nói về ý nghĩa của Hạnh Phúc
Hoang Phong chuyển ngữ
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002). Trong số các lời phátbiểu này, người dịch xin tuyển chọn lại 55 câu liên quan đến chủ đề hạnh phúcđể chuyển ngữ trong phần dưới đây.
Chúng sinh có giác cảm thì nhiều vôkể như không gian bao la vô tận, mà tất cả đều mong muốn tránh khỏi khổ đau vàmưu cầu hạnh phúc.
Hãy luôn ghi khắc trong tâm một điềulà niềm hạnh phúc và định mệnh của vô tận chúng sinh là những gì hết sức quantrọng và cần thiết vô cùng.
*****
Nếu chủ đích của hành động là manglại sự thích thú thì thiền định chắc chắn sẽ thành công trong mục đích đó.
Lòngước mong cao cả giúp đỡ người khác mang tính cách thật tích cực. Đấy là nguồngốc mang lại hạnh phúc, lòng can đảm và sự thành công cho chính mình.
*****
Nhữnggì mang lại kết quả tích cực đồng thời cũng có thể hàm chứa khả năng tạo ra hậuquả tiêu cực.
Biếtsử dụng trí thông minh con người để phán đoán là những gì thật hệ trọng, phảicân nhắc cẩn thận giữa cái lợi của hạnh phúc lâu dài và cái hại của niềm vui trướcmắt.
*****
Ướcmong với chủ đích chân thật là điều thật tích cực, trái lại nếu hướng vào nhữnggì không ngay thật thì đấy chỉ là những ước mong tiêu cực rồi sẽ mang lại khókhăn.
Ướcmong chân chính là động cơ thúc đẩy quan trọng nhất giúp mang lại hạnh phúc chomình trong hiện tại và cả trong tương lai.
*****
Vuilòng với những gì mình có là yếu tố quan trọng hơn cả để giúp ta tìm thấy hạnhphúc.
Thậtvậy, tuy sức khoẻ, của cải và tình thân hữu là ba yếu tố cần thiết giúp ta điđến mục đích đó, thế nhưng biết vui lòng với những gì mình có lại là chiếc chìakhóa mở ra cho ta cánh cửa mang lại niềm hạnh phúc phát sinh từ ba yếu tố ấy.
*****
Khôngmột nguyên nhân sẵn có nào có thể mang lại hạnh phúc cho mình một cách vô cớ.
Thậtthế, hạnh phúc lệ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là nếu tamuốn có một cuộc sống hạnh phúc hơn trong tương lai thì giờ phút này phải hết lòngchăm lo cho những người chung quanh.
*****
Ngườitu tập Đạo Pháp một cách đúng đắn phải luôn nhớ rằng sự giận dữ là nguồn gốc đưađến vô số hậu quả tai hại và lòng từ bi sẽ mang lại các kết quả tích cực.
Taphải nghĩ đến cảnh huống của người làm đối tượng cho cơn giận dữ của ta, ngườiấy nào có khác gì ta : họ cũng ước mong tìm được hạnh phúc và loại bỏ khổđau như ta mà thôi!
Hiểuđược như vậy thì ta sẽ không thế nào tự bào chữa cho hành vi của mình khi cốtình làm cho người ấy tổn thương.
*****
Đểđạt được hạnh phúc và tự giải thoát cho mình khỏi cảnh khốn cùng từ kiếp nàysang kiếp khác, tôi phải luôn luôn xem ba thứ nọc độc – tức những thứ xúc cảmbấn loạn phát sinh từ dục vọng, hận thù và vô minh – là kẻ thù của tôi.
*****
Kiếntạo hạnh phúc, vượt qua cảnh khốn cùng thật ra cũng không khác gì với các côngviệc khác. Muốn làm được những việc này ta phải tạo ra những yếu tố thuận lợivà đồng thời phải tìm cách loại bỏ các chướng ngại.
Chuyệnấy nào có khác gì khi ta muốn đạt được một địa vị xã hội hay tìm kiếm danh vọngvà giàu sang vì khi ấy ta cũng phải tạo ra một số yếu tố thuận lợi nào đó.
*****
Nhấtthiết chúng ta đều là những sinh vật sống thành đàn, phải lệ thuộc vào nhau đểsinh tồn. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc, sự phồn vinh và thăng tiếnnhờ vào sự tương liên chặt chẽ trong xã hội.
