Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiên Cứu và Trải Nghiệm

15/09/201100:52(Xem: 8392)
Nghiên Cứu và Trải Nghiệm
ajahn-chah
NGHIÊN CỨU VÀ TRẢI NGHIỆM
Ajahn Chah - Khánh Yên dịch




Ngài Ajahn Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985.
Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Chúng ta hãy bàn đến sự khác nhau giữa việc nghiên cứu giáo pháp và cách ứng dụng giáo pháp trong thực hành. Nghiên cứu giáo pháp đúng nghĩa chỉ có một mục đích duy nhất: nhận ra bản chất không thỏa mãn trong mỗi cuộc đời của chúng ta, từ đó vươn tới con đường hạnh phúc và sự bình yên cho chính mình và cho tất cả mọi loài chúng sinh. Mọi đau khổ trong ta đều có nguyên nhân hay sự khởi nguồn của nó. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tiến trình này. Khi tâm chúng ta tĩnh lặng, cũng có nghĩa là tâm đang ở trong trạng thái bình thường; khi tâm loạn động, tưởng sẽ hình thành. Hạnh phúc và đau khổ trong chúng ta là sản phẩm của cái tâm loạn động, từ nghĩ tưởng mà có. Tâm chúng ta nghĩ tưởng không ngừng nghỉ, nó tham cầu được đi đây đó. Nếu bạn không hiểu rõ tiến trình vận động này của tâm, bạn sẽ bị cuốn theo tưởng và bị nó thao túng.

Cho nên Đức Phật đã dạy chúng ta cần phải tập trung xem xét mọi diễn biến của tâm, theo dõi mọi sự vận động và nhìn thấy những tính chất cơ bản của nó: luôn thay đổi, không toại nguyện và rỗng không. Để hiểu được tâm, bạn cần phải tập trung và luôn tỉnh thức để theo dõi mọi trạng thái của nó. Qua đó, bạn mới có thể nhận ra tiến trình duyên khởi của tâm. Đức Phật đã từng dạy rằng, chính vì không sáng suốt (vô minh) nên đã phát sinh ra đủ mọi hiện tượng của cuộc đời, bao gồm những động lực bên trong chúng ta. Khi động lực tác động lên ý thức, ý thức sẽ quay sang tác động vào tâm và thân. Đây chính là quá trình duyên khởi.

Bước đầu nghiên cứu về Phật pháp, chúng ta có thể cảm nhận được tiến trình này trong hệ thống giáo lý truyền thống. Nhưng khi tiến trình đó thực sự xảy ra trong ta, đặc biệt đối với những người chỉ nghiên cứu suông qua sách vở, thì họ sẽ không thể bắt kịp tiến trình diễn biến của nó. Sự việc trên cũng giống như quả chín rụng từ trên cây vậy, mỗi mắt xích trong sự liên kết của tiến trình khi quả chín rụng xảy ra quá nhanh, đến nỗi người ta không thể nói được quả chín kia đã rụng từ nhánh cây nào. Cũng như thế, khi người ta cảm nhận về khoái lạc trong lúc tâm duyên theo cảnh, người ta sẽ bị cuốn hút trong cảm quan và không thể nhận biết nó đã xảy ra như thế nào.

Tất nhiên, việc tóm tắt có hệ thống của tiến trình này ở kinh sách là không sai, nhưng để trải nghiệm nó, người ta phải vượt lên trên sự nghiên cứu từ kinh điển. Khi nghiên cứu, kinh sách không nói cho chúng ta biết đây là sự sinh khởi của vô minh, đây là cách người ta cảm nhận, đây là một dạng đặc biệt của ý thức, và đây là sự cảm nhận về những yếu tố khác nhau ở trong thân và tâm. Khi bạn leo lên cây và té xuống đất, bạn không thể diễn tả chi tiết bạn đã rơi xuống đất bao nhiêu mét, bao nhiêu inch; cho đến khi thân bạn chạm vào đất, bạn mới cảm nhận sự đau đớn. Không có sách vở nào diễn tả cho chúng ta điều đó cả.

