Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Học Thành Đạo - Tâm Minh

04/01/201105:43(Xem: 9476)
Bài Học Thành Đạo - Tâm Minh
ducphatthichca

phatthanhdao-01
BÀI HỌC THÀNH ĐẠO
(Thân kính tặng Anh Chị Em Áo Lam)
Tâm Minh
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
***

Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết-bàn. Một lần nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết-bàn hiển lộ. Thời điểm Thành Đạo là lúc sao Mai mới mọc, đêm tối vô minh đã tan và ánh sáng trí tuệ đã đến: ánh sáng giải thoát và giác ngộ. Tất cả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Ngài từ Đản Sanh, Xuất Gia, cho đến Tu Khổ Hạnh, chiến đãu với Ma Vương rồi Thành Đạo, Nhập Diệt v..v.. Thế Tôn đều để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá. Hôm nay mùa Thành Đạo đã về, chúng ta hãy cùng nhau đi vào ý nghĩa Thành Đạo và rút ra những bài học tu tập Đạo giải thoát qua thông điệp Thành Đạo của đức Thế Tôn.

Ý nghĩa thứ nhất của Thành Đạo là: con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo.Sau khi từ bỏ con đường Khổ Hạnh và Thiền Định Ngoại Đạo, đức Thế Tôn nhập định theo hướng mới (thiền định Phật Giáo) và đi đến chứng đắc Đạo Vô Thượng. Áp dụng bài học này vào cuộc sống, người Phật tử chúng ta cũng tránh xa hai thái cực: một bên là quá hăng hái năng nỗ, nhiệt tình, một bên là quá giải đãi, buông lung, phóng dật. Sau mỗi lần tu hoc hay mỗi kỳ Đại Hội, y như rằng chúng ta rất hăm hở về Đơn vị, gia đình riêng... áp dụng, truyền đạt, tích cực đóng góp, xây dựng... nhưng cuối cùng thì thường thường là ngọn lửa nhiệt tình ấy đã bị thả nổi, buông lung, cho qua, rời rạc, và đâu lại vào đó. Chúng ta không có kế hoạch để nuôi dưỡng sự tu tập, vun bồi những chủng tử tốt, loại bỏ những cái xấu v..v.. Chúng ta chưa tự tạo ra thói quen tốt thường soi rọi lại mình và tập cho đàn em chúng ta làm như vậy. Như thói quen ‘Viết Sổ Việc Thiện’ chẳng hạn, đã có từ những ngày xưa (bây giờ là Sổ Hiếu, Sổ Hạnh, Sổ Dũng) không được duy trì và nhắc nhở nên chúng ta không tiến bộ về mặt tu tập. Anh Chị em chúng ta cần lưu tâm về việc này để khỏi mang tiếng người con Phật, người Huynh Trưởng trong Gia Đình Áo Lam mà có khi bị Tam Độc chi phối còn mạnh hơn là một người chỉ mới đến với đạo Phật nữa.

Ý nghĩa thứ hai của Thành Đạo là: bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này. Thật vậy, sinh ra là một con người, sống như một con người, Đức Phật đã thành đạt trạng thái giác ngộ bằng chính sự kiên trì và nỗ lực cá nhân. Ngài không nói rằng chỉ một mình Ngài có thể thành Phật mà ngài dạy rằng: "Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành." Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nghĩa là tất cả chúng sanh đều có thể tu tập để đi đến giác ngộ giải thoát khỏi phiền não khổ đau. Thế Tôn đã mở ra cho chúng ta một niềm tin thoát khổ. Sự kiện Thành Đạo vì vậy, như là một lời thọ ký cho tất cả chúng sanh sẽ thành Phật trong tương lai. Là con của Ngài, hơn nữa là Huynh Trưởng GĐPT, sau lưng còn có đàn em, chúng ta nguyện nỗ lực tinh tấn trong sự tu sửa mình, xứng đáng là con của Như Lai. Như lai có nghĩa là nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Ở đây chúng ta còn học được thêm một bài học sâu sắc về Thân Giáo của người Huynh Trưởng: người Anh, người Chị phải luôn là tấm gương sáng cho đàn em noi theo. Chúng ta không những dạy Phật Pháp cho các em, mà còn phải hành Phật Pháp qua Thân, Miệng, Ý cho các em noi theo; không chỉ ở Chùa, ở Đoàn, trong giờ dạy.. mà cả ở nhà, ở mọi nơi và trong mọi lúc nữa. Nhiều người nghe nói ‘Thành Đạo trong hiện kiếp’ thì liền ‘la’ lên rằng ‘làm sao tu trong 1 kiếp mà thành Phật được?’ Nhưng họ đã quên rằng Thành Phật trong hiện kiếp không có nghĩa là mới tu trong kiếp này mà đã tu trong vô lượng kiếp và kiếp này là kiếp sau cùng, cũng như Thái Tử Tất-đạt-đa vốn là Bồ-tát Hộ Minh từ cung Trời Đâu-suất giáng trần vậy.