Sựthân thiện và giúp đỡ người khác sẽ mang lại cho mình hạnh phúc, giống như một tâmthức Giác ngộ sẽ mang lại trí tuệ cho chính mình.
*****
Chúngsinh có giác cảm thật đông đảo và phức tạp.
Mộtsố giúp đỡ ta, một số khác làm ta bị tổn thương, thế nhưng tất cả đều giốngnhau ở một điểm là đều mong cầu hạnh phúc và e sợ khổ đau, vì thế tất cả đềungang hàng với nhau.
*****
Tấtcả chúng sinh đều như nhau, đều ước mong được hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau,thế nhưng họ lại không tìm thấy hạnh phúc.
Vớitất cả sự thành tâm phát lộ từ đáy tim mình hãy hiến dâng cho chúng sinh tất cảnhững phẩm tính tích cực phát sinh từ thân xác, tâm thức và ngôn từ của mình,kể cả tài sản và những gì mình có hầu giúp chúng sinh tìm thấy hạnh phúc vànhững gì mà họ ước mong.
*****
Hạnhphúc và sự toại nguyện của con người rốt lại đều phát sinh từ nội tâm của mỗingười.
Nếuđơn giản chỉ biết sử dụng của cải và các phát minh kỹ thuật [tức là những điềukiện bên ngoài] như một phương tiện mang lại hạnh phúc tối hậu cho mìnhthì đó là một sự sai lầm lớn lao.
*****
Sựtương giao dựa trên lòng từ bi và tình thương yêu giữa con người với nhau lànhững gì thật quan trọng và tối cần thiết để góp phần mang lại hạnh phúc chocon người.
*****
Điềuquan trọng nhất trong cuộc sống là tình thương giữa con người. Thiếu yếu tố đó,con người sẽ không thể tìm thấy hạnh phúc thực sự.
Đểcho một cuộc sống cá nhân được hạnh phúc hơn, một gia đình hạnh phúc hơn, xóm giềnghạnh phúc hơn và một quốc gia hạnh phúc hơn, thì chìa khóa của sự thành công chínhlà những phẩm tính thuộc nội tâm của chính mình.
*****
Chỉkhi nào kiến tạo được một thể dạng tinh thần tích cực cho mình, thì khi đó dùcó rơi vào cảnh huống bị hận thù bủa vây ta vẫn sẽ không đánh mất sự an bìnhtrong tâm thức.
Ngượclại nếu chỉ biết khăng khăng giữ một thái độ tiêu cực, chi phối bởi sợ hãi,nghi ngờ, tự cảm thấy bất lực, chán ghét chính mình, thì dù bạn bè có tốt, bốicảnh có êm ái, các điều kiện môi trường có thuận lợi mấy đi nữa, ta sẽ vẫnkhông cảm thấy hạnh phúc.
Vìthế thái độ tâm thần thật quan trọng : chính nó sẽ xác định mức độ hạnhphúc mà ta cảm nhận được.
*****
Biếtsống một cuộc đời bình dị thì hạnh phúc sẽ đến với ta.
Íttham vọng, vừa lòng với những gì mình có, đấy là những gì thật chủ yếu, thậtvậy ta chỉ cần đủ ăn, có một ít quần áo, một mái nhà che thân là cũng đủ.
Tiếptheo đó, sau khi đã loại bỏ được các thể dạng tâm thần tiêu cực ta sẽ tìm thấymột niềm hân hoan sâu xa để phát huy một tâm thức vô cùng thanh thoát nhờ vàophép thiền định.
*****
Kẻthù đích thực của mình chính là các thứ xúc cảm rất thông thường của con người,đấy là hận thù, ganh tị và kiêu căng, chúng là những kẻ thù sẵn sàng hủy hoạitương lai và hạnh phúc của chính mình.
Nếukhông tìm được những biện pháp chống trả thích nghi thì khó lòng mà khống trị đượcchúng. Một trong các biện pháp hữu hiệu là cách giữ gìn kỷ cương đạo đức, tuynhiên điều này không dễ thực hiện khi ta còn đang trong tình trạng phải đươngđầu với mọi thứ xúc cảm tiêu cực.
*****
Thườngthì ta chỉ biết sống lây lất trong chờ đợi và hy vọng rồi đây sẽ tìm thấy hạnhphúc.