Pháp được viết trong kinh điển dùng để nghiên cứu là những điều đã được chắt lọc và có hệ thống, nhưng trong thực tế lại không đi theo một lộ trình đơn lẻ nào cả. Chính vì thế, chúng ta cần phải kiểm chứng những gì nảy sinh dựa trên khả năng nhận biết, trí tuệ sâu sắc của chúng ta. Khi trí tuệ vốn có của ta, khả năng nhận biết, cảm nhận biết được bản chất thực của bản tâm, khi đó chúng ta sẽ nhìn thấy rõ rằng tâm không phải là tự ngã của ta. Nó không thuộc về chúng ta, không phải là Tôi, cũng không phải là cái Của Tôi, tất cả mọi ý niệm đều rơi rụng. Như đối với việc chúng ta tìm hiểu các tên gọi về tất cả những yếu tố của tâm và thức, Đức Phật cũng đã khuyến cáo chúng ta không nên mắc kẹt vào nó. Ngài chỉ muốn chúng ta nhận ra rằng tất cả mọi sự trên cuộc đời này đều là vô thường, không toại nguyện và vô ngã. Và Ngài dạy chúng ta hãy buông bỏ tất cả. Khi ý niệm móng khởi trong tâm, chúng ta cần phải tỉnh thức để nhận ra và biết rõ chúng. Chỉ khi nào chúng ta thực hiện được như thế thì tâm chúng ta mới thực sự thuần thục.

Khi tâm khởi niệm, thì những hình thái khác nhau của tâm, những cấu trúc tư tưởng, và những phản ứng trong ta cũng bắt đầu duyên theo đó mà sinh khởi, hình thành, và nó khởi lên tương tục. Hãy để cho những ý niệm ấy tự nhiên, dù đấy là tốt hay xấu. Đức Phật chỉ khuyên chúng ta thực hiện một điều đơn giản là: “Hãy buông bỏ, và đừng bị cuốn theo nó.” Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta phải biết quán xét tâm và biết cách phải từ bỏ nó như thế nào.

Nếu quán sát mọi yếu tố hình thành của tâm, chúng ta sẽ thấy rằng nó hành xử theo một trật tự hoàn toàn tự nhiên: mọi yếu tố của tâm là như vậy, tưởng sinh ra và mất đi là như thế... Trong quá trình thực tập, chúng ta có thể nghiệm ra một bài học là, khi chúng ta có Chánh tri kiến thì Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng sẽ tự động đi theo. Và những yếu tố tâm lý sinh khởi từ đấy cũng được nhận biết rõ ràng. Nếu chúng ta có sự hiểu biết đúng đắn thì tư tưởng và tất cả những yếu tố khác cũng sẽ đúng theo, giống như ánh sáng tỏa ra từ ngọn đèn. Khi chúng ta quán xét với sự tỉnh thức, thì Chánh tri kiến sẽ được lớn mạnh.

Khi quán xét tất cả những gì mà chúng ta gọi là tâm, chúng ta chỉ thấy sự kết hợp của các yếu tố tâm lý chứ không có gì là ngã. Khi chúng ta không còn thấy có ngã thì chúng ta sẽ bám víu vào đâu? Lúc đó, mọi cảm xúc, ký ức và năm uẩn cấu thành của tâm và thân đều rơi rụng như những chiếc lá lìa cành trước gió. Chúng ta có thể khám phá được điều này thông qua con đường của thiền định.

Thiền định giống như một miếng gỗ đơn độc. Sự sáng suốt và sức quán xét thuộc về một đầu của miếng gỗ; sự tập trung và trạng thái tĩnh lặng nằm thuộc về đầu bên kia. Nếu bạn nhấc toàn bộ miếng gỗ lên thì cả hai đầu cùng lên một lúc. Như thế, cái nào là sự tập trung và cái nào là sự sáng suốt? Cũng chỉ ở một cái tâm này mà thôi.

Bạn không thể tách rời sự tập trung hoặc trạng thái tĩnh lặng của tâm ra khỏi sự sáng suốt. Tất cả những trạng thái ấy ví như một quả xoài, lúc đầu, nó xanh và chua, sau đó nó chín và ngọt, nhưng không phải là hai quả xoài khác nhau. Từ một mà biến thành dạng thể khác; không còn là quả xoài như lúc ban đầu nữa, nhưng chúng ta cũng không thể nói là hai. Mọi từ ngữ chỉ là những ước lệ dùng để biểu đạt. Chúng ta không nên chấp vào ngôn từ. Nguồn gốc duy nhất của tri kiến đích thực ấy là để thấy được những gì nằm bên trong bản thân chúng ta. Chỉ có sự học tập này mới có thể đi đến chỗ rốt ráo, và đây mới là sự học tập về giá trị đích thực.

Sự tĩnh lặng của tâm có được trong giai đoạn đầu của sự tập trung là nhờ chúng ta chú tâm vào một điểm. Nhưng khi sự tĩnh lặng đó không còn nữa, chúng ta sẽ cảm thấy đau khổ vì chúng ta đã chấp vào nó. Theo Đức Phật, đạt được sự tĩnh lặng chưa phải là cái đích cuối cùng. Ở đó lòng mong cầu và đau khổ vẫn còn hiện hữu.

