Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đánh Giá Đúng Sự Ân Cần

21/02/201204:05(Xem: 11071)
Đánh Giá Đúng Sự Ân Cần
Dalai_Lama (51)
ĐÁNH GIÁ ĐÚNG SỰ ÂN CẦN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 23/12/2011

Khi con đói và khát, bà cho con thức ăn và uống,
khi con lạnh, là áo quần;
khi con không có gì, bà cho con mọi thứ đánggiá.
-Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim[1]

***

Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bốvẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạpnhư thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưngphương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bảnđến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ralòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.

Trong bước thứ hai này chúng ta quán chiếu trên sự ân cần mà những người khác ban cho chúng ta một cách cá nhân khi qua dòng diễn biến của những kiếp sống, họ đã làcha mẹ chúng ta và ta là một đứa con. Ápdụng sự quán chiếu này đến mỗi lần chạm trán, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả chúng sinh đã biểu lộ lòng ân cần một cách bình đẳng đến chúng ta hoặc là trongkiếp sống này hay trong những kiếp sống khác.

Thiền quán

Trong bước trước, chúng ta quán tưởng và nhận ra những người khác như những thân hữu của chúng ta, và bây giờ có thể trở nên chính niệm về lòng ân cần của họ khi họlà những thân hữu bậc nhất của chúng ta. Một lần nữa, có thể dễ dàng nhất cho chúng ta bắt đầu với chính bà mẹ củachúng ta trong kiếp sống này, vì bà hầu như là người nuôi dưỡng chính yếu củachúng ta. Nhưng nếu bà ta không làm thế,hay nếu mối quan hệ của chúng ta phức tạp, hãy liên hệ đến bất cứ người nào có công nhất trong việc làm cho chúng ta trưởng thành trong kiếp sống này như một biểu tượng để quán chiếu, quy vào sự thiền tập theo đây như thích đáng:

1-Quán tưởng bà mẹ của hành giả hay người nuôi dưỡng chính, một cách sinh động trước mặt hành giả.

2-Nghĩ:

Người này đã là bà mẹ của tôi nhiều lầnqua sự tương tục của các kiếp sống. Thậmchí chỉ trong kiếp sống này, bà đã ban cho tôi một thân thể đã hổ trợ một đời sốngtriển vọng mà qua nó tôi có thể tiến triển tâm linh. Bà đã mang tôi trong bào thai của bà trongchín tháng, trong thời gian mà bà không thể ăn ở như bà mong ước nhưng phải chúý một cách đặc biệt đến gánh nặng mà bà mang trong thân thể của bà, làm thân thểbà nặng nề và khó khăn di chuyển. Mặc dùnhững cử động của tôi sẽ làm cho bà đau đớn, nhưng bà vui sướng với những điều ấy,nghĩ đứa con của bà mạnh khỏe như thế nào, hơn là trở nên giận dổi và chú ý vớisự đau đớn ấy. Cảm giác thân tình và yêumến của bà là to lớn.

Hãydừng lại một lúc với tư tưởng này, cảm nhận sự tác động của nó.

3-Làm sâu sắc hơn việc đánh giá của chúng ta bằng việc lưu ý đến những chi tiết:

Trong khi sinh nở, bà đã khổ sở vô cùng,và sau đó, bà liên tục quan tâm với lợi ích của tôi, tự hỏi tôi đã sống như thếnào, coi trọng đứa trẻ sinh ra từ thân thể của bà cao hơn bất thứ gì khác. Sau này, bà đã chịu đựng tôi trong cung cáchtuyệt hảo nhất mà bà có thể biểu hiện. Bà rửa sạch phân của tôi và chùi mũi cho tôi. Bà đã cho tôi sữa của chính bà và không bựcmình khi tôi cắn vú bà. Ngay cả khi bà bịphiền hà với những việc như thế, cảm giác âu yếm của bà đối với tôi là tột cùngtrong tâm tư bà. Cách này không chỉtrong một ngày, một tuần, một tháng, mà từ năm này sang năm nọ, trái lại đối vớihầu hết những người chăm sóc trẻ con trong một hay hai giờ sẽ bị quấy rầy.