Thậtthế trong số chúng ta nào có ai lại mong muốn khổ đau, và mục đích đời mìnhchẳng phải là đạt được hạnh phúc hay sao ? Trên thực tế niềm hạnh phúc đó cóthể đạt được, nó phát sinh trên thân xác và cả trong tâm thức của mình. Đối vớikhổ đau cũng thế, ta cũng có thể làm cho nó giảm đi.
*****
Dùchỉ biết miệt mài quan tâm đến hạnh phúc cá nhân và sự an vui thu hẹp trongphạm vi của riêng mình, thế nhưng có một lúc nào đó biết đâu ta bỗng ý thứcđược cuộc sống cá nhân của mình thật ra lệ thuộc chặt chẽ vào tất cả những gìđang bao quanh chúng ta. Khi ấy ta mới nhìn thấy một tương lai thật rộng lớn mởra trước mắt để đưa ta đến gần hơn với hiện thực.
Nắmvững được bối cảnh tương lai bao quát ấy thì ta mới có thể tạo ra một cuộc sốnghài hòa cho chính mình và cho người khác.
*****
Cảmnhận được hiện tượng tương liên (lý duyên khởi) sẽ giúp ta mở rộng tâm thức của mìnhhơn.
Nóichung, thay vì hiểu được cảnh huống mà ta cảm nhận được là kết quả phát sinh từsự kết nối chằng chịt của vô số nguyên nhân, thì ta lại đổ thừa cho hạnh phúchay khổ đau chẳng hạn là những gì mang nguồn gốc cá nhân [nói một cách khác hạnh phúc và khổ đau củamình liên hệ đến sự kết nối chằng chịt của vô số nghiệp và cơ duyên kể cả toànthể chúng sinh và môi trường chung quanh].
Nếuđúng như thế [tứcđơn giản chỉ mang nguồn gốc cá nhân] thì khi nhận biết một hiện tượngnào đó mà ta cho là tốt thì tất nhiên ta phải cảm nhận được hạnh phúc chứ, hoặcngược lại khi nhận biết một cái gì xấu nhất định ta phải cảm thấy khổ đau [sự cảm nhận mộthiện tượng - dù bên trong hay bên ngoài - đều quá đơn giản để giải thích niềmhạnh phúc hay nỗi khổ đau của mình, vì đó là kết quả phát sinh từ vô số nguyênnhân và cơ duyên kết nối chằng chịt với nhau, hiểu được như thế sẽ mở rộng tâmthức mình giúp mình chấp nhận dễ dàng hơn các thể dạng hạnh phúc hay khổ đauđang phát sinh trong tâm thức của chính mình].
*****
Khithực hiện được những hành động tích cực hướng vào người khác ta sẽ cảm nhận đượcmột sự hân hoan vô giá.
Hànhđộng tích cực đó nào có làm thiệt hại gì đâu cho kiếp sống này mà hơn thế nữa cònmang lại cho mình một niềm hạnh phúc vô biên trong các kiếp sống sau.
*****
Nêncố gắng đừng để cho thể dạng tâm thức trong sáng của mình bị dao động. Dù đang đaukhổ hay trước đây đã từng gánh chịu khổ đau, thì cũng không nên vin vào đó mà đaubuồn. Nếu nhận thấy những khổ đau ấy có thể chữa chạy được thì đau khổ làm gì ?Đang khổ đau mà lại còn tạo ra thêm đủ mọi thứ lo buồn để ghép thêm vào nhữngkhổ đau sẵn có, thì quả thật chẳng lợi ích gì.
*****
Muốnđạt được hạnh phúc thì nhất định là ta phải cố gắng thật nhiều, thế nhưng khổđau thì lại cứ thản nhiên mà đến. Chỉ cần có một thân xác cũng đủ cho khổ đau bámvào. Thật vậy, khổ đau thì nhiều vô kể và nguyên nhân làm phát sinh ra chúngcũng nhiều không kém.
Mộtngười khôn khéo biết hoán chuyển nguồn gốc của đau buồn thành nguyên nhân manglại hạnh phúc cho mình. Thật vậy, ta có thể xem đớn đau như một phương tiện tutập giúp cho mình thăng tiến.
*****
Khithấy một người nào đó mà ta không ưa thích đang được kẻ khác tán tụng và ngợikhen, ta sẽ cảm thấy ganh tị, thái độ ấy có vẻ thật tự nhiên và hợp lý. Thế nhưngđấy lại là một sự sai lầm.
