Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bờ Bên Kia - Bỉ Ngạn - The Other

14/04/201515:05(Xem: 10842)
Bờ Bên Kia - Bỉ Ngạn - The Other

 

phatthanhdao

Bờ Bên Kia

Bỉ Ngạn

The Other

 

*

 

Lê Huy Trứ

February 19th 2015

[email protected]

 

Mùng một năm Ất Mùi
Mục Lục

1.0       Lời Phi Lộ cho các Phật Tử và Không Phật Tử. 3

2.0       Bình đẳng Phật 3

3.0       Vừa làm Vua vừa làm Phật 7

4.0       Tứ Vô Sở Úy. 7

5.0       Chứng Đắc. 8

6.0       Tri Kỷ, Tri Bỉ 9

7.0       Nhân trong Quả, Quả trong Nhân. 10

8.0       Cái nhìn méo mó. 13

9.0       Phật Nhãn. 14

10.0     Thập Như Thị 19

11.0     Kinh Viên Dung Thuần Khiết 20

12.0     Vô Lượng Nghĩa. 27

13.0     Mục Đích của Đạo Phật 33

14.0     Phật Giáo với Khoa Học Biện Chứng. 35

15.0     Bờ bên kia. 38

16.0     Kết Luận. 41

 

 

 


 

1.0  Lời Phi Lộ cho các Phật Tử và Không Phật Tử

Chúng sinh kể cả nhân loại trên Tam Giới, trong cỏi Ta Bà, không nhất thiết chỉ có người quy y đạo Phật mới có Tri Kiến Phật.  Mà ngay cả những người thậm chí không biết một tý gì về Phật giáo, không là Phật Tử, cũng đều tự có Phật Nhãn giống như nhửng Phật Tử và dĩ nhiên họ có Trí Tuệ Phật để thành Phật giống như mọi người mà không cần quy y tam bảo, làm Phật Tử hay cải đạo của chính mình.  Đạo Phật không hề ép buộc ai quy y, không cản trở người quy y hoàn tục, cũng như tuyệt thông công (excomunicate) ai được.  Đó là ưu điểm cũng là yếu điểm của đạo từ bi hỹ xã trong việc khuyết trương củng như bão vệ Phật Pháp.

Kẻ ngu muội này chỉ trình bày Phật Pháp trên phương diện triết lý và lăng kính khoa học của Phật Giáo chứ không đủ tư cách, trình độ, kinh nghiệm hành trì để giáo huấn, hay truyền bá đạo Phật.  Mà đả là triết lý và khoa học thì ai ai củng có thể thảo luận, cùng học hỏi giúp nhau mở mang kiến thức, mở mang trí tuệ để được thân tâm an lạc, thấy được tự tâm.  Đó là, Trí Tuệ Phật của bờ bên kia.

2.0  Bình đẳng Phật

Sau đây là một trong nhửng ví dụ đặc thù của bình đẳng Phật.  Sau khi nghe Long Nữ (8 tuổi) đối đáp như sao như tuyệt, chân lý Phật thừa, khai giảng thêm nhửng diệu pháp Phật đang thuyết cho các Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn, Thiện Tri Thức,...mà nhất thời, chưa ai thấm hiểu được.  Long Nữ, tuổi nhỏ tài cao diệu, làm chấn động các đại đệ tử của Phật vì không ai có thể tranh luận nổi.  Điều làm họ vừa ngạc nhiên và “có một chút gì không được không an ổn trong tâm giác ngộ của họ.” ‘Cái chút gì này,’ chúng ta biết nó rất rành, khỏi phải giải thích thêm.  Họ càng không hiểu và vì quá tôn kính Đức Thế Tôn nên không dám chất vấn thái độ của Ngài, chỉ ghi chép lại buổi thuyết pháp để làm kinh điển cho hậu thế. 