Nếuchúng ta đang sử dụng một kiểu mẫu khác hơn bà mẹ của chúng ta, hãy nhớ lại nhữngchi tiết về sự tử tế này của họ mà họ đã dành cho ta.

4-Nhận thức rõ chúng ta đã lệ thuộc như thế nào:

Nếu bà đã rời tôi ngay cả trong một giờhay hai giờ, tôi đã có thể chết. Qua sựân cần tử tế của bà trong việc nuôi nấngtôi với thực phẩm và áo quần tuyệt nhất tùy theo khả năng của bà, đời sống quýgiá này với một thân thể vật lý làm cho tiến trình tâm linh có thể duy trì được.

Cảmkích sự ân cần tử tế mà chúng ta đã đón nhận. Khi chúng ta lưu tâm một cách cẩn thận sự ân cần của bà trong những cáchnày, không có cách nào không xúc động.

5-Gia tăng phạm vi sự cảm kích của chúng ta đến những kiếp sống khác:

Bà đã tử tế không chỉ trong kiếp sốngnày mà thôi nhưng cũng trong những kiếp sống khác như một con người hay như mộtcon vật, vì hầu hết thú vật chăm sóc con cái của chúng trong những cách tương tự.

Hãyđể sự tác động của nhận thức mới này thâm nhập, và không vội vả vào giai đoạn kếtiếp nếu như điều này chỉ là một bài tập nông cạn [chưa được sâu sắc].

6-Đã thấu hiểu lòng ân cần của người nuôi dưỡng chính trong kiếp sống này, hãy mởrộng điều này cảm nhận sự thấu hiểu một cách dần dần đến những người thân hữukhác. Nghĩ về việc họ đã là bà mẹ của tahay những người thân hữu tốt nhất, họ đã bảo vệ chúng ta với lòng ân cần totát, giống như người nuôi dưỡng chính yếu của ta đã làm. Quán chiếu một cách chậm rãi và thận trọng vềsự ân cần của họ, bắt đầu với người thân hữu nhất kế tiếp và lưu tâm như chúngta đã làm ở trên:

Conngười này đã là mẹ tôi trong nhiều lần trong sự tương tục của đời sống. Ngay cả trong kiếp sống này, bà đã ban chotôi một thân thể đã hổ trợ một đời sống thịnh vượng qua đó mà tôi có thể tiếnhành quá trình tâm linh. Bà đã mang tôichín tháng trong thân bà, trong thời gian mà bà không thể cư xử như bà mong muốnnhưng phải lưu tâm một cách đặc biệt đến gánh nặng mà bà mang trong thân thể,làm cho thân thể bà nặng nề và khó khăn chuyển động. Mặc dù, chuyển động của tôi có thể làm bà đauđớn, nhưng bà lấy đó làm vui, nghĩ đứa con của bà khỏe mạnh như thế nào, thayvì trở nên giận hờn và tập trung trên sự đau đớn của bà. Cảm nhận thân thương và yêu mến của bà là tolớn.

Trụlại một lúc với tư tưởng này, cảm nhận tác động của nó. Sau đó, làm sâu sắc hơn sự cảm kích của chúngta bằng việc lưu tâm đến những chi tiết:

Trongkhi sinh nở, bà đã khổ đau vô cùng, và sau đó bà liên tục quan tâm với lợi íchcủa tôi, tự hỏi tôi dã sống như thế nào, đánh giá đứa con của bà cao hơn bất cứthứ gì khác. Sau này, bà đã nuôi dưỡngtôi trong cách tốt đẹp nhất mà bà có thể.

Bà rửa sạch phân của tôi và chùi mũi chotôi. Bà đã cho tôi sữa của chính bà vàkhông bực mình khi tôi cắn vú bà. Ngay cảkhi bà bị phiền hà với những việc như thế, cảm giác âu yếm của bà đối với tôi làtột cùng trong tâm tư bà. Cách này khôngchỉ trong một ngày, một tuần, một tháng, mà từ năm này sang năm nọ, trái lại đốivới hầu hết những người chăm sóc trẻ con trong một hay hai giờ sẽ bị quấy rầy.

