Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo dục Phật hóa gia đình

04/04/201207:40(Xem: 6133)
Giáo dục Phật hóa gia đình


phat hoa gia dinh
GIÁO DỤC PHẬT HÓA GIA ĐÌNH


Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa  tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảogiữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhânxây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.


A-DẪN NHẬP:

Đạo Phật đã truyền vào Việt Nam trên 2000 năm, tùy theo vận mệnh của đất nước, Phật giáo có những lúc thịnh lúc suy, nhưng vẫn luôn đồng hành với tinh thần đạo pháp và dân tộc.

Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc Việt Namchúng ta phải tự hào rằng: Phật giáo hai triều đạiLý-Trần đã mang đạo vào đời như các vị vua minh quân: Vua Lý Thái Tổ, Vua Trần Thái Tông, Vua Trần Nhân Tông, Thái úy Lý Thường Kiệt, Tuệ Trung Thượng Sĩ và trong thời cận đại có các cư sĩ như: Chánh Trí-Mai Thọ Truyền, Tâm Minh-Lê Đình Thám, Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha, các học giả tri thức: Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp, Đoàn Trung Còn, v.v…đều là những vị Phật tửthuần thành, luôn hộ trì Tam bảo, truyền đèn nối đuốc làm cho Phật pháp được phát triển và hưng thịnh.

Đạo tâm hạnh nguyện của những người vừa kể trên không phải tự nhiên có, mà chính là do sự giáo dưỡng và sự khuyến hóa của các chư liệt vị Tổ sư cùng các cao tăng tiền bối.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đuọc thành lập đến nay đã tròn 35 năm (1981–2016), thực hiện phương châm “Tốt đạo đẹp đời”. Giáo hội đã từng bước củng cố tổ chức, đề ra các chủ trương đường lối thích hợp với thời đại hội nhập và phát triển, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ngang tầm với Phật giáo các nước trên thế giới.

Để đáp ứng các nhu cầu văn hóa đạo đức tâm linh và xây dựng gia đình hạnh phúc của quý Phật tử gần xa và đặt nền móng cho sự phát triển trong bền vững lâu dài về sau, chúng tôi xin đề ra chương trình Phật hóa gia đình

B-NỘI DUNG: 

1-MỤC ĐÍCH:

Phật hóa gia đình là chương trình giáo dục nền tảng đạo đức của Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý nam nữ Phật tử tại gia phát tâm quy hướng về Tam bảogiữ gìn năm điều đạo đức nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống gia đình và xã hội, nhằm hoàn thiện chính mình xây dựnggia đình hạnh phúc, kính trên nhường dưới sống vui vẻ thuận thảo với nhau và dấn thân đóng góp lợi ích xã hộihộ trì Tam bảo được phát triển, ổn định trong bền vững lâu dài.  

2-VAI TRÒ NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM:

Các vị trụ trì và Tăng chúng trong các chùa là người mang trọng trách trong việc thực hiện chương trình Phật hóa gia đình, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, thành công hay thất bại cũng do chư Tôn đức Tăng-Ni.

Điều quan trọng hơn hết chính là các cư sĩ tại gia đang sinh hoạt tu học tại các đạo tràng, các huynh trưởng gia đình Phật tử. Đây là lực lượng nòng cốt, là nhân tố tích cựctrong các hộ gia đình, họ sẽ tích cực tham gia thực hiện và khuyến hóa mọi người với tinh thần trách nhiệm cao. 

Về mặt tổ chức, trụ trì và Tăng chúng các chùa phải có trách nhiệm, hướng dẫn đôn đốckhuyến khích quý ban ngành các cấp hổ trợ và thực hiện thành công chương trình Phật hóa gia đình, đúng theo tinh thần đạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam

3-CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

a-Tuyên truyền cổ động khuyến hóa rộng rãi:  

Để chương trình Phật hóa gia đình được quý nam nữ Phật tử gần xa biết đến để tham tham gia học hỏi và tu sửa trau giồi phẩm chất đạo đức cá nhân, cần có sự hợp tác của toàn thể chư tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử  thường xuyên hoạt động, khích lệ tuyên truyền qua các hình thức sau đây: 

b-Sáng tác, biên soạn và trình diễn các bài viết thơ ca, điệu múa, phim truyện, hội họa, phim ảnh, …có nội dung văn hóa lành mạnhđạo đức, giúp đỡ sẻ chia nhằm xây dựngnếp sống gia đình hạnh phúc, thông qua các phương tiện thông tin rộng rãi.

