Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai Thấy Pháp Người Ấy Thấy Phật, Ai Thấy Phật Người Ấy Thấy Pháp

31/10/201109:56(Xem: 18671)
Ai Thấy Pháp Người Ấy Thấy Phật, Ai Thấy Phật Người Ấy Thấy Pháp
Buddha_1


AI THẤY PHÁP NGƯỜI ẤY THẤY PHẬT,
AI THẤY PHẬT NGƯỜI ẤY THẤY PHÁP

Thích Hạnh Bình

Nội dung mà chúng tasẽ thảo luận trong bài viết ngắn này là “Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật, aithấy Phật người ấy thấy pháp”. Thật ra chủ đề này không phải tác giả tự đặt màvốn là lời Phật dạy, được tìm thấy nhiều nơi trong kinh A hàm hay Nikaya.

Nguyên nhân đức Phậtnói bài pháp này, vì tôn giả Vakkali ở nhà thợ gốm, đang bị bịnh nặng, sắp lâmchung, nhưng lòng rất muốn diện kiến dung nhan đức Thế Tôn và đảnh lễ Ngài lầncuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi Thế Tôn ở được,cho nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mìnhở. Vì lòng từ mẫn đức Thế Tôn đã thân hành đến thăm Tỷ kheo Vakkali. Sau khiđến đức Thế Tôn hỏi:

-Này Vakkali, nếu ông không có gì trách mình về giới luật, vậy có gì phân vânhay hối hận không ?

-Đã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được thấy Thế Tôn, nhưng thân conkhông đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn..

-Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. NàyVakkali. Ai thấy pháp, người ấy thấy Ta, Ai thấy Ta, người ấy thấy pháp.[1].

Trênđây là đoạn đối thoại giữa Thế Tôn và Vakkali. Qua mẫu đối thoại này, nó gợi ýcho chúng ta hiểu rõ một vài vấn đề căn bản trong Phật pháp. Vấn đề trước tiênmà chúng ta cần xác định nơi đây là. Đức Phật và Tỷ kheo Vakkali đứng hai vịtrí khác nhau. Tỷ kheo Vakkali đứng từ góc độ tình cảm, có lòng kính ngưỡng,muốn đảnh lễ và tận mắt nhìn dung nhan đức Phật lần cuối trước khi nhắm mắt lìatrần. Thế nhưng, đức Thế Tôn không đứng từ góc độ tình cảm này, an ủi Vakkali.

Ngượclại Ngài đã đứng từ góc độ một vị Đạo sư đến thăm Vakkali lần cuối và giáo dụcVakkali nhận chân được chân lý để được giác ngộ và giải thoát, cho nên Ngài đãnói câu: ‘có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này’ .

Theotôi lời nói này có hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất mà Ngài muốn trao truyền chochúng ta là, Ngài là con người như bao nhiêu con người khác, do vậy thân thểcủa Ngài cũng giống như bao nhiêu thân thể khác, cũng cần có sự ăn uống ngủnghỉ, cũng có trạng thái bịnh hoạn ốm đau và bài tiết. Những chất được bài tiếtra mùi tanh hôi cũng giống như mọi người khác. Không nên có suy nghĩ ngây thơ chorằng, đức Phật không còn những hiện tượng này.

Nếuchúng ta có cho rằng, Phật và chúng sanh khác nhau, sự khác nhau đó cũng chỉ làsự khác biệt giữa nhận thức, tức là sự khác biệt giữa người đã giác ngộ(Buddha) và chưa giác ngộ. Người đã giác ngộ không còn những loại khổ về mặttâm lý, nhưng những loại khổ về mặt tự nhiên vẫn còn, như nóng lạnh, bịnhhoạn.v.v...

Cònngười chưa giác ngộ, có cả hai loại khổ tự nhiên của vật lý và tâm lý. Thật ranổi khổ lớn nhất của con người là nổi khổ về tâm lý, không phải vật lý. Thứhai, Ngài muốn nói rằng, Vakkali là người sống quá nặng nề về tình cảm, quá chútrọng về mặt hình thức bên ngoài của Như Lai, không thấy cái giá trị đích thựctừ bên trong mà Ngài đã chứng được dưới cội cây Bồ đề. Cái giá trị của đức ThếTôn là chân lý không phải là 32 tướng tốt hay 80 vẻ đẹp. Thế thì Vakkali muốndiện kiến cái thân tướng của Thế Tôn để làm gì? Có ích gì cho sự thuyên giảmcơn bịnh trầm trọng mà ông đang gánh chịu? Có giúp gì cho cái chết sắp cận kềmà Vakkali đang đối mặt ?

