chung với nồi nước thịt, nhưng vẫn giữ được khí tiết người tu. Hay câu chuyện về hai huynh đệ cùng đi ngang qua một giòng sông, gặp một cô gái muốn qua sông khi trời đã xế chiều, mà không có đò, vị sư huynh thấy tội nghiệp, bèn đưa lưng cõng giúp cô gái qua sông rồi bỏ xuống ngay, còn vị sư đệ thì do sợ phạm giới, nên không dám giúp, nhưng khi đi được một quảng đường dài, vị sư đệ mới trách phiền sư huynh là tại sao phạm giới, khi cõng cô gái trên lưng, vị sư huynh mới trả lời, ta cõng nhưng đã bỏ cô gái lại bên bờ sông từ lâu rồi, sao đệ còn mang cô ấy theo đến đây làm chi vậy ? tùy duyên là vậy đấy, khi gặp việc cần giúp thì sẵn sàng giúp, xong rồi sẵn sàng buông xuống, không chấp chứa nữa, chứ không phân biệt, câu nệ, quá “giới cấm thủ” như chàng sư đệ, để phải dính mắc nhiều phiền não, mà không cứu giúp được ai.

Sống được như vậy, ta sẽ không bị lệ thuộc vào hoàn cảnh và những thị phi của thiên hạ, bụng đói thì có gì ăn nấy cho no, chứ bụng đâu đòi hỏi phải có cao lương mỹ vị, mệt thì nghỉ chứ đâu cần phải nhiều trăn trở, lo nghĩ chuyện quá khứ, tương lai. Như vậy ta sẽ có bữa ăn ngon và giấc ngủ khỏe, nếu không được như vậy thì ta phải nhiều khổ cực, để lo chạy theo những ham muốn tầm thường, mà không bao giờ thỏa mãn được, vì “lòng tham không đáy” tất cả đều do tâm ta nhiều vọng tưởng mà thôi.

Với những vị đang sống ở những nơi với đầy đủ tiện nghi vật chất, thì tùy thuận theo đó mà vận dụng, cũng nên có xe hơi hoặc sữ dụng những phương tiện hiện đại để được an toàn, nhanh lợi đến những nơi hoằng pháp lợi sanh, hoặc dùng công nghệ thông tin để truyền giáo, đem lợi ích an vui đến mọi người. Dùng phương tiện hiện đại, đi giữa shop với bao nhiêu cám dỗ, nhưng vẫn luôn tĩnh giác, không ham và đắm nhiễm với ngũ dục, lục trần mà lợi lạc được quần sanh, luôn hướng đến con đường giải thoát, giác ngộ và được an lạc trong giờ phút hiện tại, là một người rất đáng trân trọng và cũng rất cần thiết, đó là tùy duyên nhưng bất biến vậy.

Khi chưa có nơi thoải mái phù hợp với sức khỏe để cùng tu, cho được giải thoát, giác ngộ, thì “tự lực” tạm ở “thất” hoặc một nơi thanh vắng mà thân an, tâm lạc, hằng ngày vẫn công phu hành trì tốt, thỉnh thoảng đi tham dự các khóa tu thiền, tịnh ở các đạo tràng chân chính, thì vẫn còn hay hơn là ở chùa, phải nợ của đàn na tín thí, mà còn nhiều vọng tưởng, chạy theo danh lợi, với nhiều phân biệt, dính mắc, thị phi, đố kỵ, sống không thật, thiếu vắng tình người… thì đường tu không tiến mà tội lỗi ngút ngàn.

 Hoặc là như Tổ Bồ Đề Đạt Ma, khi thấy chưa đủ duyên, để độ cho Vua Lương Võ Đế, thì vào hang diện bích chín năm, mới nhận đệ tử và truyền pháp, chứ không thể nôn nóng muốn cứu độ chúng sanh, mà phải chìu theo quan điểm sai lầm (xây chùa, tạo tượng, đúc chuông là công đức) của Vua để nhiều động loạn, bị lệ thuộc rồi đánh mất mình. Đó là tâm thái sống minh triết, an nhiên trước mọi biến động và đầy áp lực của cuộc đời.

