Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Với Hòa Giải

06/01/201104:06(Xem: 9607)
Phật Giáo Với Hòa Giải

PHẬT GIÁO VỚI HÒA GIẢI
Nguyễn Hoàng Đức

Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn Độ rất hiền hậu, không thích gây hấn, và rất dễ chung sống hòa bình với người khác.

Nhìn Đạo Phật, thấy luôn, đó là những người mang tính hòa giải rất cao. Phật tử không chỉ hòa giải với người khác mà họ còn hòa giải với từng con vật bé nhỏ. Họ không sát sinh, như thể sợ rằng, mình ăn thịt chúng, rồi không thoát được kiếp luân hồi sinh tử, đến một ngày nào lại phải trở thành một con vật nào đó, để cho con vật đã từng bị mình ăn thịt ăn lại.

Tư tưởng từ bi của Phật giáo còn thấm nhiễm sâu nặng trong đời sống của người Việt. Ở nhiều nơi, khi giết thịt một con gà hay con chó chẳng hạn, người ta bèn nói “hóa kiếp này mày sang kiếp khác”. Câu nói đó thể hiện sự áy náy của người ta rằng: ta không muốn giết thịt mày đâu, ta chỉ mở một cung đường mới cho mày đi trên vòng luân hồi, hoặc giúp mày hóa kiếp mà thôi.

Rất nhiều khách đến Ấn Độ, ngạc nhiên rằng, người ta chìa tay xin khách từng đồng xu lẻ, được rồi, lại cầm tiền mua ngay một miếng bánh mỳ, đem sang bãi cỏ vườn hoa cho con bò ăn.

Ở đời, khi gặp bệnh người ta mới chữa, đó là phương pháp trị liệu. Nhưng có rất nhiều căn bệnh quái ác như ung thư chẳng hạn, nhiều khi bắt bệnh và chữa quá muộn thì không tránh khỏi hậu quả xấu.

Trong hòa giải cũng vậy, có những cặp vợ chồng khi hòa giải thì chồng bát đã vỡ. Còn trên chiến trường thì, một cuộc chiến dừng lại quá muộn, đã khiến cho kẻ thua thì vong thân, kẻ thắng thì tổn thất nặng nề “sống cũng như chết”. Lão Tử nói: “Mọi người đều biết đề phòng hậu họa, nhưng không biết làm cho hậu họa đừng sinh ra”.

Có thể nói, Phật giáo là những người muốn đề phòng hậu họa ngay từ chân móng của duyên khởi, hơn thế còn tìm cách không để cái duyên phải đi hòa giải nảy sinh. Phật giáo có phương ngôn: xa rời tham – sân – si.

-Tham(tham lam): Ở đời mọi tranh giành, đấu đá, giết chóc đều khởi lên từ tham lam. Người Trung Quốc có câu: “Cùng nỗi lo thì người ta dựa cậy nhau, nhưng cùng mối lợi, người ta cắn xé nhau”.

Người Việt đã lột tả dục vọng này qua cụm từ “chó tranh xương”. Những con vật đang chơi vui vẻ, bỗng ai đó ném cho khúc xương, thế là chúng cắn xé tranh giành nhau.

Tham quyền, khiến người ta giành giật, hất cẳng, thậm chí dùng thủ đoạn xảo quyệt triệt tiêu nhau. Tham tiền, khiến người ta giả dối, làm hàng giả, cân điêu, gian dối, mua rẻ bán đắt, rồi kéo hội kéo bè thanh toán nhau. Tham sắc dục, khiến người ta có thể dùng dao, a xít, súng đạn tranh giành, đâm chém lẫn nhau vì ghen tuông, đến mức văn hào Shakespeare đã phải la lên “phần lớn bi kịch của nhân loại diễn ra trên giường ngủ”.

-Sân(nóng giận): Người Việt nói “no mất ngon, giận mất khôn”. Một khi đã mất khôn, con người cư xử như mang bản năng bạo lực của muông thú, một câu, một chữ cũng chẳng nhường, họ lăn vào tranh giành đấu đá lẫn nhau.

Người Trung Quốc có câu “quân tử đấu khẩu, tiểu nhân đấu nhau chân tay”. Người có học hay danh dự, một khi đã đánh mất sự kiểm soat của bản thân, liền cư xử như kẻ võ biền. Còn người chỉ sống bằng cơ bắp lại càng thể hiện bản năng bạo lực mạnh hơn. Dầu đổ thêm vào lửa, càng đẩy người ta vào thảm kịch. Nóng giận là cây cầu bắc vào tất cả các cuộc cãi cọ hay tranh chiến của thế giới này.