Nhậnra vấn đề chúng ta lệ thuộc như thế nào, cảm kích sự ân cần của người khi ngườiấy là mẹ hay người nuôi dưỡng chính của chúng ta.

Nếu bà đã rời tôi ngay cả trong một giờhay hai giờ, tôi đã có thể chết. Qua sựân cần tử tế của bà trong việc nuôi nấngtôi với thực phẩm và áo quần tuyệt nhất tùy theo khả năng của bà, đời sống quýgiá này với một thân thể vật lý làm cho tiến trình tâm linh có thể duy trì được.

Cảmthấy sự tác động của về cái nhìn con người này như đã từng ân cần tử tế trongnhững cách này. Rồi thì gia tăng phạm visự cảm kích của chúng ta trong những kiếp sống khác.

Điều này đúng không chỉ trong kiếp sốngnày mà cũng trong những kiếp sống khác như một con người và như một con vật, vìhầu hết thú vật cũng chăm sóc con cái của chúng trong những cách tương tự.

Trụvới những cảm nhận này, và đánh giá đúng sự nâng cao thái độ tích cực của chúngta đối với người ấy.

7- Khi năng lực của sự quán chiếu này đã được cảmnhận, di chuyển đến người thân hữu kế tiếp, thiền quán trong cùng thái độ, chậmrãi quan tâm đến tất cả những người thân hữu của chúng ta.

Những Người Trung Tính(không thù không thân)

Rồithì quan tâm đến một người trung tính, một người nào đấy không giúp ích cũngkhông tổn hại cho ta trong kiếp sống này - ngay cả một người nào đấy chúng tathấy trong một tấm hình, về ai đấy chúng ta chỉ biết chút ít hay không biết gìcả - trong cùng cách (bắt đầu với phần 6 phía trước trang ...). Khi chúng ta đã làm như thế, trụ lại với nhậnthức đã thay đổi này, cho phép những cảm nhận ấm áp này lớn lên. Sau đó, từng phần một quan tâm đến những ngườitrung tính khác cho đến khi thái độ tích cực bao quát tất cả họ.

Những Kẻ Thù

Bâygiờ chúng ta đến phần khó khăn nhất. Đã quen với việc lưu tâm đến những ngườithân hữu và những người trung tính cách này, chúng ta đã sẳn sàng quán chiếu trênnhững người đã làm tổn hại một cách cố ý hay không cố ý chúng ta và những ngườithân hữu của chúng ta trong kiếp sống này. Với những người thân hữu và những người trung tính, chúng ta biết cảm nhậnnhư thế nào trong việc thay đổi quan điểm của chúng ta trong một phương hướngtích cực hơn, là điều làm cho chúng ta dễ dàng hơn để bảo đảm việc thiền tập củachúng ta không trở thành chỉ là những ngôn ngữ suông mà thôi, bây giờ chúng tađang quan tâm đến những ai đã làm tổn hại chúng ta.

Quántưởng một người thù rõ ràng ngay trước mặt chúng ta, hãy cảm nhận sự hiện diệncủa người này và nghĩ:

Thứ nhất:Con người này đã là mẹ tôi nhiều lầntrong sự tương tục của đời sống. Ngay cảtrong kiếp sống này bà đã ban cho tôi một thân thể đã hổ trợ cho một đời sốngquý giá mà qua đó tôi có thể phát triển tâm linh. Bà đã mang tôi trong bụng bà trong chíntháng, mà trong thời gian ấy bà không thể cử xử như bà muốn mà phải chú ý đặcbiệt đến gánh nặng mà bà đang mang trong thân thể, làm cho bà nặng nề và khókhăn cử động. Ngay cả sự chuyển động củatôi cũng làm bà đau đớn, nhưng bà đã vui mừng vì đó, nghĩ đứa con của bà khỏe mạnhnhư thế nào, hơn là trở nên giận dữ và tập trung trên sự đau đớn của bà. Cảm nhận thân thương và yêu mến của bà là to tát.