Một ý nghĩa nữa của ngày Thành Đạo là: nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi Tham ái, Chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời. Thật vậy, tự ngã và lòng ham muốn mãnh liệt nơi ta là ngục tù to lớn nhất giam giữ ta trong sinh tử luân hồi, trong phiền não khổ đau. Trong cuộc sống trước mặt, dù đã có sẵn lý tưởng, phương châm.... đôi khi chúng ta cũng chán nản đến nỗi thốt lên rằng: làm việc GĐPT là vướng vào phiền não, vừa tốn kém năng lượng, thời gian và tiền bạc... Đó là vì chúng ta chưa biết áp dụng bài học này: cái làm cho chúng ta phiền não, tiêu hao năng lượng vô ích không phải là vì sinh hoạt GĐPT mà là vì trong khi sinh hoạt GĐPT, chúng ta còn quá nhiều tham vọng, cố chấp, thị phi...... Nếu chúng ta biết buông bỏ những thứ đó, ‘đặt những gánh nặng đó xuống’ nghĩa là làm việc với tâm vô tư, không thành kiến, không phê phán, không kể công... thì ta sẽ được thanh thản nhẹ nhàng như lời đức Thế Tôn: ‘Khi tâm ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh.’ Cũng thế, với tâm thanh tịnh và an lạc, bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào, thời điểm nào và con người nào, đối với người biết tu tập giải thoát đều thấy đó là môi trường lý tưởng, không cần phải thay đổi hoàn cảnh, cuộc sống...gì cả mà chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ đầy ngã tính đã thành tập khí lâu đời của chúng ta.

