Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Dạy Của Đức Drubwang Konchok Norbu Rinpoche Về Việc Ăn Thịt

21/10/201017:49(Xem: 7103)
Lời Dạy Của Đức Drubwang Konchok Norbu Rinpoche Về Việc Ăn Thịt

Drubwangkonchoknorbu_ Rinpoche 

LỜI DẠY của ĐỨC Drubwang Konchok Norbu Rinpoche
VỀ VIỆC ĂN THỊT

Konchok Tenzin Drolma dịch sang Anh ngữ
Shen Shian hiệu đính văn phạm và phân đoạn. Liên Hoa Việt dịch

Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm

1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.

2. Nếu một mặt, chúng ta trì tụng thần chú và mặt khác, chúng ta ăn thịt chúng sinh, thì như thế lời nói và hành động của chúng ta không đi đôi với nhau. Chúng ta không thực hành như ta đã thuyết giảng. Điều này có thể được coi là lòng từ ái và bi mẫn đối với chúng sinh? Đây có phải là làm điều tốt và tránh làm điều xấu? Chúng ta quy y Phật là bởi Giáo Pháp của Ngài có thể làm lợi lạc tất cả chúng sinh. Là Phật tử, chúng ta nên thấu suốt cốt tủy của trí tuệ và giáo lý của Đức Phật, đó là làm điều tốt và tránh không phạm vào những điều ác. Tránh làm điều ác có nghĩa là ta phải tuân giữ những giới luật. Vì thế chúng ta không nên ăn thịt.

3. Khi chúng ta bệnh, già hay gần chết, chúng ta đi bác sĩ – ta thực hành và làm mọi điều có thể và kéo dài thọ mạng của ta. Tuy nhiên, khi ta ăn thịt, ta đang giết chết những chúng sinh đang còn khỏe mạnh. Lòng bi mẫn và từ ái của ta vĩ đại ra sao nếu ta đối xử với chúng sinh theo cách thức như thế? Ta nên tránh sát sinh bởi điều đó phát sinh vô số nghiệp xấu. Thay vào đó, ta nên phát triển lòng từ ái và bi mẫn đối với tất cả chúng sinh.

4. Trong vô số lần tái sinh,tất cả chúng sinh đã từng là cha mẹ của ta. Khi ta tái sinh trong loài người, ta có những cha mẹ trong nhân loại; khi ta tái sinh trong loài thú, ta có những cha mẹ súc sinh và v.v.. Luân hồi sinh tử là như thế. Chúng ta cần phát triển một ý thức về lòng biết ơn đối với cha mẹ trong đời này và những cha mẹ của ta trong những đời quá khứ. Vì thế, chúng ta nên là những người ăn chay và tránh dùng thịt.Theo cách thức đó, chúng ta làm điều tốt lành và mang lại ý nghĩa cho việc thực hành của ta. Nhờ làm như thế, việc thực hành thần chú Sáu-Âm của ta sẽ có thể làm lợi ích cho bản thân ta và những người khác, và cũng trợ giúp cho việc phát triển Giáo Pháp.

5. Một số người nói rằng bác sĩ khuyên họ đừng ăn chay, bởi họ sẽ bị suy sinh dưỡng. (Sự thật là thực đơn chay quân bình thì tốt hơn một thực đơn không-chay nhiều.) Đây là một dấu hiệu cho thấy sự quyết định của những người này không đủ mạnh mẽ. Bởi nếu họ có quyết định mạnh mẽ thì họ sẽ tránh làm những ác hạnh bằng mọi giá và trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

6. Vì thế trong đời sống hàng ngày của ta, ta nên tránh phạm vào ác hạnh ăn thịt. Trên nền tảng này, những công đức phát sinh từ việc quy y và thực hành thần chú Sáu-Âm của ta sẽ không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta nên nỗ lực thay đổi cách sống để thành người ăn chay. Chắc chắn là ta sẽ gặp những khó khăn khi trở thành những người ăn trường chay. Tuy nhiên, khi những chướng ngại như thế xuất hiện, ta nên nhớ tưởng mỗi một chúng sinh vào một lúc nào đó đã từng là cha mẹ của ta ra sao. Khi nhớ tới điều đó, ta sẽ không ăn thịt giống như ta không ăn thịt cha mẹ ta trong đời này.

Nguyên tác: “Teachings by His Eminence Drubwang Konchok Norbu Rinpoche about Meat-Eating”
http://myhealinghands.com.sg/thedharma/teachingsbyhiseminencedrubwangkonchok.htm
Konchok Tenzin Drolma dịch sang Anh ngữ, Shen Shian hiệu đính văn phạm và phân đoạn.

Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa

Teachings by His Eminence Drubwang Konchok Norbu Rinpoche about Meat-Eating
on 8 Dec 2003 at Than Hsiang Temple, Penang, Malaysia
during 100 Million Six-Syllable Mantra Recitation Retreat

1. As Buddhists, we practiced so as to benefit oneself and others. Hence, we do the six-syllable (Om Mani Pad Me Hung) mantra practice. However, when we eat meat - be it chicken, pork, fish or eggs in our daily lives, we are creating immense negative karma.

2. If on the one hand, we chant the mantra and on the other hand, we eat the meat of another sentient being, then our words and actions do not tally with one another. We are not practicing as we preached. Can this be considered as loving-kindness and compassion towards sentient beings? Is this doing good and abstaining from evil? We take refuge in the Buddha because His teachings could benefit all sentient beings. As Buddhists, we should understand the essence of the Buddha's wisdom and teachings, which is to do good and abstain from committing evil deeds. Abstaining from evil means that we have to keep our precepts. Hence we should not take meat.

3. When we are sick, old or near death, we would go to a doctor - we would practise and do anything possible and extend our life span. However, when we take meat, we are killing sentient beings that are healthy. How great is our compassion and loving-kindness if we treat sentient beings in such a manner? We should abstain from killing because it generates immense negative karma. Instead, we should develop loving-kindness and compassion towards all sentient beings.

4. In countless rebirths, all sentient beings have been our parents. When we took rebirth in the human realm, we had human parents; when we took rebirth in the animal realm, we had animal parents and so forth. Samsara is such. We need to generate a sense of gratitude towards our parents in this lifetime and those of our past lives. Hence, we should be vegetarians and abstain from taking meat. In such a way, we would do good and give meaning to our practice. By doing so, our practice of the six-syllable mantra would be able to benefit ourselves and others, and also aid in the flourishing of the Dharma.

5. There are some people who say that their doctor has advised them against becoming vegetarians, as they would suffer from malnutrition. (The truth is a balanced vegetarian diet is much better than a non-vegetarian diet.) This is a sign that the determination of these people is not strong enough. For if one has strong determination, one would avoid doing evil deeds at all cost and under any circumstances.

6. Hence in our daily lives, we should stop committing the negative deed of eating meat. On this basis, the merits generated from our refuge and practice of the six-syllable mantra would be inconceivable. We should try to change our lifestyle towards vegetarianism. We would certainly face difficulties in becoming full vegetarians. However, when such obstacles arise, we should remember how every sentient being had at one point or another been our parents. When we remember this, then we would not take meat just as we would not eat the meat of our parents of this lifetime.

-Translated by Konchok Tenzin Drolma | Grammatically corrected and paragraphed by Shen Shian, with notes in parentheses

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7378)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 6650)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7190)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11641)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9473)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20135)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6642)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 18698)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8777)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]