Cho nên, khi Đức Phật đạt được trạng thái định, sự tĩnh lặng ấy rồi, Ngài đã quán chiếu sâu xa hơn nữa. Và Ngài tìm cho ra bản chất thực sự của vấn đề, cho đến khi nào Ngài không còn bám víu vào sự tĩnh lặng ấy nữa. Ngài nhận thấy rằng, sự tĩnh lặng chỉ là một thực tại tương đối, là một trong vô số biến tướng của tâm, chỉ là một giai đoạn trên lộ trình tu tập thiền định. Nếu bạn dính mắc vào đó, bạn vẫn còn kẹt trong sinh và tử, vì bạn còn nhận thấy có niềm vui trong tĩnh lặng. Và khi tĩnh lặng cuốn gói ra đi, bạn bắt đầu cảm thấy đau khổ, như thế bạn càng bị ràng buộc vào nó.

Đức Phật không ngừng quán xét vào sự sinh diệt khi tâm có được sự tĩnh lặng để biết nó sinh khởi từ đâu. Khi Ngài chưa tìm ra bản chất của sự thật, Ngài càng nỗ lực tập trung sâu hơn nữa trong trạng thái của tĩnh lặng, để quán sát mọi yếu tố tâm lý khi chúng khởi lên. Ngài duy trì nỗ lực quán sâu vào nó, dù cho tâm có tĩnh lặng hay không, và cuối cùng, Ngài đã nhận ra rằng mọi sự vật, kể cả năm uẩn của thân và tâm đều như một viên sắt nóng đỏ. Khi viên sắt nóng kia đỏ rực lên, làm sao bạn có thể tìm ra một chỗ mát mẻ để chạm tay vào đó? Năm uẩn trong ta cũng giống như thế - bạn sẽ không biết cái nào trong năm uẩn đã gây ra đau khổ trong chúng ta. Cho nên, bạn không nên chấp vào bất cứ điều gì cả, dù đó là sự tĩnh lặng hay trạng thái của định; bạn không thể nói rằng sự tĩnh lặng hay tâm an định là bạn hay là của bạn. Làm như thế là bạn gây thêm sự đau khổ cho chính bản ngã của bạn mà thôi, khi đó tâm bạn lại rơi vào thế giới của mê chấp và ảo tưởng, đấy là một viên sắt nóng đỏ khác.

Trong sự tu tập, chúng ta thường có khuynh hướng hay chấp thủ, xem mọi trải nghiệm là tôi và cái của tôi. Nếu bạn nghĩ: “Tôi tĩnh lặng, tôi lo lắng, bất an, tôi tốt, tôi xấu, tôi hạnh phúc, tôi không hạnh phúc”, chính sự chấp trước này là cội nguồn của sinh tử. Khi niềm vui không còn, đau khổ đến; khi đau khổ không còn, niềm vui lại đến. Bạn thấy mình hết bị đá sang bên này rồi lại bị đá sang bên kia, hết địa ngục rồi lại đến thiên đường. Đức Phật đã nhìn thấy rõ trạng thái này của tâm, bản chất nó luôn là như thế, và Ngài đã nghiệm ra rằng, khi tâm còn trong sinh diệt thì không thể đi đến sự giải thoát hoàn toàn rốt ráo, nên Ngài tiếp tục quán xét mọi yếu tố trải nghiệm của tâm và tập trung quán xét vào bản chất đích thực của nó. Chính vì mê chấp nên chúng ta còn thấy có sinh, có diệt. Trở nên vui vẻ chính là sinh, trở nên chán nản chính là tử. Khi chết đi, chúng ta lại sinh ra, và khi đã sinh ra, chúng ta lại chết. Sinh tử nối đuôi nhau diễn ra liên tục, như một bánh xe quay bất tận.

Đức Phật đã nhận thấy rằng, mọi biến hiện của tâm đều là hạn cuộc, và chỉ tạm thời, và bản chất của nó là trống rỗng (vô ngã). Khi tâm lắng xuống là lúc tâm buông xả tất cả và khổ đau cũng kết thúc. Bạn cần phải nhận ra sự thật đó. Khi bạn nhìn thấy bản chất của sự thật như là chính nó, bạn sẽ nhận thấy được rằng, mọi yếu tố của tâm đều là giả dối. Chúng ta nên ghi nhớ lời dạy của Phật rằng, tâm này nó không có gì cả, nó không sinh ra và cũng không mất đi với một ai cả. Nó hoàn toàn tự do, tỏa sáng và vô cùng rực rỡ, không cái gì có thể nắm bắt được nó. Tâm nắm bắt được là tâm vẫn còn trong lầm lạc, là ảo tưởng xuất phát từ những biểu hiện hạn cuộc, những hiểu biết sai lầm về tự ngã.