Ý nghĩa thứ tư của Thành Đạo là:Mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta. Thật vậy, đức Phật đã chỉ tên rõ ràng 10 đạo binh của ma vương; đó là: ham muốn, nản chí, đói và khát, ái dục, dã dượi, hôn trầm, sợ hãi, hoài nghi, gièm pha & ngoan cố, chiếm đoạt, tự phụ & khinh thường người khác. Chúng ta thấy rõ ràng đây chính là 10 ‘kẻ thù’ có thể làm cho chúng ta thân bại danh liệt, càng ngày càng lún sâu vào mê lầm của ngã chấp. Do vậy, thành công hay thất bại là do ta có thắng lướt được ‘10 tên giặc trong nhà’ này không; chứ không có ai khác quấy phá chúng ta một cách mạnh mẽ và ác liệt hơn 10 tên giặc này. Chúng không những quấy phá bản thân chúng ta mà còn làm ảnh hưởng xấu đến Đoàn thể, tổ chức của chúng ta. Ví dụ như ‘con ma dèm pha & ngoan cố’ làm mất tình đoàn kết thương yêu giữa anh chị em mình; con ma ‘tự phụ & khinh thường người khác’ làm ngã chấp tăng trưởng, xét đoán sai lầm, làm cho ta trở nên dễ ghét & khó thân cận dưới mắt mọi người, bạn bè và anh chị em. Con ma ‘đói khát’ cũng không kém nguy hiểm -đói khát đây không phải là đói cơm khát nước mà là lòng tham không đáy về mọi thứ; đói khát đây sẽ đưa đến chiếm đọat ( = chiếm hữu không chân chánh). Chiếm đoạt đây cũng không phải là trộm cắp tiền bạc của cải mà là chiếm đoạt tiếng tốt danh thơm và công lao hay tiếng vỗ tay của người khác chẳng hạn. ‘Con ma’ này luôn thúc giục ta thấy mình đúng - người sai, mình hay- người dở, mình phải-người trái v..v.. nó lôi kéo chúng ta quay cuồng trong dục vọng đen tối, điên đảo thị phi, làm cho ta mất đi cái tâm trong sáng bất sinh của thuở ban đầu. Quả thật đạo quân Ma vương có khả năng lôi ta xuống vực thẳm của khổ đau phiền não. Nhận diện được chúng, tất nhiên ta có cách đối phó rồi. Vì vậy, tu tập là luôn tỉnh thức để nhận biết khi chúng vừa xuất hiện dưới hình thức một vọng niệm nhỏ, nhú lên trong tâm ta, đừng chạy theo chúng, nhìn thẳng vào chúng và duy trì chánh niệm, để cho chúng tự sinh tự diệt - tự đến tự đi- thì chúng không thể sai sử hay lôi kéo ta được. Đó là lúc chúng ta phải dùng tới sức mạnh của định tâm; nhờ thường xuyên thiền tập, ta có thể quán chiếu tâm mình, nhận diện chân tướng của 10 đạo quân này dưới bất cứ hình tướng nào, nỗ lực tinh tấn loại bỏ chúng, từng tên giặc một, cho đến khi tâm ta đạt được sự an lạc thảnh thơi. Để đối trị và nhiếp phục chúng, ngay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải chuyên tâm tu tập thực hành hạnh Ít Muốn, Biết Đủ, khiêm tốn, bao dung và luôn tinh cần soi rọi tâm mình, ghi nhớ lời Lục Tổ Huệ Năng: tự thấy lỗi mình, không nhìn lỗi người.

Từ bốn bài học chung của sự kiện Thành Đạo, chúng ta có thể rút ra những bài hoc nhỏ cụ thể riêng cho bản thân mình, tập thể mình, đơn vị mình, gia đình nhỏ của mình v..v.. Thân kính chúc Anh Chị Em một mùa Thành Đạo an lạc, thảnh thơi và giải thoát.

***

Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết-bàn. Một lần nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết-bàn hiển lộ. Thời điểm Thành Đạo là lúc sao Mai mới mọc, đêm tối vô minh đã tan và ánh sáng trí tuệ đã đến: ánh sáng giải thoát và giác ngộ. Tất cả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Ngài từ Đản Sanh, Xuất Gia, cho đến Tu Khổ Hạnh, chiến đãu với Ma Vương rồi Thành Đạo, Nhập Diệt v..v.. Thế Tôn đều để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá. Hôm nay mùa Thành Đạo đã về, chúng ta hãy cùng nhau đi vào ý nghĩa Thành Đạo và rút ra những bài học tu tập Đạo giải thoát qua thông điệp Thành Đạo của đức Thế Tôn.

Ý nghĩa thứ nhất của Thành Đạo là: con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo.Sau khi từ bỏ con đường Khổ Hạnh và Thiền Định Ngoại Đạo, đức Thế Tôn nhập định theo hướng mới (thiền định Phật Giáo) và đi đến chứng đắc Đạo Vô Thượng. Áp dụng bài học này vào cuộc sống, người Phật tử chúng ta cũng tránh xa hai thái cực: một bên là quá hăng hái năng nỗ, nhiệt tình, một bên là quá giải đãi, buông lung, phóng dật. Sau mỗi lần tu hoc hay mỗi kỳ Đại Hội, y như rằng chúng ta rất hăm hở về Đơn vị, gia đình riêng... áp dụng, truyền đạt, tích cực đóng góp, xây dựng... nhưng cuối cùng thì thường thường là ngọn lửa nhiệt tình ấy đã bị thả nổi, buông lung, cho qua, rời rạc, và đâu lại vào đó. Chúng ta không có kế hoạch để nuôi dưỡng sự tu tập, vun bồi những chủng tử tốt, loại bỏ những cái xấu v..v.. Chúng ta chưa tự tạo ra thói quen tốt thường soi rọi lại mình và tập cho đàn em chúng ta làm như vậy. Như thói quen ‘Viết Sổ Việc Thiện’ chẳng hạn, đã có từ những ngày xưa (bây giờ là Sổ Hiếu, Sổ Hạnh, Sổ Dũng) không được duy trì và nhắc nhở nên chúng ta không tiến bộ về mặt tu tập. Anh Chị em chúng ta cần lưu tâm về việc này để khỏi mang tiếng người con Phật, người Huynh Trưởng trong Gia Đình Áo Lam mà có khi bị Tam Độc chi phối còn mạnh hơn là một người chỉ mới đến với đạo Phật nữa.

