Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khẽ bước vào vườn tâm

30/07/201108:39(Xem: 16890)
Khẽ bước vào vườn tâm
Bo_Tat_Quan_The_Am_2
KHẼ BƯỚC VÀO VƯỜN TÂM
Cư Sĩ Liên Hoa


Xin dâng cánh hoa lòng….

* Kính tặng những tấm lòng biết hy sinh cho cuộc đời có ý nghĩa.
* Kính dâng các Bậc Cha Mẹ, nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu.
* Thương tặng Diệu Tịnh, người bạn Đời và là người bạn Đạo.
* hai con với diễm phúc có người mẹ tuyệt vời..
Cư sĩ Liên Hoa

Sương khuya vời trăng hát
vọng vang tiếng chuông chùa
hương trầm bay lảng vảng
nhịp thở nhẹ nhàng vương
chừng như sen vừa nở
như thưở nào trong tâm
chừng như em vừa hát
từng đoản khúc cuộc đời
Vu Lan về rồi đó
em còn nhớ hay chăng
đường xưa, bóng mẹ bước
như hạc bay tìm con
mưa rơi, lá chơi vơi
rong chơi, bay theo gió
giở chăn ngủ trong mộng
vô thường về đấy thôi …

Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được. Khi vui, khi buồn, khi dập dồn cơn sóng của khổ đau bất hạnh, khi im lặng trong tâm để cho vạn hoa khoe sắc mừng rỡ… tự nhiên, nghe tiếng chuông ngân vang, lắng lòng nghe, lắng lòng trở lại, chạm sâu vào âm ngân đó, vào tận đáy tâm, sẽ cảm thấu được hết những chất đề hồ từ bi lực, và tùy theo tâm tình sai biệt, mà đem lại sự êm dịu, nhẹ nhàng..

Cuộc đời là dòng sông tuôn chảy bất tận, có bao lớp phù sa dù nhơ dù sạch, dù tận cùng của đỉnh sóng hay tả tơi, rả rời, buông mình theo cơn sóng, rơi hoà tan trong nước .. thì vẫn là những nét đẹp chấm phá trong cuộc đời, làm thành những chất liệu sống, vì ai thì cũng phải sống. Ai lắng nghe dòng sông hát, ai từng nghe nhịp sóng reo, ai chèo, ai băn khoăn, lặng mình trên bước giang hồ, tìm bến trở về, sau khi đã dong ruỗi khắp mọi phương trời, ai trầm mình trong suy tưởng, nằm cạn khô giữa hai bờ chân vọng, tự có lúc nào đó, bừng tĩnh, sẽ hiểu được tự tình sâu xa của tâm con người, với ước vọng vuơn lên phương trời cao rộng.. và hãy để dòng sông tuôn chảy, hoà nhập vào biển cả mênh mông.

một mai trên chốn bụi trần
nghe chuông vang lại, ai người dừng chân
mới hay nguồn suối ta bà
khi tâm mở rộng, tình thương chan hoà
lòng bay ngàn dậm phù sa
dòng sông nguyên thủy vẫn hoa, vẫn tình
có nhau từ thuở vỡ lòng
lời kinh muôn thưở vẫn nhoà trong em
lời rằng mưa đổ phương nao
có đi có đến, tình trong vẫn là…..

Mùa Vu Lan trở về, có những cơn mưa khẽ khàng rơi trong mùa nắng gay gắt, nước chẳng thấm vào đâu, khi đất oằn mình nứt nẻ, khi đang cơn hạn hán. Những ký ức xa xưa như chợt khơi lại, trong tôi, một đứa bé của năm nào, như có duyên với đạo Phật.Cái tuổi bé con, không biết gì ngoài việc đi học, vòi vĩnh tiền ba mẹ, ham ăn ham ngủ, còn lại là nô đùa, phá phách, rong chơi như là nào đánh bi, đá cầu, đá banh, chạy đuổi bắt v.v.. dại khờ theo số tuổi cùng môi trường sống, lúc đó. Nhưng, đứa bé đó bỗng nhiên bị đổi tánh, sau giờ đi học về, lại năng đến Chùa và im lặng hơn.

Cái cảnh Chùa năm nào, khi tôi còn nhỏ bé, vẫn thường gợi cho tôi nhiều kỷ niệm đầu đời rất đẹp, nên thơ. Chùa nằm trơ trọi trên khoảng đất rộng, đơn sơ, hoang vắng. Nhưng trò chơi thật oan nghiệt, vì sau lưng Chùa, cách khoảng 2 – 300 mét, là chỗ mà người ta xây dựng cơ sở làm đồ tễ, giết trâu bò, cùng các súc vật khác để cung cấp cho thị trường mỗi ngày, đã được ghi, kể lại trong đoản bút:« Người có nghiệp với Phật»…

Vị Sư già ít học không có gì là đặc biệt, khác thường, với bước đi chậm rải, nhưng nét mặt rạng ngời ngây thơ, đôn hậu. Những trái chuối sứ, vỏ thâm đen, ăn vào ngọt lịm, mà tôi hay được thưởng cho, khi đến Chùa. Những buổi tập tễnh ăn chay với cơm trộn muối hột vì dấu ba mẹ, sợ biết thì sẽ bị đòn, vì lo con bị ốm yếu. Tượng Phật to, khổng lổ làm đứa bé sợ hãi. Những chiếc mõ bị bễ, do vị Sư già gỏ mạnh, để lấn át tiếng kêu của các con vật bị giết. Những câu chuyện mộc mạc, bình dân, đơn sơ mà tôi được nghe kể, có lúc làm nước mắt chảy ròng, sụt sùi khóc vì cảm động, có lúc cười lớn, khoe hàm răng có nhiều chỗ trống cho gió thổi luồng vô miệng.

Cảnh tịch mịch, thanh bình, có gió thổi, có cành cây lá rung rinh, có ánh nắng trổ hoa thủy tinh, phơi mình lóng lánh trên mái chùa, có những buổi chiều trải ráng vàng trên mọi con đường, ánh nắng nhạt, có đàn chim bay về tổ, tiếng kêu ríu rít, có mùi hương trầm quyện với lời kinh thanh tịnh, có những người vào ra, quì, lạy..và tiếng chuông chùa, vâng, tiếng chuông, như một điều gì đó đã làm cho đứa bé bớt ham chơi lại, đến Chùa, quen dần với Tuợng Phật to lớn, để bớt sợ, để khai tâm và được quy y…

Ôi, cành hoa của tâm sơ khai, vừa nở nụ sen hồng trong cái tâm trong trắng, thơ ngây của đứa bé, sao mà đẹp, mà linh diệu quá…

Ta bắt gặp tuổi thơ, tươi đẹp
vườn lòng xưa, màu mắt thanh bình
giở trang sách, ngàn hoa tung cánh
hạc lưng trời, mộng nở mây bay
Xin để hoa lòng em tỉnh lặng
ngọt ngào như ướp mộng hoa thơm
trăm năm cũng bước về chốn cũ
chiếc kẹo ấm lòng, mắt trẻ thơ …

Nó ngon ngọt như viên kẹo vừa cho vào miệng, thơm tho như miếng bánh cốm nổ dòn, rào rào khi nhai đến, như cây cà-rem đang ăn, lấm dơ hai bên khoé miệng, kem chảy thấm ướt tay, đưa lên miệng mút mà sao ngon kỳ lạ, khoan khoái quá chừng, như được vài đồng tiền ba mẹ cho, để dành để mua truyện tranh đọc ngấu nghiến, vui ghê…..Đó phải chăng là cái duyên, cái tấm lòng chân tình biểu lộ từ lúc bé thơ, có chút nào đó làm nề nếp cho cái tâm ngây thơ, được nuôi dưỡng, muốn bung vỡ, mong làm cái gì đó để dâng lên từ cuộc đời…

Ra đi, tôi nhớ cảnh chùa
nhớ chuông khuya sớm, nhớ lời kinh thơm
nhớ trông đôi mắt Phật hiền
nhớ cha, nhớ mẹ, bỏ miền ấm êm
nhớ người trẻ nhỏ năm xưa
nụ cười chan lẫn, giọt mưa từ nguồn
kìa sao, lòng vẫn, phấn vương
quê hương, đẹp quá, con đi bây chừ….

Những tình cảm của cha mẹ trong những ngày đầu của một sinh vật trên cuộc đời, được chở che, bao bọc. Tuy nhiên, những ký ức về ba mẹ tôi không có nhiều, vì đã rời xa nhà từ thưở nhỏ, nên còn chăng là cái tình thương yêu thiêng liêng- cái tình cảm đặc biệt, khó diễn tả, qua những câu hò, điệu ru, như lời dặn dò chân chất, chứa cả trời yêu thương, được cảm nhận, in sâu trong tâm não và nhân lớn trong tôi, theo qua bao năm tháng dài, cho đến khi khôn lớn.

Ngày rời xa vòng tay cha mẹ, bước vào sân phi trường, nơi đất đá khô cằn, cây cối mang nặng trỉu những cành dòn gãy, lá vàng, nơi đẫm ướt mồ hôi khi nắng tràn về, nơi hai mùa mưa nắng, nơi mà có chú bé mang trong lòng những tâm tình muốn vươn lên, trong đó rời rạc có hình bóng đức Phật trẻ thơ.

« Con ! con!.. ». Tôi xoay đầu lại, nhìn thấy hình ảnh ba mẹ, tay vẫy, trên gương mặt, nước mắt đầm đìa tuôn chảy. « Con đi học mà, chứ đâu phải là đi luôn đâu.. », nhưng không làm sao ngăn được dòng nước mắt, làm sao có thể cắt được tấm lòng thương yêu của cha mẹ dành cho con. Nhiều khi sự đòi hỏi của trẻ nhỏ, vô tư, nhỏng nhẻo, để xin cho bằng được món quà .. nhưng đôi khi, vô tình, không biết đó lại là những băn khoăn, khổ đau của cha mẹ. Ôi nước mắt, nước mắt trong tôi còn đọng lại, nước mắt của cha mẹ nhìn con như là lần tiển biệt, cho chuyến đi xa, như là sợ mất đi đứa con khờ dại, nên nước mắt dâng tràn ngập của tấm lòng, muốn níu kéo lại .. Có phải bầu trời đã dừng lại, hay là trời đất đang lặng mình, nhìn chiêm ngưỡng, lắng nghe những xúc động tràn về …

Bàn tay ấm, xoa đầu con khuya sớm
giờ rời xa, hai ngả một phương trời
theo ước nguyện, bỏ ấm êm rời xa tình mẹ
mỗi bước chân nghe nặng trỉu cõi lòng
xin mẹ chớ buồn, khi con đi vắng
hai vai con vẫn nhớ mãi câu hò
điệu nhạc thâm tình, sâu ân cha mẹ
theo chân con, khi dẫm bước vào đời.

Có những sự việc nhỏ nhoi, tầm thường, nhưng cũng có khi đó lại là tâm điểm của lớn rộng, vươn cao, vô biên, ví như khi trái tim được thoát ra khỏi lồng ngực, hay tư tưởng vuợt thoát ra khỏi bộ óc tầm thường, mang theo mình tâm lực từ bi và trí tuệ, thì những sự kỳ diệu sẽ theo sau đó, mà có mặt, bùng vỡ …

Bầu trời sao yên lặng
giọt nước mắt nào rơi
trên tấm áo mẹ già
trong tôi, tim thổn thức
cơn mưa cũng trở về
ra đi, lòng thầm hỏi
con đường trần ra sao ?

Về Saigon, tôi được người Dì cho đi học. Những năm tháng đó, chiến tranh lại đổ dài trên quê hươngtôi. Những cảnh chết chóc diễn ra hàng ngày. Tiếng súng đạn, tiếng bom vang vọng vào thành phố. Những làng mạc bị phá hủy, san bằng. Những chiếc quan tài phủ cờ, chở vội vã về thành phố, rồi vội vã chuyển đi. Những chiếc đầu chít khăn tang, những cảnh chia lìa, tan tác, những tiếng khóc dậy màu u ám, làm xám bầu trời. Chiến tranh tàn phá tất cả, đem lại cho bao người sống đời khó khăn, trước biết bao thảm cảnh xẫy ra cho chính mình hay cho người nầy người khác.

hởi người em bé nhỏ
sao em lặng lẻ đi
khi súng đạn còn dòn
những hố bom khắp chốn
ba mẹ em nơi nào
người thân em nơi đâu
tay em sao quờ quạng
mắt em khóc cuộc đời
giữa đất trời quạnh hiu
có chăng là tiếng súng
người người thay nhau ngả
trước hoả lực vô tình
nhìn em, lòng đau thắt
ta làm gì cho em
ta có gì cho em
rồi, em về nơi đâu…

Tương lai mù mịt như khói lửa chiến tranh. Chúng ta sẽ làm gì cho nhau trong thân phận con người. Những câu hỏi chập chờn xoáy vào tim con người, xót xa, đau buốt, với những câu trả lời khó thoả đáng. Là đứa bé mới lớn, sống nhiều về nội tâm, có chút suy tư về thân phận quê hương và con người, Lòng tôi cũng từng quặn thắt cơn đau, tim cũng bao lần nhức nhói trước cảnh sinh ly tử biệt. Có những đêm khuya thức giấc, nghe tâm mình sao hoang vắng, như lạc lõng, xa vắng tình người. Người ta thường đề cập đến nhiều về chiến tranh, về ý thức hệ, về một giải pháp nầy hay giải pháp nọ, để giải quyết chiến tranh.

Lịch sử của dân tộc tôi là lịch sử của nhiều đoạn đường cay nghiệt, vì chiến tranh, ngoại xâm lẫn nội chiến, gây phân hoá, tương sát tương tàn …nhưng, cũng là lịch sử của sự kiêu hùng, quật cường, bất khuất, dám đối diện trước rất nhiêu những vấn nạn, những nghịch cảnh xẫy tới ..trong dòng lịch sử trường tồn.

Nhưng, lịch sử là của con người và do con người. Con người viết lịch sử và làm ra lịch sử, nhưng, sao chúng ta không viết lên những lịch sử của tình yêu, của chia sẻ, của đoàn kết, của chung sống hoà bình, để tránh đi bao thảm cảnh, khổ đau cho con người.

Người ta nhân danh đủ mọi lý tưởng để bẻ cong lịch sử cho mục đích nào đó, nhưng người dân- chính con người vẫn là những mẫu số chung cho các sự hy sinh, vong thân..