Cho nên Đức Phật dạy chúng ta hãy nhìn vào tâm của mình. Cái gì hiện hữu lúc ban đầu? Thực chất là không có gì cả. Sự trống rỗng này (tâm không) không có sinh ra và cũng không mất đi cùng với những hiện tượng. Khi nó tiếp xúc với những gì tốt đẹp, nó cũng không trở nên tốt, khi nó tiếp xúc với những gì xấu xa, nó cũng không bị xấu đi. Nhưng cái tâm thanh tịnh kia vẫn biết rõ những đối tượng ấy, biết rằng chúng không có thật.

Khi tâm của hành giả an trú trong trạng thái như thế thì mọi nghi ngờ đều tan biến. Trong trạng thái như thế phải chăng vẫn còn sinh tử? Chúng ta không cần phải hỏi ai cả. Khi thẩm xét những yếu tố của tâm, Đức Phật đã để cho nó tự do biến hiện, tự nó đến, rồi nó tự đi, và Ngài chỉ là một người ý thức rõ về chúng. Ngài chỉ theo dõi nó trong sự tĩnh lặng. Và khi đó, những điều kiện dẫn đến tái sinh đã không còn tồn tại ở trong Ngài. Với trí tuệ thù thắng, Ngài đã nhìn thấy mọi trạng thái của tâm đều là vô thường, không toại nguyện và vô ngã. Và Ngài trở thành bậc Giác ngộ. Bậc giác ngộ nhìn thấy mọi thứ đúng như thật, không trở nên vui, buồn khi điều kiện thay đổi. Đây là trạng thái an lạc của tâm, không còn bị trói buộc trong sinh, lão, bệnh, tử, vào nhân, duyên, quả, vượt ra ngoài hạnh phúc và khổ đau, vượt lên trên cả thiện và ác. Đây là trạng thái khó diễn tả, và không có trạng thái nào thù thắng hơn nữa.

Cho nên các bạn cần phải phát triển thiền định, sự tĩnh lặng và tuệ giác; học cách để làm cho chúng sinh khởi trong tâm và thật sự sử dụng những trạng thái ấy. Nếu không, bạn chỉ biết Phật pháp qua những ngôn từ, và sự hạn cuộc trong sách vở mà thôi, lúc ấy bạn chỉ là người đi vòng quanh để diễn giải về những tính chất của sự vật, nhưng chưa bao giờ trải nghiệm qua thực tế. Có thể bạn là người rất thông minh, nhưng liệu khi tâm bạn móng niệm, bạn có chạy theo nó không? Khi bạn tiếp xúc với những cái bạn ưa thích, bạn sẽ bám víu vào nó hay là bạn buông bỏ? Và khi bạn đối diện với những trạng thái không hài lòng, tâm bạn tỏ ra khó chịu, lên án hay bạn buông xả để cho nó ra đi? Nếu bạn thấy còn có những thứ bạn không thích, thấy bạn vẫn còn dính mắc và còn có sự chê bai thì bạn cần phải xem xét lại mình - đấy là những biểu hiện chưa đúng và chưa hoàn toàn rốt ráo. Nếu bạn quán xét tâm mình theo cách này, đến một ngày nào đó, bạn sẽ nhận biết con người thật của chính bạn.

