Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giúp vợ thoát khỏi mê tín dị đoan

31/03/201218:57(Xem: 11328)
Giúp vợ thoát khỏi mê tín dị đoan
Giúp vợ thoát khỏi mê tín dị đoan
TT. Thích Nhật Từ

files.php?file=020___MAGD___Giup_Vo_Thoat_Khoi_Me_Tin_Di_Doan__R__4_106363786Hỏi:Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy? Liệu con có thể giúp cô ấy tỉnh ra được không?(Trần Đức Quang, Bắc Ninh)

Trả lời:

Đọc thư của anh, tôi thông cảm nỗi khổ tâm và những xáo trộn hạnh phúc gia đình do vợ anh quá mê tín dị đoan gây ra. Mê tín làm cho con người trở nên sợ hãi, yếu đuối, lệ thuộc tâm lý, làm và nói những chuyện gàn dỡ. Để giúp vợ thoát khỏi mây mù mê tín,anh tham khảo và thử nghiệm các “liều thuốc” sau đây:

Nhận diện tác hại của mê tín

Việt Nam hiện nay có khoảng 8.000 lễ hộilớn nhỏ. Lễ thường gắn với niềm tin và tín ngưỡng. Hội là hội hè vui chơi, biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật. Có những lễ hội mang tính vănhóa và giá trị đẹp, cần được duy trì và phát huy. Có những lễ hội chỉ là những hủ tục, mê tín dị đoan với nhiều tác hại. Các lễ hội văn hóa tích cực có khả năng chuyển tải thiêng liêng, đạo đức và hiền thiện. Mê tín núp bóng lễ hội văn hóa thường mang lại nhiều tổn thất và bất an chongười tin nó mà không đặt vấn đề.

Mê tín có từ ngàn xưa, từ lúc con người cảm thấy bất lực trước sức tàn phá của thiên tai mà không sao giải thíchđược. Văn hóa Phật giáo không có chỗ cho những hành vi mê tín, dị đoan và hiện tượng trục lợi “buôn Thần bán Thánh” để lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin. Tín ngưỡng thiếu lý trí sẽ nhuốm màu thần bí và trở thành mêtín. Tác hại của mê tín không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tháiđộ ứng xử, mà còn phương hại cho lối sống và kinh tế gia đình. Điều nàyhoàn toàn đúng với trường hợp của vợ anh, một cô giáo nhẹ dạ đáng tội nghiệp.

Dịđoan là những điều quái lạ, huyễn hoặc, chỉ tồn tại trong niềm tin thiếu lý trí của con người. Mê tín là niềm tin mù quáng, không phân biệtđúng sai, nhắm mắt làm càng, thể hiện sự mê muội và mất lý trí. Mê tín và dị đoan là cặp song sinh. Nơi nào có dị đoan, nơi đó có mê tín. Ai sống với mê tín, người đó chấp nhận các dị đoan. Di đoan là mê tín. Mê tín thường kéo theo dị đoan.

Đằng sau các dị đoan và mê tín là nỗi sợhãi về những điều bất hạnh bao gồm cái chết, bệnh tật, tổn thất, bất hạnh và nghịch cảnh. Nỗi sợ hãi là thực phẩm thầm lặng nuôi sống mê tín.Những kẻ truyền bá mê tín thường khai thác tâm lý sợ hãi của tín chủ đểlợi dụng, từ đó, tạo ra tình trạng tiền mất tật mang. Có một số người truyền bá mê tín không vì mục đích lợi nhuận hay lừa đảo, mà chỉ để làm cho mình được nổi tiếng (dĩ nhiên chỉ là hư danh).

Việc cho vợ anh uống “liều thuốc” kiến thức về nguồn gốc của mê tín, nguyên nhân sống còn của niềm tin sai lầm này, các hậu quả mà người dị đoan phải gánh chịu… sẽ góp phần giúp cho chị ấy “tỉnh ra” vấn đề để dừng lại các thái độ và hành động sai lầm trước khi quá muộn. Dĩ nhiên, để thành công, anh phải hết sức khéo léo, điềm tĩnh, kiên nhẫn, tránh gây gỗ với vợ vì như thế có thể làm hỏng mọithứ.

Thần linh không hại được con người

Phật giáo không chấp nhận thần linh trong tín ngưỡng dân gian có khả năng ban phước giáng họa. Ngay cả thượng đế, Phật giáo nguyên chất còn cho rằng chưa từng hiện hữu, do conngười mê tín nắn tạo ra, huống hồ, thần linh lấy đâu mà ra năng lực siêu nhiên để phạt kẻ này, hại kẻ nọ như thể thế giới này không có luật pháp vậy.

Thượng đế và thần linh nếu có cũng phải sống trong quy luật nhân quả, làm xấu sẽ bị khổ đau như bóng không rời hình, âm vang không tách rời khỏi tiếng. Các thần không phải là cáng câncủa luật pháp, do đó, nếu các thần linh ức hiếp con người, các thần sẽ bị nhân quả nghiêm trị. Rất may là trên thực tế con người mượn hình ảnh thần linh để hù dọa lẫn nhau, chứ chưa có thần linh “bề trên” nào đã hạicon người như thế.

Các tôn giáo nhất thần và đa thần thườngvẽ vời ra năng lực “hủy diệt” cho “bề trên” (thượng đế và các thần), đểdọa nạt người không mê tín vào thần, để rồi từ nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, chăn dắt họ quay niềm tin vào lực lượng siêu nhiên vốn không có thật.

