Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các Khái Niệm Chủ Yếu Trong Phật Giáo - Fabrice Midal (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

10/03/201223:56(Xem: 9066)
Các Khái Niệm Chủ Yếu Trong Phật Giáo - Fabrice Midal (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU
TRONG PHẬT GIÁO
Fabrice Midal
(Hoang Phong chuyển ngữ)

Lời giới thiệu của người dịch :

Trong một quyển sách nhỏ « PhậtGiáo Nhập Môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản Grancher, 2008), tác giảFabrice Midal đã dành riêng một chương (chương 7, tr.123-137) để tóm lược thậtngắn gọn một số các khái niệm căn bản giúp chúng ta ôn lại những gì thật thiếtyếu trong giáo lý nhà Phật.

Ngoài ra người đọc cũng có thể xemcác chương 1 (Người Phật tử ngày nay trong thế giới Tây Phương) và chương 4(Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật) cũng đã được chuyển ngữ và đưa lên các trang nhàThư Viện Hoa Sen,Quảng Đức v.v...).

abc-du-buddhismFabrice_Midal

Hình bìa quyển sách « Phật Giáo nhập môn » và tác giả FabriceMidal

Các khái niệm chủyếu trong Phật Giáo

Cáckhái niệm trong giáo lý Phật Giáo không phải là những gì được soạn thảo một cách trí thức nhằm vào mục đích nghiên cứu, màđúng hơn là một số phương tiện giúp chúng ta nhìn thấy chính xác hơn sự hiệnhữu của chính mình. Do đó thiết nghĩ cũng nên dành ra chút thì giờ để suy nghĩ vềtừng khái niệm một hầu lắng nghe tiếng vang của chúng trong tim ta và để cảmthấy sự thôi thúc của chúng luôn nhắc nhở chúng ta nên cố gắng bằng cách nào đểthay đổi cách nhìn của mình về những kinh nghiệm cảm nhận của chính mình.

Cõi Luân Hồi -Samsara

Chữ samsaracủa Phật Giáo đã đạt được nhiều thành quả thật bất ngờtrong thế giới Tây Phương. Nhiều xí nghiệp đã mượn chữ này để làm thương hiệu vàchữ này cũng đã được dùng để đặt tên cho một loại nước hoa đắt tiền. Tóm lại làchữ samsara (cũngxin lưu ý là người Tây Phương không dịch chữ samsara mà giữ nguyên gốc tiếngPhạn)được hiểu như là những gì thật tích cực. Thế nhưng đúng ra thìchữ ấy lại có nghĩa là một cái vòng xoay vần bất tận của khổ đau nhằm trói buộctất cả chúng ta. Cái bánh xe của sự hiện hữu ấy buộc chặt chúng ta vào các xu hướngcủa chính mình khiến chúng ta luôn phải gánh chịu những gì xảy ra ngoài sự mongmuốn của mình. Chẳng hạn như chúng ta luôn bị xô đẩy vào hết cảnh huống nàysang cảnh huống khác trước sự bất lực của chính mình. Theo các kinh sách xưathì cái bánh xe của sự hiện hữu ấy được phân chia thành sáu cảnh giới, biểu trưngcho sáu loại ngục tù như sau :

* Địa ngục: trong cõi này thực phẩm vun bồi cho chúng sinh làsự giận dữ và hận thù. Nếu rơi vào cõi đó thì chẳng những chúng ta luôn bị chiphối bởi sự giận dữ mà bối cảnh chung quanh cũng luôn tạo ra những mối đe dọa khiếnchúng ta không còn nhận biết được là mình đang giận dữ hay là đang lo sợ.

* Thế giới của ma quỷ đói khát (preta): Trong cõi này lan tràn một tình trạng đói khát vô cùng nghiệt ngã. Tấtcả đều chỉ là thèm khát và bất lực : thực phẩm, của cải, tiền bạc, giao du...,tất cả những thứ ấy không thể mang lại được một sự thỏa mãn nào. Các loại maquỷ đói khát đó(preta)là các chúng sinh có một cuống họng teo nhỏ như một cái kim,thế nhưng cái bụng thì lại to tướng, to đến độ không có bất cứ gì có thể làmgiảm bớt đi sự thèm khát bất tận. Cũng không khác gì cách nói « con mắt tohơn cái bụng », trong cái thế giới đó chúng sinh luôn bị đày đọa bởi sựbất toại nguyện.

* Thế giới của súc vật: đấy là thế giới của sự u mê xô đẩy chúngta rơi vào một cái hang thật sâu khiến chúng ta không còn trông thấy gì cả.Chúng ta cứ bước đi thế nhưng lại không biết là mình đang đi về đâu. Sự hiệnhữu ấy thật căng thẳng, một mặt thì lo sợ sẽ bị nuốt sống, một mặt thì lại thèmkhát muốn được ăn. Thế giới ấy ngập tràn lo âu, thiếu mọi sự nhận định sáng suốt,nói chung là một thế giới đầy đe dọa.

* Thế giới của con người : đấy là thế giới của sự bất toạinguyện triền miên thúc đẩy con người thèm muốn đủ mọi thứ, thế nhưng lại chẳngbao giờ tìm thấy sự hài lòng. Chúng ta lúc nào cũng khao khát muốn đạt được mộtcái gì khác hơn, luôn tìm cách cân nhắc và lựa chọn những gì hiển hiện ra vớichúng ta, khiến chúng ta luôn vướng mắc vào các cảnh huống bất định gây ra bởitình trạng xao lãng của mình.

* Thế giới của các chúng sinh đại ganh ghét(asura) : thế giới này cũng chẳng khác gì với khu Wall Street (khu vực sinh hoạtchứng khoán của thành phố Nữu Ước)! Chúng sinh trong cái thế giới đólâm vào một cuộc chiến bất tận. Đấy là cái thế gìới bị chi phối bởi sự ganh ghét,tranh dành và mọi thứ xu hướng, tất cả luôn thúc đẩy họ phải ganh đua với nhau đểchứng tỏ mình là người giỏi nhất. Đấy là thế giới của sự ganh ghét triền miên,và trong cái thế giới ấy chỉ có hiệu quảlà đáng kể mà thôi.