Tôi đã không thực tập dựa trên những hướng dẫn trong sách giáo khoa; tôi chỉ nhìn vào tánh thấy biết của mình. Nếu nó ghét một ai đó, tại sao lại ghét. Nếu nó thích một người nào đó, tôi cũng hỏi tại sao thích. Bạn hãy quán xét mọi biểu hiện của tâm để tìm ra căn nguyên của nó, đến lúc đó bạn mới có thể giải quyết một cách triệt để những vấn đề yêu, ghét trong bạn, khi đó tâm bạn mới được bình yên. Mọi thứ đều quay trở về và phát sinh từ tánh thấy biết của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tu tập, thực tập thường xuyên và liên tục là tối cần thiết.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2020(Xem: 5678)
(Thimphu, Bhutan) – Vào ngày 11 tháng 8 vừa qua, Chính phủ Vương quốc Hy Mã Lạp sơn Bhutan đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên kể từ khi đại dịch Virus corona tấn công Vương quốc Phật giáo này. Chính phủ Vương quốc Phật giáo này đã ban hành lệnh cách ly cho khoảng 750.000 người dân, các cơ quan nhà nước cũng đề nghị đóng cửa tất cả các trường học, cơ sở đào tạo và các cửa hàng kinh doanh; hoãn các kỳ thi và không rời địa bàn sinh sống trong thời gian này.
15/08/2020(Xem: 5942)
Sự từ biệt trần gian Ta bà của Cư sĩ Steven D. Goodman (1946-2020) là vô cùng kính tiếc, một sự mất mát cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại phương Tây. Cư sĩ Steven D. Goodman, Giáo sư, Tác giả và Dịch giả nổi tiếng bởi các tác phẩm kinh điển Phật giáo Tây Tạng, đã an nhiên trút hơi thở cuối cùng tại tư gia và về cõi Phật vào ngày 03 tháng 8 năm 2020, Oaklan, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 75 tuổi.
14/08/2020(Xem: 7424)
Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
11/08/2020(Xem: 9192)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch. Nơi nào tại Trung Quốc: Kiến Nghiệp, nay là Nam Kinh. Chùa đầu tiên được xây dựng tại Kiến Nghiệp là chùa nào: Do Khương Tăng Hội xây dựng chùa Kiến Sơ tại Kiến Nghiệp, Nam Kinh, hiện nay, 2020, vẫn còn. Trưỡng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng, Đệ Nhất Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã đến thăm chùa đó cách nay mấy năm và đã xác nhận với tôi tại chùa Huê Nghiêm của Ngài tại quận hai, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017. Khương Tăng Hội mất năm 280. Nghĩa là Ngài hành đạo tại Trung Quốc được 33 năm. Trong khi đó Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, nghĩa là sau Khương Tăng Hội 273 năm.
11/08/2020(Xem: 5324)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
10/08/2020(Xem: 7085)
Đa số chúng ta, những người có duyên với Phật Giáo, hầu hết đã nghe nói đến, không nhiều thì ít, rằng Phật thuyết pháp, Tổ sư thuyết pháp, Pháp sư thuyết pháp, Hòa thượng hay Thượng tọa thuyết pháp, v.v…, nhưng ít ai nghe nói chim muôn thuyết pháp, phải không? Vì chúng ta thiết nghĩ rằng các loài động vật hay thực vật thì khác với loài người, không có Phật Pháp, không thể nghe hay thuyết Phật pháp, do đó, nên chúng ta có thể nghĩ rằng làm gì có chuyện chim muôn, cây cỏ, v.v… có thể thuyết Phật pháp bằng ngôn ngữ của chúng.
09/08/2020(Xem: 7363)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
09/08/2020(Xem: 6487)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, nhiều lần lên tiếng trước công luận thế giới về chính sách tiêu diệt văn hóa truyền thống Tây Tạng của Bắc Kinh. Thật vậy, TQ đã và đang thực hiện việc tiêu diệt có hệ thống di sản văn hóa của Tây Tạng với sự phá hủy các truyền thống Phật Giáo và tôn giáo, hệ thống giáo dục, làm đổ vỡ xã hội, gây cảnh vô luật pháp, bất bao dung xã hội, lòng tham không kiểm soát và sự gia tăng cao độ việc buôn bán tình dục và nạn nghiện rượu tại Tây Tạng, theo một phúc trình được đăng trên trang mạng toàn cầu www.thehindubusinessline.com cho biết.
08/08/2020(Xem: 6433)
Ở đời có những cuộc từ giã hùng tráng gây ấn tượng như tạo nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người qua lịch sử đương thời và mai sau. Điều đó đủ chứng minh tiền nhân có lý do xác đáng để khước từ quá khứ tù hãm, nhắm hướng tương lai không chỉ cho riêng mình mà còn nghĩ tới đồng loại và chúng sanh. Những cuộc từ giã hay nói chính xác hơn là những cuộc vượt thoát can trường mới diễn tả đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của mỗi sự kiện mà tôi cho rằng ở trong ba thời kỳ: cổ đại, trung hưng và hiện đại.
08/08/2020(Xem: 5643)
Nghĩ cho cùng cuộc đời dài của con người chính là những bước đi - không hơn không kém. Đó là những bước khập khiễng từ khi lọt lòng mẹ cho đến các bước run rẩy trước khi bước vào quan tài. Điều quan trọng nhất là kẻ lữ hành phải luôn sáng suốt và lạc quan để nhận biết “mùa xuân phía trước”. Dầu sao đi nữa, dù muốn hay không mình vẫn phải bước đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]