Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Hòa Thượng Saddhaloka Tây Đức

17/10/201022:19(Xem: 9468)
Tưởng niệm Hòa Thượng Saddhaloka Tây Đức

Saddaloka2-600x379.j

Bài 1: ĐIỆU LÂM KHỐC, KHÚC BI TRÁNG VỀ SỰ BẤT TỬ CỦA MỘT CÁI CHẾT
(Bài đăng trên trang Buddhist News, tựa đề phụ của người dịch)

Lời người dịch: Sẽ có thêm các tư liệu để giải mã về thầy Saddhaloka, là bậc Đại từ, Đại bi vượt qua Phiền não chướng và Sở tri chướng để cứu vớt chúng sinh. Quý vị sẽ thấy ngay dưới đây các tính cách của bậc thầy vĩ đại ẩn hiện qua phong cách phúng dụ và ẩn dụ trong ngôn từ của bài Điếu văn của một người nước ngoài, Michael Darwuyne đọc trong tang lễ của thầy. Thầy Saddhaloka có tầm ảnh hưởng lớn vượt ra khỏi vùng lãnh thổ và quốc gia. Dấu ấn tu tập và hoằng pháp của thầy có ở Hồng Kông, Việt Nam, Sri Lanka, Thái lan, Miến điện, Malaysia, Anh, Đức … và đặc biệt dấu ấn ngài đã chọn Việt Nam cho lần chuyển pháp luân cuối cùng của ngài. Trong quãng thời gian trụ thế không bao giờ ngài có buổi nói truyện hoặc thuyết giảng về mình. Để tìm hiểu và đánh giá về ngài sẽ cần có thêm thời gian và những nghiên cứu. Một cách tiếp cập khác để biết về ngài và ảnh hưởng của ngài đến những Phật tử Việt Nam là qua những tư liệu của những nhà văn, nhà báo đã có dịp tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của ngài, từ một tâm hồn to lớn và cao thượng. Tiếc thay, nhiều lần các nhà báo, phóng viên muốn gặp phỏng vấn đều được ngài vui vẻ từ chối bằng cách khuyên họ trước hết nên tìm hiểu về lời Phật dậy, muốn biết về ngài và ảnh hưởng của ngài đến Phật tử VN có thể tìm hiểu qua Rob Stewart, nhà văn; Tony Hederson, phóng viên tự do; Paul Smith, nhà báo viết cho báo Hongkong Standard những năm 1988- 1990 … những nhà văn, nhà báo này đã có những ấn tượng mạnh và chịu ảnh hưởng trực tiếp và hoặc gián tiếp từ ngài hoặc từ những Phật tử Việt Nam tại Hồng Kông, những người con của thầy. Như quý vị biết, Rob Stewart sau khi gặp và tiếp xúc với ngài trong những năm 1990’s đã thức tỉnh, tình nguyện phụ giúp sách đồ cho ngài vào các trại tù dành cho thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông, Paul Smith đã viết nhiều bài về thuyền nhân và cuộc sống khốn cùng của họ trong trại tù, và giúp đỡ tổ chức các cuộc triển lãm tranh của thuyền nhân với thế giới bên ngoài v..v. Trong bài viết tựa đề “ Cáo Phó” ngày 20/01/ 2014 của Tony Hederson đăng trên bản tin Buddhist News (tham khảo tại địa chỉ: http://enews.buddhistdoor.com/), chúng ta sẽ nghe được tiếng khóc bi ai của các Phật tử Việt Nam tại Hồng Kông và của một người nước ngoài, Michael Darwuyne, một luật sư nổi tiếng tại Hồng Kông mà quý vị Phật tử ở Hồng Kông biết rất rõ về Michael… Bản dịch này từ bản tin trên để phục vụ cho các chuyên đề sẽ đăng lên mạng sẽ được cắt và chia thành các bài phụ để người đọc dễ bề lĩnh hội nên sử dụng tiêu đề tên của các bài phụ là của người dịch đặt để hợp với ngữ cảnh của từng bài phụ này.Thay Tay Duc_1


Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.

Hàng trăm người đã tham dự vào một buổi cầu siêu vào đêm trước đọc kinh Kim Cang 3 lần và sáng hôm sau hằng trăm người đã đến dự lễ tiễn ngài về nơi vĩnh hằng. Những hàng dài người tự nguyện xắp thành hàng với ba nén hương trên tay để chờ đến lượt tới trước ban thờ của ngài quỳ lạy 3 lần theo kiểu đạo Phật biểu thị lòng tôn kính và tri ân Phật sự vô ngã vô úy mà ngài đã hiến dâng cho cộng đồng người Việt những năm dài qua.

