Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn pháp xây dựng đời sống tại gia hạnh phúc

18/10/201001:09(Xem: 7871)
Bốn pháp xây dựng đời sống tại gia hạnh phúc

lotus_5

Bốn pháp xây dựng 
đời sống tại gia hạnh phúc

HT. Thích Quang Đạo

Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người. 
 
Kinh Tăng Chi Bộ III ghi: “Một hôm, cư sĩ tại gia đệ tử Phật tên là Dighajanu đi đến đỉnh lễ và bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, còn hưởng thụ các dục, sống hệ phược với vợ con, dùng các thứ hương hoa, phấn sáp, thọ lãnh vàng bạc. Bạch Thế Tôn, xin Ngài hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và hạnh phúc an lạc trong tương lai.

Đức Phật dạy Dighajanu rằng: “Này cư sĩ, có bốn pháp này đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho thiện nam tín nữ. Bốn pháp đó là: Đầy đủ sự tháo vát, đầy đủ sự phòng hộ, đầy đủ sự hướng thiện và đầy đủ sự thăng bằng”.

Thế nào là đầy đủ sự tháo vát?

Trước hết, người tại gia cư sĩ dù làm nghề nghiệp gì cũng phải lương thiện, siêng năng không biết mỏi mệt, biết suy tư, tìm ra phương thức làm việc tối ưu, vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm. Đầy đủ sự tháo vát thể hiện tuệ giác, thông minh và năng động, biết tìm công việc thích ứng với bản thân, hoàn cảnh nhằm làm ra của cải để cung ứng cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu không siêng năng, tháo vát thì dễ bị lôi cuốn vào những việc bất chính để kiếm tiền, như vậy cuộc sống sẽ khó yên ổn.

Thế nào là đầy đủ sự phòng hộ?

Phòng hộ là giữ gìn. Những tài sản do tháo vát, siêng năng, nhờ lao động chơn chánh mà thu hoạch được phải khéo phòng hộ để khỏi bị vua chúa tịch thu, bị trộm cướp, bị lửa cháy, bị nước trôi và bị con hư phá tán.

Không phải ai có của cải cũng giữ được. Thiên tai, hỏa hoạn, mất mát do trộm cướp, sung công luôn rình rập để lấy đi tài sản của mình. Ngoài những nguy cơ tổn thất tài sản từ bên ngoài, bên trong còn bị con hư phá tán. Có nhiều nhà giàu có, vì nuông chìu con mà để chúng xài phí của cải không tiếc vào những cuộc cờ bạc rượu chè say sưa, nhất là nghiện ngập ma túy, ăn chơi đàng điếm v.v… không chỉ phá của, hại cho bản thân mà còn hại cho gia đình và xã hội. 
 
Bởi thế Phật dạy có tiền cần phải phòng hộ, nhất là đừng để lọt vào tay những đứa con hư, nghĩa là ngoài việc làm giàu, cần phải nên giáo dục con cho cẩn thận nữa.

Thế nào là đầy đủ sự hướng thiện?

Hướng thiện là làm bạn với người có đầy đủ lòng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ. Đầy đủ lòng tin là những người chánh tín Tam bảo, ta làm bạn với họ để học tập lòng tin. Đầy đủ giới đức là người thọ trì và giữ gìn giới hạnh. Là Phật tử mà không giữ gìn giới hạnh, hành động tà vạy, không xứng đáng lời dạy của Đức Phật thì dù có xưng là Phật tử cũng không phải Phật tử.

Cho nên có đầy đủ giới đức mới xứng đáng là con Phật. Đầy đủ sự bố thí là người biết san sẻ vật chất, khả năng, công sức, hiểu biết, tình cảm, giáo lý, v.v… và tất cả những gì mình có cho người khác. Bố thí cao nhất là mở rộng tấm lòng, cho mà không chấp thủ, không vì mình. Nếu chỉ biết nhập mà không biết xuất thì người ấy là một người bỏn xẻn, ích kỷ. Xã hội mà gồm những người như vậy thì không hạnh phúc. Bố thí trước hết là dứt lòng tham, tính bỏn xẻn và ganh tỵ.

Bởi thế nên không phải chỉ có cho tiền của mới bố thí, mà hễ có thân, có tâm là có thể bố thí được. Chia sẻ gánh nặng cho một khách bộ hành đang lúc mệt mỏi cũng là bố thí. Nở một nụ cười để an ủi người đang đau khổ cũng là bố thí. Nếu trong tâm mọi người luôn luôn nghĩ đến bố thí, thì sự đua tranh, ganh tỵ sẽ giảm bớt rất nhiều. Đầy đủ trí tuệ là người có học và tư duy về Phật pháp và ứng dụng Chánh pháp vào trong đời sống, chuyển hóa đời sống phàm phu tội lỗi thành đời sống thánh thiện trong sạch.

Nếu Phật tử mà lấy tà làm chính, không phân biệt phải trái, hay dở thì không có trí tuệ và dễ trở thành mê tín dị đoan, tin theo thầy tà bạn ác. Do đó, Đức Phật dạy cho các Phật tử tại gia là phải luôn hướng thiện, làm bạn với thiện để được hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Thế nào là đầy đủ sự thăng bằng?

Thăng bằng có nghĩa là sống một đời sống điều hòa, quân bình giữa tinh thần và vật chất, giữa tâm lý và sinh lý. Muốn vậy, người Phật tử phải áp dụng sáu nguyên tắc sống hòa hợp mà Đức Phật đã dạy:

Nguyên tắc thứ nhất: là sống chung hòa hợp, cung kính và tôn trọng lẫn nhau, dùng từ ái đối xử với nhau, tương thân tương ái.

