Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Lại Chiếc Áo Giải Thoát

26/11/201123:58(Xem: 7086)
Tìm Lại Chiếc Áo Giải Thoát
tusilebai_1
TÌM LẠI CHIẾC ÁO GIẢI THOÁT

Thích Hạnh Thu

Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.

Người xuất gia tu hành ăn mặc giản dị, sống cuộc sống bình thường, tuy Đức Phật vì phương tiện mà mùa đông cho thêm áo, nhưng không phải là lí do để mưu cầu tích trữ. Đức Phật và chúng tăng ngày xưa chỉ mặc y phấn tảo. Y phấn tảo là sự tượng trưng của đời sống thanh đạm không tham cầu của một người tu học. Càng về sau Đức Phật tuy cho phép Tăng sĩ nhận đồ cúng dường của tín chủ, nhưng xác định rõ ràng không được mặc đồ xa hoa trân quí.

Có một lần, Đức Phật đi từ thành Xá Vệ đến thành Vệ Xá Li, trên đường Ngài nhìn thấy một số đệ tử vác từng bao áo quần y hậu, Ngài bèn nghĩ: “Những người ngu này dùng hết sức lực chỉ cho việc mặc.” Do vậy, Đức Phật cấm chỉ tì kheo tích trữ nhiều y áo, và quy định mỗi người chỉ có thể giữ 3 y, nếu có Phật tử nào cúng thêm, thì vị tỉ kheo đó phải đem cúng dường lại cho vị khác có y bị rách hoặc chưa đủ y.

Lần kết tập kinh điển thứ nhất, khi tôn giả A Nan thay mặt 500 vị tỉ kheo tiếp nhận 500 bộ y do những cung nữ của vua Ưu Điền thành tâm cúng dường. Vua Ưu Điền sau nghe sự việc này cảm thấy lạ, thế nhưng vẫn nói đùa: “Nhận nhiều y như thế tôn giả A Nan không phải thành một người buôn áo quần sao.” Thấy hiếu kì, nhà vua bèn đến gặp tôn giả A Nan, đồng thời thị sát xem 500 bộ y chạy đi đâu. Sau đây là cuộc đối thoại giữa vua và tôn giả A Nan.

Tôn giả A Nan nói: “Tâu Đại Vương, 500 bộ y đã chuyển đến cho 500 vị tì kheo có y bị rách.”

Vua: “Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn 500 bộ y rách kia làm thế nào?”

Tôn giả A Nan: “Tâu Đại vương, dùng để làm ra trải giường.”

Vua: “Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn những ra trải giường cũ thì làm thế nào?”

Tôn giả A Nan: “Tâu Đại vương, dùng để làm gối.”

Vua: “Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, những chiếc gối cũ kia làm thế nào?”

Tôn giả A Nan: “Tâu Đại vương, dùng để làm đệm ngồi.”

Vua: “Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn những đệm ngồi cũ thì làm thế nào?”

Tôn giả A Nan: “Tâu Đại vương, dùng để làm khăn lau chân."

Vua: “Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn những khăn lau chân cũ thì làm thế nào?”

Tôn giả A Nan: “Tâu Đại vương, dùng để làm khăn lau nhà."

Vua: “Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn những khăn lau nhà cũ thì làm thế nào?”

Tôn giả A Nan: “Tâu Đại vương, những chiếc khăn lau nhà sau khi đã hư mục thì dùng để trộn với đất bùn làm nền nhà."

Vua Ưu Điền sau khi nhận thấy các tỉ kheo không lãng phí đồ vật, nhà vua không những lấy làm kính phục mà còn phát tâm cúng thêm 500 bộ y nữa cho tôn giả A Nan và tăng chúng.

Sự tôn quí của Tăng chúng đó là khi họ có thể như pháp, như luật thực hành lời Đức Phật đã dạy, do đó mà toả ra cái đức của người tu hành. Thử nghĩ xem một người xuất gia mặc một bộ y có chất liệu sang trọng làm hoa mắt người đời, lời nói thì thô tháo, nhiễm thói đời thường, thích thú hư vinh, những người như thế thì nên xem như thế nào? Còn khi nhìn thấy những bức tranh ngày xưa của các vị cao tăng với y áo giản dị, nhưng toát lên thiền vị giải thoát, chỉ cần nhìn thôi cũng thấy an lạc. Nhìn những hình ảnh đó của những vị cao tăng chỉ mới gần đây thôi khiến cho chúng ta cảm thấy thân thiết tôn kính. Tại sao nhìn thấy những vị tăng ngày nay mặc những bộ y phục với chất liệu xa hoa, ngược lại nhìn thấy giả tạo khó coi.