Tại hàng đầu, hai người em của ngài cùng với các con của mình đứng túc trực trong các buổi lễ. Đây chắc chắn là một cảnh ấn tượng vì một gia đình người Đức không quen thuộc với nghi thức châu Á làm lễ cầu siêu cho người thân họ thấy rằng mình ở trung tâm của niềm đau thương to lớn này.

Khởi đầu bằng giọng dẫn kinh nghe tựa tiếng thánh ca của một nhà sư Việt Nam mặc cà sa vàng dẫn đầu đoàn nghe đặc biệt hay, nhịp kinh cầu đã chạm đến từng trái tim làm súc động lòng người tham dự sau đó mọi người cố kìm lại lòng mình để kết lại thành một khối.

Đỉnh cao của sự đau buồn khi kim quan hạ suống chuyển vào sảnh lớn của tòa nhà trước khi hỏa thiêu để lại xá lị chân thân. Những tiếng khóc đau thương xé lòng trỗi nên trong đại chúng đó là những khúc bi ca lâm khốc có thể nghe, nhìn thấu rõ từ những con người mến yêu thầy choàng chiếm khoảng không buổi sớm này và những tiếng khóc đau thương và xé lòng như vậy đã lặp lại trong xuốt thời gian kim quan của ngài chầm chậm tiến vào khu vực hỏa thiêu. Cánh cửa đóng lại với những hình ảnh cuối cùng cho thấy tang lễ có sự tham dự của cuộc sống hiện đai, thể hiện qua (hình sắc) một màn hình LCD lớn.

Phần lớn trong các đoàn người viếng tang là các bà các cô có tuổi đời từ ba mươi đến năm mươi, điều này không còn nghi ngờ gì nữa đã phản ánh được những năm cao điểm người Việt Nam rời bỏ quê hương do hậu quả tàn phá của chiến tranh và khi đó Hồng Kông sợ hãi với số lượng tăng vọt dòng người tìm đến vì thế các trại dành cho thuyền nhân đã được dựng lên với các luật lệ và quy định dành cho các trại này có rất nhiều vấn đề phải nói vì không công nhận sự tiện nghi cuộc sống và bị nhốt biệt lập. Những người dự đám tang, họ là những người đã sống trong các trại như vậy theo chính sách dành với trại tù của chính quyền Hồng Kông.

Đó là bối cảnh mà “Thầy Tây Đức” đã phụng sự Phật sư mang đồ tiếp tế cho các trại tù này, như là hồi tưởng lại của một trong những Phật tử thiện nguyện Hồng Kông, Sally Lee kể lại:

“ Trong những ngày đó, khi các trại còn tồn tại ở đây, những năm đầu của thập niên 1990, tôi thường điều xe và tài xế chở thầy đến các trại. Thầy mang rất nhiều đồ tiếp tế đến các trại như là sách vở này, thực phẩm này nhiều đến nỗi mà tài xế đã phàn nàn với tôi xe trở nặng đến nỗi xuýt gẫy cả nhíp xe. Ngài thực sự phi thường, không chỉ nói và viết tiếng Trung hoàn hảo mà còn kê đơn và hướng dẫn dùng thuốc bắc khi chúng tôi đau”.
….

Đối với tôi, là một phóng viên tôi đã xin một cuộc phỏng vấn với nhà sư này vào giữa những năm 1980, ngài đã trả lời: “ Đầu tiên anh hãy đọc quyển “ Các điều Đức Phật dậy” của Walpola Rahula. Tôi đã làm theo lời ngài và sau đó quay lại để gặp ngài. Nhưng ngài luôn thoát qua bất cứ cuộc phỏng vấn nào của giới báo chí. Người đã biến đâu mất trước khi tôi có thể đặt lại vấn đề phỏng vấn với ngài. Quyển sách này đang được biên soạn theo đức tin vào Phật Giáo Nguyên Thủy (Nam Tông, Theravada) mà ngài Saddhaloka đã phát thệ và tu tại Thái Lan, đất nước của Phật giáo Nam Tông trước khi ngài đến tu và hoằng pháp tại Hồng Kông.