Thứ hai:Trong khi sinh nở, bà khổ sở vô cùng, và sauđó bà liên tục quan tâm đến lợi ích của tôi, tự hỏi tôi đã sống như thế nào,đánh giá đứa con sinh ra từ thân thể của chính bà cao hơn bất cứ điều gìkhác. Sau này, bà đã chịu đựng tôi trongmột cung cách tuyệt hảo nhất mà bà có thể.

Bà rửa sạch phân của tôi và chùi mũi chotôi. Bà đã cho tôi sữa của chính bà vàkhông bực mình khi tôi cắn vú bà. Ngay cảkhi bà bị phiền hà với những việc như thế, cảm giác âu yếm của bà đối với tôilà tột cùng trong tâm tư bà. Cách nàykhông chỉ trong một ngày, một tuần, một tháng, mà từ năm này sang năm nọ, tráilại đối với hầu hết những người chăm sóc trẻ con trong một hay hai giờ sẽ bị quấyrầy.

Thứ ba:Nếu bà đã rời tôi ngay cả trong một giờhay hai giờ, tôi đã có thể chết. Qua sựân cần tử tế của bà trong việc nuôi nấngtôi với thực phẩm và áo quần tuyệt nhất tùy theo khả năng của bà, đời sống quýgiá này với một thân thể vật lý làm cho tiến trình tâm linh có thể duy trì được.

Thứ tư:Điềunày đúng không chỉ trong kiếp sống này mà cũng trong những kiếp sống khác như mộtcon người và như một con vật, vì hầu hết thú vật cũng chăm sóc con cái củachúng trong những cách tương tự.

Kết luận:Do thế, mặc dù con người này hiện hữu đếnvới tôi trong kiếp sống này như một kẻ thù tìm cách làm tổn hại thân thể và tâmhồn tôi, trong những kiếp sống quá khứ bà là người thân hữu nhất của tôi, bà mẹcủa tôi, hy sinh thân thể và tâm hồn của chính bà cho tôi. Những lần bà đã làm như thế là vô số.

Bằngviệc thiền quán trong thái độ này, có thể xác định ngay cả một kẻ thù như vàolúc nào đó đã là người nuôi dưỡng của chúng ta và đã cực kỳ tử tế ân cần. Hãy mở rộng sự thấu hiểu này đến những kẻ thùkhác từng người một trong cùng phương pháp. Lưu tâm mỗi người trong một thời gian tối đa cho đến khi cảm giác củachúng ta giống như ta dành cho người nuôi dưỡng gần gũi nhất của chính ta. Vì không có sự khác biệt cho dù một người đãtử tế đến ta mới đây hay lúc trước, hãy quyết định rằng tất cả chúng sinh đã âncần tương tự như vậy đối với chúng ta qua phạm vi của nhiều kiếp sống.

Sựthay đổi quan điểm về những mối quan hệ của chúng ta như vậy với những ngườikhác cho đời sống của chúng ta một ý nghĩa mới. Thiền quán trong cách này là đáng giá suốt cả cuộc đời mến yêu. Cuối cùng, những gì chúng ta đã thiền quán sẽphát sinh một cách tự phát.

KỶTHUẬT HỔ TRỢ ĐỂ TRỞ NÊN TỈNH THỨC VỀ LÒNG ÂN CẦN VÔ TƯ

Đểlàm sâu sắc thái độ của chúng ta đối với mọi người, thật hữu ích để quán chiếutrên lòng ân cần vô tư của những ai dã cung ứng vật phẩm và phục vụ mà không nhấtthiết biết về tên tuổi hay mặt mũi của ai mà họ đã phụng sự. Chúng ta sống trong sự phụ thuộc đối với nhữngngười không có một động cơ đặc biệt để giúp chúng ta.

Khichúng ta muốn mưa và trời mưa, chúng ta cảm kích mặc dù không có động cơ thúc đẩyvề phần của cơn mưa để giúp chúng ta. Cũng thế, nếu chúng ta muốn có những cây to để lang thang trong ấy,chúng ta vui vẻ để có sự lớn mạnh ấy và hiểu rõ giá trị của nó mặc dù sự sừng sửngcủa các cây cối tự nó không có mục đích để phục vụ. Tương tự thế, chúng sinh cung ứng những sự cầnthiết cho đời sống của chúng ta; tất cả đang giúp chúng ta một cách đặc biệt màkhông hề biết chúng ta một cách đặc thù như thế nào. Trong kiếp sống này, có quá nhiều điều kiệnthuận tiện mà chúng ta hưởng thụ - những tòa nhà, đường xá, xinh đẹp, v.v... -được hình thành bởi những người khác. Như chúng ta thấy, hàng nghìn con người trong kiếp sống này, những ngườichúng ta có thể không bao giờ gặp gở, đang biểu lộ lòng ân cần đến chúng ta.