c-Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, thuyết giảng, giao lưu về các chuyên đề Phật hóa gia đình, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người

C-KHUYẾN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THANH THIẾU NIÊN PHẬT TỬ: 

Trong nhiều năm qua, chương trình sinh hoạt tu học của người Phật tử tại gia ở các nơi ngày càng được phát triển về phẩm chất và số lượng có gia tăng đáng kểTuy nhiên, đối với Phật giáo Huyện Hà Trung những người đến các chùa để tu học, phần đông là nữ Phật tử lớn tuổi già nua. Bởi do quan niệm sai lầm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” đã trở thành tín ngưỡng dân gian, do đó tình trạng tệ nạn xã hội trong giới trẻ đã đến hồi báo động. Theo sự suy nghĩ của chúng tôi, giới trẻ khi bắt đầu đi học là có thể tham gia các sinh hoạt tu học do các chùa tổ chức. Trẻ không tu già lú lẫn, lúc này nếu muốn tu cũng rất khó vì đã huân tập quá nhiều thói quen tốt xấu, đúng sai. 

Chính vì vậy, các chùa cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để tìm ra các phương phápthích hợp, nhằm giúp cho các thanh thiếu niên tích cực tham gia tu học đúng theo tinh thần Phật giáo Việt Nam do hai triều đại Lý-Trần sáng lập mà sử sách đã còn ghi lại. Chùa Linh Xứng và chùa Thiên Khánh có hai câu đối nhằm khuyến khích mọi ngườicùng tu học như sau:

Phật tử chùa Linh Xứng, nguyện noi gương Phật Thích Ca Mâu Ni, dấn thân tu họcphước huệ trang nghiêm.

Dân tộc nước Việt Nam, phát huy tinh thần mang đạo vào đời, do hai triều đại Lý-Trần sáng lập

Riêng đối với ngành hoằng pháp cho thanh thiếu niên Phật tử, còn nhiều hạn chế chưa được phổ cập trong các chùa Huyện Hà Trung. Do đó, mỗi chùa cần phải nhanh chóng thành lập các câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử để sinh hoạt cho giới trẻ sau này trở thành những công dân sống tốt đời đẹp đạo, với tinh thần đạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam

Trước mắt, mỗi chùa nên đề ra chương trình sinh hoạt thanh thiếu niên Phật tử từ 6 tuổi đến 18 tuổi với các nội dung sinh hoạt như sau: 

1-Tổ chức các khóa lễ tụng kinh Phúc đức, kinh Từ tâm về đạo lý làm người tốt trong hiện tại và mai sau. Đây là những bài kinh ngắn gọn, xúc tích mang tính dạy đạo làm người, rất thích hợp với tuổi trẻ.  

2-Hướng dẫn kỹ năng sống qua cuốn sách đạo làm con nhằm thúc đẩy tuổi trẻ hôm nay khát khao được đến chùa tu học lời Phật dạy chân chính là tin sâu nhân quả, tin chính mình là chủ của bao điều họa phúc. 

3-Ca múa và hoạt động thanh thiếu niên bằng những các ca khúc, điệu múa vui tươimang đậm chất từ bi, trò chơi lành mạnh và sống động nhằm phát huy tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống. 

Chương trình này sẽ được thực hiệntùy theo hoàn cảnh của mỗi chùa có thể tổ chức một lần hoặc nhiều lần vào các ngày thích hợp trong tháng. 

4-Lễ hằng thuận 

Trai gái lớn lên cưới vợ, lấy chồng để xây dựng một gia đình hạnh phúc, đó là ước mơchính đáng của thanh niên nam nữ Phật tử gần xa. 