Khithấy người khác nói lên những lời êm ái thì cũng nên tham gia vào đấy để cùngnhau chia sẻ một niềm hạnh phúc chung nào đó.
Nếuta đủ sức mạnh phát lộ được lòng hân hoan dù thật nhỏ nhoi không đáng kể đi nữakhi thấy người mà ta thù ghét đang được kẻ khác tâng bốc, thì niềm hân hoan đósẽ mang tính cách thật tích cực và sẽ được chư Phật tán thán.
*****
Khôngnên bám víu vào những hoan lạc phù du.
Chỉcó những kẻ đần độn và thiếu thăng bằng mới bỏ hết thì giờ vào việc vơ vét củacải.
Tìmkiếm hạnh phúc theo cách đó sẽ làm cho họ khổ đau một ngàn lần hơn.
*****
Khita tìm cách bảo vệ lấy thân xác của mình, đương nhiên ta cũng phải tìm cách bảovệ các thành phần tạo ra thân xác ấy, chẳng hạn như hai tay, hai chân của mình.
Cũnggiống như thế, khi nào ta hiểu được hạnh phúc và khổ đau của người khác cũng cùngmột thứ với hạnh phúc và khổ đau của chính mình, thì khi ấy tự nhiên ta cũng sẽcảm nhận thấy có bổn phận phải giúp đỡ người khác tránh khỏi những bất hạnh củahọ, tương tợ như ta tự bảo vệ chính mình vậy.
*****
Hạnh phúc và khổ đau luôn biến đổi không ngừng.
Vìthế nhiều người vin vào tính cách phù du đó để tỏ ra dửng dưng, không ra sức tìmkiếm hạnh phúc cho mình và lại cũng chẳng cần cố gắng làm giảm bớt khổ đau. Nếuchúng biến đổi không ngừng thì cứ việc lên giường mà ngủ thẳng một giấc để chờxem mọi sự sẽ xoay vần ra sao.
Tôikhông tin rằng đấy là một cách xử thế tốt nhất. Trái lại, theo tôi thì một mặtphải quyết tâm tăng cường thêm hạnh phúc, một mặt phải cố gắng vượt lên trên nhữngkhổ đau phát sinh từ bất cứ một nguyên nhân nào.
*****
Hạnhphúc thật sự chỉ phát sinh từ những nghiệp đạo hạnh. Thực hiện một hành động tốtsẽ tạo ra trong tâm thức một « hạt giống » tốt, hạt giống sẽ nẩy mầm và sinh raquả ngọt.
Phươngpháp tốt nhất giúp ta tránh được mọi sự sai lầm là cố gắng làm hiển lộ trong lòngmình Tâm-thức-Phật, tức là Bồ-đề-tâm (Bodhicitta).
*****
Vòngluân hồi chỉ có thể bị cắt đứt khi nào nghiệp đã hoàn toàn bị giải trừ.
Nghiệpkhông thể tự nhiên tan biến, chỉ có sự Giác ngộ vượt khỏi mọi ảo giác mới thựchiện được việc đó. Cũng thế, chỉ khi nào loại bỏ được vô minh thì khi đó ta mớicó thể tìm thấy hạnh phúc trường tồn.
Vìthế hóa giải vô minh cũng có thể gọi là sự giải thoát.
*****
Hy sinh một chút gì nhỏ bé của mìnhđể thực hiện một cái gì to lớn hơn là một việc nên làm. Vì thế cũng nên biến hạnhphúc riêng tư của mình trở thành niềm phúc hạnh to lớn của tất cả chúng sinh.
Hãy xem hạnh phúc của chúng sinh làmột món nợ mà mình phải trả.
*****
Biếtxem sự an vui của người khác quan trọng hơn sự an vui của chính mình là thái độduy nhất hàm chứa một ý nghĩa thật sự nào đó.
Tháiđộ ấy khuyến khích chúng ta biết hy sinh nhiều hơn nữa cho người khác.
*****
Mụcđích trong cuộc sống của chúng ta là mưu cầu hạnh phúc.
Dùcó hay không tin vào tôn giáo, dù người láng giềng của ta tin vào tôn giáo nàyhay tôn giáo khác, thì tất cả, họ và ta đều mưu cầu một cái gì đó tốt đẹp hơntrong cuộc sống này.