* Thế giới của các vị trời (devathiên nhân) :thường được hiểu lầm là một thế giới ưu đãi và cao sang. Đặc tính tiêu biểu nhấtcủa thế giới này là một thể dạng cực lạc triền miên. Thế nhưng thật ra thì cáithể dạng ấy thiếu hẳn chiều sâu. Chúng sinh trong thế giới này thật giàu có, họluôn chuyển từ sinh hoạt này sang sinh hoạt khác, hết cách giải trí này sang cáchthụ hưởng khác, chẳng khác nào như đang bị giam hãm trong một khung cảnh đầy tiệnnghi thế nhưng những tiện nghi ấy lại không mang một ý nghĩa nào cả (tác giả so sánhthật khéo léo cảnh huống của những người giàu có và sang trọng trong xã hội chúngta, hay biết đâu tác giả cũng ám chỉ một cách thật tinh tế bản chất của thiênđường hay cõi cực lạc ?).

Đấy cũng là cái vònglẩn quẩn mà nơi đó liên tục xảy ra một sự chuyển đổi từ hết thể dạng này sangthể dạng khác. Sự chuyển đổi đó có thể xảy ra giữa hai kiếp sống khác nhau, hoặccũng có thể xảy ra qua từng khoảnh khắc một trong một kiếp sống. Sự xoay vần đókhông bao giờ ngưng nghỉ. Một số thể dạng có vẻ như dễ chịu, một số khác thì lạimang tính cách khổ đau. Dù sao thì trên phương diện Đạo Pháp (Dharma) cũng chẳng có gì khác biệt giữacác thể dạng ấy (tấtcả đều là khổ đau, sâu xa và kín đáo hay lộ liễu thế thôi). Dù cósơn các song cửa sắt của một nhà tù bằng màu nào thì cũng không làm thay đổiđược gì cả. Điều quan trọng hơn hết là phải thoát ra khỏi cái cảnh ngục tù ấy.

Niết bàn - Nirvana

Niết bàn là một thể dạng mà tất cảmọi khổ đau đều được loại bỏ. Thế nhưng thông thường thì kinh sách lại không đềcập nhiều đến cái thể dạng ấy – lý do là vì đấy là một thể dạng không thể diễntả được bằng các thuật ngữ và các kinh nghiệm cảm nhận thông thường. Điều thiếtyếu là phải bước theo Con Đường trước đã. Ước mơ đạt được niết bàn thật ra chỉ làcách thúc đẩy chúng ta nuôi dưỡng sự lầm lẫn bất tận của mình mà thôi. Tóm lại làkhông nên nhắm vào bất cứ một mục đích nào mà chỉ nên cố gắng luyện tập thiền địnhvà học hỏi Đạo Pháp, có nghĩa là những gìđang thúc bách chúng ta tại nơi này và trong từng giây phút này. Niết bàn là mộtthể dạng của tâm thức khi mà nó không còn có gì để phải làm nữa. Đấy là thểdạng không sinh, không tạo tác, không còn bị trói buộc bởi bất cứ một điều kiệnnào. Không hư vô. Không hiện hữu. Vượt lên trên cả sự an bình cũng như mọi hìnhthức xung đột.

Vô-Ngã

Khái niệm về vô-ngã thường gây rathật nhiều ngộ nhận. Chúng ta thường thấy những người đã bước vào con đường (tức các Phật Tử vàcác người tu hành)trong khi hàn huyên với nhau thì hay nêu lên các câunhư « cái ngã của tôi », « cái ngã của anh », « phảibuông bỏ cái ngã » v.v.., thật ra thì đấy là những sự lầm lẫn rất lớn, là mộtcách hiểu hoàn toàn méo mó về những lời giáo huấn của Đức Phật.

Đấychỉ là một cách củng cố thêm một cái gì đó (cái ngã) mà giáo lý Phật Giáo không hề chủtrương, và đồng thời cũng gián tiếp gợi lên ý niệm về một sức mạnh tội lỗi khônghề có trong Phật Giáo (nói lên cái ngã của tôi, của anh... là gián tiếp che dấu phíasau hậu ý của một sự sai lầm và tội lỗi và đó là những gì không phải là PhậtGiáo. Nhận xét này của tác giả thật hết sức tinh tế).

« Cái ngã » của chúng tađược hình dung xuyên qua ba đặc tính khác nhau nhằm để xác định nó một cách dứtkhoát. Cái ngã là vô thường, phải gánh chịu mọi thứ khổ đau và không hàm chứabất cứ một hình thức hiện hữu nào có thể xác nhận được. Khi hiểu được cái ngã chínhlà như thế thì dần dần chúng ta cũng sẽ quán nhận được đấy cũng là nền móngtoàn bộ giáo huấn của Đức Phật. Đấy cũng là những gì thật quan trọng mà chúngta luôn phải giữ lấy trong tâm.

Chúng ta rất thích người khác quantâm đến mình hoặc giúp mình tìm hiểu chính mình, lý do là chúng ta luôn bị tácđộng bởi một thứ gì đó tương tự như một khoảng trống không, khiến cho chúng taluôn bị lo sợ : chúng ta không bao giờ có thể hiểu rõ được thật sự mình làgì. Chúng ta luôn cảm thấy bị lệ thuộc vào những cảnh huống đang xảy xa vànhững mối giao tiếp mà chúng ta đang duy trì. Đấy cũng là cách gián tiếp chothấy sự vắng mặt của cái ngã (sở dĩ chúng ta hiện hữu là nhờ vào các điều kiện và các cơ duyênđang xảy ra cũng như các mối giao du với người khác mang lại cho chúng ta cái cảmtính là chúng ta biệt lập với họ cũng như với cả bối cảnh chung quanh, cái cảmtính ấy tạo ra ảo giác của một cái tôi hay là « cái ngã »).Nếu thật sự mà chúng ta có một cái ngã thì sớm muộn chúng ta cũng bắt buộc phảinhận thấy nó. Thế nhưng vì là nó không có cho nên các nhà tâm lý học tất sẽ cònnhiều việc phải làm (mất thì giờ trong việc nghiên cứu và tìm hiểu một « cái gì » đókhông hề có).