Chúng ta đã có một nhà sư người Đức, người ta rất ít biết về ngài, thậm chí ngài đã rất bận rôn làm rất nhiều việc dịch thuật đạo pháp mà không bao giờ đề tên của mình mà chỉ nhiều lần được đề cập như là vị sư thiền tịnh trong cộng đồng Phật giáo.
Cứu giúp mọi người, đặc biệt cứu giúp người Việt đã làm cho lòng kính yêu ngài rất cao trong lòng Phật tử và mặc dù rằng ngài có chánh kiến mạnh mẽ và kiên định thể như có lần ngài đã nói với tôi (nhà báo Tony Henderson): “Phật giáo không phải là một chủ nghĩa, Đức Phật không bao giờ dạy về một chủ nghĩa….”
….

HT Tin Quang_Saddhaloka 2


Bài 2: BẢN AI ĐIẾU BI HÙNG VÀ TIẾNG RỐNG ĐAU THƯƠNG CỦA SƯ TỬ HỐNG

(Bài đăng trên trang Buddhist News, tựa đề phụ của người dịch)

Lời người dịch:Khi chính quyền Hồng Kông gán mác cho người tị nạn là thuyền nhân để giam giữ và cưỡng ép họ về VN, Michael Darwuyne, một trạng sư đã dũng cảm đứng ra bênh vực người tị nạn kiện chính phủ HK, ông đã đưa ra những bằng chứng đanh thép và tuyệt vời về sự xảo trá của chiêu bài phân lọc người tị nạn và đã dùng sự dũng mãnh của sư tử tấn, trí tuệ của bậc đại sĩ và kinh nghiệm của một luật sư cao cấp… để tấn công chính sách phân lọc người Việt tị nạn tại các pháp tòa HK, hành động đơn thương độc mã của Michael đã làm rung chuyển trái tim và khối óc của người lương thiện và góp phần làm chùn tay chính phủ HK ở một mức độ nào đó, tuy thế Michael và bà Pam Baker đã chịu một sức ép lớn từ chính quyền HK thậm chí như bị viết thư đe dọa và bị tuyên truyền để khách hàng tẩy chay, có tháng thu nhập rất thấp, song vẫn phải duy trì trả lương cho nhân viên, trợ lý chi phí tòa … thậm chí còn phải mua bánh mì và nước uống cho những người Việt đi xe bịt bùng đến hầu tòa song ông vẫn kiên cường bám trụ vụ kiện từ từ 1989 đến 2006 (như nói trong bài điếu văn). Trong giai đoạn khó khăn và trầm hùng đó Michael rất xúc động với tấm lòng của một bậc Từ Phụ đang lăn xả vào cứu giúp và ôm các đứa con thân mình rướm máu và bầm dập bởi dùi cui, lựu đạn cay và ngày đêm thất thần, lo sợ với việc ép trở về, đấng Từ Phụ những ngày đó lặng lẽ, nhẫn nhục, tinh tấn để giúp đỡ và nâng đỡ tinh thần của các con và của Michael. Đêm đêm sau khi chuẩn bị đồ đi thăm nuôi các con ngày hôm sau, ngài ngồi thiền định dài để xin cứu vớt các con của ngài đang chịu kiếp khổ nạn do bị tham sân si của thế giới này phong tỏa. Có ai lặng lẽ chịu nỗi đau hơn ngài khi chứng kiến các đứa con bị giam cầm, đàn áp, kéo lê lên xe, ép lên máy bay về VN, mỗi hôm vào trại lại vắng đi những người con thân yêu của mình… Trong các ngày tháng đau thương đó ngài kiên định hiên ngang đến các trại nhiều hơn để nâng đỡ tinh thần các con cứ sau các buổi cưỡng ép và đàn áp, quý vị thấy sự từ ái và đại bi thật là vô biên của đấng Từ Phụ ngài có phần ít nói, ít dùng phúng dụ song lại tăng cường hơn hành pháp bố thí như đi khất thực xách đồ rất nặng để phát đồ cứu trợ (tài thí)có hôm buổi sáng vừa khất thực song buổi chiều ngài mang ngay đồ vào phát cho các con. Ngoài tài thí ngài còn dùng pháp thí như giảng kinh, phát kinh và đặc biệt là vô úy thí (an ủi, động viên) vẫn giữ nguyên sự nhẹ nhàng và nở những nụ cười rất từ ái nhẹ nhẹ với các con xung quanh và với dòng người đau thương, khốn khổ xếp hàng dài trước ngài để xin chữa bệnh đau đầu, mất ngủ và suy nhược thần kinh với đàn ông ngài dùng tay bấm huyệt, với phụ nữ ngài dùng cây dùi gõ mõ điểm huyệt thân ngài ướt đẫm mồ hôi, tay ngài sau khi xách đồ rất mỏi lại dồn sức bấm huyệt song trên mặt ngài vẫn rạng ngời niềm tin, vẫn còn nụ cười từ ái, không một chút bi quan chán nản những cảnh tượng đó đã nâng đỡ và sốc lại tinh thần người Việt rất nhiều, và chập chập tối khi bóng dáng thân thương của ngài khuất sau hàng rào kẽm gai hoặc đầu núi lối rẽ vào trại, các buổi cầu kinh của người Việt lại tiếp diễn với tiếng kinh trầm buồn như phận người tù tha hương nơi viễn sứ