Thế hệ trẻ lớn lên trước các bi hùng của lịch sử, của dân tộc mình và lời kêu than, réo gọi vẫn là tiếng kêu giữa sa mạc mênh mông…Từng thế hệ hy hiến thân xác, vào lò thiêu cho chiến tranh. Không, chúng tôi không muốn chiến tranh….Có phải chiến tranh là giải pháp tối thượng để con người làm nên lịch sử cho nhân loại ?

Quê hương chở những dòng sông
Cho đồng lúa ngọt
Có buổi trưa hè, cánh phượng nở màu rực đỏ
có trái tim học trò nặng nhiều nổi bâng khuâng
xếp lại thời gian như níu kéo lại
bạn bè nhiều đứa vội ra đi
mái tóc thanh xuân đượm nhiều sương gió
phượng nở đỏ khắp nơi
trên đường đến trường
đuổi theo ánh mắt có nhiều thổn thức
mời gọi lủ chim phương xa
về trở lại
có những chân trời, còn dậy sóng tình người
chúng ta khát tình, khát yêu
khát tương lai, khát đòi cuộc sống
tìm về bến cũ
nghe câu dân ca, lòng rộn rả niềm vui
có người con gái
tóc dài, hương mùa lúa mật
cho dòng sông ngào ngạt lòng thơm
có đôi mắt mời ai, chén nước
đơn sơ mật lịm, trái dừa tươi
ngọt mắt, ngọt môi
để cuộc đời có đi xa
vẫn còn nhớ hoài đôi mắt
có tấm lòng cao vời vợi, trong veo
là tiếng nhạc quê hương
ầu ơ, tiếng hát đậm đà
lời thơ êm ả
cầm tay trong tay
run run lời tâm sự
dè dặt, ngập ngừng
nắng đang đổ về
mắt hồn ngọt lịm
để nhìn ra xa
em có biết không
quê hương đẹp quá
cây dừa, dòng sông
cành trúc ẫm ờ
chở những mảnh chân tình
nằm dài trên dãy thảo nguyên vô tận
đếm những vì sao,
lòng ước, tâm mơ
như tấm lòng chất phác dân quê
ta vẫn là người hát rong
đi suốt bao dậm trường
cất lên lời ca
nói đến quê hương
áo mẹ mặc dù rách sờn, đau thắt
dù dọc ngang vết thẹọ hằn sâu
nhưng mẹ vẫn đẹp,
làm lòng con ấm lại
có cần gì phải nói lời cao đẹp
có cần gì ca tụng, cao sang
mẹ - quê hương vẫn muôn đời đẹp
em cùng ta đi khắp cõi trần
đem lời ca, tiếng hát
mở lòng ra, đi đến
nhìn lại quê hương
để ngủ ngon đôi mắt
ngọt lịm trong tâm
quê hương mình đẹp quá…..em à,

Tôi yêu quê hương tôi như yêu chính cuộc đời mình, nơi đó, có lịch sử của một dân tộc trưởng thành qua bao cơn nguy biến, có lúc thanh bình, có lúc chiến tranh, nhưng đã hiện diện, sinh tồn. Tôi vẫn cầu nguyện cho đất nước tôi, và cầu nguyện cho con người biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, kề vai sát cánh để làm nền trang sử oai hùng cho dân tộc, và làm những điều kỳ diệu ích lợi cho giống nòi, dân tộc. Đất nước quê hương là của mọi người dân, trên mảnh đất, dù có ra sao, cũng không bao giờ đề ai xâm phạm, chia cắt.

Cuộc sống bỗng có nhiều biến chuyển, gọi những bình yên trong bao sóng gió, có những dòng sống hồi sinh sau cuộc đỗi đời. Có những vết thương tự chữa lành, có những vết sâu hoằm đau đớn, cần đến những dược liệu tâm linh, trong đó đạo Phật- một tôn giáo lớn mà tôi may mắn có cơ duyên được theo để tu học và chuyển hoá tâm, một tôn giáo đã sát cánh cùng với dân tộc Việt Nam qua bao nhiêu cuộc thăng trầm vinh nhục của dân tộc. Đạo Phật đã và đang cung ứng đầy đủ những phương dược thần diệu, chữa lành vết thương và làm làm mới con người trong tinh thần Từ bi, Hỷ xả, Bao dung, Dũng cảm và tràn đầy Trí tuệ nội sinh.

Tôi chợt nhớ đến dân tộc Tây tạng trên bước lưu vong, tự tạo cho mình bước chân vững chắc để sinh tồn trong bối cảnh đau thương của đất nước, thể hiện tinh thần và làm nổi bật sức sống kỳ diệu của chính mình trên bầu trời thế giới. Khi có sự mất mát, bị đau thương, bị đẩy rời xa quê hương, bị làm vong thân …, chúng ta mới thấy rõ được sự oai hùng, chuyển hoá để sinh tồn của một dân tộc. Tôi muốn nhấn mạnh đến hình ảnh của Đức Dalai Lama, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây tạng, người mà tôi hằng kính trọng, quy phục và trân quí, vì hình ảnh của Ngài đã biểu hiện hết tinh thần của đạo Phật qua ngôn từ, hành xữ, ứng phó với cuộc đời bất công, nhưng vẫn nở nụ cười thơ ngây, chân chất, tha thứ. Chưa bao giờ trong lời nói của Ngài có sự hận thù, và nơi Ngài là hành xữ bất bạo động.

Trong một đêm nhạc được tổ chức để kính dâng tặng cho Đức Dalai-Lama tại Sân vận động Commerzbank- Arena, thành phố Frankfurt-CHLB-Đức vào năm 2009.

Nhìn hình ảnh người nữ ca sĩ- Yungchen Lhamo, mảnh mai, gương mặt hiền, bước lên sân khấu, dâng ca khúc lên đức Dalai Lama. Không gian như im lặng, bầu trời như ngừng thở, để đón nhận lời ca tiếng hát vút cao, vút cao lên để tràn khắp mọi nơi, kêu gọi mọi người, tất cả mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới, lắng lòng nghe, vì tự tấm lòng tha thiết với quê hương, với những giá trị tâm linh đang mỗi ngày bị gặm nhấm, phá hoại …Tôi lắng nghe, lắng nghe, lắng lòng nghe, dù ngôn ngữ bất đồng, không hiểu hết ý nghĩa của lời ca, nhưng hình như có dấu nối kết kỳ diệu của tâm tương ưng, cảm thông, chia sẻ ….

Ngài ngồi đó
Con đứng nơi đây, giữa không gian bao la
Chung quanh biết bao người im lặng,gửi lòng chia sẻ
tưởng như vẫn còn nơi quê mẹ
dâng lên lời ca, của người mất nước
làm sao nói hết được lòng con,
lòng của bao nhiêu người con của mẹ
quê hương mình đâu đây, nhưng sao quá xa vời
dân mình trên quê hương, sao lại bị đọa đầy
còn đâu những hình ảnh đẹp, thơ mộng
trên núi đồi
có đàn bò thong thả bước
có người dân với tiếng ca hồn nhiên
có tiếng tù và sụt sôi mơ ước
tiếng niệm Kinh hàng ngày
có tiếng chày kim cang cùng khánh động tâm
có những vị sư từng bước trên đường trần
có mandala vẽ trên cát
vẽ những vô thường
vẽ những mộng đẹp thanh bình, êm ấm
mẹ ơi!
hận thù giết chết con người
hận thù giết chết trẻ thơ
hận thù tàn phá tất cả
nhưng làm sao
làm sao
hận thù giết được trái tim nhân hậu,
giết được tình người…

Trong lòng tôi, một hữu tình bình thường, nhưng rất là quí kính và tri ân đến Ngài. Tôi vẫn thường tự nhủ với chính mình, sẽ viết một đề tài nào đó, và đề cập đến Ngài, để tỏ một tấm lòng, nếu không, sẽ cảm thấy mình có sự thiếu sót, nay có cơ duyên nhỏ nho, xin được kính ghi lại.

Miên man với những hình ảnh đẹp của Mùa Vu Lan Báo Hiếu đang tới, dù chúng ta vẫn biết rằng: sự báo hiếu, lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ, đấng sinh thành, không có nghĩa chỉ vỏn vẹn trong những ngày trân quí nầy, nhưng, đây chỉ là sự gợi nhớ, nhắc nhở, chia sẻ… để làm thành các ngày với hình ảnh văn hoá tâm linh sống động, đẹp. Vu Lan trở thành phổ cập khắp các nền văn hoá mang nặng giá trị tình người, tình cha mẹ, nhân bản và là lớp học mang đầy ý nghĩa cho mọi người dù là ở địa phương, tôn giáo hay quốc độ nào. Tình cha mẹ thiêng liêng sẽ vẫn sống hoài, miên viễn và thăng hoa, khi còn những người con, con người biết đến giá trị cao đẹp nầy. Và đó cũng là những gì mà đức Phật thường nói trong các Kinh điển:” Nếu thời không có Phật thì thờ cha kính mẹ, cũng như thờ kính Phật”. Thật là đẹp và cao qúi thay tư tưởng từ bi và nhân bản nầy.

Từ khi tập tễnh bước chân khai tâm tìm đến đạo Phật, sau những sóng gió của cuộc đời xẩy ra, có lúc như chực xô đẫy ra giữa vùng cơn xoáy của nghiệp, nơi tâm bão lớn, ngùn ngụt đau thương, tôi tìm đến với đức Phật.

Đức Phật của tôi không cầu kỳ, huyền bí, ở tận đâu xa xăm nào đó, nhưng đức Phật hiện diện, có mặt trong từng tế bào vi tế, trong tận cùng khắp cơ thể. Tôi thở, tôi ăn, tôi cười, tôi làm việc v.v…đức Phật chưa bao giờ rời xa tôi. Từ lúc biết đến đạo Phật, có chút ít tu tập và đến một lúc nào đó, đã hoà nhập trong tôi, đến quên không biết và tách ra được. Cho nên, nên nếu hỏi đạo Phật với tôi là gì, có thể khó đem tách riêng rẻ ra để trình bày, phân biện rõ ràng. Chính nơi thân tâm phàm tục nầy, với những gốc nghiệp cố hữu từ bao đời, nhưng khi chuyển hoá, quán niệm và khi được tiếp xúc được phần nào chiều sâu của bản thể, thì sẽ có những hoá giải những nghiệp lực trong hoà bình, thanh thoát.

Ta gọi tên em, gọi từ vô thủy
đưa nhau về, bên bếp lửa hồng say
mở tình thương, nung ấm vẹn tình nồng
nghe tiếng từ bi, chân bước reo vui
một chút nắng, gọi lên tình muôn thưở
ngọn gió lùa, chở mộng đẹp rong chơi
nghe chim hót, tiếng hân hoan hớn hở
mở lòng ra cho thơm trọn đất trời …

để rồi cảm nhận hết tất cả chất mầu mỡ thanh lương có mặt, như từng bước đi thong thả hôm nay. Chúng ta đừng quên rằng dưới mặt đất, từng hạt cát, từng cọng cỏ, từng hơi thở của đất vẫn là những gì kỳ diệu, mầu nhiệm, dung chứa cả vô lượng vô biên thế giới, để chúng ta cảm nhận được sự tương duyên tương sinh của vũ trụ. Cho nên, không màu mè, không áp bức, không đòi hỏi một sự phục tùng, nô lệ dù là tinh thần hay vật chất, dù là thần linh …. vì đạo Phật chính là con người và cho con người, khuyến tấn tìm lại chính con người thật của mình, là Tánh Phật. Cho nên, đạo Phật đòi hỏi mỗi con người cần phải có sự thực tu, thực sự muốn tìm sinh lộ, lối đi cho chính cuộc đời, như người đang bị xô xuống vực sâu, cần thiết sự sống, khi bên dưới là vực thẳm, bên trên là cả một bầu trời, mây xanh được từng cơn gió thổi đi nhẹ nhàng, và chúng ta cần hơi thở..

hình như hoa nở
hình như lá cười
hình như ở giữa đất trời
hình như vũ trụ mở trời đón tâm
ta đi thuở nắng ẩn mình
gió từ cát bụi, sinh tình thẩn thơ
gọi nhau muôn lối ngẩn ngơ
hình như tâm vẫn mỉm cười muôn phương..

Tự những người con Phật khi trên đường trở về với tâm, cảm nhận sâu sắc đến những liên hệ nhân duyên nhân quả giữa con người với con người, con người với vũ trụ và nhận thức rằng: mỗi người là một phần của vũ trụ, hay nói cách khác, vũ trụ, sơn hà, đại địa có mặt trong mỗi con người. Điều mà trên 25 thế kỷ trước, đức Phật đã giảng dạy rõ trong Kinh Hoa Nghiêm, và khoa học đã từng bước dò dẫm, thám hiểm, tiếp cận, tìm đến với nguồn giáo pháp phong phú vô tận của đạo Phật. Nhưng, sự khác biệt giữa khoa học và đạo Phật, là khoa học tìm kiếm, khám phá, phóng ngoại, thực nghiệm để phục vụ cho những nhu cầu vật chất của con người, trong khi đạo Phật muốn con người khám phá chính bản tâm của mình, để giải quyết khổ đau, đem lại sự sống an vui, hạnh phúc chân thật.

Khoa học đã thâu nhận rất nhiều giá trị tâm linh trong đạo Phật, từ mọi vấn đề, mọi phương diện, mọi ngành, mọi tinh yếu mà đạo Phật cung cấp cho nhân loại, nhưng khoa học chỉ như mới trên đường trở về qua các phương diện Tâm lý trị liệu, Phân tâm học, Siêu hình học, Vi sinh vật học, Thế giới quan, Nhân sinh quan v.v.. và v.v…nhưng còn quá xa vời, cho nên, dù khoa học đã phát triển tột bực, con người cũng vẫn còn khổ đau, bất hạnh. Trừ khi nào, con người khoa học từ bỏ tham sân si, bỏ đi bản ngả, để đi vào bản thể, quán chiếu, sống thực … thì tiếng nói của sóng tâmsẽ vực dậy trong chiều sâu tâm thức, đưa đến Tỉnh giác, Chánh niệm … thì lúc đó khoa học sẽ cùng đạo Phật đóng góp thiết thực vào đời sống tinh thần của con người trước biết bao nhiêu là biến động của ngoại giới và nội giới. Chỉ bởi vì đức Phật xuất hiện trên thế gian nầy với một mục đích duy nhất “ Khai, Thị, Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật” cho tất cả muôn loài và “Nhất thiết duy tâm tạo”.

