Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

UY NGHI GIỚI HẠNH TRONG PHẬT PHÁP

28/10/201004:05(Xem: 7861)
UY NGHI GIỚI HẠNH TRONG PHẬT PHÁP

UY NGHI GIỚI HẠNH TRONG PHẬT PHÁP
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị

ducphapvuong-001-contentTâm nguyện lớn nhất của tôi là tất cả mọi người sống trong hòa hợp tương thân tương ái”.
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn!
Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý,
Ngài là chủ hết thảy Đạo sư,
Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình.
Dưới gót sen cao quý quang vinh,
Dốc lòng thành con nguyện quy kính!

Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.

Docác hành giả tha thiết thỉnh cầu nên Pháp Vương đã tùy căn duyên viết ra các chương luật uy nghi giới hạnh khai, giá, trì, phạm dễ hành trì dưới đây cho những Phật tử phúc duyên hy hữu theo giáo pháp của Ngài.

Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách, bao gồm bảy loại giới nguyện biệt giải thoát, dẫn dắt chúng ta trên nhiều đạo lộ khác nhau để đạt đến giải thoát. Giới nguyện tinh túy nhất là:

1

Phải từ bỏ việc làm hại người khác, ý muốn làm tổn hại người khác bởi vì chúng dẫn tới những ác hạnh, đây là pháp thực hành của hàng Thanh Văn, Duyên Giác. Pháp tu tập này là nền tảng của tất cả các thừa.

2

Luôn học cách giúp đỡ mọi người và khôngngừng tu tập, trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm tôn quý vì pháp tu trì chính này là con đường chung của Đại thừa. Đây là cốt tủy để thực hành thành công bất kỳ một Pháp nào và tiêu trừ si ám trên con đường đạo.

Điều tối quan trọng là thiện nam tín nữ,từ trẻ đến già, những người đã phát nguyện thực hành Phật Pháp và được tạo nguồn cảm hứng từ chính niệm, phải tinh tiến thực hành hai pháp trênvà không được sao nhãng bởi những hoạt động trần tục ích kỷ và vô nghĩa.

Điều trọng yếu để tu tập tối thượng đạo đầy ý nghĩa nhiệm màu là phải có động cơ thanh tịnh và hành động chân chính.

3

Dựa trên nền tảng sự hiểu biết chân thựccủa mình, bạn phải bày tỏ sự thân thiện, tình yêu thương và sự tôn kínhlên Bậc Thầy - người dìu dắt hướng đạo mang lại cho cuộc đời bạn trở nên đầy ý vị giải thoát, và đối với Phật tử, Tăng đoàn là những thiện tri thức đã ủng hộ, nâng đỡ bạn tu tập thực hành Phật Pháp.

Thượng sư tôn quý, người khai thị tự tính tâm cho bạn thông qua con đường đạo giải thoát thông thường và siêuviệt trong truyền thống Kim Cương Thừa, Ngài chính là Dharmakaya (Pháp thân) hiện thân trong hình tướng loài người để hướng đạo dẫn dắt chúng ta tới bến bờ giải thoát. Ngài đã dìu dắt hướng đạo chúng ta theo chính đạo, Ngài từ bi hơn tất cả chư Phật và Bồ Tát. Do đó, điều tối quan trọng cần thấu hiểu rằng, bạn phải luôn nhu hòa nhẫn nhục theo ‘ba cách’để Ngài hoan hỷ, đó là thực hành tâm linh, thân phụng sự và cúng dường phẩm vật với chí tâm bất thoái. Đây là tinh yếu của tu tập Kim Cương Thừa.

4

Những hành giả thiện nam, tín nữ thường trú ở Trung Tâm nên thường xuyên tham gia tu tập thực hành vào buổi sángvà buổi tối, tụng kinh và các thiện hạnh hàng ngày; thiện hạnh tu tập Nyungnay (Bát Quan Trai Giới) được thực hiện vào những ngày rằm và mùng một, mùng tám hàng tháng.

5

Đặc biệt là lễ cúng Ganachakra nên được cử hành vào buổi sáng mùng 10 với pháp thực hành GuruYoga và vào tối ngày 25 với pháp thực hành Dakini.

6

Nói chung, bạn nên chí thành tha thiết, xả thân hành trì với bất kỳ một phương pháp tu chuyển hóa tâm thức nào, cụ thể là bốn pháp tu mở đầu cho tới khi chứng đạt Giác Ngộ. Nếu nghĩ rằng, chỉ thực hành một vài lần bốn pháp tu mở đầu là đủ thì thực sự là ngộ nhận và sai lầm.

