Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy Đến Với Mọi Người

09/10/201120:37(Xem: 4430)
Hãy Đến Với Mọi Người

labode_2
HÃY ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Đào Văn Bình

Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường.

Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.

Những người thợ mồ hôi nhễ nhại đang miệt mài với những công trình xây cất. Họ là những “vị thần sáng tạo” mà tôi yêu quý.

Tôi thích lang thang để ngắm nhìn cả những ông cảnh sát đang tận tụy điều khiển xe cộ cho mạch máu giao thông chuyển vận nhịp nhàng.

Những khu phố vắng vẻ trong những buổi chiều êm ả…có cả tiếng ve kêu như tiếng nhạc của Hè.

Những mùa Thu lá đổ.

Những ngày Đông gió thổi ù ù, lá rơi rơi…lá rơi …để những ngọn đèn trong nhà sao ấm cúng lạ thường khi những bữa cơm buổi tối của gia đình tụ hội.

Tôi thích lang thang vào cả những xóm thôn lao động để nghe tiếng bà mẹ ru con, tiếng võng đưa kẽo kẹt.

Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. (Ca dao)

Tôi thích lang thang cả vào những thôn bản đìu hiu để ngắm nhìn những làn khói lam mơ màng tỏa ra từ những mái nhà sàn, nhà tranh đơn sơ, những em bé, những cô gái Mường, Tày, Nùng, Mèo, Thái, Ra-đê …với nụ cười hoang vu, chân chất…không giống như những em bé, những cô gái “quá thông minh” như ở Paris, London, New York.

Tôi thích lang thang ở những công viên để ngắm nhìn những con bướm nhởn nhơ, những chú chim ca hát, những đóa hoa khoe mình trong nắng, những cụ già trầm tư, những người tản bộ và cả những cặp trai gái đang sánh bước bên nhau…lòng thầm mong họ yêu nhau mãi mãi để xây dựng lâu đài hạnh phúc.

Tôi thích lang thang vào những xóm chài để ngắm nhìn những giàn phơi lưới, ngư ông kéo cá, từng đoàn ghe chài ra vô chộn rộn, những con chó ngủ mơ màng trong bóng mát và các em bé thả diều. Cuộc sống ở đây mặn mà như gió biển và nổi trôi theo từng cơn bão, cơn mưa. Nhưng người ở đây kiên trì và gan lì như những hòn đá tảng.

Tôi còn thích lang thang ra ngoài hải đảo để một lần nhìn tận mắt “những cánh tay vươn dài của Mẹ Việt Nam ra Biển Đông”. Để một lần được chiêm ngưỡng những địa danh như Cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Sơn, Phú Quốc... mà tôi được học từ thưở ấu thơ nhưng chưa một lần tới đó…để cảm phục những con người sao kiên trì, âm thầm, dũng cảm đối chọi với sóng gió, “sống ở đây, chết ở đây” đã vài ngàn năm để khẳng định mảnh đất này là của Lịch Sử Việt Nam và của Tổ Quốc Việt Nam .

Tôi thích lang thang vào cả những khu vườn để ngắm nhìn những hàng cau, những trái soài, trái sầu riêng, trái nhãn đong đưa theo gió …thật êm đềm…và là vị ngọt cho đời.

Tôi thích lang thang ngắm nhìn những cánh đồng lúa bạt ngàn để chứng kiến nỗi gian nan của bác nông phu đã “Vài ngàn năm đứng trên đất cày . Mình đồng da sắt không phai màu” (Phạm Duy)… của phụ nữ “một nắng hai sương”, đôi bàn tay chai cứng vì phèn vì nước…từ đó tôi chỉ mong “quốc thái dân an” và:

Lạy trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp. (Ca dao)

cho cô gái hát ca trên đồng, cho xóm làng mở hội sau những mùa gặt hái.

Tôi còn thích lang thang với tâm hồn của trẻ thơ để vào cả những ngôi chùa để ngắm nhìn mẹ già đang ngồi lần tràng hạt, sư cụ thung dung bên tách trà, các bà, các cô đang miệt mài công quả …từng bát canh, từng đĩa cơm chay…Ôi quý hóa làm sao những bàn tay đang “công năng” mà tu tập. Lục Tổ xưa kia chỉ nấu bếp mà thành đạo quả. Trong khói nhang như sương lam mờ tỏa, Phật ở trên cao Phật đứng nhìn. Chúng sinh an vui là chư Phật an vui. Chúng sinh bớt khổ là chư Phật toại nguyện.

Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.

Tôi còn muốn lang thang lên Cung Trời Đao Lợi là nơi trú ngụ của vua trời Đế Thích để nghe Bồ Tát Văn Thù thuyết pháp cho rất nhiều Hiền-Thánh và cũng là nơi Đức Phật đã hóa độ cho mẹ là Hoàng Hậu Ma Gia.