Tùy duyên là gặp duyên gì theo duyên ấy, nếu gặp thuận duyên, biết rằng có nhiều phước báo thì ta vận dụng cơ hội để hoàn thành những hoài bão và kế hoạch đã định, tiếp tục gieo tạo duyên lành, bèn nếu gặp nghịch duyên, biết rằng ta thiếu phước, thì ta phải nỗ lực tạo phước đức, sám hối những lỗi lầm đã tạo, phấn đấu vượt qua những gian nan thử thách, để rèn luyện ý chí và năng lực, hầu vững vàng cho sự nghiệp tương lai.             

Cho nên Phật chỉ dạy chúng ta là hãy “tùy duyên, không phan duyên”. Phan duyên là chưa có khả năng, mà tự mình muốn làm như thế nầy, thế nọ, rồi phải trói buộc, chạy theo duyên, dù phải nhiều nhọc nhằn vay nợ, để rồi nhiều dính mắc, hệ lụy, khổ đau; tùy duyên là thuận theo tự nhiên, sống bình thường để có được tâm bình thường, vì “tâm bình thường là đạo”, sống đơn giản, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, không ham danh lợi mà cưỡng cầu, không lấy sự thành đạt về vật chất làm cứu cánh và vinh hạnh, để khỏi phải nhiều lo toan, tính toán, hầu được sống tự tại, vừa khỏe, vừa đúng pháp.

Khi chưa đủ duyên để “lập đạo tràng” và sống cùng “tăng thân”, hầu tiến tu đạo nghiệp, thì ta ẩn dật thực hiện một hay nhiều “đức hạnh” trong “bảy đức hạnh” của Đức Phật đã dạy cho người tu giải thoát:

1/ “Thích giản dị, không thích sống rờm rà, cầu kỳ”. Đó là một lối sống đơn giản, không hao tốn tiền bạc, không rờm rà, ít muốn biết đủ.
2/ “Ưa thích yên lặng, không thích nói nhiều”. Đó là một lối sống trầm lặng, sống độc cư, sống một mình.
 3/ “Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ”. Đó là lối sống của người thông minh, sáng suốt, minh mẫn, tĩnh giác.
 4/ “Không kết bè, kết bạn, không nói những điều vô ích”. Đó là lối sống độc cư phòng hộ sáu căn, lối sống của những bậc chân tu, của những người thoát tục, xuất thế gian.
5/ “Không tự khoe khoang trong khi mình thiếu đức”. Đó là lối sống khiêm tốn của những bậc Hiền Thánh,                                                           6/ “Không kết bạn với những người xấu ác”.
7/ “Thích ở một mình nơi rừng núi thanh vắng                                                                                                                                                      

“Đây là bảy đức hạnh rất tuyệt vời, nếu một người thực hiện bảy đức hạnh này thì ngay trong đời này đã tìm thấy sự giải thoát hiện tiền không cần phải tu tập pháp nào khác nữa”.

Tóm lại, người muốn tiến tu thì phải sống “tùy duyên” sẽ tiêu được nghiệp cũ, nhưng vẫn tuệ tri và nỗ lực hành trì những việc tốt trong khả năng có thể, xem “duyên” chỉ là phương tiện giúp ta đạt đến cứu cánh an lạc, thoát ly sinh tử và hãy trọn vẹn “bảy đức hạnh” này sẽ có cuộc sống thanh tịnh, không tạo nghiệp mới, sẽ chiêu cảm được nhiều điều tốt, sống an nhiên, hợp với bản hoài chư Phật.

An Lạc thất, Adelaide Nam Úc những ngày tịnh dưỡng .

Thích Viên Thành

 (Hạnh Trung)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2012(Xem: 7917)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 15752)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 7034)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 17891)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 10231)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 7473)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 7472)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 6419)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
10/10/2012(Xem: 9179)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
10/10/2012(Xem: 9105)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]