7

Những Pháp hữu tri thức nên yêu thương cảm thông, tận tâm chia xẻ và tương thân tương ái. Những tập khí xấu phải được từ bỏ như: Cố chấp vào những tà kiến, buông lung nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói ác khẩu, nói thêu dệt.

8

Mọi gốc rễ của lầm lỗi là do khẩu nghiệp tạo nên. Do vậy, điều quan trọng phải chính niệm, kiểm soát được khẩu nghiệp trước công chúng.

9

Sự quá thân cận gần gũi với người khác có thể làm kích động ngọn lửa ái kết và hận thù. Bởi vậy, duy trì khoảngcách đúng mực ngay từ ban đầu là rất quan trọng.

10

Cho dù bạn tham gia vào những hoạt động tâm linh hay thế tục thì trước tiên bạn phải soi xét kỹ lưỡng, tường tậnđộng cơ của mình. Ngay cả khi động cơ đó không phải quá tồi nhưng bạn phải xét xem hành động đó có mang lại lợi ích cho người khác hay không. Bạn nên giác tỉnh rằng, việc tham gia vào bất cứ hoạt động nào mà không có sự quán chiếu, suy xét là dấu hiệu của thiếu hiểu biết và si mê.

11

Đừng nên cô phụ tự tính của chính mình với sự ngã mạn dựa trên một chút kiến thức thiển cận. Thay vào đó, bạn nên tri ân phụng sự Đạo sư- người đã soi rọi con đường chính đạo và phụng sự cả những Pháp hữu của mình. Sau khi đã phụng sự được một chút cho Phật Pháp, Tôn Sư, Bằng hữu, Giáo thọ…bạn không nên khoe khoang về những gì bạn đã làm mà nên tùy hỷ khiêm cung.

12

Những người vốn thiếu trí tuệ và trình độ giáo dục hạn chế thì không nên tự ti và mất niềm tin, mà hãy nhiệt thành tham gia vào thiền định hay nhiều những thiện hạnh khác để trưởng dưỡng việc thực hành tâm linh của mình, tuy nhiên phải nhớ rằng, luôn tuân thủ mà không được vi phạm giáo huấn của Căn bản Thượng sư. Nếu những hoạt động như vậy không làm người khác an vui thì thật là đáng tiếc.

13

Khi thấy những Pháp hữu khác có trình độcao hơn, bạn nên tùy hỷ chứ không được ghen tị. Thậm chí ngay cả khi bạn không có ý muốn ca ngợi người bạn đó một cách cởi mở, thì bạn cũng nên giữ yên lặng và không nên phê bình chỉ trích, điều này là rất quan trọng.

14

Trong mọi hoàn cảnh, bạn nên luôn hồi quang tự kỷ, khắc kỷ khoan tha, trau dồi giới hạnh, hoàn thiện thân tâm.Chính cái ý nghĩ chỉ trích người khác là ngọn lửa để thiêu trụi công đức của chính bạn. Vì vậy hãy từ bỏ nó.

15

Khen mình, chê người là nhân của động cơchấp thủ bè đẳng và thù hận, nó là trở ngại đối với mục đích chí hướng của Bậc giác ngộ và hoàn toàn trái ngược với việc tu tập chính Pháp. Vì vậy, hãy từ bỏ những cách nói như vậy.

16

Nếu một người nào đó buông lung phóng dật trong lời nói thì tốt hơn hết bạn không nên phê bình chỉ trích gì, nếu không thể thực hành tâm linh thì bạn hãy trở lại nơi ở và ngủ một giấc thật sâu.

17

Hãy luôn hồi quang phản chiếu chính mìnhvà tham gia vào các hoạt động Phật Pháp. Tư tưởng bạn không nên bị chi phối bởi “Tám Món Bận Tâm Thế Tục” và buông lung trong sự lừa dối, xảo trá, ngộ nhận… Đây là điều tối quan trọng.

18

Ngoại trừ những người mà nội chứng của họ về ý niệm Đại từ, Đại bi và Bồ Đề Tâm đã được tán thán bởi một đạo sưphẩm hạnh thì Pháp nhũ của các Ngài thực sự đem lại giải thoát an lạc cho chúng sinh, còn những Giảng Sư chỉ giảng pháp dựa trên sự hiểu biết hạn hẹp theo nghĩa đen thì không những hoàn toàn tổn hại cho chính họ màcòn làm cho những người khác si mê lầm lạc. Một việc làm như thế sẽ gâytổn hại nhiều hơn lợi lạc. Bởi vậy không cần thiết phải vội vàng để có được địa vị hay danh hiệu Khenpo hay Lama.