Sau khi nghe Long Nữ dạy cho chúng đệ tử mình bài học bổ túc Tri Kiến Phật mà ngài đang thuyết giảng, Đức Thế Tôn im lặng, cười mĩm chi cố hữu, vỗ vỗ vào cái chổ ngồi kế bên mình, nhụ ý mời Long Nữ Phật ngồi.  Long Nữ không khách sáo bướt tới đãnh lễ ngồi xuống ngang hàng với Phật.  Phật bình đẳng với Phật.  Trong Phật Kinh, tôi nghỉ chỉ có Long Nữ là được thành Phật ngay tức khắc sau khi gặp Phật và được ngài chứng đắc không phải qua thọ ký trước.   Đây là một hiện tượng cực kỳ đặc biệt đáng cho chúng ta suy nghiệm. Long Nữ, con của Ta Kiệt La Long Vương mới 8 tuổi. Khi dâng hạt châu cúng Phật, cô liền chuyển thân nữ thành thân nam, sang thế giới Vô Cấu, thành Phật ngay tức khắc. Cô không cần tu vô lượng kiếp như các Bồ tát và thánh Tăng khác. Nhửng luận gia khác thì khẳng định là Long Nữ phải đả tu từ vô lượng kiếp. Cái vô minh là chúng ta không phải là Long Nữ, không có trí tuệ Phật như Đức Thế Tôn cho nên luôn luôn lọt vào suy luận của nhị nguyên.  We don’t know don’t know.

Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đạo Tràng Pháp Hoa, Chùa Huê Nghiêm, giảng, “Đức Phật cũng vậy, Ngài đem hạt châu cho người thừa kế. Có thể hiểu rằng Đức Phật tu hành thành Phật, có trí tuệ tuyệt vời. Ngài điều động khắp pháp giới và truyền trao hiểu biết vô cùng tận cho hành giả nào có đầy đủ công đức, có tư cách thay thế Phật.

Sau cùng là hạt châu của Long Nữ dâng Phật. Long Nữ thuộc về loài rồng. Rồng được coi như thú quý vì có hạt châu. Hạt châu của rồng tiêu biểu cho chơn tâm, tâm sáng suốt hay trí tuệ vô lậu thường được Đức Phật đề cao trong Kinh Pháp Hoa. Phàm phu dại khờ chạy theo vật chất, vứt bỏ trí tuệ quý báu, mới trôi lăn mãi trong dòng trầm luân sanh tử.

Đức Phật nắm bắt được hạt châu, sử dụng được trí tuệ tuyệt đỉnh. Ngài trở thành vị Đạo Sư của thế giới Ta Bà. Hạt châu ẩn bên trong, hay tư cách Phật toàn bích ở bên trong được bao bọc bên ngoài bằng thân nữ.

Xá Lợi Phất hay Bồ Tát Trí Tích quan sát thân tướng bên ngoài chỉ thấy Long Nữ là cô bé 8 tuổi ở trong loài rồng, làm thế nào thành Phật được. Chỉ có trí tuệ của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đức Phật mới thấy được Long Nữ đã là Phật.

Hành động của Long Nữ đến trước Đức Phật Thích Ca dâng châu và được Ngài nhận lãnh, nói lên ý nghĩa Long Nữ cầu Phật ấn chứng quá trình tu Bồ Tát Đạo mà Ngài đã thành tựu trong vô số kiếp quá khứ.

Đức Phật cũng xác minh rằng Long Nữ đã đầy đủ đạo hạnh Bồ Tát hay có đủ tư cách của đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mới có khả năng tức thân thành Phật, là thành Phật ngay lập tức trong thân này. Lúc ấy, lìa được tướng nam nữ và tâm hoàn toàn trong sạch không nhiễm ô, tạo thành thế giới Vô Cấu mà kinh diễn tả là Long Nữ bay sang thế giới Vô Cấu.

Từ Ân đại sư nhận xét vấn đề Long Nữ thành Phật tiêu biểu cho điểm cao nhất của Kinh Pháp Hoa, nói lên tinh thần nam nữ bình đẳng bất nhị. Đó là một trong ngũ trùng bất nhị, được Ngài nêu ra như sau: thiện ác bình đẳng bất nhị, trưởng ấu bình đẳng bất nhị, nam nữ bình đẳng bất nhị, cổ kim bình đẳng bất nhị, trí ngu bình đẳng bất nhị.