Thưa Mẹ! Nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu trở về. Tiếng mưa ngoài trời đã rơi xuống,. Đám mây đen vần vũ kéo tới, che phủ, làm cho bầu trời u tối. Đất ướt, lòng ướt vì tâm tình nhớ đến Mẹ. Hình bóng Ba đã khuất, nhạt nhoà trong cõi vô thường, nhưng bóng dánh thân thương của Người, đối với con như vẫn còn đâu đây, và có mặt trong con.

Mẹ bệnh, con không về thăm được, cũng như ngại ngùng gọi phone thăm hỏi, vì con cũng đang bệnh nặng. Chỉ e sợ khi giọng nói không bình thường của con, Mẹ sẽ lo sợ và lại không chóng chỏi được cơn bệnh già mà Mẹ đang mang, sống lây lất từng ngày. Điều mà con không bao giờ muốn, vẫn biết rằng một ngày nào đó, rồi mọi người, cũng phải ra đi khỏi thế gian nầy. Nhưng hình ảnh Mẹ vẫn là những hình ảnh đẹp, cao quí đối với con. Con nhớ Mẹ thật nhiều.

Trong những câu hò, lời ru năm xưa, trên chiếc võng đong đưa ru con ngủ. Mẹ không bao giờ muốn con dừng chân lại trong một góc nào đó của cuộc đời, mà hãy bung ra, vươn lên thành nhân, thành người và sống có ích cho con người. Vâng, con đã và đang thực hiện những lý tưởng đã từng nuôi dưỡng con trong cuộc nhân sinh ngắn hạn nầy, Mẹ ạ.

Vu Lan làm cho các con nhớ nhiều đến những bậc làm Cha Mẹ, tận tụy, hy sinh suốt đời vì con, vì đó là nắm ruột thương yêu của mình sanh ra, nhất là tấm lòng của những bà Mẹ, trở thành vô giá, chân thường trước những vô thường, hoại diệt. Không có người phụ nữ, không có những bà mẹ, không có những đôi mắt suốt cuộc đời dỏi theo từng bước chân con, không có tấm lòng của trời cao biển rộng nầy, có lẽ, trái đất sẽ nghèo nàn, khô cạn nguồn sống, thiếu tình yêu thương, bởi vì Mẹ …

là ngày mưa hay nắng
tấm áo lòng che chở con đi
là gốc tùng già neo, theo năm tháng
đường gió sương, con thèm ấm áp ẩn mình
là bàn tay xoa dịu trái tim con
khi khổ đau vần vũ một bầu trời
lá ánh mắt nhìn sâu vào đêm tối
đóm lửa bừng soi rõ nẻo đường đi
là giọt mưa vỡ vụn trên đất mềm
e con nhỏ ngập ngừng, trơn khi bước
là hạt nắng đùa vui theo con trẻ
bong bóng bay theo những ước mơ đời…

Mẹ là nguồn gốc đầu đời dạy dỗ tình yêu thương, là hạt giống từ bi gieo mầm trong lòng các con. Bóng hình Mẹ, tấm gương Mẹ trở nên phổ quát, biến hiện ngàn tay ngàn mắt như tấm lòng của đức Bồ tát Quán Thế Âm, vì con, vì cuộc đời, vì tất cả nhân loại trong cơn bỉ cực, bất hạnh. “Từ ban vui, Bi cứu khổ”. Mẹ là như thế, hiện diện trong biết bao nhiêu cõi đời, cảnh giới, vì hạnh phúc của các người con. Mẹ đã thắp sáng trong lòng mỗi người tình người, lòng yêu thương, để con người gần gủi con người, vì chỉ có tình thương yêu mới hoá giải biết bao nhiêu nghiệp lực của cuộc đời.

Và tấm lòng của người con Phật lại được nuôi dưỡng trong tâm từ bi và tuệ giác của Mẹ, của đức Bồ tát Quán Thế Âm, vị Bồ tát của “Vô úy”, của đức Phật, và dù chỉ là mới chập chững, chỉ là bước đầu, nhưng tự trong tâm vẫn luôn khởi lên tấm lòng chia sẻ, do tâm bồ đề phát triển.

Tấm lòng là nét đẹp nhân bản, thương yêu, gần gũi lẫn nhau giữa con người, muôn loại, trên hành tinh xanh nầy, như nét họa khắc ghi dấu ấn đậm trên cuộc đời, như tấm lòng cho nhau và như lời kính chúc của một ngày, mỗi ngày, mỗi mùa và luôn luôn có nụ cười thật tươi đẹp. Từ đó, họ mang lòng tri ân đến vạn loài, nơi họ được sinh ra, lớn lên, sinh sống.

- Tri ân đến thiên nhiên, đến mặt trời mặt trăng, đến những yếu tố sinh thái làm cho hành tinh xanh nầy sống còn, đầy đủ lương dược và vật thực mà con người được thọ hưỡng.

- Tri ân đến đất nước, đất đai màu mỡ, sông ngòi thuận lợi, biển cả mênh mông…để cho con người có điều kiện khai phá, sinh sống.

- Tri ân đến Thầy Cô, Thầy Tổ, đến cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng, những người ra công dạy dỗ cho con người thành nhân, biết lẽ thiện điều sai.

- Tri ân những người làm ra vật thực, cung cấp thức ăn uống cho người trên mọi nơi mọi chốn trên trái đất nầy.

và điều hiển nhiên, qua những ân đức mà người con Phật tri ân, cũng nói lên sự liên hệ tương duyên tương sinh, chằng chịt, giữa con người và thiên nhiên, con người và môi trường sống và con ngưới với con người. Nếu chúng ta không nhận thức được những liên hệ nầy và khư khư cho là những gì xẫy ở xa xôi, ở một nơi nào đó v.v.. thì không có liên hệ đến chúng ta, đó là một quan niệm sai lầm, thiếu chánh kiến.

Mùa Vu Lan Báo Hiếu như một tấm lòng nhớ đến Cha Mẹ, đây là giá trị thiêng liêng, cao quí. Dù rằng chúng ta có được gắn hoa Hồng hay hoa Trắng trên chiếc áo, thì cũng nói lên rằng, chúng ta không phải tự nhiên mà có mặt trên cõi đời nầy, mà do Cha Mẹ sanh ra. Vì Cha Mẹ dù rằng qua đời hay còn sống, thì chất liệu, tế bào, tâm tình, tư tưởng của Người… đã gửi gấm cho những người con trên bước đường làm người. Và chúng ta ý thức rằng, cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng sự sống, tôn trọng con người và nói cho thế giới biết rằng:” Chúng tôi không thích chiến tranh. Chúng tôi yêu thương Hoà bình. Hãy bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ sinh thái, bảo vệ trái đất nầy, vì con người và bao nhiêu thế hệ tương lai”. để chúng ta có thể báo đáp ân sâu của Cha Mẹ, Trái đất, Vũ trụ.

khói hương trầm trần gian
đêm thắp nến, nguyện cầu
xin dâng Ý đẹp cho đời
xin cho mưa gió thanh bình muôn nơi
xin cho lòng mở với nhau
xin cho ngày tháng ngọt ngào yêu thương
xin cho từng bước vào đời
xin cho muôn ngõ, tấm lòng nở hoa…
Xin được kính chia sẻ, với tất cả tấm lòng,
nhân Mùa Báo Hiếu Vu Lan 2011.

mở rộng trái tim …
Cư sĩ Liên Hoa
Cơn gió nhẹ, ngàn cánh hoa bay bỗng
lơ thơ cùng màu nắng buổi sáng nay
tay vuốt nhẹ mộng ưu phiền ngày cũ
nghe từ tim nở một cánh hoa lòng
như cánh diều son mơ say cơn gió
khắp lưng trời thả hồn để bay cao
vạn ánh mắt, muôn tinh cầu có mặt
trái tim lòng mở rộng toả hương thơm ..

Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ. Câu hỏi có ngàn lần nhân lớn, lời đáp trả có vạn dòng suối qua cầu, nhưng rồi với những lẫn quẫn trong cuộc sống đời thường với những bất an, thịnh suy vinh nhục thành bại, và câu hỏi lại tiếp tục đặt ra cùng với những ẩn số.

Đó là các mùa thay đỗi, là những biến dịch tự nhiên của vũ trụ, có hoa lá sinh sôi nẩy nở, có những lúc trời gay gắt nắng cho đôi mắt lim dim choá loà, có lúc lá vàng rơi cho ai mang hồn thơ vấn vương tiếc nuối như thương tiếc một đời người, vạn đời người qua lại trên cầu sanh tử, có lúc lạnh cóng, tay xoa tay để hơi nóng lan toả, thở ra các hạt sương khói, để cứ tưởng đến tơ trời đang lan man trong dòng sống và rồi cứ tuần tự tiếp diễn, và chúng ta, người lữ hành trên con đường vô định, khi chưa tìm ra ngõ, lối nẽo đi về, lại thường chạy theo ngoại cảnh để cảm thấy được an tâm, cầu an ủi tạm thời khi đời sống bềnh bồng theo dòng đời.

Đêm khuya, trăng gõ cửa
hỏi người mở từ tâm
có về nơi chốn vắng
khơi lại nguồn tâm xưa
một mai đi tìm lại
mảnh trăng buổi xuân thì
chừng như trong gió mát
mủm mỉm ánh trăng tròn …

Có phải đất trời say khi có mai vàng, có phải má hồng non khi đào kia khoe sắc, hay mắt long lanh, chớp chớp khi chở cả rừng lan thơm ngát hoặc

mang hình dáng trúc liểu lơ thơ đi dạo cuộc đời. Có ai thức giấc để thắp lại bờ tâm được nuôi dưỡng trong hương trầm bát ngát, em sẽ có những nụ cười thơm thơ mùi lúa mạch của Bát nhã, để có ánh mắt trong ngần của Hoa nghiêm có mặt.

Cần gì phải tìm xuân, chờ đợi trong tờ lịch buông rơi, cần gì phải hỏi nhau khi nào xuân đến, cần gì băn khoăn, tư lự tiếc nuối, mong đợi xuân về. Em đó ư, ta đó ư, cuộc đi tìm nào chẳng là hư vọng, thấy mảnh trăng sao trời mênh mông, thấy lòng mình bao lao xao, tìm kiếm. Sao lại đi tìm xuân trong các pháp hư huyễn, giả hợp duyên sinh, trong khi dưới bầu trời nầy, cỏ vẫn xanh ngát, lưng trời kia có điểm vạn hoa xuân. Đất trời vẫn vậy, như một dải mây ngút ngàn che lấp bao ngoạn cảnh, làm thành nền cho nhiều tư tưởng, cho cuộc truy tìm hạnh phúc.

Hãy ngồi lại đây, chúng ta hãy cùng nhau ngồi giở lại trang kinh xưa, không phải để nhọc lòng tìm ẩn nghĩa trong những chữ chiều sâu mộc mạc, không phải ở bên ngoài hư ảo để ta rong chơi theo tháng ngày, tìm quên lãng trong các đời biến ảo, men say.

Vóc hạt cát, ta cảm đời vô lượng
vóc hạt sương, nghe nhẹ cả cõi lòng
tâm mở rộng, biển xanh hương vô tận
nghĩ về người, lòng từ mở vô biên
gió đó em, ngăn gì trời mưa gió
cuồng phong nào lồng lộng bến năm xưa
hạt cát mềm, thấm nhẹ ướp bờ tâm
ta nhặt lại mảnh trăng tình thanh khiết…

Hãy mở tâm ra đi em, mở tận chiều sâu tấm lòng trong tĩnh lặng, vì chỉ một trang kinh thôi, trang kinh của đời người quí báu, bỏ qua những bon chen của dòng đời, những ồn ào, lăn xăn, náo nhiệt từng đánh mất chính mình, để lắng lòng trong từng hơi thở nhẹ, nơi đó chúng ta sẽ học và đọc lại hết sinh mệnh của con người, qua con đường buông bỏ, dừng chân lại bên cõi tâm, nghe lại khúc nhạc mùa xuân có mặt trong từng sớ thịt, trong từng vi tế, từng cõi không của tâm, để nhìn rõ các pháp là bất sanh bất diệt..

Áo vàng mai khoác, đất trời say nắng
đôi má mềm, phớt hồng nụ hoa đào
mắt long lanh, nét đẹp chở rừng lan
dáng thon thả, lay đưa cành trúc mỏng
ta thức giấc, khi sương vừa tỉnh mộng
như đâu đây, phảng phất nén hương trầm
tờ lịch giấy, buông rơi trên nền đất
xuân vừa về, có phải thế không em?
mình hỏi nhau, xuân là gì thế nhỉ
và hỏi xuân có mặt tự bao giờ
trên thảm cỏ dài, màu xanh ngát
ở lưng trời, vừa điểm vạn hoa xuân
trang kinh đó, ẩn mình sau giấc mộng
tìm lời thơ mang hình dáng mùa xuân
từ tâm từ, lòng khẽ gọi tình thương
xuân có mặt, vỡ oà trên mọi ngõ..

Có phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiền là an lạc thảnh thơi, sau bất hạnh là hạnh phúc ngọt ngào …Tất cả nào phải là những gì xa lạ như từ nơi xa xăm nào đó đem đến, được ai ban phát cho … nhưng nằm sẵn nơi tâm, khi tâm được chuyển hoá, xả bỏ … những dòng cảm xúc, cảm thọ, vui buồn, những tưởng vọng chấp, đã từng lưu đày ta trong cõi vô định, không dấu tìm về. Nơi đó là mùa xuân, có những vườn hoa nhiều màu sắc tinh khôi, nở trong tâm với những hương thơm là Tuệ giác và lòng Từ, để sáng soi từng bước chân người lữ hành trong cõi vô thường.

Có phải chúng ta đã bắt gặp mưa xuân, đang rơi xuống thấm ướt đất trời, dù đất vẫn gầy guộc, khô cằn, dù là trời đang gay gắt nắng, dù các mùa vẫn tuần tự trôi qua. Những hạt mưa xuân đang tưới tẩm trái tim, để bầu trời mở rộng. Còn chần chừ gì nữa, hãy chạy ra tắm mưa, dầm mình trong mưa, thưởng thức mưa, ôi mưa xuân đẹp quá. Ta vui cười, ta hoan hỷ, ta hạnh phúc trong lòng. Hãy nhặt lên từng hạt mưa, bẻ hạt mưa, lăn hạt mưa chạy dài trong mưa xuân tươi mát, thanh tịnh, để hạt mưa vỡ oà, tung ra, tràn lan cùng pháp giới, để chia sẻ bình an và hạnh phúc trong cuộc đời.