Đâylà một số đề mục quán chiếu kiểu mẫu:

1-Nghĩ về tất cả thực phẩm trong một siêu thị và tất cả những người liên hệ trongviệc làm cho nó sẳn sàng - từ những người nông dân đến những người lái xe tải đếnnhững người đã đặt chúng trên các kệ hàng.

2- Nhậnthức rằng ngay cả một ly nước cũng lệ thuộc trên một mối quan hệ rộng rãi vớinhững con người.

3-Quán chiếu rằng tất cả những điều kiện thuận tiện mà chúng ta sử dụng - nhữngtòa nhà, đường xá, v.v.... - được sản xuất bởi những người khác.

Cungcấp những sự phục vụ là một hình thức của tử tế ân cần, của việc nuôi dưỡng bấtchấp động cơ có thể là gì. Khi chúng tatrải nghiệm mối quan hệ ân cần này trong một cung cách sâu xa, thì chúng ta trởnên có thể mở rộng sự cảm kích này thậm chí đến những kẻ thù của chúng ta.

Bao Gồm Những Kẻ Thù

Hầuhết những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta được phát sinh trong sự tiếp hợp vớinhững người khác. Như tôi sẽ giải thíchtrong chương sau cùng, sự thực tập những đức tính tốt như việc cho là lệ thuộcgần như toàn bộ trên những chúng sinh khác. Tương tự thế, việc lựa chọn để từ bỏ những hành vi tổn hại như giết hạivà trộm cướp gần như được hoàn thành trong mối liên hệ đến những chúngsinh khác.

Hậuquả tệ hại nhất của việc không chính niệm về sự ân cần vô tư của người kháctrong quan điểm khi chúng ta xem họ như những kẻ thù. Không có những kẻ thù, chúng ta không thể hoàn toàn dấn thân trong việc thực tập nhẫnnhục - tha thứ và nhường nhịn. Chúng tacần những kẻ thù, và nên cảm kích họ. Từquan điểm của việc rèn luyện trong lòng vị tha, một kẻ thù thật sự là một vịguru, giáo viên, chỉ một kẻ thù mới có thể dạy chúng ta lòng khoan thứ và chịuđựng. Một kẻ thù là một vị thầy tuyệt nhấtvề lòng vị tha, và vì lý do ấy, thay vì thù hận, chúng ta phải tôn trọng vị ấy.

Chúngta đã học rằng không nhất thiết với người nào đó có một động cơ tốt đẹp đối vớichúng ta nhằm để cho chúng ta tôn trọng và yêu mến con người đó. Thí dụ, chúng ta tìm kiếm việc làm nhẹ bớt khổđau, và mặc dù việc làm khuây khỏa đau khổ tự nó không có bất cứ mục đích nào cả,nhưng chúng ta yêu mến, hiểu rõ, và tôn trọng nó một cách cao độ. Sự hiện diện hay vắng mặt động cơ không làmnên sự khác biệt trong dạng thức của điều gì đó hay người nào đấy có thể hữuích trong việc tích tập những năng lực tích cực hay không cho việc định hìnhtương lai, là những gì Đạo Phật gọi là "phước đức". Chỉ trong mối quan hệ với những ai mong ướcchúng ta bị tổn hại - những kẻ thù - mà chúng ta mới có thể thật sự trau dồi đạođức xứng đáng cao độ của nhẫn nhục. Do vậy,kẻ thù thật sự là cần thiết. Không có nhẫnnhục, chúng ta không thể phát triển từ ái và bi mẫn chân thật bởi vì chúng talà đối tượng của tình trạng bị chọc tức.