Là bậc xuất trần thượng sĩ luôn tự xem mình là người thiểu dục tri túc, không màn danh lợi, chuyên tâm tu học thì càng phải vật chất bên ngoài mà cần cầu quán sát nội tâm bên trong. Tăng sĩ cần phải có khí chất chứ không cần vật chất để trau chuốt, thích y áo và sự xa hoa bên ngoài làm sao mà khai mở cho được vô minh. Y áo mũ mảo đi với má phấn hài son cũng không thể nào che đậy được thân uế bẩn, làm sao xả bỏ các duyên, để đạt đến an tường tự tại.

Có một người bạn (vong viên chi hữu) nói với tôi rằng: “Tôi có một tình cảm tốt với Phật giáo là từ lúc mà tôi trông thấy một vị tu sĩ với khí chất khác thường, lúc đó chỉ đứng xa mà nhìn vị ấy mặc trên mình một chiếc áo nhà chùa bằng vải thô, nhưng cái thần tình an nhiên tự tại, trang nghiêm đỉnh đạt khiến tôi lấy làm mến mộ. Khí chất siêu thoát đó thì người hiện đại không so sánh được, chỉ thấy tính tháo động, hoảng hốt, bất an hiện rõ. Thế rồi từ đó tôi càng tiếp xúc với Phật giáo, càng học càng thấy sáng. Phật giáo làm cho đời sống của tôi có nhiều thay đổi tốt đẹp.” Người ấy vừa nói vừa biểu hiện những cử chỉ của một bậc cao sĩ, nhìn thấy dáng điệu chân thành thật đáng kính trọng.

Đúng như thế, thấy được thân giáo cũng có thể cho thấy điều này, ngày xưa khi tôn giả Xá-lợi-phất là một ngoại đạo hiểu nhiều biết rộng, nhưng khi nhìn thấy tì kheo Mã Thắng với phong cách uy nghi đỉnh đạt mà phát tâm quy y Phật. Có rất nhiều người phát tâm quy y với Phật giáo không phải ban đầu tiếp xúc với sự đỉnh đạt đó hay sao? Nhưng nay nhìn vào cái xa hoa lộng lẫy, hài đỏ mũ hoa thì lại như bị chọc tròng mắt.

Người đời tiếp nhận người xuất gia cũng không phải qua áo quần quí giá, mà chỉ là qua cung cách siêu phàm thoát tục. Các vị cao tăng xưa nay đều biểu hiện cung cách không hèn không ngạo, không sợ sệt khiến cho các vua chúa và cả người bất lương quy kính. Một hành giả với cốt cách thanh cao, tuy chỉ mang dày cỏ, mặc áo vải thô cũng có thể toả ra sự tôn quí.

Người tu hành mặc y phục vải thô càng dễ chịu, thể hiện tính thiểu dục và đơn giản, vải thô dễ thoáng khí và mát, có lợi cho việc ngồi thiền tụng kinh. Ngoài ra áo quần được may bằng vải sợi, khi nhìn thấy gần gũi với tự nhiên và thanh thoát.

Hoặc mang một đôi dép mộc cũng là một phong thái nhẹ nhàng, vừa gần gũi với cây cỏ và cũng là một cách bình dị dễ thương.

Những nhà tạo mẫu hiện nay cho rằng nghệ thuật thẩm mỹ cũng phải gần gũi với tự nhiên và tôn trọng tính tự nhiên. Ví như một cái túi xách thời trang có thể làm từ cỏ tự nhiên, nhưng nhờ vào bàn tay con người mà nó trở thành sản phẩm vừa thời trang vừa thẩm mĩ. Một chiếc áo với chất liệu vải thô cũng làm cho con người dễ chịu tao nhã. Đó là nói đến cái đẹp của thế gian. Còn người xuất thế thì sao?

Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người. Người xuất gia mặc áo nhà chùa trông trang nghiêm và dễ mến, kể cả nếp nhăn hoặc nếp rũ trên cà sa. Xin hãy biết tôn trọng đừng làm cho hoen ố và biến tướng. Có người bảo tại sao y phục nhà chùa mặc vào trang nghiêm và thanh thoát? Đúng vậy vì hình thức và nội dung hài hoà mộc mạc. Đó là thẩm mĩ, không đúng sao?

Đúng thế, hài hoà là đẹp, một trang phục đẹp phải hài hoà từ màu sắc cho đến kiểu dáng, tránh choải nhau. Còn người xuất gia tìm cầu đạo giải thoát thanh tịnh thì phù hợp với mộc mạc tự nhiên, ngược lại gấm vóc lụa là không hợp với người xuất gia. Có truyền thống và trang phục truyền thống làm người khác dễ mến và dễ chấp nhận. Nếu một người xuất gia tham sắc cầu danh, thích xa hoa lộng lẫy, ăn mặc sang trọng không những là cho người khác mất tín tâm mà còn bị cười chê, không hổ thẹn sao! Nếu đem chuyện một người xuất gia chuyên lo tủ áo quần, y hậu gấm vóc, trang sức chuỗi ngọc có phải làm cho người nghe choáng váng. Bạn là người xuất gia, có thể bạn không quan tâm, nhưng lương tri của bạn đang lên tiếng đó!

Nhìn xem hình ảnh của các sư tăng Phật giáo nguyên thuỷ cho đến nay vẫn mặc bộ cà sa do Đức Phật chế ra, đang khoan thai bước nhẹ trên phố phường hiện đại khiến người khác kính ngưỡng và phát khởi tín tâm.

Phật giáo ở các nước bắc truyền màu sắc vừa thiếu thống nhất, nhiều loại y phục khác nhau, nếu mỗi người tự tiện chọn màu, tự tiện tạo mẫu, thì không biết bao lâu nữa y phục truyền thống biến dạng và loạn xạ. Từ chỗ biến dạng đó mà Tăng chúng trở nên ô hợp. Nếu người xuất gia không tự giác thì tự đánh mất mình, tự đào thải mình, tích tập các ác hạnh, thiếu qui củ và dễ bề cho ma chướng ngoại đạo phá hoại. Chắc chắn trong sự bê bối này tăng ni không có lợi ích gì trong việc tu học nhưng các cơ sở may mặc tăng phục thì càng khoét rộng kiếm tiền.

Người xuất gia mặc y phục truyền thống giản dị, đầu tròn áo vuông, phong thái thoát tục, tại sao lại phải nhờ vào vật chất để nâng cao sở đắc của mình. Người xuất gia sống trong thời hiện đại, vật chất sung mãn cám dỗ mà nhận chân được sự lợi hại của vật chất, chuyên tâm tầm cầu chân lí giải thoát, trang nghiêm thế giới bằng hương giới định huệ, bước qua cuộc đời bằng niềm tin bất hoại.

Y áo xa hoa chỉ làm cho người khác mất đi tín tâm, mà còn tạo cho người khác sự phản cảm; người xuất gia cần thiết nhất là trau dồi giới định huệ để trang sức cho giới thân huệ mạng. Như trong kinh Di giáo Đức Phật dạy: “Hổ thẹn là trang phục đẹp nhất trong tất cả các trang phục.” Chúng ta đừng nghĩ rằng sự xa hoa, lọng lẫy trong trang phục và vật chất là chỗ bù đắp và che dấu sự yếu kém phẩm chất của mình, mà ngược lại chỉ làm cho người khác thêm khó chịu.

Người xuất gia phải mặc cho mình chiếc áo trung thực, đừng lơi lõng chính niệm với vật chất bên ngoài, mà phải luôn gìn giữ mối đạo và giải thoát. Tại sao chúng ta phải nhờ đến sự xa hoa và vật chất bên ngoài để thể hiện bản sắc của mình, không phải thế, chúng ta phải biết cái đẹp của nhân cách, đức hạnh mới là lâu dài và chân thật. Sự thanh thoát khiến người đời tín mộ của một tu sĩ là thân khẩu ý tương ưng, nghĩa là thân làm, miệng nói và ý nghĩ không trái nghịch nhau, chỉ có thân làm việc đúng đắn, miệng nói lời chân chính thì mới khế hợp với tâm giải thoát, từ đó mới làm cho phẩm hạnh của người tu toả sáng, nếu không thì miệng nói thao thao nhưng nội tâm rối loạn, làm cho phẩm hạnh khiếm khuyết không toả sáng lên được.