Nguyên tắc thứ hai: là nói lời yêu thương, thuận hòa, không tranh đấu hơn thua, không xúc phạm, không gây tổn thương người khác.

Nguyên tắc thứ ba: là là ý nghĩ hòa hợp, không chống trái, không hơn thua, không thù hằn, oán ghét, tâm ý hòa đồng ái kính lẫn nhau.

Nguyên tắc thứ tư: là cùng nghiêm trì giới luật, thực hành chánh hạnh, ái kính nhau, cùng giúp đỡ nhau trong việc thực hành đạo đức.

Nguyên tắc thứ năm: là cùng nhau hướng đến chánh tri kiến, tuệ giải thoát. Chia sẻ những quan điểm, tư tưởng, nhận thức về Chánh pháp, không chống trái, bao dung những dị biệt trong lẽ phải.

Nguyên tắc thứ sáu: là của cải làm ra được chi dùng một cách thích hợp, đừng quá phung phí, mà cũng đừng quá keo kiết bỏn xẻn. Nếu chi tiêu quá phung phí thì dễ phá sản. Keo kiết bỏn xẻn quá thì bị nô lệ đồng tiền. Phải chi tiêu đúng việc, đúng chỗ. 
 
Đức Phật dạy: của cải làm ra 10 phần thì chi tiêu hàng ngày 5 phần, 3 phần tích lũy, 1 phần cho quan hệ với gia đình nội ngoại, 1 phần cho các mối quan hệ giao tế xã hội.

Tóm lại, Đức Phật dạy cho người tại gia bốn pháp an lạc trong hiện tại là: Tháo vát, phòng hộ của cải đã kiếm được bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện và sống điều hòa thăng bằng. Thực tập đầy đủ những điều như vậy thì giờ phút nào, ở đâu, chúng ta cũng xứng đáng là Phật tử, không những đem lại lợi ích, an lạc và hạnh phúc cho chính mình mà còn cho nhiều người khác.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2014(Xem: 10346)
Ông Dan Stevenson không phải là một Phật Tử, cũng không theo một tôn giáo có tổ chức nào cả. Ông là một người dân cư ngụ trên đại lộ số 11 ở khu Eastlake của Oakland (California.) Vào năm 2009, khi ông đi vào trong cửa tiệm Ace chuyên bán vật dụng sắt thép dùng trong nhà, ông chợt hứng khởi phát tâm và đã bỏ tiền mua một pho tượng đức Phật bằng đá cao 2 feet (khoảng tương đương với hơn 60 cm). Sau đó ông mang về và gắn tượng Phật này vào một góc đường trong khu gia cư giữa đại lộ số 11 và con đường số 19.
06/10/2014(Xem: 9492)
“The History of Sampan” “Chiếc thuyền này thường xuyên được neo tại đây vốn là chiếc thuyền của người Việt Nam di tản, đã dạt vào bờ này với 167 người lớn và trẻ em vào tháng 5-1980 …May thay một thời kỳ non trẻ đã trôi qua, nhiều kinh nghiệm quý báu đã được tổng kết, người ta đã biết đắn đo hơn khi nói về một thời đã qua. Ngày nay Việt Nam là một cộng đồng hòa hợp tốt đẹp hơn xưa, thậm chí còn là chỗ “thích nghi” cho một số người nước ngoài, là “điểm đến” cho doanh nhân và du khách. Có những điều tưởng như giản đơn nhưng con người cần cả một thế hệ mới hiểu hết. Bài học của hòa hợp dân tộc và lòng cởi mở nhân ái ngày xưa của vua Trần dường như bị quên mất sau nhiều thời kỳ chiến tranh và chia cắt khốc liệt, nay cần phải được ôn lại…
29/09/2014(Xem: 7974)
Không học Phật pháp thì không biết đường nào để giải thoát, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ – tuyệt nhiên không giống với những gì ta đã học. Tấm bản đồ không phải con đường, càng không phải chỗ mình muốn đến. Nhưng bỏ mất nó thì có mà chết, mà ôm cứng lấy nó cũng chết. Muốn tu học ngon lành, hãy hỏi mấy em hướng đạo sinh cách dùng bản đồ.
26/09/2014(Xem: 12590)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền não là tâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận. Và cũng từ đó ánh sáng vô tận khởi hiện. Ánh sáng vô tận trong tâm ta không thể khởi hiện, vì tâm ta chứa đầy phiền não và phiền não đã tạo thành những chủng tử phân biệt và kỳ thị vận hành liên tục ở trong tâm ta, khiến cho mạch sống vô tận bị tắt nghẽn.
25/09/2014(Xem: 8958)
Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.
25/09/2014(Xem: 13465)
Thỉnh thoảng tôi đi về quê, để được nằm một mình giữa bãi cát trắng xoá với trăng mênh mông và nghe sóng vỗ, để cảm nhận những gì sâu sắc từ cuộc sống cô tịch của con người. Trong khoảnh khắc ấy, tôi đã nghe từng con sóng từ biển cả thì thầm và ước mơ, rồi đua chen nhau chạy vào bờ để kiếm tìm vùng đất hứa
24/09/2014(Xem: 7739)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
24/09/2014(Xem: 8917)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6955)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 8064)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]