Để tạo dấu ấn tâm linh trong đời sống lứa đôi hạnh phúc gia đình, trong ngày Thành hôn cha mẹ hai bên nên đưa  hai trẻ đến chùa làm Lễ Hằng thuận đúng theo nghi thức Phật giáo Việt Nam

Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ nhắc lại lời Phật dạy về đạo nghĩa vợ chồng và chúc phúccho cô dâu chú rễ sống an vui hạnh phúc đến 100 tuổi già, theo tinh thần của Kinh Thiện Sinh như sau:

“Nên thân cận bạn lành mà cùng nhau học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và tránh xa các bạn ác. Phật dạy: ta nhờ gần gũi bạn lành, mà sớm thành tựu đạo quả”. Ngài lại dạy tiếp: “Trách nhiệm và bổn phận và đối với vợ chồng như sau: 

-Vợ chồng phải sống tôn trọng lẫn nhau trong thương yêu có hiểu biết và cùng nhau chia sẻ nỗi khổ niềm vui, cũng như an ủi cho những khó khăn và thuận lợi, để đời sống gia đình được ổn định duy trì trong hạnh phúc.

Vợ chồng phải biết thương yêu tôn kính, nhường nhịn lẫn nhau, biết bao dung rộng lượng, biết cảm thông tha thứ và bỏ qua những lỗi lầm của nhau. Khi chồng nóng giận nặng lời thì vợ phải biết nhẫn nhịn và tìm cách lựa lời khuyên nhủ, hoặc khi chồng khuyên bảo hay nói điều gì thì vợ phải biết lắng nghe.

-Chồng thương yêu vợ được thể hiện qua các phương diện sau: Yêu thương tôn trọngvợ trong bình đẳng, không khinh thường vợ, sống trung thành và chung thủy với vợ, giao quyền hạn cho vợ quán xuyến mọi công việc, mua đồ trang sức tặng vợ vào ngày sinh nhật và kỷ niệm ngày cưới.

-Người chồng phải biết thương yêu tôn trọng vợ là chất liệu làm nên hạnh phúc gia đình, do đó chồng phải biết quan tâm nói những lời khen ngợi, về tài năng và đức hạnh của vợ mình. Tôn trọng vợ là biết quan tâm, nói những lời khen ngợi về tài năng và đức hạnhcủa vợ, biết thương yêu và không khinh thường vợ trên tinh thần bình đẳng nam nữ, không nên coi vợ như người đầy tớ muốn mắng chửi, đánh đập lúc nào cũng được, gây ra cảnh bạo hành trong gia đình.

-Người chồng không nên khinh thường và hà hiếp vợ, nghĩa là biết thương yêu và không nên coi vợ như người giúp việc muốn mắng chửi đánh đập lúc nào cũng được, gây ra cảnh bạo hành trong gia đình, như hiện nay chúng ta đã thường thấy.

-Người chồng luôn thương yêu quý mến vợ như người bạn và một lòng sống thủy chung, đó là yếu tố chính để bảo vệ hạnh phúc tình yêu lứa đôi. Một gia đình thật sự an vui hạnh phúc là biết san sẻ cho nhau bằng trái tim yêu thương có hiểu biết. Một gia đình hạnh phúc trên thuận dưới hòa không thể có người chồng lăng nhăng, dan díu với người nữ khác.

-Người chồng phải nên tin tưởng và giao quyền cho vợ, vì người phụ nữ thường quản lýquán xuyến sắp xếp ổn định việc nhà giỏi hơn đàn ông, do đó chồng phải tin tưởng tuyệt đối giao quyền cho vợ. Nếu người chồng so đo, ích kỷ, hẹp hòi, đưa tiền cho vợ từng bữa thì chẳng khác nào xem vợ mình, như người giúp việc.

-Người chồng hãy nên hâm nóng lại tình yêu bằng cách mua đồ trang sức tặng cho vợ mình, nhân ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới. Thích làm đẹp và mang đồ trang sức đó là sở thích của người phụ nữ. Việc quan tâm mua đồ trang sức tặng cho vợ là thể hiệnmẫu người chồng lý tưởng, giúp cho tình nghĩa vợ chồng luôn được đẹp mãi theo thời gian và tăng thêm phần hạnh phúc.

-Người vợ luôn một lòng chung thủy với chồng để được sống yêu thương và hiểu biết. Chung thủy và biết nhường nhịn, cảm thông và biết tha thứ cho nhau là bí quyết dẫn đến hạnh phúc gia đình dài lâu. Thành thật là một đức tính tốt đẹp luôn giúp vợ chồng biết thương yêutin tưởng lẫn nhau. Chồng không gian dối vợ, vợ luôn trung thực, thật thà với chồng nên không có sự nghi ngờ.