Quay lại chuyện của Michael, quý vị thấy một con sư tử dũng mãnh trước pháp tòa HK, nay trong những ngày tháng đau buồn này con sư tử đó đang quằn quại trong đau đớn, bi thương. Xin quý vị đọc tiếp phần dịch cuối bài viết của Henderson phần nói về bài điếu văn của Michael, bài này do một luật sư và một nhà văn cùng viết nên hàm súc ý nghĩa cao thâm và tuyệt đẹp, ngôn từ và câu cú rất chuẩn để tiện cho quý vị đọc phần dịch thuật người dịch có thêm vào phần tiếng Anh để quý vị tiện tham khảo. Nếu có dịp tôi sẽ quay trở lại với vấn đề của Michael và một bài thơ điếu văn khác cũng rất hay của một nữ thí chủ người Anh khác để quý vị sẽ hiểu thêm về sự huyền diệu và sự cao đẹp của những tấm lòng Bồ tát một thở quanh thầy. Sau đây là phần dịch của phần còn lại:

Bản điếu văn của một trạng sư hành nghề luật tại Hồng Kông năm 1990, Michael Darwuyne ông đã làm việc với một luật sư rất nổi tiếng Hồng Kông là bà Pam Baker, chấp bút bản điếu văn này có sự tham gia giúp đỡ của một trong những người đã biết về nhà sư, Rob Stewart chính trong những ngày này Rob Stewart cũng thấy mình đang chịu gánh nặng đau thương.

Tựa đề: Tri Ân Đến Cuộc Đời Bậc Thầy Kính Yêu Saddhaloka.

Chính là một đặc ân ban cho tôi nên tôi thường được gặp vị Minh Chủ (Master) trong gần 7 năm là thời gian khi ngài, vị Tổng trưởng thị hiện trong các Trung Tâm Giam Giữ Người Tị Nạn Việt Nam vất vả nhất*

Vị Minh Chủ là người kiệm lời, Aí ngữ nhiếp ngôn từ chắt lọc

Khẩu ngôn ngài ý trụ chánh tư duy

Tâm tịnh tịnh, viễn li khủng bố , ngài có khả năng viễn hành xuyên tầng địa ngục như ngài đã thường vào ra các trại tù cứu độ chúng sinh

Ngài thị hiện phóng hào quang của trí huệ, từ bi

Ngài có tri giác về Chân như, như tinh khôi và đáng yêu của trẻ thơ, làm tỏa sáng ngày đen tối nhất, chẳng viện cần phí tổn của ai ai

Mỗi khi cần, ngài có sức mạnh của sư tử tinh tấn

Thể tướng ngài mềm mại và dịu dàng giống như bồ câu trắng.

Giống như Ca lâu la nhãn giới ngài thấu cùng mọi thứ

Chính biến tri về thể tính vô ngã vô úy ngài có được qua những năm dài thâm sâu pháp quán.

Chẳng ai có thể lừa dối được ngài, vị Minh Chủ

Mà dẫu ai có làm như vậy với ngài, ngài cũng chẳng bao giờ sân hận khởi duyên.

Bạn cũng chẳng bao giờ làm phiền não được ngài vị Minh sư, Minh chủ.

Dẫu bạn có trót làm như vậy, ngài cũng sẽ nhẹ cười hỷ xả.