Chỉ có sự thảnh thơi, tươi mát của tâm hồn có chất liệu tu tập, chuyển hoá, sẽ là tư lương quí báu, là chất đề hồ tâm linh, là dinh dưỡng sống để có thể chia sẽ cùng con người, cùng nhau trong bất cứ những hoạt cảnh của cuộc đời….dù là bất hạnh hay khổ đau.

Ghi lại những dòng cảm xúc, tâm tình của người lữ hành
khi mùa Hạ đang giăng màn nóng khắp cùng trời đất.
Thành phố Hương Thông ( Houston, Texas )
Buổi chiều ngày 18.06.2011

Vào trong huyễn mộng …
Cư sĩ Liên Hoa
Đêm qua, trăng đến muộn
vạn vì sao lao xao
đời người, tâm nở muộn
cơn gió làm lao đao
ai người vào huyễn mộng
hãy ôm lấy mảnh tâm
dù qua bao sóng gió
phong sương chẳng bạc màu

Chiếc áo thời gian đã bào mòn theo năm tháng, với những cơn gió nồng nàn của thăng trầm vinh nhục. chúng ta sẽ ra sao trên cuộc đời nầy, chân bước vào sương khuya ư, để nghe tiếng gió reo, nghe lời thơ cao vút tận trên nền sỏi đá, nghe lại tâm mình trong những lúc cô liêu, có con hạc trắng bay về đâu trên cành hư không, cất lên tiếng gọi, gọi đời sống, gọi con người, gọi tấm lòng, mời gọi đi vào huyễn mộng. Trong hoang vắng của ngày đêm, tâm tình chân chất như có mặt hôm nay, để ta bay bỗng, trên chót vót của đỉnh núi, nằm nghiêng mình nghe sương khuya rơi rụng, những hoang lạnh, những mộng tưởng, những hoang vu hiu hắt đời người, có từng cơn gió kỳ bí, từng hạt bụi thời gian mỏng manh vân du trong vũ trụ, từng hạt vi trần cất lên lời ca tiếng hát, để cho ta bắt lại mầu nhiệm của thưở đã từng nuôi dưỡng mộng đẹp để sống, hát cho cuộc đời mở đầu những bình minh xuân sắc..

Là trăng rơi hay đời là mộng huyễn
là sương chiều, có gió thoảng ngày qua
hỡi trần gian, thơm cỏ lúa vàng màu
tâm cũng đã chất ngất đời hư ảo
vầng trăng tâm chừng bao lần rung khẽ
Khi trăng tàn, ngồi nhìn suốt đêm thâu
bóc mảnh tâm để phô diễn sơn hà
cho ngàn cánh trăng vàng bay rạng rỡ
Hãy cười vang cho ươm nụ sơn khê
lòng lắng đọng bên gánh đường tâm tĩnh
chờ đến lúc càn khôn thôi mộng mị
ta nằm im, nghe gió gọi bao lòng
tìm ánh trăng tâm, lúc rủ áo ra đi
trên vạn nẽo đường xa, gió động
vạn ánh nắng nằm phơi bờ cát mịn
chở vào tâm bao ước nguyện trần sa …

Mảnh trăng vàng vẫn còn đó, dù là ngày đêm, dù là sóng cồn biển rộng. Người lữ khách vẫn đi trên vạn dậm nẻo đường, có gió mát soi đường, có lời ca ngút ngàn trong sâu thẳm của tâm. Một hạt cát, mỗi vì sao, từng cơn gió bụi như mang nụ cười hồn nhiên trong nhật nguyệt, để chúng ta cùng thắp nén hương quay về chánh niệm, bắt gặp vùng trời “ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, vì ngàn trùng vẫn trôi qua, vì pháp giới vẫn là dòng sông êm ả, đưa dẫn bao tâm con người trên bến bờ sanh tử. Lục Tổ nói rằng “ nào ngờ bản tánh vốn thanh tịnh”, sao bao người ngờ ngợ vẫn ra đi tìm, mong tìm dòng suối ngọt bờ môi, nếm mùi hương hoang tưởng. Sóng có là nước hay nước là sóng, nằm trong cuộc ba sinh, hỏi tử sanh bao lối, có thấy chăng dòng hạt kim cương huyền diệu của năm uẩn thưở nào từng bị bóc vỏ giả huyễn hợp duyên, để nêu rõ chân tình, tìm thấy tường tận “bản lai diện mục”

từ thưở nào ta hỏi
phong trần xưa gió lộng
bến bờ muôn năm trước
chở từng hạt vô sinh
ai vóc màu sương gió
để ngàn gió lộng ngôn
trong miền riêng nhìn lại
chân không chợt mỉm cười…

Bàn tay nào chạy trốn, trái tim nào hoang vu, gió nào rung bờ cát tâm cho lay động, dù là Chân tâm vẫn hằng trụ, vô khứ vô lai, vô tận cùng của sự im lặng, nhưng tất cả tất cả là cuộc trùng phùng của nguyện lớn, xé bỏ bờ tâm vọng tưởng, bắt lại ngàn lời thơ của sớm chiều trong sáu chữ Đại minh. Viên ngọc của hoa sen vẫn còn đó, vẫn diệu hiền nở sáng trong tâm, dù người có quên bến về, dù người có mang lời nguyện lớn, dù có tĩnh lặng bên dòng đời nghe tâm bao lần lao xao hay chập chùng sóng gió, dù người có soải mình trên dòng sông định mệnh, lắng nghe hơi thở hắt hiu lúc xuân về, có hoa nở đẹp hay các mùa thay da thịt, cho đất trời thêm xinh đẹp, có tiếng chim vỗ cánh bay xa, vút tận trời không, đoá sen đó vẫn hằng an trú trong tâm.

chiếc y sờn năm tháng
theo người vào gió bụi
hồn nhiên đùa nhật nguyệt
từng lớp ánh trăng vàng
vai mang lượng pháp giới
nghe lại bờ tâm xưa
đời vui buồn có mặt
vẫn trọn tấm lòng son
đường xưa, mây trắng xoá
dòng đời, đá trổ hoa
người vào trong huyễn mộng
tìm lại mảnh trăng xưa ..

Ai đã từng ngồi im lặng suốt miên trường, để hỏi đời là gì, sống là gì, lý tưởng cưu mang là gì và ai là người vấp chân ngả gục trên lưng đồi sương gió, mịt mùng bụi thời gian. Tư tưởng có thể bay nhảy trên vùng đồi hư tịch, im lặng của vô cùng, của dòng sống miên man tràn ngập, dâng tràn trong tâm thức, dù là huyễn mộng.

Chúng ta có thể nắm bắt tư tưởng, xoay chuyển cuộc đời, biến mình theo từng giọt mưa, hạt nắng, kiêu sa trong mộng mị, ngập ngừng trong chiều sâu của mỗi niệm, từng sát na, để thấy, để tập, để tự thắng mình như lời của Huệ Năng “Bồ đề bổn vô thọ. Tâm phi minh kính đài. Bản lai vô nhất vật. Hà xứ nhá trần ai”, nhưng bước chân của người lãng tử vẫn cần lắng lại tâm, chậm rãi nghe như hơi thở của Thần Tú, với: “Thân thị bồ đề thọ. Tâm như minh kính đài. Thời thời thường phất thức. Vật sử nhá trần ai”, người mang nổi tịch liêu, cô đơn trên vùng trời của tâm. Tâm có thể bay cao, vẫy vùng trên dòng sóng của thức, biến chuyển, luân lưu, tuôn chảy, trào dâng, cựa mình, lay động, biến vũ trụ trong hạt trần sa, biến hạt vi trần là cả ba ngàn cõi mộng, vi diệu…” Bờ thẳm buông tay, tự nhận đảm đang, Chết rồi sống lại, dối người chẳng được. (Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương, Tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc.) của Tổ Liễu quán. Đây là hố thẳm vực sâu của tâm thức, có thể là bóng cây qua cửa, là sương đậu đầu cành, là huyễn mộng trong huyễn mộng, là sự sống sau khi trải qua cơn chết để hồi sinh, là hiện tại nhiệm mầu, là một trong tất cả hay tất cả là một, như như, như thị, vô ngã, bất sanh bất diệt. Nhưng, đi tìm tâm vẫn là những bước chân trong chánh niệm, để khai mở nguồn sống vi diệu của đời người, của sinh mệnh kỳ bí của mỗi người, trên từng bước chân, để cảm nghiệm, trải nghiệm, sống thực trong “thời thời thường phủi bụi, chớ để vướng trần ai”… để trở về với những căn bản vũng chắc thường tình của Giới, của Định, của Tuệ… Có cần gì phải gấp để đánh mất mình trong hình nhi thượng học hay siêu thực hoặc lao vào chân trời viễn mộng, một chút ánh trăng cũng là ánh trăng, một hạt vi trần cũng là pháp giới … để nếu không, chúng ta sẽ bay cao quá, siêu vượt trong thế giới của tâm, chập chùng trong mộng mị chưa nắm bắt được, trong khi thực chưa đủ tầm vóc đón nhận những chiều sâu vô biên của Chân tâm và một ngày nào đó, cơn sóng vô tình sẽ đưa ta chạm mặt với tất cả dòng sinh mệnh với những băn khoăn, do dự?

Đó là trở về với Chánh Niệm, đưa về nằm an nhiên tự tại với hơi thở trong veo, thanh tịnh, làm cho chúng ta có cái nhìn khác về cuộc đời, khi dẫm chân trên mặt đất của tâm địa, ngay hiện tại, bây giờ với cái tâm trong, nghe tiếng sáo cất lên trong nắng sớm chiều hôm, được mất khen chê, sống chết… chỉ là chuyện thế gian tương đối, thường tình, hằng diễn.

Có phải chăng ai người bước chân trên mảnh đất của tâm, một lần đến, đã cảm nhận, nhận thức được điều kỳ diệu của chân ngôn, thấy được bức màn của sanh tử, để vượt qua, vuợt qua theo nhân duyên “ngộ thì đốn, tu thì tiệm”. Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc trong cõi đời, mà đã bao năm trong cuộc vong thân, mình quên lãng trong một góc đời của tâm, để mây phủ đầy rong rêu, để bụi bám dày đặc, để ánh trăng tâm nằm ẩn khuất sau những vọng động thường tình …. Thế giới kỳ diệu của huyễn mộng đã có mặt để ta nhìn lại vầng trăng, đúng không?

Này em,
rồi một ngày nào đó
ta bỏ ra đi như cuộc lữ hành muôn thưở
trong dòng đời sanh tử
sanh già bệnh chết
như lẽ vô thường của đời sống
nhưng bên ta, em à
có gánh nhẹ cõi tâm kinh
tự tại, nhẹ nhàng
khi quán lại tâm mình
có lời sáu chữ vẫn rền vang trong các cõi
ngọc đại bi vẫn êm dịu vô cùng
để trở về, trở về
không còn lưu dấu vết
nếu,
em muốn đến cùng ta
trong dòng sóng vô thường
hãy niệm đến lòng từ
hãy gọi đến tình người
hãy tìm lại tâm tình
trong suối ngọt chân tâm
bỏ phấn son giả huyễn
mở trái tim sen
để hương sen ngào ngạt
chất ngất lời từ ái
để nhìn rõ mặt nhau
gương mặt của đức Phật hiền
có trong em,
có trong ta
cuộc đời phải chăng xinh đẹp
êm ái, nhẹ nhàng
trong tình nhân loại bao la
hạnh phúc của người
là hạnh phúc của mình
người con Phật vẫn lắng nghe lời Phật dạy
làm cho cuộc sống màu mỡ, tươi vui
khổ đau không còn có mặt
để nụ cười rạng rỡ trẻ thơ nuôi lớn con người
nước mắt cạn vơi
an bình toả sáng
lòng người nở nhụy hoa sen
có phải đời người
cùng nhau thân phận
biết khổ đau
mong từng hạnh phúc
cùng có nhau trong vũ trụ
mịn màng như từng hạt cát
lăn vào gió bụi
mang hơi ấm tình người
sáng tỏ đời nhau
trong từng hạt bụi
cả pháp giới cùng nhau hiện hữu
tay nắm lấy bàn tay
gói tâm mình trong hành lý Hoa Nghiêm
để cho nhau tâm tình chân chất
nọ lòng từ chia sẻ
kia đưốc tuệ soi đường
cho hạnh phúc luôn ngời ngời rạng sáng
đưa con người vượt thoát khỏi khổ đau
đức Phật mỉm cười
theo từng bước chân của mỗi sinh linh
chỉ rõ nẻo về
có vầng trăng, ôi sao thật đẹp
sáng rực trong tâm
em cùng ta hãy bắt lấy
để trăng soi rõ bờ mê
thấy lối đi về
trong dòng đời huyễn mộng.....
Ghi lại những tâm tình
Sau thời thiền tọa, nhìn thấy hình ảnh Phật cười..
Thành phố Hương Thông ( Houston)
Sáng ngày 10.06.2011

Tiếng nói của mặt trời
Cư sĩ Liên Hoa

Một cánh chim tung bay
bóng dáng mờ chân trời
bỏ trên đường thiên lý
từng bóng nắng lung linh
ta đi nhặt hạt nắng
về chép lại thành thơ
ướp vào tâm muôn thuở
lắng nghe tiếng mặt trời …

Một đời người như cánh chim xuất hiện trên bầu trời, có đó mất đó, có chăng là sự lưu dấu trên trần gian với những suy tư, khoắc khoải cho thân phận, dòng sinh mạng của con người và muốn làm một cái gì đó cho cuộc đời có ý nghĩa, giữa bao nhiêu biến thiên thay đổi. Có người ra đi mất dấu, nhưng những gì lưu lại vẫn miên viễn làm ân ích cho loài người, có người cố bám vào danh lợi để lưu lại cho đời, nhưng hình bóng đó lại chóng phai nhoà trong tâm tưởng con người.