-Biết quán xuyến và xử lý việc nhà một cách tốt đẹp, trong nhà ngăn nắp gọn gàng, ngoài sân trước sau sạch sẻ, cây cảnh thoáng mát hài hòa.

-Gần gũi, đối đãi tốt với họ hàng thân thuộc, khách khứa và những người giúp việc thay chồng. Ngoài ra đối với bà con hai họ, phải biết cung kính tôn trọng người lớn, an ủi giúp đỡ kẻ nhỏ và sẵn sàng san sẻ mỗi khi có việc cần thiết.

-Người vợ phải biết chi tiêu, mua sắm đúng mức và gìn giữ tiền bạc, tài sản cho gia đìnhcẩn thận, siêng năng, tháo vát, vuông tròn trong mọi công việc. Nhờ những yếu tố tích cực trên mà vợ chồng sống với nhau bền lâu cho đến ngày răng long tóc bạc.

-Luôn chu toàn tốt đẹp trong mọi công việc, từ việc ổn định nhà cửa, nuôi dạy con cái, tiếp khách và đối đãi bình đẳng với gia đình hai họ.

D-Tiêu Chuẩn Phật Hoá Gia Đình:

Để đạt danh hiệu Phật hoá gia đình, các thành viên trong nhà phải thực hiện tốt các điều sau đây: 

1-Quy y Tam bảo (Nếu là trẻ từ 6 tuổi trở lên, phải thọ trì gìn giữ năm điều đạo đức). 

2-Biết tôn trọng luật pháp

3-Hiếu kính và biết ơn cha mẹ

4-Biết ơn thầy tổ, thầy cô giáo và thầy dạy nghề. 

5-Biết ơn các lãnh đạo đất nước sáng suốt vì lợi ích tha nhân.

6-Biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã có công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

7-Tham gia sinh hoạt tu học và ủng hộ các Phật sự do chùa đề ra

8-Mỗi tháng, tổi thiếu phải có 2 lần về chùa để tham dự khóa lễ sám hốiđọc kinh, nghe thuyết giảng và hành thiền.  

E-LỢI ÍCH:

1-Đối với nam nữ Phật tử: Thọ nhận tam quy ngũ giới là những phép tắc đạo đức căn bản để trở thành một người Phật tử chân chính sống “tốt đạo đẹp đời”. Năm giới pháp là nền tảng đạo đức căn bản để mỗi người chúng ta biết cách trao dồi nhân cách, để xây dựng gia đình hạnh phúc, nhằm góp phần dấn thân phục vụ xã hội văn minh giàu đẹp và hòa hợp với tinh thần đạo pháp dân tộc. 

Trong chương trình Phật hóa gia đình, khuyến khích các thành viên trong gia đình đều hướng về Phật pháp chân chính, cùng nhau thực hành những lời Phật dạy để làm tròn trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình người thân và đóng góp lợi ích xã hội.

2-Đối với Tăng NiVì lợi ích 10 năm trồng cây và 100 năm trồng người toàn thể chư Tônđức Tăng Ni là những người có trách nhiệm “trên cầu thành Phật đạo, dưới cứu độchúng sinh không biết mệt mỏi nhàm chán.

Thế cho nên việc tổ chức thực hiện chương trình Phật hóa gia đình, vừa thể hiện vai tròtrách nhiệm cao cả của người con Phật, nhờ vậy sẽ giúp ích cho mọi tầng lớp trong xã hội xây dựng gia đình hạnh phúc trong bền vững và lâu dài.

G-KẾT LUẬN: 

Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập mang tinh thần đạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam được sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Phật hóa gia đình là chương trình giáo dục nhân bản nhằm góp phần đem lại hạnh phúc gia đìnhxây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh giàu đẹp trong tinh thần đoàn kết thương yêugiúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết. Nhất là trong tình hình hiện nay, các giá trịđạo đức truyền thống đang bị xuống cấp nghiêm trọng! Nhiều gia đình bị tan nhà nát cửa, vợ chồng sống với nhau không có hạnh phúc thật sự, con cái bất hiếu rơi vào vòng tệ nạn xã hội, học trò ngang bướng vô lễ và hành hung cả thầy cô giáo, nguyên nhân chỉ vì không tin sâu nhân quả và không có đời sau mà đánh mất chính mình trong hiện tại và mai sau.