Chẳng ai đánh bại được ngài

Chứng Đạo Bồ Đề, ngài đâu cần trụ lại thế gian

Bố thí nhiếp ngài xả bỏ thân thọ dụng để giúp nhân gian

Với cương vị Tổng trưởng ngài đã hiến dâng tòan bô nội các của mình cho hành bố thí

Tốt lành thay cho chúng con vô lượng phước sinh ra trong thời ngài trụ thế

Chúng con sẽ luôn nhớ Ngài với lòng hân hoan và sự tri ân

Một bậc vĩ đại đã đi xa.

Michael Darwuyne, ngày 5 tháng 1 năm 2014

Nguyên văn tiếng Anh đoạn này như sau:

The Master was a man of few words, and his every word was chosen carefully.

His words was the outer reflection of a disciplined mind.

He had the capacity into hell remaining tranquil and calm – as he did so often in the Detention Centres.

His presence radiated understanding and compassion

He had a childlike sense of humor that would lighten the darkest day, and was never at the expense of another

Like a lion, he could be fierce when this was needed.

Like a dove, he was gentle and this was his usual state.

His understanding of human nature was obtained from years careful observation.

You could never fool the Master.

But if you tried, he never held it against you.

You could never upset the Master.

But if you tried he would respond with soft laughter.

You could never defeat the Master.

He was an enlightened soul who had no need to be on this plane.

His life was dedicated to serving others.

To this he dedicated he entire Ministry.

We were so fortunate and blessed to be in his presence.

We shall always remember him with gratitude and joy.

A titan has passed

Michael Darwuyne January 5, 2014

__________________________

Ghi chú:

*Lời người dịch chú ý các dùng từ của Michael đối với vị luật sư này không phải là thuyền nhân mà phải là người tị nạn. Trong thời gian tại HK người ta thấy thầy vất vả với người tịn nạn quá nên kính gọi yêu thầy là ngài Tổng trưởng các trại tù thuyền nhân Việt Nam

Thay Tay Duc_2

Nam Mô A Di Đà Phật

Thành kính đảnh lễ Giác Linh HT Saddhaloka,

Con xin thay mặt gia đình con và cũng toàn thể Phật tử Việt Nam sống ở phương trời xa sôi gửi tới người Thầy kính yêu, Hòa Thượng Saddhaloka (Thích Tín Quang), một vị Thầy đại từ đại bi, với những lời tri ân chân thành nhất, người mà chúng con vẫn thường gọi thầy với tên rất thân thương là “ THẦY TÂY ĐỨC "

Hòa Thượng Saddhaloka Bhikku là người Đức sinh năm 1938 và đã viên tịch tại Hồng Kông vào ngày 9/12/2013 .

Con xin ghi lại đôi nét mà con biết về Ngài, HT Saddhaloka, năm lên hai tuổi ngài đã mồ côi mẹ, ngài sống với cha và ông bà nội, mặc dù gia đình ngài theo đạo Thiên Chúa nhưng ngài lại chọn đi theo Phật Giáo. Năm 1964, HT chính thức thọ giới Sa Di tại Anh Quốc. Hoàn thành khóa học ở Anh , HT được trường danh tiếng ở Canada mời giảng dạy, một năm sau thì HT sang Thái Lan để tu học và thọ giới Tỳ Kheo.

Trong cuộc đời tu hành, HT đã viết và dịch rất nhiều sách về PG và đã từng đi hoằng pháp bên ngoài Hồng Kông như Việt Nam, Sri lanka , Thái lan, Miến Điện, Malaysia, Đức.... Cuộc sống hàng ngày của HT rất giản dị: ngủ không mền, mùa đông không nệm, bốn mùa chỉ có tấm bìa trải đất , đắp tâm nylon. Quả thật Ngài là một bậc chân tu thời hiện đại mà vẫn áp dụng pháp tu khổ hạnh của Tổ Đại Ca Diếp từ ngàn xưa.

Hòa Thượng là một bậc hiền tăng với tấm lòng đại từ đại bị của vị Bồ tát, và ròng rã suốt 16 năm trời không ngại gian khổ, khó khăn , dù trời nắng như thiêu đốt cũng như những ngày mưa dầm dề, Ngài vẫn đầu trần, chân đất, áo nâu sòng đi khắp các trại tỵ nạn để tiếp tế, giúp đỡ, động viên, an ủi tinh thần, dạy thiền, dạy giáo lý, và chữa bệnh cho người dân ty nạn VN đang bị giam cầm trong các trại cấm ở Hồng Kông.