Con người là hiện thân của nghiệp lực, dính liền với khổ đau, dù rằng chúng ta có cảm tưởng rằng là mình có hạnh phúc, không bao giờ đối diện với những bất hạnh, khi đang có đầy đủ tài có sắc, có danh vọng…nhưng một lúc nào đó, tất cả đều rời khỏi tầm tay. Nhận chân được sự thật, đối diện, không phải để bi quan, chán đời, yếm thế, bỏ quên thế cuộc.. vì điều nầy rất trái với quan niệm và những người theo đạo Phật, vì đạo Phật là đạo yêu đời, yêu con người…nhưng mà để làm sao cho cuộc đời đẹp và có ý nghĩa hơn và để chúng ta đặt câu hỏi và tìm lại chính mình để trả lời cho câu hỏi của cuộc sống thực. Tại sao gọi là cuộc sống thực, khi chúng ta đang sống, đang thở, đang ăn, đang ngủ, mặc…?

chiếc võng mẹ ru bao năm thưở trước
con vào đời bằng câu hát ầu ơ
đi chập chững từng bước vào sương gió
lòng mẹ buông, để tập bước đường trần
tay bé nhỏ, sao ôm trời mộng tưởng
tâm bao la, bỗng hạn hẹp cuộc đời
lúc trống vắng, nhìn đời trôi lặng lẽ
một cõi không tràn ngập cả bầu trời
lời mẹ đó, sao con quên ước nguyện
mở bàn tay để thấy khoảng bao la
mở trái tim, nghe lại khúc vào đời
tình nhân loại là tuổi thơ thật đẹp..

Những hình ảnh đẹp thưở nào, dính liền với câu hát của mẹ trong suốt bao nhiêu năm trường tuổi thơ, để dấu ấn trong tâm con trẻ, sao ta bỗng nhiên quên mất. Hình như có cái gì đó, đã lôi kéo ta đi trong đêm dài mộng tưởng, bỏ rơi lại những ước mơ thật đẹp cho cuộc đời, cho tình người. Phải chăng đó là những sở hữu, tham chấp và lòng ái ngã, bám víu đã cô lập ta hạn hẹp trước vũ trụ bao la, mênh mông? Và ta đã không sống thực, khi quên cả ăn, cả mặc và ngay cả thở?

Tôn giáo là đáp án, giải pháp cho những câu hỏi của cuộc đời, vì tôn giáo từ con người và xuất phát từ con người. Tôn giáo tạo nên và chứa đựng tình yêu thương, chia sẻ và lòng khoan dung, làm chỗ dựa cho con người trước bao nhiêu phong ba của cuộc đời. Tôn giáo là thực phẩm an lành và hạnh phúc, là bước chân dung dị, thanh thản, là đôi vai gánh vác nổi nhọc nhằn, là tấm lưng trần trơ trọi nằm dưới bước chân của con người, để con người bước lên trưởng thành, tạo thành đời sống nhân bản, hữu ích, an vui và hạnh phúc, vì tôn giáo là của con người.

Nhưng tiếc thay, sự thành hình và phát triển của nhiều tôn giáo lại dính liền với biết bao nhiêu thảm cảnh, gây khổ đau xẩy ra cho con người trong suốt dòng lịch sử nhân loại, bởi vì dựa vào Thần quyền, độc tôn, cố chấp, tham quyền và nương vào sự yếu đuối, khuất phục, mê tín của con người để nô lệ hoá con người, gây nên những thương tích, đổ máu, bất hạnh. Cho nên, con người, ngoài những khó nhọc của đời sống thường nhật, vai thấm lạnh khổ đau của tâm và thân, oằn mình trong những những ngọn gió chướng cuộc đời, lại bị thương tích và phải gánh nặng thêm những tai họa do tôn giáo hoặc những con người nhân danh tôn giáo cuồng tín gây ra, giáng hoạ cho nhân loại qua những cuộc chiến tranh, chiếm đoạt tài sản, ban phép lành, hũy diệt văn hoá các bản xứ khi xâm chiếm, có nghĩa là hũy hoại văn hoá, nền văn minh của nhân loại …. Sự nghèo nàn tâm linh và vật chất, sự bị uốn nắn khuất phục bởi những giáo điều, thần quyền … lại là tài sản lớn mạnh và giàu sang cho tôn giáo, và tôn giáo đó lại trở nên giàu có đời sống vật chất thay vì giàu có về tâm linh để chia sẻ gánh nặng cho con người, điều mà ai cũng nhận thức thấy và nhìn rõ được trong suốt chiều dài lịch sử của con người.

Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí uệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người. Một đạo Phật bình dị, khoan dung, tôn trọng mọi giá trị, nhân phẩm con người, vì lấy chúng sanh đang cưu mang những nghiệp lực với những phiền não bất hạnh và hướng dẫn chuyển hoá khổ đau, đưa địa vị con người sau khi thanh tịnh tâm, trở về với chính mình, nâng lên thành những con người nhân bản, có tình yêu rộng lớn và có tuệ giác để làm ích lợi con người, cho xã hội và cứu cánh là thành Thánh, thành Phật. Điều mà chưa thấy tôn giáo nào nói đến, bởi vì đức Phật nhìn thấy rằng “ Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tánh thanh tịnh, sáng suốt và có khả năng thành Phật”.

Trong tất cả thiên kinh vạn quyển của đạo Phật, giáo Pháp của Ngài như là “ngón tay chỉ mặt trăng”, là phương tiện thiện xão đưa qua bể khổ, nên đều bao hàm, dung chứa những phương pháp chuyển tâm, chuyển mê khai ngộ và đưa con người đến bờ an vui, giải thoát… không phải ở nơi chốn xa xôi nào đó, mà ngay trên cuộc đời nầy và ngay bây giờ, hiện tại, nếu chúng ta biết sống thực và trở về với bản tâm thanh tịnh của chính mình, và vì đó bản hoài, nguyện lực và tấm lòng thương bao la của đức Phật khi xuất hiện trên cuộc đời, đem lại con đường thênh thanh, giải thoát, chân hạnh phúc cho nhân loại.

dẫm chân trên lá khô
tiếng kêu nghe xào xạc
như mảnh vỡ tâm hồn
đồng cất gọi tình người
ta dẫm trên mảnh đất
dấu chân tròn in đậm
một mảnh đời hư vô
réo gọi mãi lòng người
ta dẫm chân trên đời
bao ngày tháng rong chơi
có nắng rơi sáng sớm
vai gầy trơ hạt sương
ta dẫm chân vào tâm
có tiếng gọi reo vang
từng cánh sen hé nở
mảnh mai nụ hương trầm..

Thế giới hình như đang đảo điên, say mê với các chiến tranh, chết chóc, tàn sát lẫn nhau, cũng như thiên tai càng lúc càng dồn dập hơn, tạo thành những chuổi dài bất ổn cho nhân loại. Chỗ nầy động đất, nơi kia sóng thần, chốn khác là cuồng phong, bão tố, chốn nọ là núi lửa phun trào nham thạch v.v…Như chúng đều biết, thế giới nầy được hình thành bởi tất cả nghiệp lực của con người trong cái “ cộng nghiệp”. Trái đất có thể chuyển mình, xoay động tự nhiên do sự cấu thành theo thành trụ hoại không, và có phải chăng, cũng do chính bàn tay của con nguời tiếp tay, phá hoại. Cộng nghiệp tâm của con người nếu bị nuôi dưỡng bởi những tâm địa ác, xấu, gây nhiều nghiệp lực bất lành… thì trái đất sẽ trở nên nghèo nàn, thiếu màu mỡ, màu xanh tươi của tâm vũ trụ khô héo, sẽ sớm bị hũy diệt.

Hiện nay, môi trường sống đã xấu tồi tệ hơn rất nhiều, nạn phá rừng, phá núi dời sông, chiến tranh, thử tất cả các loại bom với cường độ nóng, hũy diệt thật to lớn, với tâm địa hũy hoại lẫn nhau, và với lòng tham sân si còn đầy dẫy trong tâm. Khi tâm bất an, còn bị chi phối bởi tham vọng, dục vọng …thì thế giới trở nên chao đảo, bất ổn, điều đó sẽ gây nên các bất hạnh, khổ đau cho đồng loại, môi sinh.

Đạo Phật nhìn rõ vấn nạn nầy, vì biết rằng “tất cả các pháp đều duyên sinh duyên hợp” và mọi hiện tượng dù tâm hay vật đều liên quan lẫn nhau, không có gì gọi là biệt lập, riêng biệt. Trái đất nầy trở nên nhỏ bé, mọi chấn động dù bất cứ nơi nào, cũng đều gây nên những rung động cho mọi con người, nhân loại ở khắp mọi nơi.

Trái tim em chảy máu
dù ở tận ngút ngàn
làm sao ai quên được
tim thịt nầy cũng đau
Bàn tay em yếu đuối
quờ quạng giữa trời không
như khuấy động vô cùng
cả trời đất mênh mông

Trái tim của nguyện lực của hằng hà sa số kiếp, dù ở bất cứ quốc độ nào … vẫn là tiếng nói thiết thực, thương yêu và trí tuệ vì sống còn của cả nhân loại. Không ai có quyền nhân danh bất gì để trừng phạt con người, hũy diệt loài người, chỉ trừ nghiệp lực con người tạo ra đều xáu ác. Nhân lành đem lại quả lành, nhân ác gây nên quả xấu. “ Tất cả các pháp đều do tâm tạo”.

Tiếng nói của mặt trời là ánh sáng soi rọi màn đêm tối vô minh, là tiếng Sư tử hống làm lay động tâm thưc con người, là tiếng nói đánh thức lương tâm của nhân loại, là tiếng chuông cảnh tĩnh con người, là tiếng nói đi sâu vào lòng người, là tiếng gọi của ngàn tay ngàn mắt chiếu soi, chia sẻ chân thành, là tiếng gọi trở về với chân tâm, về với chính mình.

gọi tên em là vạt nắng
long lanh trên nón bài thơ thưở nào
nắng hồng hay má em hồng
cớ sao làn gió ngập ngừng chẳng bay
theo nhau vào cõi chân không
chớ quên nguyện lực thưở em tuổi hồng
một mai đời có vô thường
em là giọt nắng rong chơi giữa đời…

Quay về với chính mình, nương tựa vào Ba ngôi báu Phật Pháp Tăng của chính mình, để sống trong chánh niệm, để chuyển hoá nghiệp ác do bởi tham sân si, mạn nghi, tà kiến đã đang gieo rắc tai uơng, khổ đau cho con người và chính khi nghe được tiếng nói của mặt trời, cơ may của nhân loại sẽ được chuyển hoá tốt đẹp.

Trong Kinh thường nói, vũ trụ nằm trong tâm của Như Lai Đại Nhật ( Vairocãna Tathagata ) và tồn tại bởi Tình yêu thương và Tuệ giác của Ngài, nếu như tình yêu và tuệ giác không có, thì bất hạnh sẽ xẫy ra. Cho nên, chính mỗi con người cần phải trở về với chính mình, lắng nghe tiếng nói mặt trời của tâm,

sống thực với trực tâm, khai triển tánh Phật có sẳn trong tâm, để đức Phật của tâm có mặt, để ánh sáng của Tuệ giác và tình thương yêu chan hoà, xoá tan màn u tối vô minh, để chuyển hoá khổ đau cho chính mình và tránh cho hành tinh của chúng ta khỏi diệt vong, tránh cho tai trời ách nước, chiến tranh, dịch bệnh v.v…Biệt nghiệp lành của mỗi người do tu tập, do thanh tịnh tâm, được nhân lên, lớn rộng ra, tràn lan, toả sáng… sẽ chuyển hoá Cộng nghiệp xấu bị vô hiệu hoá, không còn sức tác oai, phá hoại sự an vui, hạnh phúc của nhân loại. Vấn đề nầy, khi mà con người còn nhận thức và yêu thương chính mình, con người và vũ trụ sẽ làm được và người con Phật, hẵn nhiên, vì đi theo con đường của đức Từ phụ với nguyện lực làm đẹp cuộc đời, học hạnh lành do nuôi dưỡng tâm bồ đề, khi tâm bồ đề trưởng nở, càng lớn bao nhiêu thì sẽ mở rộng trái tim yêu thương, đem mắt tuệ để tiếp cận con người trong tinh thần Từ Bi Hỷ Xả và cùng chung sự An lạc và Chân Hạnh Phúc.

Xin được trích lại 12 Lời Nguyện dâng lên Đức Bồ tát Quán Thế Âm- vị Bồ tát của lòng Từ và có mặt khắp cùng các quốc độ, lắng nghe tiếng gọi của muôn loài mà hằng cứu độ, chia sẻ, ban vui. ( Bài nầy được soạn bởi Thầy Thích Tịnh Từ ).

* Mười Hai Lời Quán Nguyện Dâng Lên Đức Bồ Tát Quán thế Âm.

Thứ 1: Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống, niềm tin của mọi người, mọi loài ( I pray and vow to open my heart and find ways to protect life and faith for everyone and every living beings )

Thứ 2: Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thấu rõ gốc rễ khổ đau của kẻ khác mà tìm cách chuyển hoá, nâng đỡ và hộ trì ( I pray and vow to extend my understanding, so as to be conscious of the roots of sufferings of others, in order to find ways to transform, support and assist them)

Thứ 3: Con xin nguyện từ bỏ những tập khí tham ái, hờn giận, trách móc, để con có thể vui sống với mọi người trong gia đình và chung quanh con ( I pray and vow to restrain from greed, anger, and blame, so as to live happily with everyone in the family and those around me )

Thứ 4: Con xin nguyện cho tự thân, gia đình, thân bằng quyến thuộc con và mọi người, mọi loài được sống trong an toàn, hoà thuận và thảnh thơi . ( I pray for myself, my family, my relatives and friends, and all beings so that they will live in peace, harmony and comfort. )

Thứ 5: Con xin nguyện ngồi vững chãi để lắng nghe người khác nói năng, tâm sự. Dù cho những lời nói ấy có xúc phạm đến cá tánh của con, con nguyện không đối đáp bằng những lời thiếu từ hoà, khiếm nhã. (I pray and vow to be impartial and composed, in order to mindfully listen to expressions and feelings of others. Even if those words may harm my nature, I vow not to reply with words that lack harmony and humility.)