Trướcnổi đau khổ này, chỉ có giáo pháp mà Thế Tôn đã chứng mới có thể làm chấm dứthay tối thiểu cũng làm giảm bớt sự đau khổ của Vakkali, cái pháp đó, chân lý đóVakkali cần phải diện kiến thấy được trước khi qua đời, nếu không sống đời sốngxuất gia vô ích, không có lợi gì cho mình huống gì là làm lợi lạc chúng sinh.

Thếthì chân lý mà Ngài chứng được dưới cội cây Bồ đề là gì ? Đó là đạo lý duyênkhởi (pratiya-samutpada), nguyên lý vận hành của con người và vũ trụ, trên thếgian không có một vật, một người nào sinh tồn hay biến mất mà không theo nguyêntắc này. Đây chính là ý nghĩa mà đức Phật trình bày trong “Kinh Tạp A hàm” vớinội dung như sau:

“Phápduyên khởi chẳng phải do ta làm ra, chẳng phải do người khác làm ra. Dù Như Laicó xuất hiện hay không xuất hiện ở thế gian, pháp này vẫn tồn tại. Như Lai tựgiác ngộ pháp này, thành đẳng chánh giác...”[2]

Giáolý mà đức Phật giác ngộ dưới cội cây Bồ đề là duyên khởi mà duyên khởi lànguyên tắc vận hành của cuộc đời, không phải do đức Phật tự mình sáng tạo ra mànó là nguyên tắc vận hành của con người và vũ trụ, không có một cái gì mộtngười nào lại vận hành ngoài qui luật này, cho nên giáo lý duyên khởi được gọilà chân lý. Từ chân lý trong nhà Phật được mang ý nghĩa như vậy, không phải làlời nói hồ đồ, thiếu cơ sở.

Căncứ từ giáo lý duyên khởi này, đức Phật chỉ ra bản chất con người không có cáigì gọi là ngã (atmam) hay linh hồn trường cửu, các sự vật luôn luôn ở trongtrạng thái thay đổi chuyển dịch, sự chuyển dịch đó đức Phật gọi là vô thường(anitya), không có một pháp nào đứng yên cố định. Sắc đẹp, sự giàu sang, địavị.... dù chúng ta có cố giữ đến đâu, rồi cũng phải chịu đổi thay ở một lúc nàođó. Sự khác biệt giữa người trí và kẻ ngu chính là sự nhận thức đúng hay sai,có nghĩa là thái độ của chúng ta như thế nào về thực trạng này.

Ngườitrí chắc chắn không cưỡng ép làm một việc gì trái với qui luật, do vậy khi sựvật vô thường chuyển dịch, người trí không vì vậy mà sinh buồn rầu lo âu hay cóthái độ chống đối, chỉ có kẻ ngu mới muốn bắt sự vật đứng yên theo ý mình. Muốnmà không được là nguyên nhân sinh ra đau khổ.

Vìlòng thương chúng sanh trầm luân trong đau khổ, đức Phật tùy theo căn cơ vàtrình độ khác nhau của mỗi loại chúng sanh, dùng mọi phương tiện khác nhau chỉcho chúng sanh thấy được chân lý này, để họ được giác ngộ và giải thoát mà hìnhthành Tông phái, phân chia có Tiểu có Đại.

Từđiểm này nó gợi ý cho chúng ta hiểu, Pháp duyên khởi, vô thường, vô ngã là chânlý, những phương tiện hay những hình thức giáo dục khác nhau, nó không phải làchân lý, vì nó chỉ có giá trị, và phù họp với một đối tượng cụ thể và nhất địnhnào đó, không thể là cái chân lý chung cho mọi con người và mọi xã hội khácnhau, cho nên không được gọi là chân lý.

Ởđây tôi muốn mọi người nên chú ý một điều rằng, Lòng ngưỡng mộ đó rất tốt vàrất cần, nhưng chúng ta không nên lẫn lộn lòng ngưỡng mộ này đồng nghĩa sự hiểubiết về Phật pháp. Xuất phát từ lòng ngưỡng mộ tôn sùng đó, chúng ta đã phátngôn rất bừa bãi, đôi khi có thương tổn đến Phật pháp.