Nghề nghiệp, tuổi tác, vóc dáng, chiếcxe hơi của mình, gian nhà của mình, bằng cấp, lương bổng của mình, các phẩmtính cũng như các thứ khiếm khuyết của mình..., tất cả đều không đủ để xác địnhmình là gì. Có một cái gì đó thật huyền bí từ nơi sâu kín của mỗi con người :đấy chính là cái vô-ngã. Chẳng có bất cứ gì thuộc vào chúng ta lại có thể mangtính cách dứt khoát và bất biến.

Khi nào nhận biết được là cái ngãchỉ là một sản phẩm tưởng tượng đã từng đánh lừa được chúng ta thì khi đó chúngta mới nhận ra một điều là tất cả chúng ta đều liên kết với người khác. Khi nàonhận thức được là các bức tường mà chúng ta luôn tìm cách xây lên cho thật cao thậtra chỉ là những chiếc bóng không mang tính cách vững chắc nào cả thì khi ấy chúngta mới không còn tự tách rời mình với thế giới chung quanh. Đồng thời chúng tacũng sẽ cảm nhận đuợc cái thể dạng vô-ngã ấy như là một sự hiện hữu thật tựnhiên, không cần phải xác nhận thêm gì cả. Đấy mới chính là cái bản ngã đíchthật – tức là con người của chính mình khi đã lột bỏ được cái ngã.

Các câu chuyện võ thuật trong thiềnphái Zen giúp tìm hiểu thật rõ ràng thế nào là vô-ngã. Thí dụ như trường hợp mộtngười chiến sĩ luôn bị bủa vây bởi cái ngã của mình thì khó lòng tìm thấy được chiếnthắng, lý do là hắn quá quan tâm tìm đủ mọi cách để đạt được chiến thắng và để bảovệ lấy chính mình. Cái ngã thật ra cũng chỉ là một sự giằng co giữa hy vọng và sựsợ hãi, đấy là hai tên cướp đã tước đoạt mất sự cảm nhận của người chiến sĩtrước bối cảnh hiện tại trong từng cảnh huống xảy ra (một cá thể luôn bị chi phối bởi lo sợ và hyvọng khiến không còn nhìn thấy được thực tại trong từng giây phút một).Nếu luôn bị ám ảnh bởi niềm hy vọng là mọi sự sẽ mang lại tốt đẹp, và e sợ nhữnggì bất lợi có thể sẽ xảy ra thì hắn sẽ không thể nào nhìn thấy được thực tạiđúng với nó, và như thế hắn sẽ không sao tránh khỏi thất bại.

Các câu chuyện đại loại như trên đâycho chúng ta thấy rằng vô-ngã chính thật là không gian của sự sống biểu trưngcho một thể dạng tự do, và tuyệt nhiên không phải là một sự chiếm đoạt nào cả.Đấy là cả một không gian mở rộng giúp cho con người trong mỗi chúng ta có thể pháttriển một cách trọn vẹn hơn, thoát khỏi mọi thứ gông cùm do cái tôi tạo ra nhằmtrói buộc chúng ta và khiến cho chúng ta luôn phải sống trong lo sợ.

Chính vì thế mà Đạo Pháp là những gìthật triệt để và hoàn toàn khác biệt với các phương pháp tiếp cận tâm linh khác. Ngoài Đạo Pháp ra thì bất cứ mộtphương tiện tiếp cận nào dù có giúp cho chúng ta trở nên khá hơn đi nữa cũngkhông thể nào mang lại cho chúng ta một niềm hạnh phúc đích thật được. Cácphương tiện đó từ căn bản không thể giải quyết được các khó khăn. Bởi vì bất cứnơi nào vẫn còn có cái ngã thống trị thì nơi đó chúng ta cũng chỉ có thể cảmnhận được sự bất hạnh mà thôi.

Vô-Thường (hay làsự chuyển động tự nhiên của các hiện tượng)

Thoạt nhìn thì khái niệm này không cógì là khó hiểu lắm, tuy thế chữ này vẫn chưa được các quyển tự điển của chúngta (tức củangười Tây Phương)nhắc đến. Vô-thường có nghĩa là chẳng có gì trườngtồn, bởi vì tất cả mọi sự vật đều phải gánh chịu sự đổi thay. Thời gian trôi quavà chẳng có gì tồn tại. Bất cứ ai cũng đều có thể biết được điều ấy và cảm nhậnđược sự kiện ấy. Một số học giả thường hay so sánh khái niệm này với khái niệmcủa triết gia Hy Lạp Heraclite, và họ đã tóm lược quan điểm của triết gia này bằngmột câu như sau : « Người ta không bao giờ có thể tắm hai lần trongcùng một dòng sông ». Nếu hiểu theo cung cách đó thì ý nghĩa đích thậttrong tư tưởng của Heraclite cũng như của Đức Phật đều bị xuyên tạc. Tuy rằnggiáo huấn của Đức Phật và của Heraclite không hề gặp nhau ở bất cứ một điểm nàocả, thế nhưng cả hai vị ấy nào có phát biểu một cách vô vị và nông cạn đến thế (hình ảnh trên đây thậtquá thô sơ và không giải thích được thế nào là vô thường theo ý nghĩa củaHéraclite và theo giáo lý của Đức Phật).

Thuật ngữ vô-thường có vẻ phản ảnhkhá trung thực ý nghĩa của chữ anityatrong tiếng Phạn – chữ -nityacónghĩa là « thường hằng » và đầu ngữ a- thì có nghĩa là « không » tức phủ định cái thểdạng thường hằng ấy.

Thế nhưng nếu nhìn một hiện tượngdưới khía cạnh của một sự tiếp nối liên tục giữa nguyên nhân và hậu quả (causalconcatenation)và xem nó như là một hiện tượng vật lý thì đấy cũng sẽlà một điều sai lầm lớn : tương tự như khi nhìn tất cả các hiện tượng đềuphát sinh từ nguyên nhân và điều kiện, và chúng nhất thiết sẽ phải biến mất khicác nguyên nhân và điều kiện tạo ra chúng không còn hội đủ.

Những gì mà giáo huấn của Đức Phậtmuốn chỉ đích danh thì thật ra không liên hệ gì đến các quy luật vật lý chiphối sự hình thành của các hiện tượng, mà đúng hơn thì đấy là niềm hy vọng điênrồ của chúng ta cứ muốn cho mọi sự vật mà chúng ta hằng bám víu sẽ trường tồnbất tận. Vô-thường chính là khía cạnh tự do của thực tại (nói một cách khác là sự vận hành tự nhiên củahiện thực)thách thức sức mạnh bám víu của chúng ta. Giáo lý PhậtGiáo liên quan đến sự kiện không-thường-hằngcũng là một cách chứng minh cho thấy là thế giới này không hề hàm chứa một cáingã nào cả (đãlà vô-thường thì không hàm chứa một thứ gì bất biến để mà có thể gọi đấy là mộtcái ngã).