Thứ 6: Con xin nguyện thường xuyên trở về với hơi thở, tập dừng lại sự suy nghĩ, nói năng, để lắng nghe tiếng chuông tỉnh thức và mọi âm thanh. Con biết rằng mỗi âm thanh đều có mang thông điệp của sự yêu thương và năng lượng tuệ giác mầu nhiệm. (I pray to be mindful of my breathing, silence my thoughts and speech, so as to hear the awakening bell and each sound-wave . I know that each sound-wave carries the message of love and the wondrous energy of wisdom )

Thứ 7: Con xin nguyện cho người đau chóng lành bệnh, người già được săn sóc, người mệnh chung có đủ duyên lành sanh về cảnh giới an vui, trong sáng của đức Phật A Di Đà. ( I pray for speedy recovery of the sick, the caring for the old, and for the deceased to have the good affinity to be reborn in the land of bliss _ the realm of Amitabha Buddha .)

Thứ 8: Con xin nguyện cho kẻ nghèo đói đựơc no cơm ấm áo, kẻ tội lỗi sớm biết ăn năn, kẻ tù đày mau thoát ngục tối, kẻ tàn tật được thân tướng tốt đẹp, kẻ nghiện ngập được tỉnh cơn mê, kẻ sát nhân tự buông khí giới. ( I pray for the poor and hungry to have food and clothing, the sinful to be remorseful , the emprisoned to soon be free, the crippled to have restored features, the addicted to be rehabilitated, and the murderers to surrender their weapons. )

Thứ 9: Con xin nguyện cho mọi người và mọi loài sớm nhận ra tự tánh thương yêu, bình đẳng của nhau. Đừng ai xem nhẹ tánh mạng của ai, đừng ai vì oán thù, ganh tị, ích kỷ mà gây khổ đau cho nhau. ( I pray that all beings may soon recognize the innate nature of love and equality embedded within them. No one should undermine the life of others, and no one should cause harm to others, because of hartred, jealousy, and selfishness.)

Thứ 10: Con xin nguyện cho hành tinh xanh này, muôn đời là trái đất xinh tốt. Phương nào cũng sản sinh nhiều dòng sông tươi mát, nhiều loại dược thảo ngũ cốc, hoa trái thơm ngon để dâng hiến cho con người và muôn loài no đủ ( I pray that this blue planet, forever and ever, be a healthy and glorified world. Fresh streams will flow all directions ; fine herbals, good grains, and high-quality fruits will be plentiful to nuture mankind and all other beings)

Thứ 11: Con xin nguyện cho mọi người và mọi loài sớm thành tựu được giới đức thanh tịnh, định lực vững chãi, trí tuệ sáng suốt. ( I pray for everyone and every beings to soon achieve serenity, strength of determination, and wisdom )

Thứ 12: Con xin nguyện cho mọi người và mọi loài sớm có đầy diệu lực, ngàn tay ngàn mắt và tự tại vào ra ba cõi để cứu độ chúng sanh trong mười phương thế giới . ( I pray for everyone and every being to soon have subtle energy, thousand arms, thousand eyes, and to be at ease to move about

in the three realms, so as to deliver all beings from suffering in the ten directions of the universe .)

Và đạo Phật là như thế, như dòng sông quê hương chở phù sa bồi đắp đất lành cho tâm con người, như tấm lòng chân chất rộng lớn của mẹ, ngọt ngào hương vị trời cao đất rộng vì đứa con thương yêu của mình, chưa từng quay lưng lại trước nổi khổ đau của con, của nhân loại. Tấm lòng đó do biển lớn Từ bi và Trí tuệ nuôi dưỡng và người con Phật đang theo học hạnh lành, đều mang tấm lòng của con người luôn luôn sống vì con người trong tinh thần chia sẻ chân chất. Người con Phật chưa bao giờ quay gót trước sự bất hạnh của đồng loại, chỉ trừ chưa đủ năng lực để chuyển hoá, nhưng tâm lượng bồ để dù còn nhỏ nhoi, bé bỏng, cũng vẫn muốn đem bàn tay nắm lấy bàn tay, đem trái tim để nói cùng trái tim, đem tình người nói với tình người : chúng ta là con người, nên phải tôn trọng và thương yêu lẫn nhau, chia sẻ nhau trước những bất hạnh của cuộc đời và cùng đem lại cho nhau niềm vui ngát hương thơm của sen sáng, lòng trong, tâm tịnh..

Vẫn với tấm lòng chân chất nầy, trước sự xáo trộn của trái đất đang diễn ra ở khắp mọi nơi, và với tấm lòng nhỏ bé, chưa đầy đủ năng lực tu tập, nhưng với tâm nguyện chia sẻ để cùng lắng nghe “tiếng nói của mặt trời”, để cùng nhau tay nắm lấy tay, làm đẹp cho cuộc đời, cho con người, xin được kính tặng tất cả mọi người- dù bạn có đồng ý hay không, cũng xin nhận nơi đây một tấm lòng Tin yêu và chia sẻ.

Viết xong ngày 25.05.2011
Nhân Mùa Phật Đản lần thứ 2635

Vòng xoáy của nghiệp lực
Cư sĩ Liên Hoa

Sao lại gọi ta lúc đêm khuya về
sau thời kinh, thiền toạ
cho cơn đau nào chợt đến
gặm nhắm thân thể
có phải là trùng khơi sóng chuyển
có phải là vũ trụ chuyển mình
có phải là đất trời lên cơn giận
ta lặng im,
cơn đau dồn dập
nghe chừng hơi thở như ngưng bặt
mắt nhắm nghiền
ôm vùng bụng nóng ran
như chờ như đợi,
chia cách từng tế bào
như muốn xé thân thể vỡ ra từng mảnh
đôi tay, xin chắp lại
gọi thầm hơi thở,
niệm tên Bồ tát của lòng Từ
Nam mô Bổn tôn Quán Thế Âm Bồ tát…

Không thể đặt lưng nằm xuống giường đươc, khi cơn đau oà đến, cấu xé trên vùng bụng nóng ran. Tôi đã im lặng, nhìn thấy cái vô thường có mặt, có thể đem sinh mạng ra đi bất chợt, về một nơi chốn nào đó. Tại sao vậy? Chỉ vừa cách đây khoảng nửa giờ, tôi rất là bình thường, không một triệu chứng gì báo hiệu trước. - Đó có phải là sự chuyển đổi, không thể kiểm soát được của làn sóng sinh diệt, của sự mỏng manh của các pháp, của tuồng ảo hoá (mãya), của một kiếp người.

Người Phật tử vẫn thường quán niệm hàng ngày về sự vô thường của đời người như bọt nước, như sương buổi sớm mai, như hoa đốm giữa hư không, tồn tại, hiện hữu và mất mát trong từng sát na, huyễn mộng và không thể nắm giữ được. Nhưng khi đối diện với thực tế, với những gì đang xẫy ra, tiếp cận với và cho chính mình, quả là một trò đùa của nghiệp lực…

nếu em đếm được bước chân vô thường
trên dốc đồi của của cuộc đời
có những cơn mưa đổ xuống
tạo thành các hạt bong bóng
nhiều sắc màu thật đẹp
sẽ dễ vỡ, tan biến
hoà theo dòng nước của cuộc sống
những hơi sương buổi sáng
loãng dần trong nắng sáng
một ngày về thanh tịnh
từng lá cây lìa cành
trải dài rong rêu trên con đường
có phải đep lắm không
sự nhiệm mầu của các pháp
có mặt, chia sẻ,
cùng nhau phơi bày lời thuyết pháp
ngôn ngữ biểu hiện của chân tâm
một hơi thở
một niệm khởi lên
à, như vậy, cũng là một đời người …

- Bác sĩ hãy cho tôi biết sự thực về bệnh tình của tôi. Sống đến từng tuổi nầy, có sống thêm cũng đủ, mà đời có ngắn hơn thì cũng đã xong. Tôi là người Phật tử, nên thường quán niệm về kiếp sống ngắn ngủi, vì ai rồi cũng phải ra đi, không sớm thì muộn.

- Theo kết quả mà tôi có được, sau khi thử máu, CAT Scan, soi ruột …, và theo kinh nghiệm, anh có thể sống từ 3 đến 6 tháng, vì bệnh của anh đã qua Part 4 (giai đoạn cuối).

Tôi hơi giật mình với lời nói của Bác sĩ về kết quả nầy, dù cũng đã chuẩn bị tinh thần để đối diện, chấp nhận, nhưng chủ quan về đời sống tinh thần cũng như sự điều độ dinh dưỡng, thực tập thiền mật mỗi ngày trong nhịp sống của mình, có thể hoá giải được nhiều việc. Cho nên, nếu bệnh tình trầm trọng đến như vậy, quả là một nghiệp lực đã chin mùi, cần xuật hiện để cảnh tỉnh.

- Cám ơn Bác sĩ. Như vậy đã đủ để tôi có thể sắp xếp lại gia đình, cuộc đời và những gì liên hệ.

Người hành giả tu tập thường cầu biết trước giờ chết, nay mình chưa biết trước giờ ra đi, những cũng đã nắm được khoảng thời gian cần thiết, cho phép.

Hãy lắng lòng nghe đi em
lời xưa đã gọi
đã bao năm dong ruỗi trên cuộc đời
cũng bởi sắc, bởi thanh, bởi hương
bởi giai tầng vị xúc pháp
ta có được những gì
nhiều quá phải không
trong lòng tay huyễn mộng
một tấm lòng mở rộng
của người con Phật
như hương thơm cam lồ
đi đến trong vô thường
làm nên hương trầm thanh thoát
để cho nhau, cho cuộc đời, cho con người
trong lý tưởng đẹp của từ bi
có vị ngọt tấm lòng người con Phật
đôi mắt kia có héo mòn,
nhưng là vực sâu soi sáng của lúc soi tâm
lời kia có yếu kém
nhưng là ngôn ngữ của yêu thương
sau cơn trầm mình trong bốn nhiếp pháp
bàn tay kia có run rẩy
nhưng là cả đại dương
ngút ngàn “sắc là không, không tức là sắc”
để có những buổi sáng, chiều hôm
cảm đức Phật trong lòng
Ngài mỉm cười bao dung ư
hay là pháp để học, chiêm nghiệm
cho cuộc đời thật đẹp
khi lìa bỏ thế gian nầy
vì là người con Phật,
mang một tấm lòng
làm đẹp cho đời ....

- Con đừng khóc quá, nha con. Ba không sao đâu. Có bất cứ chuyện gì, Ba cũng chấp nhận được. Chỉ tội cho Mẹ con, sẽ gánh lấy nhiều trách nhiệm nặng nề trong cuộc sống.

Nhìn đứa con gái tốt nghiệp trong ngành y, dẫn Ba đi để khám nghiệm nhiều nơi những ngày qua, vì Mẹ đi xa. Nó tiều tụy, lo âu, tôi xoa đầu nó, cảm thấy trong lòng nhiều chua xót, nước mắt chảy dài. Không phải vì tiếc thương cho thân mạng của mình, nhưng vì cảm xúc đến tấm lòng của con, nên khuyên nhủ, mong nó chịu đựng được dù bất cứ hoàn cảnh nào xẫy ra, vì dù sao cũng là gia đình người con Phật, có thực tập tu học, thâm tín Tam bảo, tin sâu nhân quả..

Con người thường của tôi cũng có da có thịt lắm chứ, lúc nào cũng cũng sống lạc quan, yêu đời, áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống. Nay, thì da thịt bỗng đi chơi, xanh xao nhiều, người ốm nhom ốm nhách, như bộ xương cách trí, nhưng dù sao, còn giữ được nụ cười và khi cười thì cũng hãy còn có duyên, tươi mát chút chút.

Ôi cũng mới đây thôi, còn nghĩ là mình ngon lành lắm, mà bây giờ lại như thế nầy, nhìn rõ cuộc đời hơn và quán chiếu thâm sâu lời kinh Bát Nhã. Bây giờ thì cần phải sống chung hoà bình với những gì hiện hữu trong thân, mà có thể một lúc nào đó trong cuộc sống, mình vô tình hình như quên mất, vì ỷ lại vào nơi sức khoẻ của mình. Căn bệnh nầy không phải từ ngoài vào, nhưng là tiếng nói của thân như tiếng gào thét của những tế bào bắt đầu lên tiếng. Đây cũng là nghiệp lực, là thử thách và cũng là cơ hội thù thắng để thực hành thâm sâu lời Phật dạy, để chuyển hoá những khổ đau của thân tâm và cũng để chuẩn bị khi vô thường đến bất cứ lúc nào, sẽ không bỡ ngỡ, hốt hoảng, lo sợ.

Có phải em đã đến bên ta trong vô lượng kiếp
đời phong trần, ngày tháng lại đem xa
một hôm kia, nhìn lại bến năm nào
chừng như đã xa xôi từ muôn thưở
cám ơn vô thường, làm ta thức tỉnh
cám ơn cơn đau, cảm niệm được phận người
cám ơn bốn đại, có hình hài huyễn mộng
cám ơn Người, con đã tỏ đường đi...

Chúng ta đều có đủ 3 thân như đức Phật: Pháp thân, Ứng thân và Hoá thân, nhưng Ngài là bậc Đại Giác, đầy đủ Phước Trí do công năng tu hành từ vô lượng kiếp, nên khi Ứng thân hay Hoá thân trong bất cứ cảnh giới nào, cũng chỉ vì đại nguyện độ sanh.

Còn chúng ta, Ứng thân trong cuộc đời nầy đều do nghiệp lực, do nhờ chút phước báu của quá khứ, được sanh làm thân người quả là điều rất khó, nên thân ngũ uẩn của mỗi người đều khác nhau, có kẻ xấu người đẹp, người có phước, kẻ nghèo khổ v.v...dù trong tâm vẫn còn đầy dẫy tham sân si.

thất viên minh tánh tác trần lao, xuất
sanh nhập tử thọ luân hồi, dị trạng thù hình tao khổ sở, túc tư thiểu thiện sanh nhân đạo...”.

Pháp thân thì mê mờ, chưa tỏ, Ứng thân thì do nghiệp báo sai biệt và Hoá thân cũng chỉ đều vị lợi mình, vị kỷ, chưa xã bỏ vì tha nhân.

