Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn pháp xây dựng đời sống tại gia hạnh phúc

18/10/201001:09(Xem: 7849)
Bốn pháp xây dựng đời sống tại gia hạnh phúc

lotus_5

Bốn pháp xây dựng 
đời sống tại gia hạnh phúc

HT. Thích Quang Đạo

Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người. 
 
Kinh Tăng Chi Bộ III ghi: “Một hôm, cư sĩ tại gia đệ tử Phật tên là Dighajanu đi đến đỉnh lễ và bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, còn hưởng thụ các dục, sống hệ phược với vợ con, dùng các thứ hương hoa, phấn sáp, thọ lãnh vàng bạc. Bạch Thế Tôn, xin Ngài hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và hạnh phúc an lạc trong tương lai.

Đức Phật dạy Dighajanu rằng: “Này cư sĩ, có bốn pháp này đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho thiện nam tín nữ. Bốn pháp đó là: Đầy đủ sự tháo vát, đầy đủ sự phòng hộ, đầy đủ sự hướng thiện và đầy đủ sự thăng bằng”.

Thế nào là đầy đủ sự tháo vát?

Trước hết, người tại gia cư sĩ dù làm nghề nghiệp gì cũng phải lương thiện, siêng năng không biết mỏi mệt, biết suy tư, tìm ra phương thức làm việc tối ưu, vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm. Đầy đủ sự tháo vát thể hiện tuệ giác, thông minh và năng động, biết tìm công việc thích ứng với bản thân, hoàn cảnh nhằm làm ra của cải để cung ứng cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu không siêng năng, tháo vát thì dễ bị lôi cuốn vào những việc bất chính để kiếm tiền, như vậy cuộc sống sẽ khó yên ổn.

Thế nào là đầy đủ sự phòng hộ?

Phòng hộ là giữ gìn. Những tài sản do tháo vát, siêng năng, nhờ lao động chơn chánh mà thu hoạch được phải khéo phòng hộ để khỏi bị vua chúa tịch thu, bị trộm cướp, bị lửa cháy, bị nước trôi và bị con hư phá tán.

Không phải ai có của cải cũng giữ được. Thiên tai, hỏa hoạn, mất mát do trộm cướp, sung công luôn rình rập để lấy đi tài sản của mình. Ngoài những nguy cơ tổn thất tài sản từ bên ngoài, bên trong còn bị con hư phá tán. Có nhiều nhà giàu có, vì nuông chìu con mà để chúng xài phí của cải không tiếc vào những cuộc cờ bạc rượu chè say sưa, nhất là nghiện ngập ma túy, ăn chơi đàng điếm v.v… không chỉ phá của, hại cho bản thân mà còn hại cho gia đình và xã hội. 
 
Bởi thế Phật dạy có tiền cần phải phòng hộ, nhất là đừng để lọt vào tay những đứa con hư, nghĩa là ngoài việc làm giàu, cần phải nên giáo dục con cho cẩn thận nữa.

Thế nào là đầy đủ sự hướng thiện?

Hướng thiện là làm bạn với người có đầy đủ lòng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ. Đầy đủ lòng tin là những người chánh tín Tam bảo, ta làm bạn với họ để học tập lòng tin. Đầy đủ giới đức là người thọ trì và giữ gìn giới hạnh. Là Phật tử mà không giữ gìn giới hạnh, hành động tà vạy, không xứng đáng lời dạy của Đức Phật thì dù có xưng là Phật tử cũng không phải Phật tử.

Cho nên có đầy đủ giới đức mới xứng đáng là con Phật. Đầy đủ sự bố thí là người biết san sẻ vật chất, khả năng, công sức, hiểu biết, tình cảm, giáo lý, v.v… và tất cả những gì mình có cho người khác. Bố thí cao nhất là mở rộng tấm lòng, cho mà không chấp thủ, không vì mình. Nếu chỉ biết nhập mà không biết xuất thì người ấy là một người bỏn xẻn, ích kỷ. Xã hội mà gồm những người như vậy thì không hạnh phúc. Bố thí trước hết là dứt lòng tham, tính bỏn xẻn và ganh tỵ.

Bởi thế nên không phải chỉ có cho tiền của mới bố thí, mà hễ có thân, có tâm là có thể bố thí được. Chia sẻ gánh nặng cho một khách bộ hành đang lúc mệt mỏi cũng là bố thí. Nở một nụ cười để an ủi người đang đau khổ cũng là bố thí. Nếu trong tâm mọi người luôn luôn nghĩ đến bố thí, thì sự đua tranh, ganh tỵ sẽ giảm bớt rất nhiều. Đầy đủ trí tuệ là người có học và tư duy về Phật pháp và ứng dụng Chánh pháp vào trong đời sống, chuyển hóa đời sống phàm phu tội lỗi thành đời sống thánh thiện trong sạch.