Sự tương liên (hayphản ảnh của hiện thực)

Chúng ta không hề là các chúng sinh biệtlập. Tất cả mọi sự vật đều gây ra tác động có ảnh hưởng đến chúng ta và ngượclại thì chúng ta cũng tác động và ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ. Những gì mà chúngta thực thi đều gây ra tác động ảnh hưởng đến quá trình diễn tiến của mọi sựvật.

Các lời giáo huấn trên đây của Phật Giáochính là nhằm vào mục đích thôi thúc chúng ta nên sớm thay đổi cách nhìn củamình về thế giới này, nghĩa là phải quan tâm đến sự kiện tất cả chúng sinh đềuhiện hữu bằng cách tương liên với nhau và cả với toàn thể vũ trụ, đồng thời cáchiện tượng tương tác thuộc vào cả hai lãnh vực vật lý và tâm lý đó cũng liêntục tác động đến toàn thể mọi lãnh vực từ cá nhân, gia đình, xã hội cho đến địalý.

Chúng ta cứ luôn muốn là mình hiệnhữu một cách độc lập. Cái ảo giác đó tất nhiên sẽ trấn an chúng ta bởi vì nótạo ra một thứ cảm tính nào đó về sức mạnh của chính mình, thế nhưng thật rathì đấy lại là cái mang đến cho chúng ta mọi thứ đọa đày. Thuật ngữ « tươngliên » (interdependence- từc có nghĩa là phụ thuộc lẫn nhau)dù có phản ảnh trung thực cáchmấy đi nữa ý nghĩa của từ tiếng Phạn pratityasamudpadathì cũng vẫn cho thấy một cái gì đó không được suôn sẻ cho lắm. Khái niệm về sựtương liên thật ra mang tính cách khá giới hạn. Thay vì chỉ biết nhìn thấy bấtcứ một vật thể nào cũng phải lệ thuộc vào các vật thể khác thì chúng ta có nênsuy nghĩ sâu xa hơn như thế để quán thấy rằng tất cả mọi vật thể đều phụ thuộclẫn nhau qua một sự tương liên xuyên-cá-thể và xuyên-hiện-hữu hay không? (có nghĩa là quyluật tương liên chẳng những vượt xa hơn lãnh vực vận hành của sự hiện hữu mangtính cách cá thể mà còn tương tác và liên hệ đến các kiếp sống trong quá khứ cũngnhư tương lai, và đấy cũng là một cách giải thích về sự vận hành của nghiệp và hiệntượng tái sinh).

Tánh không

Tánh không là một trong các kháiniệm then chốt nhất trong giáo lý Phật Giáo. Long Thụ, một nhà sư người Ấn sinhra sau Đức Phật khoảng bảy hay tám thế kỷ, là người đầu tiên đã triển khai kháiniệm này một cách toàn vẹn và mạch lạc nhất. Dựa vào các phép lý luận lôgic (nguyên tắc hợp lý)Long Thụ đã chứng minh cho thấy rằng những gì mà chúng ta cảm nhận được về thựctại đều sai lầm.

Phật Giáo không hề xác định là khôngcó gì cả, mà chỉ nêu lên cho chúng ta thấy là những gì do chúng ta tạo dựng ranhằm áp đặt cho thực tại mới là những gì không hề hiện hữu. Mọi vật thể hoàntoàn trống không về các khái niệm mà chúng ta áp đặt cho chúng. Sự trống khôngđó không hàm chứa một thứ gì cả, không được xác định bởi bất cứ một thứ gì cả,và nhất là không hề biểu trưng cho một sự vắng mặt nào hay một sự hiện diện nàocả.

LongThụ từng nói như sau : « Khi đề cập đến một sự hiện-hữu thì đấy làquan điểm chủ trương sự trường tồn, nếu đề cập đến một sự phi-hiện-hữu thì đấylà quan điểm chủ trương sự hủy diệt (hư vô). Vì thế nên các vị hiền nhân không thườngtrú trong sự hiện-hữu cũng không thường trú trong sự phi-hiện-hữu ». Tánhkhông có nghĩa là như thế : đấy tức là cách phủ định tất cả các quan điểm,phá bỏ tất cả mọi luận đề, không chấp nhận bất cứ gì ngoài sự mở rộng đối vớicác hiện tượng được nhận biết một cách tự nhiên.

Lòng từ bi

Từ bi cũng là một khái niệm chủ yếu trongPhật Giáo. Đấy là một thể dạng thật thanhcao của con tim, là mối âu lo thiết tha mong cầu sao cho tất cả chúng sinh đềutránh khỏi khổ đau.

Nếu muốn nắm vững khái niệm này thì nhấtthiết phải hiểu rằng đấy không phải là một thứ bổn phận cũng không phải là mộtsự tự nguyện. Chúng ta không trở thành một người có lòng từ bi. Bởi vì từ bi làmột động lực bộc phát từ con tim của mình trong thể dạng nguyên sinh của nó. Quảthật không có gì khổ sở hơn cho những ai mong muốn được trở thành người từ bi. Họchỉ có thể trở thành những con người từ bi giả mạo vì mục tiêu của họ là muốn cheđậy một sự hung hăng nào đó. Lòng từ bi đích thật phải là một động lực bùng lênvà không thể đè nén được, tương tự như lòng thương xót của một người mẹ khi nhìnthấy con mình đang ốm đau

Bất cứ nơi nào có sự hiện diện của lòngtừ bi thì nơi ấy chúng ta sẽ không hề cảm thấy sợ hãi và hoang mang, đấy là mộtthể dạng vượt lên trên mọi sự tính toán nhỏ mọn của cái ngã. Thật vậy, cái ngãluôn tìm đủ mọi cách để bảo vệ vòng ảnh hưởng của nó, trong khi ấy thì lòng từbi lại là một thể dạng hoàn toàn mở rộng và thân thiện. Lòng từ bi giúp chúngta hiểu rằng không có một biên giới thật sự nào ngăn cách giữa chúng ta với tấtcả các chúng sinh khác.