Thầy kính, khi con đọc bài điếu văn của luật sư Michael Darwuyne (là người cùng với luật sư nổi tiếng là Ba Pam Baker đã dũng cảm đứng ra bênh vực cho người ty nạn kiện lại chính phủ Hong Kong) nói về hành trạng của Thầy, con đã không cầm được nước mắt khi nghe tin Thầy đã vào niết bàn, chúng con thương thầy, cả cuộc đời thầy tu khổ hạnh, thầy sống cho mọi người, Thầy đã hạnh nguyện bồ tát đi vào địa ngục trần gian là trại tù , trại cấm để độ chúng sanh. Thầy đã ra đi trong niềm tiếc thương vô cùng cho hàng Phật tử VN chúng còn nói riêng và Phật tử thế giới nói chung. Thầy là bậc siêu việt thế gian hiếm thấy, qua các công hạnh của thầy, thầy là vì bồ tát sống đã trải rộng lòng từ cứu độ chúng sanh…

Gia đình con và cùng toàn thể người ty nạn VN đã từng bị giam cầm trong trại cấm Hồng Kông xin được đảnh lễ tri ân HT Saddhaloka, Thầy Tây Đức thương yêu của chúng con.


Gia đình chúng con xin được cảm ơn bà Luật sư Pam Baker và ông Luật sư Michael Darwuyne, người đã giúp đỡ bố mẹ con ( là ông bà Đỗ Quỳnh ) rất nhiều và đã thắng kiện ở tòa án tối cao ở Hồng Kông, và năm 1995 chính phủ Hồng Kông đã phải trả lại tư cách ty nạn cho bố mẹ con, và sau đó gia đình con và được định cư tại mỹ .

Và một lần nữa con xin được tri ân Hòa Thượng Saddhaloka Bhikku va hai trạng sư nổi tiếng là bà Pam Bake và ông Michael Darwuyne.

Chúng con cầu nguyện cho Giác linh của Hòa Thượng Tín Quang Saddhaloka cao đăng Phật quốc và sớm tái sinh về thế giới ta bà để tiếp tục công cuộc hoằng pháp lợi sanh.


Thay mặt gia đình họ Đỗ ở USA,
Đệ tử thọ Ngũ giới của Thầy ở Hồng Kông
Đỗ Kim Anh, pháp danh Phổ Hương



Saddaloka2-600x379.jNgàn lần con xin lỗi Thầy

Thầy kính! Trước hết, con thay mặt gia đình cảm ơn thầy rất nhiều nhưng đối với riêng con thì cảm ơn không bao giờ đủ mà phải kèm theo ngàn lần lời xin lỗi thầy, như vậy mới làm cho lòngcon bớt phần cắn rứt bởi vì con đã bỏ quên thầy một thời gian khá dài để đến khi quay đầu lại, mọi thứ dường như đã quá muộn. Với con đã đau lòng nhận thấy rằng “ thời gian qua đi là thời gian đã vĩnh viễn mất và thời gian không bao giờ chờ ai đó để làm việc gì và đây có lẽ là nỗi đau triền miên trong lòng con mà con không biết nói sao và chia sẻ cùng ai.