Có thể nói Phật hóa gia đình là một chương trình vĩ mô, mang tính cấp thiết và lâu dài là cơ sở đặt nền móng giáo dục đạo đức Phật giáo, nhằm xây dựng và phát triển con ngườihoàn thiện về mọi mặt trong cả nước. Muốn được như vậy, toàn thể Tăng Ni Phật tử gần xa phải biết hợp tác chặt chẽ, kiên trì bền bỉ trong lâu dài vì lợi ích cộng đồng xã hội

Chúng tôi chân thành tha thiết kêu gọi tất cả mọi người hãy đồng hành cùng chương trình này để góp phần xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam thành tựu, ổn định, phát triển với tinh thần đạo pháp và dân tộc, do hai triều đại Lý-Trần sáng lập để viết lên những trang sử chói sáng của một đất nước Việt Nam trên 4000 năm văn hiến.

Sa môn Thích Đạt Ma Phổ Giác

Kính ghi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2015(Xem: 7099)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7099)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7739)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14333)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
17/01/2015(Xem: 11583)
Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.
17/01/2015(Xem: 8581)
Jean-Paul Ribes sinh năm 1939, một nhà văn và nhà báo chuyên về Tây Tạng, và cũng là một người tu tập Phật Giáo đã hơn bốn mươi năm. Ảnh chụp ngày 27 tháng 4, năm 2008, trong một cuộc phỏng vấn của một chương trình Phật Giáo trên đài truyền hình quốc gia Pháp) Người ta thường xem phi-bạo-lực là một trong các phẩm tính tự nhiên của Phật Giáo. Điều này quả hết sức đúng. Thế nhưng sự phi-bạo-lực ấy có phải là một trong các mục tiêu hay chỉ là một phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật Giáo? Câu hỏi thật tế nhị.
16/01/2015(Xem: 21594)
Ram Bahadur Bomjan, 01 cậu trai trẻ (sinh ngày 09 -tháng 04 -1990) đã ngồi thuyền định trong suốt 06 năm,mà không dùng bất kỳ thức ăn, nước uống nào, từ ngày 17 -05 -2005 đến ngày 17 -05 -2011. Với mong muốn đem lại thông điệp Hòa Bình và Yêu Thương Của Đấng Thiêng Liêng đến Toàn Thể Nhân Loại. Mong rằng mọi người hãy truyền bá thông điệp này rộng rãi hơn, và hãy thật sự yêu thương nhau như yêu chính bản thân mình. Ngài không khác gì 01 vị Bồ Tát tái sinh. Ngày nay người ta gọi Ngài là Dharma Sangha. Quý vị có quyền đặt câu hỏi với điều này "Đây có phải là sự thật hay là trò nhảm nhí, và anh ta làm vậy để làm gì và được gì ?" Dù cho Niềm Tin của quý vị có đặt ở đâu đi nữa, chỉ mong quý vị hướng đến việc Thiện, tránh xa việc Bất Thiện.Và nếu như chúng ta đã từng lầm lỗi cũng chẳng sao, vì vốn dĩ đâu ai hoàn thiện, nhưng quan trọng là chúng ta biết sai,chịu sửa, không tái phạm , điều đó đáng quý hơn. Xin hãy truyền bá thông điệp yêu thương này đến tất cả mọi người. Mong bình an và hạnh
15/01/2015(Xem: 9431)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp.
14/01/2015(Xem: 7636)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
14/01/2015(Xem: 7690)
Tháng 10 năm 2014, Đức Đạt-lai Lạt-ma có một buổi thuyết giảng tại thành phố Boston trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ. Một Phật tử Việt Nam tại đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã tham dự và trong dịp này có mua một tấm tranh treo tường ghi lại một lời giảng của Ngài gửi sang Pháp tặng tôi. Cử chỉ ấy khiến tôi không khỏi cảm động nhưng cũng không tránh khỏi một chút áy náy, bởi vì tôi chỉ quen biết người bạn trẻ này qua mạng internet thế nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]