Phật Giáo triển khai nhiều phépluyện tập giúp phát huy lòng yêu thương sâu xa đối với tất cả mọi sinh linh.

Tại sao tánh khôngvà lòng từ bi lại được xem như

không thể tách rờikhỏi nhau ?

Phần lớn các học phái Phật Giáo đềuquan niệm rằng lòng từ bi đối với chúng sinh không thể tách rời khỏi sự hiểubiết prajna (bátnhã), và đồng thời thì đấy cũng là khả năng tiên quyết nhất giúpnhìn thấy được tánh không. Do đó có thể so sánh lòng từ bi như một con cá lộitrong nước và nước thì tượng trưng cho sự hiểu biết.

Người ta không thể tách rời hai thứấy ra khỏi nhau. Lòng từ bi phải luôn kết hợp với sự hiểu biết. Thật vậy khôngthể nào tách nó ra khỏi sự sáng suốt nhằm giúp chúng ta nhìn thẳng vào những gìđúng như thế. Nếu không thực hiện được điều ấy thì lòng từ bi cũng sẽ chỉ đơnthuần là một sự dại dột. Thí dụ như hành động thật vô ý thức đem cho trẻ conkẹo bánh mỗi khi chúng vòi vĩnh. Chúng ta đều hiểu rằng đấy không phải là mộthành động giúp đỡ trẻ con mà chỉ là cách làm hại chúng. Lòng tử bi thiếu tríthông minh thì quả thật là thảm hại.

Tịch Thiên (Shantideva) một nhà sư sốngvào thế kỷ thứ VIII, đã trước tác một tập thơ rất nổi tiếng mang tựa đề là « Con đường của những vị Anh Hùng hướng đến GiácNgộ» (Bồ-tátĐạo)mà các nhà sư Tây Tạng đều phải học thuộc lòng. Tập thơ nói lênsự tương quan giữa tánh không và sự bùng dậy của một con tim biết mở rộng (bodhicitta- bồ đề tâm). Khi nào hiểu được làcái tôi không hề hàm chứa một sự hiện hữu cố định nào và cũng không thể nào xácđịnh được nó một cách minh bạch, vì thật ra thì đấy chỉ là những gì lệthuộc vào các điều kiện đang xảy ra với chúng ta, thì khi đó bản chất hẹp hòicủa các thứ cảm tính ích kỷ xem mình là trung tâm sẽ hiển hiện ra thật rõ ràng nhưlà một quan niệm sai lầm về thực tại.

Tịch Thiên đã viết như sau :

« Nếu nhìn thấy hai chân haitay,

Thì ta cũng có thể hình dung ra đượcđấy là tứ chi của một thân xác nào đó.

Vậy khi nhìn thấy chúng sinh,

Thì tại sao ta lại không thể hìnhdung ra được đấy chính là những thành phần của sự sống? »

Cũngthế, nếu ta biết đưa tay để xoa chỗ đau trên bàn chân của mình khi bị vấp ngã,thì tại sao ta lại không đủ sức hành động tương tự như thế trước những khổ đaucủa người khác ?

TịchThiên nhận thấy sự hẹp hòi đó là đã phát sinh từ sự bám víu mang tính cách bảnnăng và sai lầm của chúng ta vào ý nghĩ cho rằng chúng ta là những con người biệtlập. Vì thế chỉ khi nào quán nhận được bản chất đích thật (của hiện thực)là như thế, thì khiđó chúng ta mới có thể khơi động được lòng từ bi trong lòng mình (khi nào hiểu rằngchúng ta không phải là những chúng sinh biệt lập mà hoàn toàn tương liên với cácchúng sinh khác thì khi đó chúng ta mới có thể mở rộng lòng từ bi của mình mộtcách đích thật được).

Dùcho cách lý luận ấy có tỏ ra sắc bén đến mấy đi nữa thì quả cũng chưa đủ. Khôngcần phải giải thích dông dài, chúng ta cũng đều hiểu rằng lòng từ bi là một thứgì thật tốt. Thế nhưng vấn đề then chốt hơn là phải làm thế nàođể giúp cho nó được bộc lộ. Có khi nào chúng tacảm thấy con tim mình khép lại quá kín hay chăng ?

NgườiPhật Tử trong thế giới Tây Phương (thật ra thì nếu đã là một người Phật Tử thì dù ở phương nàocũng thế)phải biết tìm hiểu xem lòng từ bi đang nấp ở cái xó nào đểlấy ngón tay mà trỏ thẳng vào cái chỗ nhạy cảm ấy, tức là vào cái chỗ thật xótxa và bức xúc trong lòng mình, hầu giúp cho mình có thể phát huy được nó. Lòngtừ bi chính là cái vết thương ấy, nó đang rướm máu và đang thôi thúc chúng tatrước những khổ đau của thế gian này. Nếu muốn làm giảm đi sự thôi thúc ấy thìphải hòa nhập vào tâm điểm của sự đau xót đó, và đấy cũng là cái điểm mong manhnhất của trái tim nhân loại, để mà đặt hết niềm tin của mình vào đấy.

Nghiệp – Karma

Thuậtngữ karmaphát sinh từ chữ kr và chữ này thì có nghĩa là « làm», và chữ này cũng làm phátsinh ra chữ « créer» create »trong tiếng Anh, tức có nghĩa là « tạo ra »)trong ngônngữ của chúng ta (tứclà tiếng Pháp). Do đó thiết nghĩ chúng ta cũng nên quan tâm đến âmhưởng vọng lại từ các hành động của chính mình.

Quả thật khó có một khái niệm nàolại có thể đối nghịch một cách dứt khoát hơn với chủ nghĩa định mệnh (determinism)bằng khái niệm về nghiệp trong Phật Giáo, thế nhưng thật oái oăm là người ta lạithường hiểu sai khái niệm này và cho rằng nghiệp là một thứ định mệnh. Thí dụ nhưkhi ốm đau thì ta cho đấy là vì nghiệp của mình mà ra, và quả thật nếu hiểu theocách đó thì không có gì khôi hài hơn. Quả đúng là điều đó có thể giúp chúng taliên kết nghiệp với cơn bệnh của mình và không tự xem mình như là một nạn nhân (phải gánh chịubệnh tật phát sinh từ các nguyên nhân bên ngoài), thế nhưng Đức Phậtđã từng giảng rằng không phải bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy được nghiệp (karma) bởi vì tiềm năng tác động của nó thậthết sức phức tạp, vượt khỏi tầm hiểu biết của con người (sự vận hành của nghiệp rất phức tạp vì bị chiphối bởi trùng trùng điệp điệp các nguyên nhân và điều kiện, trong khi đó thìtrí thông minh của con người lại quá đơn giản và thô thiển).