Thậtvậy tất cả mọi chuyển động thuộc sự hiện hữu của chúng ta đều hướng về hạnh phúc.
*****
Sứckhỏe tốt thường được xem là một trong các điều kiện giúp mang lại một cuộc sốnghạnh phúc.
Cũngthế, các tiện nghi vật chất, chẳng hạn của cải tích lũy được cũng chỉ là mộttrong số các điều kiện khác.
Đốivới tình bằng hữu cũng vậy, muốn thực hiện một cuộc sống tròn đầy cần phải có bạnbè để tâm sự và tin cậy lẫn nhau.
Thậtthế tất cả các yếu tố [bên ngoài] trên đây đều là các điều kiện có thểmang lại hạnh phúc cho ta. Thế nhưng chiếc chìa khóa có thể giúp ta mở ra cánhcửa của hạnh phúc lại là tâm thức của chính mình [điều kiện nội tâm].
*****
Hạnh phúc trong một cấp bậc cao nhấtchỉ có thể thực hiện được khi nào ta đã đạt được sự Giải thoát thật sự. Trongthể dạng Giải thoát ấy sẽ không còn phảng phất một bóng dáng nào của khổ đau. Hạnhphúc ấy mới chính là hạnh phúc đích thật và lâu bền.
Các thứ hạnh phúc khác phát sinh từtâm thức và con tim của mình thật hết sức bất định, hôm này thì có ngày mai thìkhông.
*****
Khôngcần phải có thật nhiều của cải, không cần gặt hái thật nhiều thành công và tạođược tiếng tăm vang lừng, không cần phải có một thân thể tuyệt đẹp hay một ngườibạn đường lý tưởng mới có thể mang lại hạnh phúc.
Chỉcần đến tâm thức của mình cũng đủ để mang lại cho mình hạnh phúc vẹn toàn, vàngay trong giây phút này đây ta lại đang có nó.
*****
Chỉ có sự tu tập mới có thể phát huyvà biến cải được nội tâm của mình. Thật vậy sự chuyển hóa nội tâm nhất định cóthể thực hiện được.
Phải tự biến cải chính mình trướcđã, sau đó mới có thể hội đủ khả năng để cải thiện những gì khác bên ngoài. Quảthật là không thực tế chút nào khi ngồi chờ người khác làm việc ấy thay mình.
Tâmthức con người luôn ở trong tình trạng biến động. Nếu ta quyết tâm hướng sựbiến động đó vào một chiều hướng tốt đẹp, các thể dạng tâm thần nhờ đó sẽ đượccải thiện theo.
Đấy là cách giúp mang lại sự an bìnhvà hạnh phúc cho mình mà không phải khổ sở hay tốn kém đồng nào [vì tâm thức và sựbiến động của nó là những gì thuộc gia tài của mình].
*****
Ngườitu hành cao thâm là người phát huy được ý chí quyết tâm loại trừ hoàn toàn cácthể dạng tâm thức tiêu cực hầu hội đủ khả năng mang lại hạnh phúc tối thượngcho tất cả chúng sinh có giác cảm.
Sựquán nhận trọng trách đó và phát huy ước vọng đó đòi hỏi nơi họ một sự tự tinvượt bực.
Sựvững tin ấy thật vô cùng cần thiết vì nó sẽ mang lại sức mạnh giúp họ thực hiệnnhững gì thật khó khăn.
*****
Chỉbiết nghĩ đến mình là một cách gián tiếp biểu lộ sự kém cỏi của mình.
Hậuquả là mình sẽ cảm thấy có quá nhiều nhu cầu cần phải được thỏa mãn. Tình trạngđó đương nhiên đưa đến sự mất tự tin nơi mình và từ đó lo âu và dao động sẽphát sinh.
Mộttâm thức vướng mắc trong lo âu như tình trạng trên đây thật ra là do những đớnđau và khổ nhọc mà ta đã tạo ra cho chính mình.
Thếnhưng nếu ta biến những đớn đau và khổ nhọc ấy trở thành những đớn đau và khổ nhọcvì người khác thì chúng sẽ trở thành một sức mạnh quan trọng trong tâm thứcmình.
*****
Chúngta đều ước mong đạt được hạnh phúc và e sợ khổ đau.