Người đời nay bỏ gốc tìm ngọn, bỏ trong tìm ngoài cho nên khó tránh được vật chất tiền tài làm cho mê hoặc. Nếu người xuất gia hiểu được mục đích và giá trị của việc tu hành, soi chiếu nội tâm, tu dưỡng đức hạnh, thì cho dù mang dép cỏ áo thô cũng toả sáng thanh thoát, cần gì phải đua tranh thói đời, chạy theo phù hoa vinh nhục, tránh được dèm pha, tạo thêm công đức và tín tâm của quần chúng Phật tử.

Hãy tìm lại cho mình chiếc áo giải thoát!

T.H.T (Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Liễu Quàn - Huế)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 5676)
Dharamshala: Sáng sớm ngày 5 tháng 7 năm 2021, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngỏ lời nhâp dịp sinh nhật lần thứ 86 của mình, để cảm ơn đến với mọi người, vì những lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi chỉ là một con người bình thường như bao nhiêu người khác. Thực sự cho thấy nhiều người yêu quý tôi. Nhiều người yêu quý nụ cười hồn nhiên của tôi. Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của tôi khá tươi trẻ. Nhiều người đã cho tôi thấy tình bạn chân chính.
02/08/2021(Xem: 5636)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” ! Khoa học ngày nay đã trải nghiệm và chứng minh rằng: "Mỗi động lực gây ra đều tạo một phản lực tương đồng và ngược chiều, động lực và phản lực không bao giờ tách rời nhau". Nhân quả là quy luật đã sẵn có trong vũ trụ, nên có tính bất biến và rất nghiêm minh, gieo nhân từ ba nghiệp thân, khẩu, ý rồi, khi đủ duyên phải nhận quả, trong hiện đời hoặc nhiều kiếp về sau, không thể chạy trốn vào đâu được. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.
02/08/2021(Xem: 14859)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
02/08/2021(Xem: 4049)
Nhiều nhà sư đang khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ y tế để tham gia chống dịch khi Covid-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan. Thái Lan đang phải chật vật kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất do biến chủng dễ lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến hệ thống y tế bên bờ vực quá tải và gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch.
01/08/2021(Xem: 12806)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/07/2021(Xem: 4296)
Đại dịch đang tàn phá quê nhà. Đất nước như trong nhà lửa. Mọi người đều đang sống trong nỗi lo. Nhiều người bất an, kể cả trong giấc ngủ, hễ chợp mắt là những hình ảnh đáng sợ hiện ra. Có những bài kinh nào để hộ thân, và để có giấc ngủ bình an? Bài viết này sẽ tìm các bài kinh đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hành – vừa để hộ thân, vừa có giấc ngủ bình an. Người viết không có thẩm quyền gì, nơi đây chủ yếu là chép lời Đức Phật dạy. Các sai sót, nếu có, xin được sám hối. Công đức chép kinh xin hồi hướng về quê nhà cho tất cả mọi người bình an.
29/07/2021(Xem: 6697)
Giếng nước tình thương cho dân nghèo xứ Ấn Namo Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ''..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết - Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa quí Ni Sư và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay chúng tôi vừa hoàn tất một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo khu vực làng Uruvela Uruvela-Kassapa, Gaya, Nalanda tiểu bang Bihar India. 6 giếng nước này được thành tựu từ lòng bi mẫn của chư vị trong nhóm Phật tử chùa Từ Hạnh- Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
28/07/2021(Xem: 4478)
Đây là những điều tôi đã nghe: Vào một thời, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang cư ngụ cùng với đại chúng tu sĩ và đại chúng Bồ tát trên núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Vào lúc ấy Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang nhập đại định làm minh bạch các hiện tượng được gọi là “trực giác thậm thâm”. Cùng lúc ấy, Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, cũng đang quán sát sự thực hành tuệ trí hoàn thiện thậm thâm và đang quán chiếu những tập hợp này (sắc, thọ, tưởng, hành, thức[1]) như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém.
27/07/2021(Xem: 8085)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]