Vídụ chúng ta thường nói rằng, Phật pháp là chân lý, trong khi đó chúng ta giớithiệu một số quan điểm về Phật pháp, nó hoàn toàn không liên hệ có giá trị gìvới đời sống con người, đôi khi lại có hại cho cuộc sống. Trong khi đức Phật nổlực giới thiệu, làm cho con người thấy rõ được chân lý để được giác ngộ và giảithoát thì chúng ta làm ngược lại giới thiệu với con người xã hội với những quanđiểm mù mờ, đen tối, thiếu cơ sở, thiếu ánh sáng của khoa học.

Thếthì những quan điểm đó làm sao gọi là chân lý được? Có thể điều đó đúng và họplý cho một phần tử nào đó trong xã hội, nhưng không phải là tất cả, cho nênkhông thể gọi là chân lý. Đó chính là lý do tại sao đức Phật dạy: Tin ta màkhông hiểu ta là hủy báng ta. Hoạt động của khối óc và con tim là hai lãnh vựckhác nhau, cả hai đều cần cho sự sống của con người, nhưng không thể thay thếcho nhau.

Tráitim mà thay cho khối óc suy nghĩ sự việc thì cuộc đời sẽ xuất hiện biết bao sựlộn xộn và rối rắm; Khối óc mà thay thế cho trái tim làm việc thì cuộc sống củacon người chẳng khác nào như sinh hoạt của tòa án, cho nên chúng ta không nênlẫn lộn giữa khối óc và con tim. Theo tôi, nên sống với nhau bằng trái tim vànên làm việc bằng khối óc.

Quasự trình bày trên nó giúp chúng ta lý giải câu: Ai thấy pháp, người ấy thấy Ta,Ai thấy Ta, người ấy thấy pháp. Ở đây khái niệm Ta chỉ cho đức Phật, như vậycâu này được hiểu là Ai thấy pháp, người ấy thấy Phật; Ai thấy Phật, người ấythấy pháp. Pháp ở đây chỉ cho giáo pháp duyên khởi. Ai thấy được pháp duyênkhởi, người ấy cũng thấy được trạng thái vô thường, vô ngã của vạn vật và ngaycả bản thân mình.

Aiđã thấy được vô thường vô ngã thì người ấy không thể chấp: “Cái này là của tôilà tôi là tự ngã của tôi”, như vậy, được giác ngộ và giải thoát. Ở đây, kháiniệm giác ngộ và giải thoát là khái niệm mô tả về kết quả của sự thấy và biết,từ trong nhà Phật thường dùng là trí tuệ, chính là kết quả sự tu tập của đứcThế Tôn dưới cội cây Bồ đề. Sự giác ngộ này đã làm cho chính Ngài thoát khỏimọi sự ràng buột khổ đau, cho nên gọi là giải thoát. Bất cứ ai giác ngộ nhưNgài cũng sẽ có những sự giải thoát như Ngài không cao không thấp.

Đươngthời cũng đã có nhiều người của nhiều giai cấp khác nhau thực hành lời dạy củaNgài, cũng đã được giác ngộ giải thoát. Sau khi sống trong giáo pháp của Ngài,được giác ngộ giải thoát, họ mới cảm thấy rằng, sự khác biệt giữa đường lối tutập của đạo Phật và các tôn giáo truyền thống Ấn độ rất xa. Đức Phật thì khuyêncon người “Đến đạo Phật để thấy và biết, giải quyết khổ đau, chứ không phải đểtin” còn các tôn giáo khác thì đặt nặng niềm tin niệm chú và cầu nguyện.

Đóchính là lý do tại sao có nhiều người sau khi nghe đức Phật nói pháp bèn phátbiểu:

“Thậtvi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gìbị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạchướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày,giải thích.”[3]

Nhưvậy, điểm nổi bật của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là sự giác ngộ giải thoát, khôngphải là 32 tướng tốt hay 80 vẻ đẹp, nguyên tắc để trở thành bậc giác ngộ giảithoát chính là thấy được pháp duyên khởi vô thường vô ngã. Như vậy, ai muốnthấy Phật thì người ấy phải thấy được pháp. Cũng vậy, ai đã thấy được phápduyên khởi vô thường vô ngã cũng có nghĩa là người ấy đã thấy Phật, vì kháiniệm Phật với khái niệm pháp chỉ cho người thấy chân lý và chân lý.