Đểthực hiện ước mong đó chúng ta ra sức tìm hiểu thế nào là bản chất đích thựccủa nội tâm và của thế giới bên ngoài. Có nhiều nền triết học và nhiều hệ thốnggiáo lý khác nhau giúp đạt được mục đích đó, trong số này có Phật giáo.
*****
Trongmột bối cảnh nào đó một sự kiện được xem là tốt. Thế nhưng trong một bối cảnhkhác thì chính sự kiện đó lại trở thành xấu. Thực sự không có gì tuyệt đối cả.
Chúngta quán xét một sự kiện tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cá biệt đang xảy ra.
Thôngthường ta xem một hành động mang lại hạnh phúc là tốt, một hành động mang lạilo buồn hoặc khổ nhọc là xấu.
Điềuđó cho thấy chức năng phân biệt cái tốt và cái xấu hoàn toàn được dựa vào kinhnghiệm của cá nhân mình. Rốt cuộc thì vai trò chủ yếu trong quá trình phân biệttrên đây là tâm thức của chính mình [một cách vắn tắt hạnh phúc hay khổ đau phát sinh từ sự vậnhành của chính tâm thức mình].
*****
Nếumuốn mang lại hạnh phúc cho mình thì phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa nàogiúp thực hiện được điều đó. Các nguyên nhân ấy là phải biết yêu thương, pháthuy tình nhân ái, biết kiềm hãm và chận đứng mọi sự giận dữ.
Cáchcư xử đó không nhất thiết thuộc lãnh vực tôn giáo mà đúng hơn là những gì thật đơngiản liên quan đến cuộc sống thường nhật của chúng ta.
*****
Chúngta phải tập hành động không phải chỉ nhắm vào lợi ích của riêng mình hay thânthuộc của mình, mà còn phải hướng vào sự an lành của tất cả nhân loại.
Tráchnhiệm toàn cầu là nền móng tốt nhất để xây dựng hạnh phúc cho cá nhân mình cũngnhư nền hòa bình trên toàn thế giới.
*****
Tấtcả những gì mà ta thực hiện được không nên nhân danh cá nhân mình mà phải xemđấy là công trình của một thành viên trong xã hội, và công trình ấy phải biểuhiện cho lòng khát vọng chung của con người hướng về hạnh phúc.
Đấylà niềm khát vọng chung của tất cả chúng sinh có giác cảm. Lòng ước vọng đạt đượchạnh phúc và tránh khỏi khổ đau không có một biên giới nào cả. Đấy là bản chấttự tại của con người.
Nóinhư thế để hiểu rằng không cần phải biện minh dài dòng, niềm khát vọng đó là mộtsự kiện thật đơn giản và tự nhiên nơi mỗi con người chúng ta.
*****
Sựhiểu biết đơn thuần không thể mang lại hạnh phúc vì hạnh phúc tùy thuộc vào sựphát triển nội tâm. Sự phát triển đó vượt khỏi các các yếu tố bên ngoài.
Dùcho sự hiểu biết về các hiện tượng bên ngoài đã đạt được một mức độ thật sâu xavà chuyên biệt, thế nhưng chúng ta vẫn chưa vừa lòng và chỉ mong muốn thật mãnhliệt được tiếp tục đẩy sự hiểu biết đó xa hơn nữa và xa hơn nữa. Thái độ [lạc hướng]ấy chẳng những không mang lại hạnh phúc mà còn là một mối nguy hiểm lớn laonữa.
Tìnhtrạng đó khiến chúng ta tự tách rời mình ra khỏi sự cảm nhận rộng lớn trong bốicảnh bao quát của hiện thực và nhất là khiến chúng ta đánh mất cảm tính về sự tươngliên và tương kết giữa con người với nhau [nói một cách khác là chiều hướng đào sâu và mổ xẻ sự hiểubiết khiến chúng ta đánh mất sự cảm nhận trực tiếp thể dạng bao quát và đồngnhất của hiện thực và tách rời chúng ta ra khỏi ý niệm về sự tương liên vàtương kết giữa con người với nhau].
*****
Việctu tập tâm linh mà tôi hằng quan tâm liên hệ đến các phẩm tính thuộc tâm thứccon người – đấy là tình thương yêu và lòng từ bi, sự kiên nhẫn, bao dung, thathứ, an phận, biết ý thức trách nhiệm của mình và tầm quan trọng của sự hài hòa– đấy là những gì mang lại hạnh phúc cho mình và cho người khác.