Thầy kính! Con còn nhớ lắm cách đây hơn 20 năm về trước, lúc đó Thầy vào trai 8 Shatin - nơi mà con đang ở, nhìn thấy Thầy trong lòng con đầy thắc mắc: “Sao lại có người ngoại quốc xuất gia nhỉ?”. Chính vì nhân duyên mà con đã tự động đến chào Thầy và con thật có phúc đã được biết Thầy từ đó. Mỗi lần Thầy vào trại, Thầy đến dạy con Anh ngữ dần dần rồi con đã trở thành phiên dịch cho Thầy và Thầy thường rất tự hào về con. Thầy hay nói với mọi người con là “Hand writing” của Thầy đó. Thời gian thấm thoắt trôi qua rồi con rời trại để đoàn tụ với gia đình riêng của con. Nhớ ngày đó mới ra hòa nhập với xã hội HK, mọi thứ còn bỡ ngỡ lắm, bạn bè người thân thì chẳng có ai, chỉ có mỗi Thầy liên lạc và gần gũi với con, có chuyện gì buồn hoặc khúc mắc trong lòng con chỉ biết tâm sự với Thầy để mong được vơi đi phần nào nỗi buồn đang chất chứa trong lòng. Tuy là người xuất gia nhưng Thầy vẫn nghe những chuyện đời thường của con và an ủi con đừng buồn rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn và Thầy hay an ủi con rằng “Thầy lúc nào cũng ở bên cạnh con, đừng phải lo sợ một điều gì con ạ”. Mỗi lần gặp con, Thầy cũng hỏi “Con có vui không? Cuộc sống ra sao rồi?”. Thầy vẫn đến thăm con cho dù phải đi cầu thang bộ và căn hộ của con thì quá chật hẹp nhưng Thầy không quản ngại. Thầy thương con, thương gia đình con và thương cả các cháu. Con còn nhớ rằng ngày con mới sinh cháu gái đầu lòng con mời Thầy đi ăn cơm chay. Hôm đó Thầy biết con mệt, Thầy liền bế cháu giúp con mà mặc cho người đi đường nhìn Thầy bằng ánh mắt đầy lạ lùng và thắc mắc. Rồi cuộc sống có những lúc thuận cảnh có những lúc nghịch cảnh, không phải lúc nào cũng được như ý. Những lúc nghịch cảnh, Thầy đã ở bên con trải rộng tấm lòng từ bi hoan hỉ đi cùng con đến những nơi mà đáng lẽ không nên đến, rồi Thầy vẫn bất chấp mọi điều. Thầy vẫn dùng lời nói và thân phận của mình để giúp cho con được bình an. Tấm lòng của Thầy từ bi và bao dung đến vô tận. Thầy thương con người và thương cả những loài khác và yêu luôn cả những lá cây ngọn cỏ và vạn vật xung quanh. Nay Thầy đi rồi con đau lòng lắm, con buồn đến ngẩn ngơ khi đến nơi Thầy ở, mọi thứ còn đó mà Thầy đã vĩnh viễn ra đi, Thầy đã trút bỏ tất cả để giờ đây con đã thấm nhuần được lời Thầy “cuộc đời này mọi thứ đều là vô thường”.

Thầy kính! Con vẫn biết quy luật của thế gian là “ sinh, lão, bệnh tử” để cân bằng sinh thái nhưng tâm con vẫn buồn khi tận mắt chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn của Thầy. Bao nhiêu năm vất vả không quản ngại nắng mưa chỉ vì thương người Việt Nam chúng con mà Thầy đã chôn chân mình ở HK, Thầy đã dạy cho chúng con biết được điều hay lẽ phải, đạo lý làm người và hiểu biết được về Phật pháp.

Hôm nay, ngồi viết dòng tùy bút này với một hy vọng cuối cùng là con mong Thầy ở nơi Tây phương cực lạc Thầy hãy tha thứ cho con để con được thanh thản và bằng đức hạnh của Thầy, Thầy hãy tiếp dẫn con để con có hướng đi tốt cho dù Thầy không còn ở bên con như ngày nào.

“Lời Thầy dạy con khắc mãi trong tâm
Chiều tàn rồi lòng con buồn trống vắng
Biết tìm đâu bóng dáng Thầy kính yêu”
Con: Nguyễn Thị Xuân (Spring)
Writing on 28 - Dec - 2013


Saddaloka2-600x379.j


Hong Kong: Saddhaloka Bhikku, “the German monk”

Saddhaloka Bhikku, “the German Monk” – called ‘Thay Tay Duc’, the master from West Germany by the local Vietnamese, was laid to rest January 5, 2014 in Hong Kong. The ceremonials initially took place at the Hung Hom Funereal Home, then carried on at Wo Hop Shek Cemetery in the New Territories, with a vegetarian meal afterwards at Chua Yuen Long (Yuen Long Monastery).

Hundreds attended on the previous evening when the Diamond Sutra was chanted thrice and hundreds were in attendance on the following morning before carriage of the physical body to its final earthly destination. Long lines of devoted friends formed to give last respects with three burning incense sticks; while others gave the formal three full genuflections in the Buddhist style at the main alter, showing their reverence and giving thanks for his devoted service to the Vietnamese community over all these years.

Thay Tay Duc_2

Saddhaloka’s brother and sister were placed foremost during the rites, with their children. This surely was an impressive sight as a German family, unfamiliar with the Asian way of celebrating the passing on of a fellow, found themselves in the midst of great mourning.

The initial hymnal chant by the Vietnamese yellow-robed head monk was particularly beautiful. The soulful lilts heart-catching, before the entire congregation took up the refrain.