Lòngtừ ái và bi mẫn thật sự mở rộng ngay cả đến những ai mà động cơ của họ là làm tổnhại chúng ta. Hãy cố gắng để tưởng tượngrằng những kẻ thù nổi cơn giận dữ có chủ tâm nhằm để giúp chúng ta tích tập phướcđức. Nếu đời sống chúng ta diễn tiến mộtcách quá dễ dàng, chúng ta sẽ trở nên mềm yếu. Những hoàn cảnh tai họa giúp chúng ta phát triển sức mạnh nội tại, lòngcan trường để đối diện với chúng mà không đổ gãy xúc cảm. Ai sẽ dạy điều này? Không phải bạn bè thân hữu chúng ta mà là nhữngkẻ thù của chúng ta.

Thiền Quán

Đâylà việc làm mở rộng phạm vi cảm kích kể cả những kẻ thù:

1- Quán chiếu rằngnhằm để cho chúng ta trở nên giác ngộ, việc thực tập nhẫn nhục là cần yếu.

2- Hãy thấy rằngnhằm để thực tập nhẫn nhục, chúng ta cần một kẻ thù.

3- Hãy thấu hiểurằng trong cách này, những kẻ thù là rất đáng giá cho những cơ hội mà họ cung ứng.

4- Hãy quyết địnhrằng thay vì nổi giận với những ai ngăn trở mong ước của chúng ta, thì chúng tahãy đáp ứng một cách nội tâm với lòng biết ơn.

Điềunày rất khó khăn nhưng rất xứng đáng. Quan tâm đến vấn đề một cách sâu xa hơn, và chúng ta sẽ thấy rằng ngay cảnhững kẻ thù nặng ký, những người có xu hướng làm tổn hại chúng ta cũng mở lòngân cần rộng lớn đến chúng ta. Chỉ khi đốidiện với hành động của những kẻ thù chúng ta mới có thể thật sự thấy sức mạnh nộitại.

Trongcuộc đời của chính tôi, các thời điểm khó khăn nhất là những lúc thu thập lớnnhất trong kiến thức và kinh nghiệm. Quamột thời điểm khó khăn chúng ta có thể học hỏi để phát triển sức mạnh nội tại,quyết tâm, và can đảm để đối diện rắc rối. Nếu chúng ta trở nên mất nhuệ khí, đó thật sự là thất bại, chúng ta đãđánh mất một cơ hội đáng giá để phát triển. Để duy trì quyết tâm tự nó là một thắng lợi. Trong một thời điểm khókhăn, chúng ta có thể đến gần hơn với thực tại, để lột trần tất cả những kỳ vọng. Khi mọi việc diễn tiến trơn tru, đời sống cóthể trở nên dễ dàng như một buổi lễ chính thức trong nghi lễ của nó, như chúng ta nói như thế nào và chúng ta nói nhưthế nào, là quan trọng hơn nội dung. Nhưng vào lúc khủng hoảng, những thứ này là vô nghĩa - chúng ta phải đốiphó với thực tế và trở nên thực tiển hơn.

Nhữngkẻ thù cho chúng ta các cơ hội này. Cũngthế, khi chúng ta nghĩ trong những dạng thức của sự thực hành nhẫn nhục, một kẻthù là người hổ trợ rộng lượng nhất. Quaviệc trau dồi nhẫn nhục, công đức chúng ta tăng trưởng; vì vậy, kẻ thù là nhữngngười khởi xướng việc phát triển tâm linh.

HỌC HỎI TỪ THẢMHỌA

Nếuthấy rằng một tình cảnh hay một người nào đó sắp làm cho chúng ta đau khổ, thậtquan trọng để tiến hành trong những kỷ năng để tránh nó; nhưng một khi khổ đauđã bắt đầu, không nên đón nhận như một gánh nặng mà như điều gì đó hổ trợ chúngta. Chịu đựng những đau khổ nho nhỏtrong kiếp sống này có thể tịnh hóa nghiệp chướng của nhiều hành động xấu ác đãtích tập trong những kiếp trước. Tiếp nhậnquan điểm này sẽ giúp chúng ta thấy những bất hạnh của cõi luân hồi, và cànglàm điều này chúng ta sẽ càng không thích dấn thân trong những hành vi phi đạođức. Khó khăn cũng giúp chúng ta thấy nhữnglợi lạc của giải thoát. Thêm nữa, qua nhữngkinh nghiệm của chúng ta về khổ đau, chúng ta sẽ có thể thông cảm với nổi đau củakẻ khác và phát sinh nguyện ước để làm điều gì đó cho họ. Do vậy, được thấy trong cách này, khổ đau cóthể cung cấp một cơ hội cho việc thực hành nhiều hơn và suy nghĩ nhiềuhơn.