Nếu Phật tử mà lấy tà làm chính, không phân biệt phải trái, hay dở thì không có trí tuệ và dễ trở thành mê tín dị đoan, tin theo thầy tà bạn ác. Do đó, Đức Phật dạy cho các Phật tử tại gia là phải luôn hướng thiện, làm bạn với thiện để được hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Thế nào là đầy đủ sự thăng bằng?

Thăng bằng có nghĩa là sống một đời sống điều hòa, quân bình giữa tinh thần và vật chất, giữa tâm lý và sinh lý. Muốn vậy, người Phật tử phải áp dụng sáu nguyên tắc sống hòa hợp mà Đức Phật đã dạy:

Nguyên tắc thứ nhất: là sống chung hòa hợp, cung kính và tôn trọng lẫn nhau, dùng từ ái đối xử với nhau, tương thân tương ái.

Nguyên tắc thứ hai: là nói lời yêu thương, thuận hòa, không tranh đấu hơn thua, không xúc phạm, không gây tổn thương người khác.

Nguyên tắc thứ ba: là là ý nghĩ hòa hợp, không chống trái, không hơn thua, không thù hằn, oán ghét, tâm ý hòa đồng ái kính lẫn nhau.

Nguyên tắc thứ tư: là cùng nghiêm trì giới luật, thực hành chánh hạnh, ái kính nhau, cùng giúp đỡ nhau trong việc thực hành đạo đức.

Nguyên tắc thứ năm: là cùng nhau hướng đến chánh tri kiến, tuệ giải thoát. Chia sẻ những quan điểm, tư tưởng, nhận thức về Chánh pháp, không chống trái, bao dung những dị biệt trong lẽ phải.

Nguyên tắc thứ sáu: là của cải làm ra được chi dùng một cách thích hợp, đừng quá phung phí, mà cũng đừng quá keo kiết bỏn xẻn. Nếu chi tiêu quá phung phí thì dễ phá sản. Keo kiết bỏn xẻn quá thì bị nô lệ đồng tiền. Phải chi tiêu đúng việc, đúng chỗ. 
 
Đức Phật dạy: của cải làm ra 10 phần thì chi tiêu hàng ngày 5 phần, 3 phần tích lũy, 1 phần cho quan hệ với gia đình nội ngoại, 1 phần cho các mối quan hệ giao tế xã hội.

Tóm lại, Đức Phật dạy cho người tại gia bốn pháp an lạc trong hiện tại là: Tháo vát, phòng hộ của cải đã kiếm được bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện và sống điều hòa thăng bằng. Thực tập đầy đủ những điều như vậy thì giờ phút nào, ở đâu, chúng ta cũng xứng đáng là Phật tử, không những đem lại lợi ích, an lạc và hạnh phúc cho chính mình mà còn cho nhiều người khác.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2020(Xem: 5489)
Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:
15/11/2020(Xem: 6078)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc. Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddh
14/11/2020(Xem: 6475)
Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng ta "
13/11/2020(Xem: 5173)
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
13/11/2020(Xem: 4834)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4782)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
13/11/2020(Xem: 4613)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
13/11/2020(Xem: 7005)
Kính thưa chư Tôn đức & chư Phật tử hảo tâm Đã sắp đến ngày lễ Dewali (tết của xứ Ấn) nhưng năm nay vì tình hình lây nhiễm Dịch kéo dài nên dân nghèo sống quanh Bồ Đề Đạo Tràng trở nên túng thiếu triền miên do kinh tế sa sút và Bodhgaya không có khách hành hương lai đáo. Được sự đoái thương của chư Tôn Đức và chư Phật tử thiện hữu, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn lương thực cho 294 gia đình bần cùng tại 2 ngôi làng Muchalinda Naga. Đây là hai ngôi làng nằm phía sau hồ nước Mucalinda, nơi tương truyền ngày xưa vào tuần lễ thức 6 sau khi Phật Thành Đạo mãng xà vương, từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật.
09/11/2020(Xem: 7452)
Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, bậc thầy vĩ đại về Văn hóa Trung Hoa. Người đã tận tụy với công cuộc cứu vãn đất nước sau giai đoạn cách mạng văn hóa của những lãnh tụ Cộng sản Vô thần cực đoan, làm băng hoại xã hội, phá nát văn hóa truyền thống tổ tiên. Ông góp phần thanh tịnh hóa và tái tạo lịch sử văn hóa trong những biến động lịch sử chưa từng có của quốc gia, dân tộc Trung Hoa. Tiếp nối mạng mạch văn hóa, dung thông Trung Hoa cổ đại, hiện đại và hội nhập quốc tế.
08/11/2020(Xem: 14025)
Tôi đã có ý định từ vài tháng trước vào ngày Thầy giáo (20/11) sẽ viết một bài tri ân Sư Phụ tôi và các Giảng Sư đã gieo nhiều hạt giống tốt vào tâm thức tôi nhất là trong mùa đại dịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]