Trongkhi đó những hình thức lễ bái và cầu nguyện, kể cả các ý niệm về niết-bàn và sựcứu rỗi, tất cả chỉ là những gì trực tiếp liên quan đến đức tin tôn giáo mà thôi,tuy rằng những phẩm tính nội tâm ấy cũng có một lý do nào đó để tồn tại.
Khôngcó một lý do nào có thể biện minh cho sự cấm đoán một cá thể thực thi những việcấy, kể cả trong các cấp bậc thật cao [các cấp bậc lãnh đạo tôn giáo], và nhất là khôngcho họ nhờ vả vào sự trợ giúp của bất cứ một tôn giáo hay triết học siêu hình nào,[nói một cáchkhác là các nghi thức lễ lạc, cầu nguyện, thiên đường, niết bàn, cứu rỗi, đứctin... chỉ là những hình thức tôn giáo. Không ai có quyền cấm đoán một cá thểthực thi những việc ấy dưới bất cứ danh nghĩa của một tôn giáo hay một hệ thốngtriết học siêu hình nào].
Cũngchính vì thế mà đôi khi tôi vẫn thường nói là chúng ta cũng chẳng cần đến tôngiáo làm gì [nếuđấy chỉ là những hình thức như vừa kể].
*****
Quanđiểm của tôi là không nên chỉ biết đơn thuần dựa vào đức tin tôn giáo và xemđấy là đủ, mà đúng hơn còn phải căn cứ vào những sự hợp lý thật thông thườngnữa. Người ta chỉ có thể thiết lập một hệ thống đạo đức vững chắc khi nào biếtdựa trên một nguyên tắc thật chủ yếu là tất cả chúng sinh đều mong cầu hạnhphúc và tránh khỏi khổ đau.
Nếucứ bất chấp không quan tâm đến các xúc cảm và những nỗi khổ đau của người khác,thì nhất định chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra một phương cách nào có thể giúpphân biệt đâu là cái tốt và đâu là cái xấu
*****
Thểdạng xúc cảm phát sinh từ con tim và tâm thức một của cá thể – tức động cơ thúcđẩy cá thể ấy – trong lúc thực hiện một hành động nào đó sẽ là chìa khóa quyếtđịnh nội dung đạo đức của hành động ấy. Thật hết sức dễ hiểu, khi nào ta vẫncòn là con mồi của những xúc cảm mãnh liệt và các tư duy tiêu cực, chẳng hạnnhư lòng hận thù và sự giận dữ, thì khi đó hành động của ta vẫn còn bị những thứấy chi phối nặng nề.
Trongnhững giây phút đó tâm thức và tim ta sôi sục và tình trạng bị chi phối quá đángđó khiến ta không còn tâm trí nào để nghĩ đến những người chung quanh và ước vọngtìm được hạnh phúc của họ.
*****
Đặthy vọng quá đáng vào sự phát triển vật chất là một điều sai lầm.
Thậtra sự quan tâm ấy không nhất thiết liên quan đến chủ nghĩa duy vật, mà đúng hơnlà phát xuất từ quan niệm cho rằng giác cảm thừa sức mang lại sự thỏa mãn toànvẹn cho mình.
Đốivới loài vật thì sự kiện mong cầu hạnh phúc chỉ giới hạn trong sự sống còn và sựthỏa mãn nhất thời những thèm khát phát sinh từ giác cảm. Với loài người thì mọisự sẽ khác hơn, chúng ta có khả năng cảm nhận được hạnh phúc ở một cấp bậc sâuxa hơn. Khả năng đó khi đã được phát huy đúng mức sẽ mang lại cho chúng ta sứcmạnh cần thiết để đối đầu với nghịch cảnh.
*****
Khíacạnh quan trọng nhất và đích thật nhất của hạnh phúc chính là sự an bình, và sựan bình thì lại là những gì thuộc vào nội tâm.
Tôikhông nghĩ rằng sự an bình là một thứ cảm tính « phát sinh từ không gian bênngoài ». Tôi cũng không hề ám chỉ đấy là một thể dạng « vắng bóng của xúc cảm ».
Tráilại sự an bình mà tôi mô tả bắt rễ thật sâu vào mối quan tâm đến người khác. Sựan bình đó đòi hỏi chúng ta một sự bén nhạy cao độ, thật vậy tôi cũng chưa dámtự hào là mình đã hoàn toàn thành công trên con đường đó.