The climax came as the coffin descended into the depths of the hall prior to incineration of the remains. A loud wailing proceeded as the highly visible and audible laments of those who loved this monk rent the morning airs… repeated when the wooden housing of the coffin slowly moved into the furnace area. The doors closed with the final views presented with that touch of modernity via the large LCD screen.

In large part the crowds were made up of women between the ages of thirty to fifty and this no doubt corresponds to those most active years when the Vietnamese fled their homeland because of ravages in civil war and when this territory was startled by the sheer numbers that were arriving. Thus the camps were set up with their problematic regulations which disallowed any sense of comfort, barely. They were just survival camps under the government’s policy of deterrent.

It was in this situation that ‘Thay Tay Duc’ took action, bringing supplies as recalled by one Hong Kong Buddhist devotee, Sally Lee:

“In the days when the camps were still running in the early nineties, I would often send my car and driver to take him to the camp. He brought so much in the way of books, food, and so on that my driver complained the car suspension nearly broke! He was truly exceptional – not only spoke and wrote perfect Mandarin Chinese but was able to write Chinese herbal prescriptions for our ailments.”

A eulogy from a barrister at law in Hong Kong in the 1990, Michael Darwyne (who worked with the well known lawyer Pam Baker), was given by another helping friend of the monk’s, Rob Stewart – who himself would help with the loads that arrived in those days:

Titled: In gratitude for the life of reverend Saddhaloka Bhikku

It was my privilege to see the Master regularly for approximately seven years. This was at a time when his Ministry in the Detention Centres for Vietnamese Refugees was at its busiest.

The Master was a man of few words, and his every word was chosen carefully.

His words were the outer reflection of a disciplined mind.

He had the capacity to walk into hell remaining tranquil and calm-as he did so often in the Detention Centres.

His presence radiated understanding and compassion.

He had a childlike sense of humour that would lighten the darkest day, and was never at the expense of another.

Like a lion, he could be fierce when this was needed.

Like a dove he was gentle and this was his usual state.

Like an eagle he saw every thing.

His understanding of human nature was obtained from years of careful observation.

You could never fool the Master.

But if you tried he never held it against you.

You could never upset the Master.

But if you tried he would respond with soft laughter.

You could never defeat the Master.

He was an enlightened soul who had no need to be on this plane.

His life was dedicated to serving others.

To this he dedicated his entire Ministry.

We were so fortunate and blessed to be in his presence.

We shall always remember him with gratitude and joy.

A titan has passed.

Michael Darwyne

January 5, 2014

In my own case as a journalist I requested an interview from the Bhikku in the mid-Eighties and he replied: “first read “What the Buddha Taught”, by Walpola Rahula. I did and got back to him, but he always slid out of any press interview and had disappeared before I ever got to any formal questioning. This book is under the persuasion of Theravada Buddhist practice and Saddhaloka took his vows in Thailand, Therevada territory, before finally arriving in Hong Kong.

Thus we have the German monk, often seen yet little known, ever busy with very technical translations yet not issuing writings of his own and more concerned with ‘doing’ as a Karma Yogi within the Buddhist enclaves. Helping people, especially the Vietnamese and held high in the esteem of his Buddhist friends high and lo despite that he held very tough views, such as when he said to me: “There is no Buddhism, Buddha never taught an ism…”

http://enews.buddhistdoor.com/en/news/d/43692#.Uyjzp1baF5k.facebook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 8429)
Mùa hè tôi về thăm quê, nhân tiện ghé Viện Phật Học Vạn Hạnh để thăm và đảnh lễ Cố Đại Lão Hòa Thượng Minh Châu. Sau khi vào Tổ Đường Hòa Thượng Chơn Nguyên thắp hai cây hương và trao cho tôi. Hai cây hương rất lạ, dài gần gấp tư cở thường mua ở chợ bây giờ và tỏa mùi thơm ngào ngạt. Tôi vốn đã bị bệnh dị ứng nhiều năm nay, thường ngửi mùi hương là phải hách xì liên miên. Ở nhà, ngay cả những hộp hương thơm có người mang từ Nhật về biếu hay mua tại các cửa hàng bên Mỹ, loại hương cây ít khói, đựng trong hộp và không có que bên trong
01/02/2015(Xem: 7854)
Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh. Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
31/01/2015(Xem: 7938)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 9960)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 9816)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 7890)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
20/01/2015(Xem: 7245)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7251)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7892)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14597)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]