Tôi còn muốn lang thang lên Nước Cực Lạc của Phật A Di Đà để xem Ao Thất Bảo, đưa tay hứng hoa Mạn Đà La, hoa Mạn Thù Sa, lim rim tận hưởng những tiếng nhạc trời, những âm thanh vi diệu thoát ra từ làn gió thổi xuyên qua các hàng cây báu và lưới Trời Đế Thích và cũng để ngắm nhìn chúng sinh của quốc độ này lấy đãy đựng hoa thơm đem đi cúng dường mười muôn ức Đức Phật ở các phương khác mà vẫn kịp trở lại giờ thọ trai, xong rồi đi kinh hành. Để xem Phật A Di Đà đã thành tựu công đức trang nghiêm như thế nào. Thật lạ lùng, các giống chim ở Quốc Độ này cũng biết niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Hành trang mà tôi mang theo chỉ một bộ Kinh Bát Nhã. Khi nào thấy lòng xao xuyến, lo âu, tôi lại niệm Lục Tự Di Đà. Tôi không còn lo sợ chi cả.

Tôi còn muốn lang thang vào thế giới của Thiền Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thai Thai Tông, Mật Tông, Duy Thức Tông… để xem tư tưởng của Phật Giáo phong phú đến mức nào. Tôi giống như một “Ông Tây ba-lô” lang thang khắp chốn để tận hưởng cái hay, cái lạ, cái ban sơ, cái dễ thương, cái rộng lớn của đời và của Thế Giới.

Bạn ơi!

Hãy lang thang. Hãy đến với cuộc sống của mọi người. Hãy mở bung trái tim mình. Hãy mở toang cánh cửa của tâm hồn. Khi đó chúng ta sẽ thấy những cái “hợm hĩnh” của cái “tôi” tan biến mất. Cuộc sống này thật đẹp, nhưng một mình ta không đủ làm đẹp cho đời. Đời đẹp vì có người. Có mình có ta

Hãy lang thang để đến với mọi người bằng tâm hồn dản dị, cảm thông và chia xẻ. Đến với mọi người chúng ta không bao giờ bị “thua thiệt”. Chúng ta thật sự có “lời” vì tâm hồn chúng ta phong phú, trí tuệ chúng ta sáng suốt, tính tình chúng ta dễ dãi và lòng Từ Bi của chúng ta rộng mở.

Vậy thì bạn ơi!

Hãy đến với tất cả mọi người…và đến bằng tâm hồn trẻ thơ.

Đào Văn Bình
(California Tháng 10, 2011)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2012(Xem: 5717)
Những năm gần đây, mặt hàng đồ mã lại có thêm nhiều loại mới, đáng chú ý nhất là ô-sin (người giúp việc) bằng giấy dùng để đốt cúng người thân quá cố.
03/10/2012(Xem: 6869)
Dù bạn thực hành theo thừa nào trong ba thừa – Tiểu thừa, Đại thừa hay Mật thừa – từ thời điểm bạn bước vào cánh cửa giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni cho tới khi bạn thành tựu Chánh giác, bạn cần sự hỗ trợ của một vị thầy tâm linh để thọ nhận các giáo lý
03/10/2012(Xem: 7238)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
02/10/2012(Xem: 8103)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
02/10/2012(Xem: 5223)
Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc.
02/10/2012(Xem: 9945)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
01/10/2012(Xem: 5921)
parent * Cha mẹ là tấm gương đạo đức tốt cho chúng ta. Đã dạy chúng ta những gì là đúng và những gì là sai . Nhưng có khi những gì họ yêu cầu đi ngược lại chúng ta biết là đúng và tốt. Nếu điều này xảy ra, chúng ta có thể cố gắng để cho họ hiểu chúng ta cảm thấy thế nào, nên nhớ rằng chúng ta cần phải rất kính trọng .
01/10/2012(Xem: 4573)
Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 25 tháng 9 năm 2012 - Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa vào chỗ ngồi của Ngài, vị đại diện của đoàn Phât Tử đến từ Việt Nam đã dâng tặng Ngài một cây hoa thường được trồng trong các khuôn viên chùa ở Việt Nam. Ngài cảm ơn vị đại diện và bắt đầu cuộc nói chuyện, 2012_09_25_Vietnam_N03"Hôm qua, chủ đề chính của tôi là đạo đức thế gian và hôm nay tôi muốn nói một chút về Phật Pháp. Thông thường, khi tôi nói chuyện về Phật giáo, tôi muốn giải thích một cái gì đó về các tôn giáo khác trên thế giới để mọi người có thể đánh giá cao tính năng độc đáo của giáo lý đạo Phật. Các học giả lớn của trường Đại học cổ Ấn Độ University of Nalandanhư ngài Long Thọ, Thánh Thiên (Aryadeva), Phân Biệt Minh Bồ Tát (Bhavaviveka), Tịch Hộ (Shantarakshita), và ngài Kamalashila, đã so sánh quan điểm triết học Phật Giáo với quan điểm không phải triết học Phật giáo một cách rõ ràng. Tại Ấn Độ, những quan điểm của Phật Giáo thường không bị thách thức và cách mà các học giả bảo v
25/09/2012(Xem: 7007)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
25/09/2012(Xem: 5936)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567