Ý nghĩa thứ hai của Thành Đạo là: bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này. Thật vậy, sinh ra là một con người, sống như một con người, Đức Phật đã thành đạt trạng thái giác ngộ bằng chính sự kiên trì và nỗ lực cá nhân. Ngài không nói rằng chỉ một mình Ngài có thể thành Phật mà ngài dạy rằng: "Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành." Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nghĩa là tất cả chúng sanh đều có thể tu tập để đi đến giác ngộ giải thoát khỏi phiền não khổ đau. Thế Tôn đã mở ra cho chúng ta một niềm tin thoát khổ. Sự kiện Thành Đạo vì vậy, như là một lời thọ ký cho tất cả chúng sanh sẽ thành Phật trong tương lai. Là con của Ngài, hơn nữa là Huynh Trưởng GĐPT, sau lưng còn có đàn em, chúng ta nguyện nỗ lực tinh tấn trong sự tu sửa mình, xứng đáng là con của Như Lai. Như lai có nghĩa là nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Ở đây chúng ta còn học được thêm một bài học sâu sắc về Thân Giáo của người Huynh Trưởng: người Anh, người Chị phải luôn là tấm gương sáng cho đàn em noi theo. Chúng ta không những dạy Phật Pháp cho các em, mà còn phải hành Phật Pháp qua Thân, Miệng, Ý cho các em noi theo; không chỉ ở Chùa, ở Đoàn, trong giờ dạy.. mà cả ở nhà, ở mọi nơi và trong mọi lúc nữa. Nhiều người nghe nói ‘Thành Đạo trong hiện kiếp’ thì liền ‘la’ lên rằng ‘làm sao tu trong 1 kiếp mà thành Phật được?’ Nhưng họ đã quên rằng Thành Phật trong hiện kiếp không có nghĩa là mới tu trong kiếp này mà đã tu trong vô lượng kiếp và kiếp này là kiếp sau cùng, cũng như Thái Tử Tất-đạt-đa vốn là Bồ-tát Hộ Minh từ cung Trời Đâu-suất giáng trần vậy.

Một ý nghĩa nữa của ngày Thành Đạo là: nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi Tham ái, Chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời. Thật vậy, tự ngã và lòng ham muốn mãnh liệt nơi ta là ngục tù to lớn nhất giam giữ ta trong sinh tử luân hồi, trong phiền não khổ đau. Trong cuộc sống trước mặt, dù đã có sẵn lý tưởng, phương châm.... đôi khi chúng ta cũng chán nản đến nỗi thốt lên rằng: làm việc GĐPT là vướng vào phiền não, vừa tốn kém năng lượng, thời gian và tiền bạc... Đó là vì chúng ta chưa biết áp dụng bài học này: cái làm cho chúng ta phiền não, tiêu hao năng lượng vô ích không phải là vì sinh hoạt GĐPT mà là vì trong khi sinh hoạt GĐPT, chúng ta còn quá nhiều tham vọng, cố chấp, thị phi...... Nếu chúng ta biết buông bỏ những thứ đó, ‘đặt những gánh nặng đó xuống’ nghĩa là làm việc với tâm vô tư, không thành kiến, không phê phán, không kể công... thì ta sẽ được thanh thản nhẹ nhàng như lời đức Thế Tôn: ‘Khi tâm ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh.’ Cũng thế, với tâm thanh tịnh và an lạc, bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào, thời điểm nào và con người nào, đối với người biết tu tập giải thoát đều thấy đó là môi trường lý tưởng, không cần phải thay đổi hoàn cảnh, cuộc sống...gì cả mà chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ đầy ngã tính đã thành tập khí lâu đời của chúng ta.