Tuy nhiên điều quan trọng không phảilà ở đấy. Những gì mà chúng ta cần phải quan tâm hơn chính là cách phải hànhđộng như thế nào để có thể tạo ra các bối cảnh thuận lợi nhằm mang lại sự anvui cho chúng sinh. Dầu sao thì cũng phải vượt xa hơn thế để tìm hiểu xem nghiệpcó nghĩa là gì. Nghiệp là một tổng hợp các hành động thực thi trong tình trạng tâmthần lầm lẫn. Có thể so sánh nghiệp như là một mạng nhện được dệt và giăng ra trongcái khoảng không gian tạo ra bởi dục vọng và sự thèm muốn, và cái mạng lưới đó sẽlôi kéo theo với nó một sự chuyển động bất tận, một thứ phản ứng dây chuyền.

Bước theo vết chân của Đức Phật làcách làm cho sự chuyển động bất tận ấy phải chấm dứt. Đấy là cách dừng lại,không để cho các tín điều sai lầm và các thứ xúc cảm xung khắc đưa đẩy chúng tatừ cảnh huống này sang cảnh huống khác. Hãy để cho không gian (từ bi)và sự trong sáng (trítuệ)tìm thấy nhau trong con tim của mình, sự kết hợp đó sẽ mở rộng vàlàm tan biến đi cái ảo giác của sự trường tồn mà chúng ta luôn tìm cách để bảovệ nó trong từng giây phút một. Đấy là cách giúp cho các hành động đúng đắn vàphù hợp với cái không gian rộng mở đó giúp cho các hành động ấy có thể tự bộcphát một cách tự nhiên. Mỗi một khoảnh khắc phải được chấm dứt một cách trọnvẹn hầu giúp cho khoảnh khắc tiếp theo sau có chỗ để hiển hiện ra. Đấy là cáchhành động không tạo nghiệp vì đấy chỉ là những gì đột phát một cách tự nhiên.

Sự tái sinh (khôngphải là đầu thai)

Khái niệm về sự tái sinh không phải làmột khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự « đầuthai » (métempsychose/ metempsychosis, rebirth), Học thuyết này phát sinh từ một chủthuyết bí truyền (esotericism)thiếu hẳn sự minh bạch và chủ xướng một linh hồn có thể trú ngụ trong nhiềuthân xác khác nhau. Đấy cũng chẳng khác gì với các trò chơi điện tử mà ngườichơi phải trải qua nhiều « kiếp sống » thì sau đó mới thắng được (tức đội lốt mộtnhân vật nào đó trong cuộc chơi và phải chơi đi chơi lại nhiều lần cho « quentay » thì mới thắng được). Quan điểm ấy mang tính cách tự xemmình là trung tâm và vì thế là những gì hoàn toàn trái ngược lại với giáo huấncủa Đức Phật.

Hơn nữa như chúng ta đã biết, Phậtgiáo phủ nhận sự vĩnh cửu và đặc tính bất biến của linh hồn. Chẳng những linhhồn sẽ phải chết mà thật ra thì nó cũng đã chết khi phải chuyển đổi từ khoảnhkhắc này sang khoảnh khắc khác. Chúng ta không còn giống với những lúc còn ấuthơ nữa, và sự sống thật ra sẽ còn tiếp tục biến chúng ta trở thành khác hơnvới những gì mà chúng ta hiện đang có trong ngày hôm nay.

Thuật ngữ « tái sinh » cóvẻ phù hợp nhất với giáo huấn của Đức Phật. Thuật ngữ này phản ảnh thật trungthực với từ punarbhava trong tiếngPhạn mà nghĩa từ chương là « sinh ra trở lại ». Khi cái chết xảy đến thìtất nhiên sẽ phải có một cái gì đó mất đi, thế nhưng cũng không phải vì thế mà bắtbuộc phải có một cái gì khác còn giữ nguyên như cũ. Cũng thế, nếu đem ngọn lửacủa một ngọn đèn này để thắp cho một ngọn đèn khác thì nó có còn giữ được đúng vớingọn lửa trước kia, tức là sau khi đã được chuyển từ ngọn đèn này sang ngọn đènkhác hay không ?

Một người nào đó sau khi tái sinh thìsẽ không còn giống như trước nữa thế nhưng cũng không phải là hoàn toàn kháchẳn.

Một mẫu đàm thoại rất nổi tiếng giữanhà Vua Di-lan-đà (Milinda) và một đệ tử của Đức Phật là Na-tiên (Nâgasena) sẽđược trích dẫn dưới đây nhằm nêu lên tất cả sự khó khăn trong việc tìm hiểu vềchủ thuyết này.

« Nhàvua Di-lan-đà hỏi nhà sư Na-tiên như sau :

-Thế linh hồn có hiện hữu hay không ?

-Trong lãnh vực của sự thật tuyệt đối thì không ! (linh hồn chỉ là một khái niệm quy ước)

-Này tỳ kheo Na-tiên, phải chăng là có một con người hoán chuyển từ thân xác nàysang một thân xác khác hay không ?

-Không.

-Thế nhưng tại sao người thứ hai lại phải gánh chịu các lỗi lầm đã có từ trước (người tái sinh gánhchịu nghiệp do người quá cố gây ra).