Theoquan điểm này, kẻ thù là những vị thầy của sức mạnh, can đảm, và quyết định nộitại. Điều này không có nghĩa là chúng ta nhượng bộ những ai làm tổnhại mình. Tùy thuộc vào thái độ của kẻthù, chúng ta có thể phải tự vệ một cách mạnh mẽ, nhưng sâu trong đáy lòng hãycố gắng duy trì sự tĩnh lặng của chính mình bằng việc nhận ra rằng, giống nhưchúng ta, kẻ ấy là một con người cũng muốn hạnh phúc và không muốn khổđau. Thật khó để tin, nhưng dần dà,chúng ta có thể khai triển một thái độ như vậy. Dưới đây là việc thực hành điều ấy như thế nào:

Quan tâm đến cáigọi là kẻ thù. Bởi vì tâm thức của ngườinày không được thuần hóa, người ấy tiến hành trong những hành vi để đem sự tổnthương đến cho chúng ta. Nếu sân giận -mong ước làm tổn hại - ở trong bản chất của người này, thì nó không thể bịthay đổi trong bất cứ cách nào, nhưngnhư chúng ta đã thấy, thù ghét không tồn tại trong bản chất của một người. Và ngay cả nếu bản chất của con người là thùghét, thế thì giống như chúng ta không thể nổi giận với ngọn lửa cháy trên tayta (chính bản chất của lửa là đốt cháy), vì thế chúng ta không nên nổi giận vớimột người biểu lộ bản chất của họ. Điều này nói rằng, thù ghét thật sự thuộc ngoạibiên hay thứ yếu đối với bản chất con người. Vì vậy, giống như khi một đám mây che phủ mặt trời, chúng ta không nổigiận với mặt trời, vì thế chúng ta không nên nổi giận với cái gọi là kẻ thù,nhưng thay vì thế hãy để cảm xúc phiền não của người ấy chịu trách nhiệm.

Chính chúng tađôi khi hành động trong thái độ xấu, không phải thế chứ? Tuy thế, hầu hết chúngta không nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn tệ hại. Chúng ta nên nhìn vào người khác cùng cách như vậy. Kẻ thật sự gây ra rắc rối không phải con người,mà chính là cảm xúc phiền não của người ấy.

Khichúng ta đánh mất sự bình tĩnh, chúng ta không do dự với việc nói những lời cayđộc ngay cả đến một người bạn thân. Sauđó, khi chúng ta dịu xuống, chúng ta cảm thấy ngượng ngùng về những gì đã xảyra. Điều này cho thấy rằng chúng ta,như những cá nhân, không muốn dùng những ngôn ngữ độc địa như vậy, nhưng bởi vìchúng ta đánh mất năng lực của mình, và chúng ta bị khống chế bởi sân giận, điềugì đấy xảy ra ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Một ngày nọ, người tài xế của tôi ở Tây Tạng đang làm việc dưới chiếc xecủa tôi và va đầu vào sườn xe, ông nổi giận dữ dội, và ông ta cụng đầu một lầnnữa vào chiếc xe vài lần nữa giống như để trừng phạt chiếc xe, nhưng dĩ nhiênông chỉ tự làm tổn thương mình thôi.

Nhưtôi đã đề cập trước đây, chúng ta có thể học để tách biệt một góc của tâm thứctừ những cảm xúc mạnh mẽ như thù ghét và nhìn nó; điều này biểu thị rằng tâm thứcvà thù ghét không phải là một; con người và thù ghét không phải là một.