19

Tóm lại, trong bất cứ sự tu tập Phật Pháp nào nên hướng tới mục đích là trau dồi trưởng dưỡng tâm mình. Việc thực hành Pháp với mục đích để có được danh tiếng và sự tôn trọng không phải là việc thực hành chính Pháp mà chỉ dẫn đến quả báo đọa lạc tam đồ.Vì vậy, việc hiểu được chính tà và thực hành chính đạo một cách đúng đắn là đạo của Bậc Hiền Trí.

20

Những Phật tử thiện nam tín nữ đang phụng sự ở Trung Tâm nên chắp táp với động cơ thanh tịnh, với tín tâm chí thành dâng hiến, sự chứng minh của Tam Muội Gia Giới cùng với tâm hỷlạc.

21

Trong trường hợp thân tâm đau ốm bệnh tật, thì nên đi chữa bệnh hoặc về nhà tĩnh dưỡng nghỉ ngơi.

22

Gây ra sự bất an và hiểu lầm giữa những Pháp hữu, Phật tử và Tăng Đoàn, từ trẻ đến già thông qua những lời phù phiếm buông lung thêu dệt, đơn giản chỉ bởi những tâm nguyện của mình chưa được viên mãn, sẽ tích lũy vô số ác nghiệp. Do đó, phải tinh tiến nỗ lực từ bỏ những ác hạnh như vậy.

23

Thịt, rượu, thuốc lá, thuốc phiện…không những trái với mục đích giải thoát của Phật Pháp mà còn như một lưỡi kiếm sắc cắt vụn cơ thể của bạn. Bởi vậy, những ai biết trân trọng sự quý giá của thân người hãy nên tự kiềm thúc thân tâm và hạn chế sử dụng chúng.

24

Ngay cả khi bạn chưa thể hoàn toàn bỏ được chúng thì hãy nỗ lực cố gắng không sử dụng chúng trước những hình ảnh, biểu tượng của Phật, Pháp, Tăng, trong những chốn thực hành tâm linh, thiền thất v.v…

25

Tóm lại, những người khoác tăng phục saukhi đã nghe và suy ngẫm về giới luật thì nên trì giữ, cố gắng nỗ lực từbỏ những hành động phi Pháp; không được tự cao tự đại và phải luôn tàm quý khiêm cung, không nên tranh giành địa vị và danh tiếng.

26

Những hành giả đạo Phật nên từ bỏ mười bất thiện nghiệp và hãy luôn cố gắng kiểm soát ‘tam nghiệp’ (thân, khẩu,ý) trong mọi thời khắc để cuộc sống vô thường ngắn ngủi này đầy ý nghĩa.

Mặc dù, sự hiểu biết tâm linh còn chưa tỏ tường rốt ráo, tuy nhiên, tôi là người đã xa lìa tất cả bất tịnh nhiễm ô của ‘Tám Món Bận Tâm Thế Tục’, xin viết phẩm uy nghi giới hạnh này vì lợi ích của những hành giả có thiện nguyện cao quý thực hành PhậtPháp.

Vua Pháp Dawoe Shonnu (Đức Gampopa) đã dạy:

“Mặc dù nhiều người có hình tướng là những hành giả Pháp với tư tưởng thanh tịnh thực hành Pháp nhưng cũng cónhững hành giả còn bị chi phối bởi ác hạnh của ‘Tám Món Bận Tâm Thế Tục’, đó là nhân của địa ngục”.

Cầu nguyện cho những thiện duyên hành giả đã thể nhập vào cửa giải thoát, sẽ được nâng đỡ bởi những tư tưởng thiện hạnh cao quý, xua tan đi những tà kiến phi Pháp!

Cầu nguyện cho họ thấy được chân giải thoát Pháp!

Để viên mãn lời thỉnh cầu tha thiết của Pháp hữu Drukpa Lama Nawang, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII đã rủ lòng từ bi viết phẩm uy nghi giới hạnh này xuất phát từ dòng tâm thức của Ngài vào ngày 15 tháng 9 năm 2000.

Nguồn: IDP Website: drukpa.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4725)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5035)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4527)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3750)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7573)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4749)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6191)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5335)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12177)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5368)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]