- Nếu giả sử không có sự tái sinhthì nhất định là người ấy phải tiếp tục gánh chịu lỗi lầm từ trước. Thế nhưngvì có sự tái sinh cho nên người ấy không còn gánh chịu lỗi lầm nữa (có nghĩa là người tái sinh – hay là người « thứhai » – sẽ phải gánh chịu các lỗi lầm từ trước. Khái niệm này tương đối khónắm bắt bởi vì một mặt thì sự lý luận của chúng ta luôn bị chi phối bởi sự trườngtồn, tức bởi « cái tôi » hay « cái ngã », và mặt khác thì chúngta lại xem cái chết và sự tái sinh tượng trưng cho những sự « gián đoạn »,và mỗi kiếp sống thì mang tính cách « độclập ». Nếu muốn nắm vững khái niệm này thì có thể xem thêm « Na-tiên Tỳkheo Kinh », vì trong kinh này có nhiều đoạn giải thích khá rõ ràng về sựtiếp nối và biến đổi giữa các kiếp sống của một cá thể dưới sự chi phối củanghiệp, hoặc cũng có thể xem thêm một bài viết ngắn mang tựa đề « Khái niệmvề nghiệp trong Phật Giáo » của người dịch đã đăng trên các trang thuvienhoasen.org,hoặc quangduc.com..., hoặc cũng có thể sử dụng phép thiền định để quán thấy sựbiến đổi của thân xác và tâm thức mình trong từng khoảnh khắc một và tiếp tục suyra sự biến đổi ấy qua những kích thước sâu rộng hơn – ghi chú thêm của người dịch).

Đốivới một số người thì khái niệm tái sinh như vừa được trình bày trên đây thật minhbạch và dễ hiểu. Âm hưởng của nó vang lên thật phù hợp với kinh nghiệm mà bấtcứ ai cũng có thể cảm nhận được trong khi thiền định. Trong những lúc thiềnđịnh đó thì người ta sẽ nghiệm thấy được các sự gián đoạn làm phát sinh ra sựtiếp nối liên tục như thế nào. Thế nhưng sẽ là một điều sai lầm lớn nếu chorằng khái niệm này giữ một vai trò chủ yếu trong việc xây dựng đạo đức PhậtGiáo : có nghĩa là các hành động hiện tại sẽ đưa đến các cảnh huống trongkiếp sống tương lai, và vì thế mà chúng ta phải làm điều lành và tránh điều dữ.Ngày nay sau những chỉ trích thật gay gắt đối với tôn giáo của Marx, Freud vàNietzsche thì đối với tôi thật hết sức khó để mà chống đỡ cho quan điểm trênđây (tức xem sựtái sinh như một hình thức hăm dọa để xây dựng đạo đức). Nếu luân lýphải cần đến một người cảnh sát để đe dọa khiến cho chúng ta phải khiếp sợ đểmà áp đặt nó cho chúng ta, thì cái nền luân lý ấy tất không được chính đánglắm.

Mặc dù có nhiều người Phật Giáo đưara những ý kiến khác hơn, thế nhưng riêng tôi thì vẫn tin rằng sự tái sinh quảthật không giúp ích gì cả cho việc thiết đặt đạo đức Phật Giáo. Không gian mởrộng do thiền định mang lại, biết lắng nghe con tim mở rộng và mong manh củamình cũng thừa đủ để giúp một người tu tập biết chọn cho mình một thái độ thíchnghi nhất trong từng hành động của chính mình (đối với tác giả thì đạo đức Phật Giáo có thể phátđộng một cách tự nhiên và dễ dàng trong lòng mình, thế nhưng đối với một sốngười tu tập thuộc vào một cấp bậc còn yếu thì sự răn đe biết đâu đôi khi cũngcần thiết. Dầu sao thì « quả báo » cũng chỉ là một cách hiểu đã được đơngiản hóa về quy luật nguyên-nhân-hậu-quả khiến người tu tập e sợ phải « đầuthai » trong những hoàn cảnh tệ hại mà không dám làm điều ác trong kiếp sốngnày).

Vào thời kỳ Đức Phật còn tại thế thìtất cả người dân Ấn đều xem sự tái sinh như là một sự kiện hiển nhiên (sự tái sinh khôngphải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo, hầu hết các tín ngưỡng khác vàothời bấy giờ đều chủ trương có sự tái sinh). Thế nhưng ngày nay thì đãkhác hơn nhiều. Tuy nhiên đấy không phải là những gì hệ trọng để chúng ta phảiquan tâm. Trong từng khoảnh khắc một, chúng ta có một chút gì đó để chết đi và đồngthời cũng có một chút gì khác để tái sinh trong một hoàn cảnh mới. Vậy thì cócách nào giúp chúng ta tập buông xả những gì mà chúng ta luôn tìm cách để bámvíu hay không ? Và làm thế nào để vượt thoát khỏi các chuẩn mực giới hạn hànhđộng của chúng ta, hầu giúp chúng ta trở nên cởi mở hơn ?

Tôi tin rằng đấy mới đích thật lànhững gì thiết yếu trong những lời giáo huấn của Đức Phật. Trong từng giây phútmột chúng ta phải biết tự giải thoát cho mình khỏi những gì đang bóp ngạt và giamhãm mình.

Phật Giáo và cáichết

Đối với Phật Giáo thì cái chết hiệnhữu thường xuyên trong mỗi chúng ta. Thế nhưng vì vô minh nên chúng ta lại cứ xemnó như là điểm kết thúc cuối cùng của đời mình và không hề ý thức được là mìnhđang chết trong từng giây phút một. Thể dạng mà chúng ta từng có trước đây (trong quá khứ)dù vẫn còn lưu lại một chút nào đó trong chúng ta hôm nay (hiện tai), thì chúng ta cũng sẽ phảitiếp tục buông bỏ nó để có thể trưởng thành (trong tương lai).

Tập luyện thiền định là một cáchtuyệt vời nhất để chuẩn bị cho cái chết, bởi vì đấy là cách giúp chúng ta hòanhập với thực tại trong từng giây phút một. Thiền định sẽ giúp chúng ta hiểu đượcrằng phải buông xả tất cả mọi thứ bám víu. Chọn con đường thiền định là cáchhòa nhập với cái thể dạng vô thường của cái chết, để luôn nghĩ đến nó và đểchuẩn bị cho nó.

Theo quan điểm của Phật Giáo thì mỗikhi có một người đau ốm sắp phải ra đi thì nên khuyên nhủ người ấy hãy chuẩn bịcho cái chết của chính mình.