TÁCĐỘNG CỦA THIỀN QUÁN THÀNH CÔNG

Khiqua thiền quán chúng ta gặt hái sự hiểu biết hơn về cả cho những sự ân cần chủđộng ban cho chúng ta bởi những người bạn, kẻ thù, và những người trung tính trảiqua phạm vi của những kiếp sống và cho những sự tử tế vô tư của những cung cấpthiết yếu mà chúng ta cần đến hàng ngày, thì chúng ta sẽ góp phần đến một xã hộilành mạnh hơn. Không có sự đánh giá đúngvề lòng ân cần, xã hội sẽ đổ vở. Xã hộicon người tồn tại bởi vì nó không thể sống trong một sự cô lập hoàn toàn. Chúng ta lệ thuộc liên đới tự bản chất, và vìchúng ta phải sống với nhau, chúng ta nên hành động như thế với một thái độtích cực về sự quan tâm cho nhau. Khuynhhướng của xã hội loài người phải là sự tiến triển lòng từ bi của tất cả từ kiếpsống này đến kiếp sống tới.

Nhưnhững đứa bé chúng ta lệ thuộc rất nhiều trên sự ân cần của cha mẹ chúngta. Một lần nữa, về tuổi già chúng ta lạitùy thuộc vào sự tử tế của những người khác. Giữa tuổi thiếu nhi và tuổi già, chúng ta tin tưởng một cách sai lầm rằngchúng ta độc lập, nhưng điều này không phải thế.

Nguyêntác: Appreciating Kindness - TheSecond Steptrích từ quyển How to Expand Love
ẨnTâm Lộ ngày 11-02-2012

Bàiliên hệ:

1- Quan điểm củatôi

2- Những giai tầngphát triển

3- Tịnh hóa tâmthức

4- Nghĩ về thânvà thù

5- Nhận ra thânhữu



[1]NhữngGiai Tầng của Con Đường Giác Ngộ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2015(Xem: 16892)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9308)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10526)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9425)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23944)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
01/09/2015(Xem: 6914)
Khi ở trong ngôi nhà Nhật, sống với người Nhật trên đất nước Nhật và, được chủ nhà mời đi tắm, khách mới ngỡ ngàng nhận ra: Người Nhật không chỉ có “cung đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”…, mà còn có “tắm đạo”! Cơm chiều xong khách được chủ nhà trao cho một cái túi vải lớn hơn bàn tay, thêu hoa văn xinh xắn, đầu túi có dây gút, bên trong có cái khăn tay, tuýp kem đánh răng nhỏ, bàn chải và một hộp bằng đầu ngón tay cái đựng chút chất dẻo màu hồng. Chủ nhà còn trao tận tay khách bộ Yukata (giống Kymono nhưng mỏng hơn dành mặc mùa Hè), hướng dẫn cách mặc, rồi giúp khách bới tóc gọn gàng. Nhìn mình tươm tất trong gương, khách thưa: “Chúng ta đi tiếp khách à?”. Chủ thân thiện: “Hây, mời khách đi tắm tập thể ạ.”. Điếng hồn chưa!
28/08/2015(Xem: 9638)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
21/08/2015(Xem: 7356)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
15/08/2015(Xem: 9844)
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
30/07/2015(Xem: 6810)
Lúc hồi còn học ở Thừa Thiên, Các ôn Trưởng Lão thường dạy các Thầy các chú không nên ham biết mật ngữ trong chú nói gì mà cứ nghiệm hiểu đề danh của “Chú” là biết hết cả rồi. Chú tâm mà thọ trì do Tâm cảm tha thiết là Ứng quả rõ ràng. Dịch ra rồi, tất cả mầu nhiệm sẽ biến mất hết. Thú thật lời dạy chí thiết đó, chúng tôi tuy không dám không tin, nhưng lòng vẫn còn muốn khám phá ! Điều hiểu tất đã hiểu, vì ngay nơi đề danh như : Bạt Nhứt Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắt Sanh Tịnh Độ Đà La Ni”. Đề Danh qúa rõ, “Nhổ bỏ hết cội gốc phiền não chướng nghiệp tất sanh về Tịnh Độ” Gọi tắt là Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]