Nhưvậy, tỷ kheo Vakkali nếu muốn diện kiến đức Thế Tôn cần nên diện kiến sự giácngộ và giải thoát, nếu như Vakkali muốn tỏ lòng ngưỡng mộ đức Thế Tôn thìVakkali nên thực hành giáo pháp của Ngài, nếu như Vakkali muốn đoạn trừ nhữngnổi khổ đau cho mình thì Vakkali chính mình phải giác ngộ lý duyên khởi vôthường và vô ngã., còn nếu như Vakkali muốn hóa độ chúng sanh thì trước tiênVakkali phải giác ngộ chân lý. Đó là nội dung và ý nghĩa câu: “Ai thấy pháp,người ấy thấy Phật; Ai thấy Phật, người ấy thấy pháp” khi Ngài khuyên tỷ kheoVakkali lúc lâm bệnh.

Dẫurằng, đây là lời dạy của Thế Tôn cho Tỷ kheo Vakkali trong quá khứ. Tôi tinrằng, nội dung và ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị thiết thực cho Phật giáongày nay. Phải chăng chúng ta đang cố tô son phết vàng ca ngợi 32 tướng tốt củađức Phật nhưng chúng ta lại vô tình hay cố ý quên đi giáo pháp mà Ngài đã giácngộ ?

Phảichăng với lòng kính ngưỡng chúng ta dùng mọi lời tán dương, giới thiệu tínhsiêu việt của hệ thống triết lý nhà Phật, nhưng chúng ta quên rằng thế hệ tuổitrẻ ngày hôm nay là thế hệ được được trưởng thành trong xã hội tiến bộ về khoahọc kỷ thuật, và được đào tạo trong hệ thống giáo dục tiên tiến, có trình độchuyên môn cao, chúng sẽ khó chấp nhận những quan điểm mù mờ thiếu cơ sở khoahọc. Trong khi đó phần lớn của con người trong xã hội ngày nay, quan tâm đếnnhững vấn đề có liên quan đến con người và xã hội mà họ đang sinh tồn, khôngphải là những vấn đề mang tính triết lý siêu hình.

Tôitin rằng, giáo lý mà đức Phật giác ngộ là giáo lý cho con người, đối tượng màđức Phật giáo dục là con người. Dẫu rằng hệ thống giáo lý đó đề cập giải quyếtnhững vấn đề cụ thể trong quá khứ, đôi khi không còn phù họp cho con người vàxã hội ngày nay, nhưng ngang qua những hình thức giào dục đó, nó vẫn ẩn chứamột nguyên lý tinh thần giáo dục mà đức Phật muốn gởi cho các thế hệ sau khôngcùng xã hội và lãnh thổ. Nguyên lý đó, tinh thần đó có giá trị tuyệt đối, ápdụng cho mọi thời đại và con người.


[1]H.T Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 3, Viện Nghiên cứu Việt namẤn hành, năm 1993, trang 219.

[2]H.T Thiện Siêu và Thanh Từ dịch, “Kinh Tạp A hàm” tập 1, Viện nghiên cứu Phậthọc Việt nam ấn hành 1993, trang 635.