-Si(si mê): Người phương Tây có câu “Hãy yêu như điên nhưng đừng yêu như một thằng điên”. Điên tức là đã đánh mất lý trí. Điên vì say mê cờ bạc, cay cú sát phạt , rồi đâm chém nhau. Điên vì ma túy thì vong thân, mất danh dự, điên vì rượu thì say sỉn, đòi đánh nhau. Điên vì tình thì thế giới đã từng chứng kiến biết bao bi kịch.

Nào Trụ Vương say nàng Tô Đắc Kỷ đã đẩy cả nước Trung Quốc thời xa xưa vào các cuộc binh đao khói lửa, rồi chính mình phải bước lên giàn thiêu. Hay như Paris cuỗm đi nàng Hê-len của Hy Lạp, mà đẩy cả thành Tơ-roa và cuộc chiến thảm khốc chín năm dòng. Rút cục thành bị san phẳng. Còn những người Hy Lạp chiến thắng trở về thì bị vong thân.

Đạo Phật rất đề cao nguyên lý Nhân -Quả. Vì thế, Đức Phật cho rằng, muốn sống hòa bình với nhau, người ta phải tiêu diệt ngay từ trong trứng dục vọng tham – sân – si, là gốc khởi lên tranh giành mâu thuẫn. Đức Phật còn dạy về nhân ngắn – quả ngắn, nhân dài – quả dài, nghĩa là dù bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, khi người ta làm gì thì đều gieo nguyên nhân, hay khởi duyên nào đấy để chính nó sau này sẽ lớn lên thành kết quả, dành cho người đã gieo. Vì thế dù làm gì người ta không nên gieo nhân xấu để gặp quả xấu, mà nên gieo nhân tôt để hái quả tôt lành.

Người ta nên gieo nhân lành hái quả thiện. Bởi vì thiện giả thiện lai. Chớ nên gieo nhân xấu hái quả ác, vì ác giả ác báo. Người Trung Quốc có phương ngôn mô tả nguyên lý nhân quả như: “Giúp người nấu cơm thì được ăn, giúp người đánh nhau thì chảy máu”. Vậy đó người ta nên giúp người tốt làm việc thiện để gặp sự tôt đẹp , chớ nên giúp kẻ xấu làm việc ác mà mang họa vào thân.

Cao hơn thế Ngài chỉ dẫn sống theo Tứ diệu đế.

1-Khổ đế: Nhận thức được nỗi khổ luân hồi của kiếp người.
2-Tập đế: Luyện tập việc tiêu trừ các dục vọng tham sân si.
3-Diệt đế: Tiêu trừ triệt để hơn những dục vọng đó.
4-Đạo đế: Duy trì khổ luyện để biến con đường tu trì thành chân lý của đạo, diệt khổ, cứu khổ, cứu nạn cho mình và mọi chúng sinh.

Đạo Phật có hai nhánh chính: Tiểu thừa và Đại Thừa. Tiểu thừa nhắm đến Tự Giác ngộ. Đại thừa nhắm đến Giác Tha. Nghĩa là sau khi đã tự giác ngộ mình, người ta phải tiến đến giác ngộ cho người khác.

Ngay từ điểm khởi đầu, Đạo Phật đã tiến hành hòa giải với bản thân mình. Đức Phật kêu gọi không sát sinh hãy ăn chay, điều đó không chỉ là cách hòa giải với vạn vật, mà khởi từ mình đi, con người không ăn những đồ có nhiều chất đạm để có thể đốt lên ngọn lửa mạnh mẽ của dục vọng, con người ăn rau có, giống những con vật ăn rau cỏ thường hiền lành hơn những con vật ăn thịt.

Sau khi tự hòa giải với mình, nghĩa làm dịu lắng, bình an dục vọng của mình, con người mới có thể tiến hành hòa giải với người khác. Đó, theo tôi có lẽ là một trong những thông điệp vĩ đại của Phật giáo.

Có một phương ngôn triết học nổi tiếng là “Sống là sống với“. Quả vậy, không ai sống được một mình, mà người ta phải sống với, sống lẫn, sống trong với người khác và vạn vật. Vậy thì Phật giáo với phương châm hòa giải từ mình, tiến đến hòa giải với người khác, rồi hòa giải với vũ trụ hẳn là cách tạo ra một môi trường hòa giải rộng lớn bao la để con người và vạn vật có thể sống cùng nhau một cách tốt lành.

Người gửi bài: Trần Thị Tâm Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2014(Xem: 7575)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
24/09/2014(Xem: 8756)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6812)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 7935)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
18/09/2014(Xem: 7861)
Dì Sáu là một người đàn bà rất đáng phục. Sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, lúc nhỏ chắc học hành cũng chẵng bao nhiêu. Sau 1975 di tản sang tây, không biết một tí tiếng Pháp nào, vậy mà lại một thân một mình sống được yên hàn từ mấy chục năm nay tại xóm La Tinh, ở ngay trung tâm thành phố Ba Lê hoa lệ.
12/09/2014(Xem: 9639)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7476)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 9859)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 12939)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12542)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]