Khi chỉ thấy ta (ái ngã), thấy ta là duy nhất (ngã chấp), thấy tiếc thương thân mạng, thấy sự ngắn ngủi của đời, chúng ta sẽ khổ đau, quên đi bài học mà đức Từ Tôn thường dạy:” Đời người thật mỏng manh, hơi thở ra mà không trở lại, thì một cuộc đời đã đi qua”. Nhưng, cuộc đời rồi ai cũng phải trải qua sanh già bệnh chết, là chân lý không bao giờ sai. Không phải là trong thân thể chúng ta, mỗi giờ phút đã có biết bao nhiêu là tế bào sanh diệt, diệt sanh. Và vì ưa chuộng bề ngoài, nên trong đời sống hàng ngày, ta chỉ trau chuốt bề ngoài, đôi khi quên hẵn đi những gì tiềm ẩn bên trong cơ thể, như: tim, gan phổi thận bao tử ruột v.v.., tất cả nội tạng, cơ thể đều cần tấm lòng, từ bi, chia sẻ nuôi dưỡng và quan trọng hơn, ngay chính cái “tâm” cũng cần được sự cung cấp những chất liệu an lạc.

Nhìn rộng ra, qua dữ kiện động đất và tsunami vừa xẫy ra tại Nhật bản vừa qua, chúng ta sẽ thấy thân mạng của con người nhiều khi thật vô nghĩa, nhỏ nhoi, vô thường trước nghiệp lực. Tất cả đều biến mất trong chớp mắt, nhà cửa, sanh mạng, tài sản. Những người Nhật đã không có thời giờ để chuẩn bị trước, và không ai biết rằng cái chết đã đến. Sau đó, là tinh thần của người Nhật do ảnh hưỡng văn hoá Võ sĩ đạo, thiền Phật giáo, đã ứng xữ thật đẹp, thật xúc động...nhưng, dó chính vì những hành hoạt mà họ có được để đang “giãi hoặc nghiệp” của một quá khứ nào đó.

Dù sự việc xẫy ra cách chúng ta nhiều ngàn cây số, nhưng là cùng trên quả địa cầu, cùng một hành tinh, nên cái đau, cái khổ, bất hạnh...của người Nhật cũng là cái đau, bất hạnh của chính chúng ta, của mỗi con người, dù ai vô tâm hay mang thành kiến cách mấy đi nữa, vì thế giới nầy ngày càng biểu rõ được tinh thần của Hoa Nghiêm trong đạo Phật “Cùng nhau duyên sanh, cùng nhau duyên diệt” và từ đó, cần nuôi dưỡng tâm đại bi để thương yêu, để cùng chia sẻ. Thế giới càng ngày càng nhỏ lại, một dữ kiện xẫy ra dù bất cứ nơi đâu, chỉ một búng ngón tay, đã hiện rõ ra trước mắt, để chúng ta cảm nhận được hết là loài người cần đến tình yêu thương và chia sẻ đến như thế nào. Con người không yêu thương con người, loài người sẽ ra sao? Tự đặt ra câu hỏi, và chính chúng ta cũng cần trả lời cho môi sinh, cho sự hâm nóng toàn cầu, cho chiến tranh, cho vũ khí giết người, cho sự thiếu lương thực, nước uống của một ngày không xa và cho chính tâm bất an của nhân loại.

Cũng qua đó, tự nhiên cảm thấy những cơn đau, bất hạnh, sanh mạng của mình sao nhỏ bé quá, so sánh với nổi thồng khổ vô vàn của biết bao nhiều người đã và đang lâm nạn, không thể diễn tả hết cảm xúc, nổi lòng, cảm thông, chia sẻ.

Bồ tát Quán Thế Âm,
Bàn tay mẹ quay cuồng trong biển động
mở trời thương soi rọi cõi Ta bà
lòng từ bi chan chứa nổi vô biên
chúng sanh khổ, lòng Bồ tát yên sao đặng.

Hỡi Tuổi trẻ, Tình yêu và Lý tưởng của tôi ơi! Thế giới đang quay cuồng với bao nhiêu biến động, tâm bất an do tham sân si của con người trong cộng nghiệp đã tạo thành thế giới đầy nổi oan khiên, thống khổ, hiện diện khắp mọi nơi. Có thể chúng ta cảm thấy an ổn vì những chấn động, xáo trộn không xẫy ra ở nơi xa xôi nào đó, không liên hệ đến chúng ta, nhưng hành tinh nầy đâu phải là một khác nào đó xa lạ, để cho mỗi người có thể an ổn để sống như “ba cõi không an, giồng như nhà lữa”.

Tình yêu, Lý tưởng và Tuổi trẻ là khoảng thời gian cao đẹp nhất trong đời người và chúng ta sẽ làm gì cho chính mình, cho xã hội và cho con người? Chúng ta sẽ còn

sống bao nhiêu lâu trên cuộc đời nầy. Có ai dám chắc là mình sẽ sống đến trăm tuổi, vì nấm mồ xanh của trẻ nhỏ vẫn đầy dẫy mà ( cô phần đa thị thiếu niên thanh ).

Trong một lần lúc còn là Sinh viên, còn đang đi tìm cho mình một lý tưởng sống, vì không lẽ cuộc đời con người chỉ lo ăn, lo mặc, lo đầy đủ vật chất, danh vọng và chờ ngày ra đi trở về, thật vô lý và vô nghiã. Có một lần, tôi đến viếng thăm ngôi Chùa Kim Cương có Phật học viện Kim Cương, do Thầy Tuệ Đăng là Giám Đốc, tôi đã giật mình khi đọc đến hàng chữ “Giới Định Tuệ dung thông Âu Á học”. Tạo sao những uyên nguyên của ngôn ngữ Phật giáo nầy, lại có thể là sức mạnh, sức bật và là nền tảng để dung thông được tất cả mọi nền tảng văn hoá, triết học, xã hội học, đạo đức học v.v... của nhân loại? Câu trả lời là do chính mỗi người cần phải tiếp cận, nghiên cứu, học hỏi và áp dụng lời dạy của đức Phật. Tôi có chủ quan không?- Thưa không, vì giáo lý của đạo Phật rất cởi mở, thanh thoát, dung thông, tự tại, mà người áp dụng, thực hành khi nào thấy những điều đó đúng, có thể đem lại cho mình được an lạc..., thì đó là điều kỳ diệu của cho chính mình. Nguồn giáo lý vi diệu, siêu thoát, hiện hữu, thực tại, giản dị ...đó đến từ vị Đại giác, xuất hiện vì tình yêu thương muôn loài và vị Thầy dẫn đường để con người tìm về bến bờ An lạc, Giải thoát. Ngài không phải là Thần linh để ban phuớc, gieo hoạ hay thưởng phạt và Ngài đặt trọng tâm nơi con người là cao quí, vì nơi con người, nơi cõi Ta bà nhiều bất hạnh nầy, lại là nơi đến đi của các cõi lành, an vui hay hạnh phúc hoặc bất hạnh, khổ đau do nghiệp lực mình tạo tác. Con người là chủ vận mạng của chính mình.

Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưỡng đến mọi người tiếp cận với những an vui, tươi mát, thanh thản, giảm thiểu những bung xung, căng thẳng của đời sống đem lại, do nội lực tự sinh. Tuy nhiên, những người vì thường sống vị kỷ, chỉ biết mình, ôm ấp những sở hữu dù là vật chất hay tinh thần, cho đó là nền tảng của sự hiện hữu chính của mình, lo sợ mất, vì quan niệm những thứ đó là miên viễn, không bao giờ lìa xa, biến mất, thì sẽ khó tiếp cận với đạo Phật, nếu không chịu sửa đỗi, hoặc do vì một sự cố bất an nào đó, tự mình thức tỉnh tìm về con đường an vui nầy. Vì đạo Phật không muốn con người bi quan, chán đời, nhìn sai sự thật để mù quáng, tham chấp, rồi bị khổ đau. Cho nên, giáo lý đạo Phật cần được áp dụng, không phải để thoả mãn tri thức, kiến thức, tạo thành hý luận, nhưng là tôn giáo của sự sống hay đúng ra, cần phải sống đạo cho chính mình, mới giải thoát khỏi những triền cái, sanh diệt, vô thường. Nhìn rõ thực tại là phương pháp tối thắng, sáng suốt hơn là tham chấp, vị kỷ, và tự đánh lừa mình trong trường thiên vọng tưởng, rồi trôi lăn trong các nẻo.

Do đó, xin được nhắc lại, qua phạm trù “Giới Định Huệ” cũng nhấn mạnh đến quan điểm thực tiễn, thực tu của đạo Phật, vì theo đạo Phật, nếu không có sự chuyên tu, không kiểm soát tâm, không chuyễn hoá tâm, không nhìn rõ được các sinh diệt, vọng tưởng, không thanh tịnh hoá tâm... thì chúng ta chỉ có thể trở thành những nhà nghiên cứu, tri thức, trí thức, thông thái, đa văn, biện tài vô ngại, văn chương thi phú tràn lan ... nhưng khổ đau vẫn còn đó, phiền não, vọng tưởng điên đảo vẫn còn đầy, tham sân si vẫn có mặt... thì tất cả mọi ứng xử, giao tế, tiếp cận với chính mình hay người chung quanh, đều chỉ biểu lộ cho những ảnh hưỡng do gốc rễ của bất hạnh, khổ đau và khó thể chia sẻ cho bất cứ ai niềm an vui, an lạc.

Và tuổi trẻ mang Lý tường, Tình yêu hãy thức dậy, để suy nghiệm rằng chúng ta sẽ làm gì cho cuộc đời mình, cho xã hội và cho con người để sống đúng với lý tưởng “hoàn thiện con người để hoàn thiện xã hội, tha nhân hoặc trau dồi, thực tập, áp dụng Giới Định Huệ để chuyển hoá chính mình, để làm hiển lộ con người nhân bản của mình để làm ích lợi cho mình và người”. Cuộc đời như vậy, có phải là đẹp và đáng sống hơn không? Khi tâm ta không an, nhiều đau khổ, căng thẳng, xáo trộn ... thì chúng ta không thể chia sẻ và cho ai được những gì an vui, hạnh phúc và ngược lại, khi tâm than thản, bao dung, từ bi, hỷ xả...thì chất liệu nầy sẽ ảnh hưỡng đến mọi người chung quanh,

đem lại niềm hạnh phúc vi diệu cho mình và người và dù có ra đi, tâm vẫn an vui, thanh thoát và sống là một thực hiện sinh động cho lý tưởng toàn thiện, hạnh phúc cho mình và người trong tinh thần cao đẹp của đạo Pháp, con người. Đừng để thời gian lãng phí trôi qua trong mộng huyễn.

Những suy nghĩ được có mặt khi đang mang cơn bệnh nặng, không biết sẽ ra đi vào lúc nào, nhưng vì luôn luôn mong báo ân đức Phật, Thầy Tổ v.v... như tôi thường thưa, người con Phật làm gì cũng chỉ vì tấm lòng, nên xin được ghi lại như những lời chia sẻ chân thành, trân quí.

Xin được thành kính tri ân:

- Những Tôn đức Tăng Ni cùng quý Đạo hữu, Quý Phật tử quen hoặc không quen biết, hoặc những người âm thầm, đã vì căn bệnh của con- một chúng sanh nhỏ nhoi trên cuộc đời nầy, đã mở lòng thương cầu nguyện tại Bồ đề Đạo Tràng, cùng nhiều Tự viện, nhiều Đạo tràng ở rất nhiều nơi mở Khoá tụng Kinh Dược Sư, Thủy sám, Phổ môn ... để sám hối nghiệp chướng và cầu an cho.

- TT. Minh Tân, vị Thầy khả kính, đang Hành hương tại Bồ đề Đạo Tràng, vì được tin con bệnh nặng, có thể qua đời lúc nào không biết, đã vội vã, đổi vé máy bay sớm, để về về thăm viếng, chia sẻ, thể hiện tình Đạo, tình người rất đẹp. Thật là vô cùng cảm động va trân quí.

- Ni sự Liên Cương, vị Ni trưởng ở Việt Nam, cũng đang trong người nhiều thứ bệnh, nhưng vì lòng Từ và tình Đạo gắn bó lâu năm, cũng đã từ quê nhà qua Mỹ và đến nhà thăm viếng, cầu nguyện cùng gia đình.

- Phái đoàn Hoằng pháp từ Âu châu của HT. Như Điển, trong chuyến Hoằng pháp tại Houston, đã mang tấm lòng Từ bi muốn viếng thăm, thấy tận mặt và đã cùng chư Tăng Ni tụng Kinh cầu nguyện tại nhà. Hình ảnh sắc y vàng, chan hoà căn nhà, những tấm lòng từ bi mở rộng, lời Kinh, câu Chân ngôn, sự chú tâm cầu nguyện, một không gian thanh tịnh, tạo nên sự ấm cúng, thân thương, gần gũi, nhiều từ lực toả rộng.....quả là nét đẹp cao quí của tình Đạo, tình người.

- Quý Thầy, Quý Sư Cô, Quý Đạo hữu, Quý Công tác viên thường xuyên của Trang nhà Liên Hoa, những người cháu thân thương, những đọc giả ... đã gửi email thăm hỏi, cầu nguyện, tâm tình chia sẻ rất chân tình của ngưòi con Phật, đầy tình người ...đọc đến thật là xúc động, ấm áp ... khiến người dù đang bệnh, cũng cảm thấy khoẻ mạnh, vững tiến trên đường tâm linh. Cũng như, dù biết là Trang nhà tạm ngưng hoạt động, nhưng cho đến nay, vẫn thường xuyên nhận được rất nhiều những bài viết, nghiên cứu, thơ nhạc, y khoa ... gửi đến để chia sẻ khắp mọi người về văn hoá và học Phật, như một tấm lòng và tình thương đối với Trang chủ.

- Gia đình những người bạn, những người thân, những người quen biết hoặc mới vừa quen biết, những nhân viên ... dù bận rộn, cũng đã bỏ thời giờ quí báu đến nhà thăm viếng, tạo thành không khí ấm cúng, thân thương cho gia đình. Cũng như có rất nhiều người không đến được, dù ở gần hoặc ở phương xa, dù có quen biết hoặc không, đã gọi phone thăm hỏi, cầu nguyện.

Và cảm niệm tấm lòng:

- Đặc biệt, với Thanh ( Diệu Tịnh), là người vợ hiền và là người bạn Đạo. Đã hơn 30 năm qua, đi bên cạnh chồng dù có biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, vẫn luôn đem tấm lòng bao dung, từ bi, thương yêu, tha thứ... để cùng nhau tạo dựng gia đình, sự nghiệp, săn sóc con cái. Người mà nhiều khi tôi nghĩ là đức Bồ tát Quán Thế Âm bên cạnh.