Trongxã hội tiến hóa của loài người, cha mẹ dù sinh ra con cái nhưng hủy hoại mạng sống của con cái là đã mang tội giết người, nên sẽ bị luật pháp trừng phạt. Làm cha mẹ sinh ra con, có ai bất nhẫn, bất nhân đến độgiết đi mạng sống của con ruột mình?! Tội giết con được xem là tội bất nhân, luật pháp không thể dung tha. Nếu các đấng “bề trên” viện cớ sinh ra con người nên có quyền hủy diệt con người thì thần linh đó thật ác đức, không đáng để con người tôn trọng và kính nễ. Nếu các đấng “bề trên” nhiễu nhương và phá hoại cuộc đời và hạnh phúc của con người thì con người cần dấy cuộc thánh chiến chống lại bề trên, để giải phóng nhânloại khỏi ách thống trị bạo ác của bề trên.

Trên thực tế, các đấng bề trên chưa từnghiện hữu. Việc kể công hay gán tội cho họ đều không thích hợp. Do đó, thay vì đi cúng lễ theo nghĩa “hối lộ” các đấng bề trên (vừa tốn tiền vừa sợ hãi) thì theo Phật giáo, ta hãy phân tích các nguyên nhân và điềukiện thuận nghịch để khắc phục những khó khăn và bất hạnh trong cuộc sống. Truy tìm nguyên nhân của các bất hạnh là giải quyết bất hạnh được phân nửa. Phân nửa còn lại là giải pháp đúng, con đường trị liệu đúng. Ai nỗ lực tự thân với sự dẫn dắt của trí tuệ như vừa nêu sẽ có khả năng giải quyết dứt điểm các bất hạnh và khổ đau đã, đang hoặc sẽ diễn ra.

Lấy huyễn độ huyễn

Việc khai mở kiến thức đúng về tác hại của mê tín để người mê tín từ bỏ các niềm tin sai lầm, không phải lúc nào cũng thành công, khi mà anh đã rơi vào tình thế “Bụt nhà không thiêng” đối với vợ. Dưới mắt vợ anh, anh chỉ là một kẻ phàm tục và dĩ nhiên sẽ không thể hiểu biết hết về thế giới siêu nhiên mà cô ta đang bịkẻ chủ trương mê tín dẫn dắt. Lối suy nghĩ tiêu cực này có thể có của vợ anh đôi lúc làm cho anh dễ cáu giận. Nhưng đừng vì thế buông xuôi mọiviệc, để cho mê tín dẫn dắt cuộc sống của gia đình anh.

Do đó, nếu giải pháp “đánh thức” không thành công, anh có thể áp dụng công thức “dĩ huyễn độ huyễn” được Phật giảng dạy trong Kinh. Tức tạm thời, anh cứ đóng vai diễn là người có niềm tin như vợ anh, để vợ anh nghĩ rằng chị và anh là người đồng hội, đồng thuyền. Sau đó, anh có thể phối hợp với một vị trụ trì có kinh nghiệm ở ngôi chùa cùng thành phố anh chị đang sống, nói rõ về các mê tín mà vợ anh đang dính vào, để nhờ trợ giúp tích cực. Sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa hai vợ chồng anh với nhà chùa trong một ngày thuận lợi cho cả hai bên.

Anhnên cung cấp vài thông tin về cá tính của vợ, cảnh huống của gia đình để nhà chùa nắm vững trước khi gặp nhau. Trong cuộc trò chuyện, vị trụ trì có thể nói như đinh đóng cột về cảnh huống gia đình và cá tính của vợ, làm chị sinh tâm bội phục. Phụ nữ thường có tâm lý nể phục những ai nói đúng về họ và gia đình họ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến niềm tin quàng xiêng, mù quáng. Biến điều này thành một lợi thế để anh phối hợp với nhà chùa làm công việc “tương kế tựu kế.” Đến lúc vợanh có niềm tin mạnh về năng lực đặc biệt của nhà chùa, việc nhà chùa góp ý những điều chị ấy đang quan tâm mới có kết quả, ít nhất là tác dụng tâm lý dẫn đến niềm tin vào lời khuyên.

Theo Phật giáo, việc “cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng” không phải là giải pháp cho các vấn nạn gia đình và xã hội mà con người có thể gặp trong cuộc sống. Cũng cùng một vấn đề, thay vì các thầy pháp, thầy phong thủy, thầy địa lý, thầy bùa ngải, thầy đồng bóng “dọa” không cúng lễ thì “gia đình sẽ tan nát, sẽ có người chết sớm” thì vị trụ trì có thể giải thích “đức năng thắng số” tức không có số phận thật để mặc cảm, sợ hãi và lo lắng, sau đó tư vấn các giải pháp thích hợp theo tinh thần sống với nhân quả, giảiquyết vấn đề bằng trí tuệ. Nhà chùa có thể tổ chức một khóa lễ cầu an vừa không tốn tiền vừa có khả năng xoa dịu và trấn an các nỗi đau và bấthạnh của gia đình. Nỗi sợ hãi “không chịu đi lễ nên bị bề trên phạt choốm” sẽ được thay thế bằng niềm vui được Phật pháp gia hộ, mang hạnh phúc và an vui về cho gia đình.

Cần thấy rõ, sự thành công của phương pháp này lệ thuộc vào khả năng phối hợp giữa anh với nhà chùa. Phương pháp hợp tác này có khả năng giúp vợ anh thoát khỏi cái “khổ do mê tín dị đoan, cuồng tín đến mù quáng” gây ra.

Chúc anh sớm thành công trong việc giúp vợ “tỉnh ra” sự mê tín của mình, hầu xây dựng lại niềm tin chân chính vàhạnh phúc gia đình như trước đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9948)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9656)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11442)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6922)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6860)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8872)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10063)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8861)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7474)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5595)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]