Đúnghơn đối với tôi ý nghĩa của sự an bình hàm chứa trong sự cố gắng mang lại lợi íchcho người khác.
*****
Thậtsự ra người ta có thể tìm thấy được sự an bình nội tâm hay không ?
Cónhiều cách để trả lời cho câu hỏi này. Thế nhưng chắc chắn là không có bất cứmột yêu tố bên ngoài nào có thể mang lại sự an bình đó.
Vìthế sẽ không ích lợi gì khi nhờ một vị bác sĩ, nhờ máy móc hay điện toán tìmgiúp cho mình sự an bình trong nội tâm. Dù cho người bác sĩ có thông minh đếnđâu, máy móc và điện toán có tinh vi cách mấy cũng không thể nào mang lại sự anbình trong nội tâm của mình.
Theoquan điểm của tôi, việc phát huy sự an bình nội tâm mang lại một thể dạng phúchạnh với đầy đủ ý nghĩa của nó phải được xem ngang hàng với tất cả các công việckhác trong cuộc sống thường nhật : có nghĩa là chúng ta phải tìm hiểu xem nhữngnguyên nhân nào và những điều kiện nào có thể mang lại sự an bình trong nội tâm,và tức thời phải cố gắng phát huy ngay những đức tính ấy.
*****
Bảnchất của con người là ưa thích những gì cụ thể, có nghĩa là chúng ta chỉ muốntrông thấy những thứ ấy tận mắt, sờ mó được chúng, chiếm giữ được chúng.
Thếnhưng cũng phải hiểu rằng nếu những ham muốn ấy không được thúc đẩy bởi những lýdo khác hơn những thèm muốn dâm dục thì sớm muộn gì vô số khó khăn cũng sẽ phátsinh.
Mộtlúc nào đó chúng ta sẽ khám phá ra rằng bóng dáng của hạnh phúc phát sinh từ nhữngđòi hỏi dâm dục thật ra chỉ là những ảo giác phù du.
*****
Phảiphân biệt thật minh bạch hành động nào thuộc lãnh vực đạo đức và hành động nàothuộc lãnh vực tâm linh.
Cáchành động đạo đức là các hành động không làm phương hại đến sự cảm nhận và lòngmong cầu hạnh phúc của người khác.
Cáchành động tâm linh là các hành động liên quan đến các phẩm tính – như tình thương,lòng từ bi, sự nhẫn nhục, tha thứ, khiêm tốn và lòng bao dung – đấy là những hànhđộng hướng vào các lợi ích thuộc một cấp bậc sâu xa hơn nhằm mang lại sự an vuicho người khác.
Thậtđáng ngạc nhiên khi nhận thấy phần lớn niềm hạnh phúc mà chúng ta cảm nhận đượccho riêng mình lại phát sinh từ sự tương liên giữa chúng ta với người khác.
Đồngthời cũng đáng cho chúng ta ghi nhận là niềm hân hoan lớn nhất của mình chỉ cóthể phát hiện khi nào người khác quan tâm đến mình.
Thếnhưng vẫn chưa hết. Chúng ta còn khám phá ra rằng những hành động vị tha khôngnhững mang lại hạnh phúc cho mình mà trên một khía cạnh khác còn làm nhẹ bớt đinhững cảm nhận khổ đau nơi chính mình.
*****
Nếumuốn đạt được hạnh phúc thật sự thì việc giữ gìn kỷ cương trong nội tâm là một điềucần thiết. Thế nhưng cũng không nên xem đấy là đủ.
Mặcdầu sự giữ gìn kỷ cương có thể giúp ta kịp thời chận đứng những hành động saitrái, thế nhưng nếu đơn giản chỉ biết giữ gìn kỷ cương thì thật sự chưa hội đủcác điều kiện cần thiết để mang lại hạnh phúc cho mình nhất là sự an bình trongnội tâm.
Đểchuyển hóa chính mình – tức sửa đổi thói quen và tính khí của mình – hầu giúp mìnhthực hiện được những hành động thấm đượm lòng từ bi, thì nhất thiết phải pháthuy được những « phẩm hạnh đạo đức ».
Vìthế nếu chúng ta phát huy sự cố gắng hầu chận đứng các tư duy và xúc cảm tiêu cựcthì đồng thời cũng nên trau dồi và làm gia tăng thêm những phẩm tính tích cực củamình.