Khi người hấp hối sắp ra đi thì tốt hơnlà người thân không nên khóc lóc, bởi vì nước mắt sẽ tạo ra một bầu không khíbất thuận lợi, khiến có thể làm bùng lên những gì mà người hấp hối từng quyến luyến,thí dụ như chúng ta chẳng hạn. Thế nhưng sự vô cảm cũng có thể tạo ra cho ngườihấp hối một bầu không khí đầy lo âu và bất hạnh. Người sắp chết cần được cảmthấy là mình không bị bỏ rơi. Vì thế tốt hơn hết là nên nghĩ đến người sắp rađi với tất cả lòng thương cảm của mình.

Sự gia hộ của chưPhật

Nếu thu hẹp Phật Giáo để biến nóthành một con đường chỉ dựa vào sức cố gắng đơn thuần của con người thì quảthật là không có gì sai lầm hơn. Thật thế, dù cho rất nhiều học phái xem việctu tập thiền định là quan trọng hơn hết (tức chủ trương dựa vào sức cố gắng cá nhân của con người).Thế nhưng trọng tâm của việc tu tập lại là một thể dạng buông xả (tức có nghĩa là ngược lại với sự cố gắng).

Sự Giác Ngộ không thể nào đạt được bằngcách chỉ nhờ vào các hành động đạo đức cótính cách cá nhân và một ý chí đơn thuần. Phải cần đến một cái gì khác nữa đểbổ khuyết thêm. Chẳng hạn như một số phép tu chủ trương người tu hành cần phải mongcầu xin tiếp nhận được một sự thương xót hay một sự thông hiểu nào đó. Thếnhưng theo một cách nhìn khác thì sự bổ khuyết ấy cũng không phát xuất từ một nơinào khác hơn là chính mình. Đồng thời thì cái trí tuệ giúp nhận biết đượcvô-ngã lại hiển hiện ra trong lòng mình như là một sự gia ân nào đó, một khảnăng thiên phú thật hết sức bất ngờ và vô cùng quý báu.

Bures-Sur-Yvette,10.03.12
Hoang Phongchuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2021(Xem: 9888)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4951)
Sư thăng tòa nói: "Linh quang độc chiếu (sáng tỏ), thoát hẳn căn trần, thể lộ chân thường, chẳng kẹt văn tự, tâm tính vô nhiễm, vốn tự viên thành, hễ lìa vọng duyên tức như như Phật". Có vị tăng hỏi: "Thế nào là pháp yếu của Đại thừa Đốn ngộ? Sư đáp: - "Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện, thế gian và xuất thế gian - tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm - buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt, tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì Trí huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan thì mặt trời hiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên, thì những hình thức tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch - đối với Ngũ dục, Bát phong chẳng bị lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu đẹp mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp chẳng tán,thấu qua tất cả thanh sắc chẳng có trệ ngại, gọi là Đạo nh
06/08/2021(Xem: 5240)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 3913)
Neil Lindsay, Phó Chủ tịch Amazon Affiliate (một chương trình tiếp thị liên kết) hỏi rằng, anh muốn đóng góp chung cảnh với ai tại Cannes Lions, lập tức anh nghĩ đến Thiền giả Yuval Noah Harari, nhà sử học Do Thái, tác giả 3 cuốn sách nổi tiếng “Sapiens”, “Homo Deus” và “21 Lessons for the 21st Century” vừa có bài viết trên Financial Times về tương lai thế giới sau đại dịch Covid-19 và những lựa chọn của nhân loại.
04/08/2021(Xem: 4015)
Đây là lần đầu tiên, trường Đại học Dongguk tổ chức buổi Thiền Trà đạo thành kính tưởng niệm Thiền sư Vạn Hải (1879-1944), cũng là kỷ niệm Ngài nhập học vào ngày 29 tháng 6 năm 1944, Ngài từng là cựu sinh viên Đại học Dongguk, là Hiệu trưởng cựu sinh viên đầu tiên, nay Ngài đã trở về trường cũ của mình sau 77 năm. . . Trường Đại học Dongguk đã tổ chức buổi lễ Thiền Trà đạo thành kính tưởng niệm Thiền sư Vạn Hải tại Chính Giác Viện vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 6 năm 2021.
03/08/2021(Xem: 4396)
Trong một văn bản độc quyền bằng tiếng Pháp, Thiền giả Yuval Noah Harari, một nhà sử học người Israel, giáo sư Khoa học Lịch sử tại Đại học Hebrew của Jerusalem, trường đại học lâu đời thứ hai ở Israel, sau trường Technion. Ông là tác giả của các quyển sách bán chạy nhất thế giới “Sapiens: Lược sử loài người” (2014), “Homo Deus: Lược sử tương lai” (2016) và “21 bài học cho thế kỷ 21” (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức, trí tuệ và hạnh phúc. Nhìn lại năm đặc biệt này. Sau một năm khám phá khoa học và những thất bại chính trị, chúng ta có thể rút ra bài học gì cho tương lai?
03/08/2021(Xem: 7724)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào thứ 6 (July 30 2021) tuần vừa qua, Hồi từ thiện Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một đợt phát quà hỗ trợ cho 250 hộ bà con lao động nghèo tại quê hương VN nhân hoạn nạn Dịch Covid bùng phát. Kính mời quí vị đọc nguyên văn lời Tường trình của Ni Sư Huệ Lạc sau đây!
03/08/2021(Xem: 5134)
NGUYỆN CẦU ĐỂ LÀM NGUÔI CƠN SỢ HẢI VÌ BỆNH DỊCH Những vần thi kệ đã cứu tu viện Sakya khỏi bệnh tật *** *** Nguyện tất cả những tật bệnh quấy rầy tâm thức của chúng sanh, Và những thứ do kết quả từ nghiệp chướng và những điều kiện tạm thời, Chẳng hạn như những tổn hại do quỷ thần, đau ốm, và sức mạnh thiên nhiên, Không bao giờ xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới này.
03/08/2021(Xem: 5878)
Dharamshala: Sáng sớm ngày 5 tháng 7 năm 2021, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngỏ lời nhâp dịp sinh nhật lần thứ 86 của mình, để cảm ơn đến với mọi người, vì những lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi chỉ là một con người bình thường như bao nhiêu người khác. Thực sự cho thấy nhiều người yêu quý tôi. Nhiều người yêu quý nụ cười hồn nhiên của tôi. Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của tôi khá tươi trẻ. Nhiều người đã cho tôi thấy tình bạn chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]