Ý nghĩa thứ tư của Thành Đạo là:Mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta. Thật vậy, đức Phật đã chỉ tên rõ ràng 10 đạo binh của ma vương; đó là: ham muốn, nản chí, đói và khát, ái dục, dã dượi, hôn trầm, sợ hãi, hoài nghi, gièm pha & ngoan cố, chiếm đoạt, tự phụ & khinh thường người khác. Chúng ta thấy rõ ràng đây chính là 10 ‘kẻ thù’ có thể làm cho chúng ta thân bại danh liệt, càng ngày càng lún sâu vào mê lầm của ngã chấp. Do vậy, thành công hay thất bại là do ta có thắng lướt được ‘10 tên giặc trong nhà’ này không; chứ không có ai khác quấy phá chúng ta một cách mạnh mẽ và ác liệt hơn 10 tên giặc này. Chúng không những quấy phá bản thân chúng ta mà còn làm ảnh hưởng xấu đến Đoàn thể, tổ chức của chúng ta. Ví dụ như ‘con ma dèm pha & ngoan cố’ làm mất tình đoàn kết thương yêu giữa anh chị em mình; con ma ‘tự phụ & khinh thường người khác’ làm ngã chấp tăng trưởng, xét đoán sai lầm, làm cho ta trở nên dễ ghét & khó thân cận dưới mắt mọi người, bạn bè và anh chị em. Con ma ‘đói khát’ cũng không kém nguy hiểm -đói khát đây không phải là đói cơm khát nước mà là lòng tham không đáy về mọi thứ; đói khát đây sẽ đưa đến chiếm đọat ( = chiếm hữu không chân chánh). Chiếm đoạt đây cũng không phải là trộm cắp tiền bạc của cải mà là chiếm đoạt tiếng tốt danh thơm và công lao hay tiếng vỗ tay của người khác chẳng hạn. ‘Con ma’ này luôn thúc giục ta thấy mình đúng - người sai, mình hay- người dở, mình phải-người trái v..v.. nó lôi kéo chúng ta quay cuồng trong dục vọng đen tối, điên đảo thị phi, làm cho ta mất đi cái tâm trong sáng bất sinh của thuở ban đầu. Quả thật đạo quân Ma vương có khả năng lôi ta xuống vực thẳm của khổ đau phiền não. Nhận diện được chúng, tất nhiên ta có cách đối phó rồi. Vì vậy, tu tập là luôn tỉnh thức để nhận biết khi chúng vừa xuất hiện dưới hình thức một vọng niệm nhỏ, nhú lên trong tâm ta, đừng chạy theo chúng, nhìn thẳng vào chúng và duy trì chánh niệm, để cho chúng tự sinh tự diệt - tự đến tự đi- thì chúng không thể sai sử hay lôi kéo ta được. Đó là lúc chúng ta phải dùng tới sức mạnh của định tâm; nhờ thường xuyên thiền tập, ta có thể quán chiếu tâm mình, nhận diện chân tướng của 10 đạo quân này dưới bất cứ hình tướng nào, nỗ lực tinh tấn loại bỏ chúng, từng tên giặc một, cho đến khi tâm ta đạt được sự an lạc thảnh thơi. Để đối trị và nhiếp phục chúng, ngay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải chuyên tâm tu tập thực hành hạnh Ít Muốn, Biết Đủ, khiêm tốn, bao dung và luôn tinh cần soi rọi tâm mình, ghi nhớ lời Lục Tổ Huệ Năng: tự thấy lỗi mình, không nhìn lỗi người.

Từ bốn bài học chung của sự kiện Thành Đạo, chúng ta có thể rút ra những bài hoc nhỏ cụ thể riêng cho bản thân mình, tập thể mình, đơn vị mình, gia đình nhỏ của mình v..v.. Thân kính chúc Anh Chị Em một mùa Thành Đạo an lạc, thảnh thơi và giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 17082)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 7000)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9184)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7308)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
30/07/2014(Xem: 6797)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 8772)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 8700)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 10561)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 9665)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
21/07/2014(Xem: 10504)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]