Đang đi Hành hương tại Bồ Đề Đạo Tràng, dự trù hai tuần lễ, nhưng vừa đến nơi được 3 ngày, lại được tin chồng bị bệnh nặng, đã hũy bỏ cả lịch trình, lo lắng, nóng ruột,

tìm cách đỗi vé máy bay để về sớm, dù nơi đó thiếu thốn phương tiện đi lại, và nhiều việc bất tiện, khó khăn ... vì cứ sợ sẽ về không kịp để gặp mặt tôi lần cuối !

- Đứa con gái lớn, đi cùng Ba trong những thời gian đầu, qua các bệnh viện, phòng Khám v.v... Dù đã tốt nghiệp Y khoa và ra làm việc, nhưng vẫn còn rất là mít ướt, biết Ba bệnh mà cứ lo âu, xúc động, khóc hoài.

- Đứa con trai, khóc khi hay Ba bệnh. Mong Ba hãy ráng khoẻ, con rất thương Ba. Và mỗi tối, đều xuông phòng để bóp chân cho Ba, vì hai bắp chân rất là nhức về khuya.

nhưng, nếu có ai hỏi chúng ta
điều gì còn lại trên cõi đời nầy
khi buông xuôi đôi tay
mắt khép vào miên viễn
thì có phải chăng
đó là Tình yêu, là Tấm lòng, là sự Chia sẻ

Và còn biết bao nhiêu tấm lòng đẹp, cao quí khác nữa, âm thầm hoặc công khai, tại nhà hoặc tại các Đạo tràng, luôn hướng tâm cầu nguyện...xin cho được dâng trọn lòng thành kính tri ân........

Cám ơn Xuân có mặt
để hoa lá nở tươi
cám ơn Hạ trở về
cho lòng người ấm áp
cám ơn Thu trong trẻo
cho mát rượi tâm người
cám ơn Đông buốt giá
cho tình người gần nhau
cám ơn buổi sớm mai
nhìn nhau lòng thanh thản
cám ơn buổi chiều tàn
lòng từ vẫn nở hoa
cám ơn tình nhân loại
xin mở rộng tấm lòng
xin cho Hoà bình đến
để muôn loài an vui…

Người con Phật, dù có ra sao, cũng sống với sự chân tình, với cái tâm trong sáng, với tất cả tấm lòng... cho nên, luôn thực tập thân bệnh chứ không để cho tâm bệnh, rồi chờ đợi sự ra đi, có đến sớm hay muộn, cũng với sự thanh thản, buông xả và để tùy vào nhân duyên tan hợp, hợp tan.

Có một gì đó lắng đọng lại với ngôn ngữ của nguyên ngôn, tước bỏ những hào nhoáng của vá chắp, tô vẻ để lộ nguyên hình của Tánh không, Vô tướng và với lòng chân thành nầy, xin được kính dâng và chia sẻ.

Một buổi sáng ghi lại, cho ngày sinh nhật 21.04.
Thành phố Hương Thông (Houston, Texas)
Ngày 17.04.2011

Hương thơm của loài hoa…
Cư sĩ Liên Hoa

Rồi có một ngày nào đó
khi trên đôi vai mỏi,
oằn gánh nặng cuộc đời
qua bao nhiêu năm tháng
khi mắt nhạt nhoà, yếu kém
khi bước chân dò dẫm
trên những con đường qua lại
chân run, tay thỏng
chốn trần gian bão tố
nơi dốc đá, đèo nghiêng
nắng có hong màu tóc
mây có lùa trên má
gió rơi hoa thơm mắt
có hạnh phúc ngọt ngào
khi cơn đau mật ngọt
bàn tay bịn rịn, níu kéo
đôi tay đẩy đưa
lời nói làm chia ly
trái tim đưa sum họp
mưa có xóa tan bao nhiêu kỷ niệm đẹp
mùi hoa lá đời người
gió cát phù du,
núi mờ dĩ vãng
nhưng, nếu có ai hỏi chúng ta
điều gì còn lại trên cõi đời nầy
khi buông xuôi đôi tay
mắt khép vào miên viễn
thì có phải chăng
đó là Tình yêu, là Tấm lòng, là sự Chia sẻ
Tình yêu,
gánh bớt cho con người sức nặng của thời gian
làm dịu trái tim khi thổn thức
những bức rức, bâng khuâng
ướp vị nước mắt mặn trở thành mùi vị cam lồ
hạnh phúc nhẹ nhàng
thoảng hương thơm
của hoa, của lá, của cỏ dại, lá khô
Tấm lòng,
có cái gì đó rất là ấm áp
có gì đó, rất là thân cận
có mặt đâu đây,
không cần mời gọi
bên nhau khi đời mưa gió
gió trở thành hoa
mây biến thành ánh nắng
vũ trụ trở thành căn nhà
đầy hoa thơm, cỏ lạ
hăng hắc những tình nồng
dù có đi xa, trên vạn nẻo đường
vẫn muốn trở về
vì nơi đó, có hương mềm dịu ngọt
Sự chia sẻ,
có cần gì phải nói lời cao xa
có cần gì phải bông lung, hư ảo
có cần gì phải vân du trên cõi cao
con người,
Ôi con người, trần gian là ruột thịt
nơi đến đi của mọi cõi lành
nơi có sự chia sẻ
vì em, vì anh, vì muôn loại
bên nhau, im lặng
giây phút đó trở thành bất diệt
vì nơi vực sâu trái tim
không màu mè, hoa mỹ
vì nơi dòng máu nóng,
từng buông bỏ vọng mê
chúng ta thấy nhau
trong suốt những tâm tình chân chất
dù mỗi tiếng,
mỗi lời nói ra
chúng ta lắng nghe được tiếng sóng của hải triều
tiếng của âm thanh vi diệu
tiếng của gần gũi, êm dịu
xoá tan bao nghịch cảnh cuộc đời
dù có là sóng cuồn cuộn dâng cao
dù có là bão tố, gió lớn
nhưng làm sao có thể
xoá mất được tấm lòng
khi ước mong chia sẻ
mẹ ôm con vào lòng
con của mẹ
dù đời có ra sao
mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả cuộc đời
vì con
cha vuốt tóc con
đôi tay trao cả tình thương
với ánh mắt san sẻ
hãy bước ra đi, vì lý tưởng, tình yêu người
đứa bé cắp sách đến trường
học những tinh hoa, ôm đòi lấy tình thương
giữa bao lớp sóng phế hưng
bao thế hệ vì tình yêu tiếp nối
tình yêu đất nước, con người, nòi giống
nuôi lớn lên từ tình yêu, tấm lòng và sự chia sẻ
những người nghèo tìm ngày hai bữa sống
vì con, vì vợ, vì chồng
dù gian nan, dù khốn khổ
vẫn vui tươi khi nhìn bước chân chai sạn
mài hạt cát lăn tròn nhẵn nhụi
bằng lòng nằm im trước sóng gió
giúp đời, có những nụ hoa nở đẹp
trên gương mặt người thân thương
bát cơm đạm bạc trở thành hạt ngọc
hạt ngọc tình yêu
nuôi dưỡng sức sống hạnh phúc
tình yêu trai gái
tình yêu vợ chồng
có muôn lời muốn nói
có bao nhiêu tâm tình muốn trao
vì đường đời hiu quạnh
vì mọi góc ngả chập chùng
nếu ánh mắt nhìn nhau
cạn khô màu sắc
nếu đôi môi im lặng, nứt nẻ
bàn tay nắm lấy nhau hời hợt
trái tim không còn thổn thức chia sẻ
vô tình, không thấy nhau
như mỗi ngày mới, có lòng hy sinh
màu sắc hoa sẽ héo tàn theo dấu thời gian
nơi bóng râm hiu quạnh, lạnh lẽo, giá buốt
người phu quét đường
đứa bé đi bán vé số dạo
những đứa trẻ mồ côi
thiếu tình thương ruột thịt
những người kiếm ăn vất vả
người lang thang trên mọi nẻo đường
những cô gái bán hoa, bán thân xác
dù đời mỉa mai, tủi nhục, cay đắng
nhưng trong góc tối cuộc đời
một hôm nào đó
ngồi lặng yên, nhìn lại đời trôi
nước mắt có chảy dài
vì trong bao vinh nhục
vẫn còn nhớ đến ánh mắt,
vì trong bao nổi chua xót
vẫn vang lời thương chia sẻ của một ai đó
không vì hào nhoáng, không vì kiêu sa
không vì đồng tiền vung ra
tìm vui thoáng chốc
nhưng vì tình yêu của con người
đượm tấm lòng chân chất
người mang kiến thức trao truyền
nào phải chỉ là cho tri thức,
hay sự hiểu biết bên ngoài
mảnh bằng có thể tạo nên địa vị
danh vọng có thể đem lại giàu sang, phú quí
kiến thức có thể trở thành thông thái
nhưng không có tình yêu,
không hiểu đến nguồn cội của trái tim
cảm thông, tấm lòng, chia sẻ
chúng ta sẽ trở thành người nơi hoang đảo
sống đơn độc, đìu hiu
dù đi bên cạnh con người
nhưng hình ảnh người lại không có trong trái tim
sự đau khổ khi đối diện vô thường
những bất hạnh không biết đường giải thích
chốn nào là nhân, nơi nào là quả
nếu tất cả là sự sắp đặt sẵn
dù là của Thần linh, dù là bất cứ ai
có phải đó là nguồn cội của bất công,
thiếu tình yêu, cạn vắt tấm lòng
loài người tìm đến tôn giáo
nơi suối nguồn yêu thương, hạnh phúc
mong tìm lấy bình an trong cuộc sống
để tình yêu được nầy nở
tấm lòng được nhân rộng
sự sẻ chia được lan toả khắp mọi phương trời
nhà truyền giáo dấn thân trong cuộc đời
vì sự khổ đau, bất hạnh của con người
chỉ rõ đường mê, nẻo chánh đi về
đóng cửa vọng mê
đem những gì có thể chia sẻ
dù là vật thực, dù là tuệ giác, dù là tâm linh
nhưng nơi đó chứa đựng tình thương con người
vì cùng là thân phận con người
không phải chỉ vì lòng kiêu hãnh
không phải vì lý tưởng ích kỷ, kiêu vọng
không phải vì vị kỷ tâm linh
vì loài người cần tình yêu chân thành, nhân bản
vì loài người cần tấm lòng bao dung, chia sẻ
con người không cần tôn giáo
khi tôn giáo là mầm mống của bất công
vắng bóng tình người,
con người không cần đến tôn giáo
khi tôn giáo gây ra chiến tranh, tạo ra cuồng tín
con người không cần tôn giáo
khi tôn giáo đưa đến sự nô lệ Thần quyền
con người không cần đến tôn giáo
khi tôn giáo mang đầy âm mưu, tính toán
tạo nên những cuộc vong thân, chia rẻ
đầy những tham sân si, tàn bạo
ẩn tàng dục vọng, xâm chiếm, chiến tranh
con người không đến tôn giáo
khi tôn giáo
là nguyên nhân của sự tàn hoại văn hoá, nhân tâm
con người cần tôn giáo
chỉ vì nơi đó là tình thương, là tuệ giác
nơi đó con người tìm lại chính mình
bỏ vọng, thấy rõ con người chân thật, nhân bản
nơi đó, con người
có đầy đủ phẩm chất thành người tĩnh thức
nhận thức được
vũ trụ nầy đều do duyên sinh, duyên diệt
con người là người sáng tạo
để đem tình yêu, tấm lòng và sự chia sẻ
đến với đồng loại, đến với các loài
làm màu mỡ, đẹp cho hành tinh xanh nầy
chỉ còn lại là Tình yêu, là tấm lòng và sự chia sẻ
vì khổ đau đã kinh qua
vì bất hạnh đã từng trải
vì nước mắt đã từng rơi
vì sự vong thân đã đến tận cùng
nên phải trở về
phải trở về nơi suốc nguồn tươi mát, dịu êm
thấy trên gương mặt nhau
ánh trăng vàng chiếu soi, mát rượi
của tình thân, của cái nắm tay nhau gần gũi
thấy trên đôi mắt của nhau
có ánh nắng mặt trời của tuệ giác
nhìn rõ nguồn cội khổ đau,
để cùng chia sẻ, vì tất cả tấm lòng,
vì tất cả chỉ còn là tình yêu
phải không ?
Xin được dâng tất cả tâm tình vừa được quán chiếu,
nhìn lại tâm, và ghi chép lại trong sự xúc động…
Ngày Valentine 14.02.2011
lúc 5 giờ chiều

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2013(Xem: 12722)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
30/10/2013(Xem: 39462)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
30/10/2013(Xem: 8481)
Một nữ doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc, nổi tiếng vì sở hữu nhiều ngôi nhà đẹp, từng có nhiều bài viết sắc sảo về kinh doanh. Thời gian gần đây chị “từ bỏ cuộc chơi” để tìm về với Phật pháp và chọn Huế là nơi chốn dừng chân của mình. Trong một thời gian ngắn từ 2010 đến nay, chị đã xây dựng ở Huế ba công trình từ thiện và nổi bật là Cát Tường Quân với kiến trúc độc đáo và thanh tịnh đang trở thành điểm đến của du khách mỗi khi dừng chân ở Huế.
29/10/2013(Xem: 12604)
Trong lá thư này, Lạt Ma Zopa Rinpoche trả lời cho một sinh viên học lâu năm với Ngài, một người đã viết thư để cảm ơn Ngài đã “cầu nguyện, dạy dỗ và che chở” trong nhiều năm qua. Người sinh viên xin được giấu tên hiện đang chăm sóc cho Mẹ đang chịu nhiều đau đớn về thể xác sau khi bị hàng loạt những cơn đột quỵ. Như là một phương pháp để đương đầu với những khó khăn khi chăm sóc, người sinh viên đã tưởng tượng như đang chăm sóc cho Ngài Zopa Rinpoche khi chăm sóc cho Mẹ cô.
26/10/2013(Xem: 63056)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
24/10/2013(Xem: 13315)
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
23/10/2013(Xem: 10100)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm. Nếu nói về muôn loài trên thế gian, con người là sinh vật cao cấp sống bằng “tình cảm” vì có hiểu biết, suy nghĩ, nói năng, nhận thức và làm được nhiều việc đóng góp lợi ích thiết thực trong bầu vũ trụ bao la này.
19/10/2013(Xem: 8536)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12438)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 8317)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]