[3]H.T Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 3, Viện Nghiên cứu Việt nam Ấnhành, năm 1993, trang 219.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2020(Xem: 8057)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cầu nguyện thôi chưa đủ” Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma https://time.com/5820613/dalai-lama-coronavirus-compassion/ Dịch giả: Trúc Lam 14-4-2020 Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus Corona với lòng từ bi.
19/04/2020(Xem: 5545)
Sức Mạnh nơi Niềm Hy Vọng Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Dailai Lama’s Power of Hope) Ann Curry Hình ảnh Saumya Khandelwal Hoang Phong chuyển ngữ (Trích từ một tập san lâu đời và uy tín của nước Mỹ là National Geographic, số tháng 8, 2019 Bản chuyển chuyển ngữ dưới đây được dựa vào ấn bản tiếng Pháp của tập san này)
19/04/2020(Xem: 7410)
Kể từ khi Covid-19 bùng phát đến nay ngót ngét trên dưới 4 tháng, con người phải thay đổi cách sống thường ngày. Mỗi ngày, sáng ra đi làm, chiều về nhà đều đặn như vậy không ngớt. Trước đây, có lần ta ước gì được có thêm thời gian một ngày hai ngày trong tuần để nghỉ ngơi ở nhà với gia đình, hoặc chơi với con cái, hay là để tịnh dưỡng tâm hồn…Nhiều khi lại ước gì mình nghỉ làm ở nhà mà có người lo cho mình, chứ đang làm mà nghỉ thì ai lo tiệm, ai lo trông coi nhân viên, việc đó mình mà nghỉ đi thì người khác không làm được, xin chủ nghỉ thì sợ không cho, tự động nghỉ thì sợ mất việc, nếu là chủ mà đóng cửa nghỉ thì công việc không xong…
17/04/2020(Xem: 7490)
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
16/04/2020(Xem: 7947)
Trong nếp sống cộng đồng của người Việt Nam nói riêng và một vài nước Á Đông nói chung, truyền thống thờ kính chư Phật, thánh thần và những người thân trong gia đình luôn được gìn giữ cũng như thể hiện một cách rất thành kính. Phật giáo ngay từ lúc du nhập đã nhanh chóng góp phần và nâng cao thêm ý nghĩa thờ lạy ấy mà không đánh mất đi giá trị chân lý của chính mình. Ngược lại, qua việc thờ lạy luôn giúp khắc sâu thêm đạo nghĩa Tứ Ân làm trọng của mỗi một con người. Do đó, những ai không biết thờ kính tổ tiên đều không là người của xứ sở, đất nước này. Thậm chí còn bị xem là thành phần mất gốc, phàn bội nòi giống tổ tiên, ông bà mình.
16/04/2020(Xem: 6920)
Trưởng Cư sĩ Richard Reoch là cựu Giám đốc Truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế và hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu chống Tra tấn. Ông đã hợp tác với nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên người Anh Sting (Gordon Matthew Thomas Sumner CBE) và nhiều tổ chức nhân đạo, thành lập Quỹ Rừng mưa nhiệt đới (Rainforest Foundation) để bảo vệ rừng mưa Amazon, bảo vệ các bộ lạc thiểu số tại khu vực Amazon. Ông là một trong những người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt về sự biến mất quá nhanh của các khu rừng mưa trên thế giới.
15/04/2020(Xem: 6442)
Phản ứng của Bồ tát Đối với Đại dịch Viruscorona (The Bodhisattva Response to Coronavirus) Các bạn thân mến, Chúng ta có một sự lựa chọn. Như các dịch bệnh, động đất, lốc xoáy và lũ lụt, là một phần của chu kỳ sống trên hành tinh trái đất. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Với lòng tham lam, hận thù, sợ hãi và thiếu hiểu biết? Điều này chỉ mang lại nhiều khổ đau. Hay với sự hào phóng, trong sáng, kiên định và tình yêu thương? Đây là thời gian dành cho tình yêu thương.
15/04/2020(Xem: 5421)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó. Họ cứ cho tồn tại chính là thực hữu, nhưng không phải thế, Tồn tại là hiện tượng biểu hiện một cách có hệ thống trên phương diện kết hợp đủ các yếu tố điều kiện, còn thực hữu chính là bản chất của tồn tại. Lắm lúc không nhìn nhận đích xác, một số người trong chúng ta lại đem khái niệm sai lầm để gán ghép cho thực hữu.
12/04/2020(Xem: 6992)
Nhiều người đổ lỗi cho “đại dịch Viruscorona” (the coronavirus epidemic:https://time.com/tag/covid-19/) trên toàn cầu hóa, và nói rằng cách duy nhất để ngăn chặn nhiều dịch bệnh như thế là trừ khử toàn cầu hóa thế giới. Cách ly, hạn chế đi lại, giảm thiểu buôn bán. Tuy nhiên trong khi kiểm dịch ngắn hạn là điều cần thiết để ngăn dịch bệnh, thì sự cô lập lâu dài sẽ dẫn đến nền kinh tế bị suy sụp, lại không cung cấp bất kỳ phương dược hiệu nghiệm nào để chữa lành các loại bệnh truyền nhiễm vô cùng độc hại. Chỉ là điều trái ngược. Thực sự thuốc giải độc dành cho dịch bệnh hiểm ác không phải là sự phân biệt, mà là sự hợp tác.
11/04/2020(Xem: 7086)
'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ? Đó là khi một người nào đó cảm thấy cái chết của một số người khác hay của chính họ thật quá dễ dàng và đơn giản, và con người dường như nhỏ bé trước tiếng gọi của tử thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]