Theo Ngài Từ Ân, mọi người sống trên cuộc đời mang thân nghiệp khác nhau, hình tướng bên ngoài khác nhau, phân chia thành nam nữ, già trẻ, trí ngu, thiện ác… Nhưng trên chân lý, tất cả mọi người hoàn toàn bình đẳng. Trong trạng thái giải thoát của tâm, không hề tồn tại ý thức phân biệt già trẻ, thiện ác, nam nữ…

Thật vậy, cái giỏi cái tốt của con người hiển nhiên không nhất định dành riêng cho một giới nào hay độ tuổi nào hoặc giai cấp nào. Bất cứ ai đạo đức, thông minh, mang an vui lợi ích cho mọi người, họ đều là mẫu người tiêu biểu cho sự cao quý thánh thiện.” (Ý nghĩa Long Nữ dâng châu trong kinh Pháp Hoa, Giảng tại Linh Sơn Long Châu Tự)

Có ai thấy thấy rồng bao giờ chưa ? Đông lẫn Tây điều tin là có rồng.  Rồng Tây là yêu quái; Rồng Đông Phương là một trong tứ linh, ‘Long Lân Quy Phụng.’  Rồng còn tượng trưng cho Long Vương, cho Vua Tàu và vua Việt Nam.  Đây có thể là chuyện ngụ ngôn rất thần tiên của kinh điển Đại Thừa ?

3.0  Vừa làm Vua vừa làm Phật

Không thể vừa làm vua vừa làm Phật được, khi Đức Thế Tôn giác ngộ và trở về giảng Phật Pháp cho vua cha và mẫu hậu của Ngài.  Nhà vua muốn Phật ở lại vừa làm vua và Phật nhưng ngài vẫn chọn con đường khất sĩ.  Đức Thế Tôn độ vợ con mình (La Hầu La) theo Phật tu hành.  Một số các Vuơng Tôn trốn theo Phật xin quy y trong đó có Đề Bà Đạt Đa, Anan, anh em chú bác của Đức Thế Tôn.  Củng như các vua họ Đoàn của Đại Lý bỏ ngôi báu để đi tu, hay vua Trần Nhân Tôn sau khi khoát chiến bào múa kiếm giữa trận tiền đánh quân Mông Cỗ xâm lăng, cùng toàn quân dân cứu nước từ bỏ ngai vàng xem như đôi dép bỏ để thành hòa thượng.  Đối với nhửng vĩ nhân này quyền lực, danh vọng, tiền tài như phấn thổ, như giấc mộng Nam Kha, không phải là nơi để họ chấp trụ vào.  Có mấy người trên cỏi trần ai có thể làm được như họ?  Ngoại trừ trong lịch sữ nhân loại, ông vua Anh Quốc, người duy nhất, bỏ ngai vàng theo đạo lá đa.   

4.0  Tứ Vô Sở Úy

Tứ Vô Sở Úy là một trong nhửng đặc tính của Đức Thế Tôn mà Phật Tử chúng ta phải noi theo. Tứ Vô Sở Úy là tự tin, không sợ hãi, dũng mãnh và an ổn của trí tuệ Phật khi thuyết pháp hay luận pháp. (Luận Đại Trí Độ, Luận Thành Thật. Tạp A Tì Đàm Tâm Luận, Luận Du-Già Sư Địa, Đại Thừa Nghĩa Chương 19 và Thuyết Vô Cấu Xứng Kinh Sớ)   

Theo Kinh Hoa Nghiêm, Đức Thế Tôn dạy, “Xá-Lợi-Phất! Sau khi thành Phật, Như Lai vận dụng nói nhiều thí dụ,  phân tích các thứ nhân duyên, diễn bày nhiều ngôn giáo, linh họat trong vô số phương tiện dẫn dắt chúng sanh khiến cho xa lìa lòng chấp.  Như Lai là bậc đầy đủ tri kiến và các Ba-la-mật.  Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa. Tứ vô-ngại trí, thập trí-lực, tứ vô sở úy, thiền định, giải thoát tam-muội sâu thẩm và mênh mông không ngằn mé. Như Lai tùy thời phân biệt khéo nói pháp, lời lẽ đẹp, đáp ứng sở thích của nhiều hạng căn cơ.”  

5.0  Chứng Đắc

Ngũ Tỗ chứng đắc cho Lục Tỗ Huệ Năng. Huệ Năng đả giác ngộ trước khi tìm tới Ngũ Tỗ.  Nghe kinh, nhận Pháp xuôi Nam.  Cả Ngũ Tỗ lẫn Huệ Năng đều biết điều bàn giao chức vụ này từ trước.  Ngũ Tỗ đọc kinh Bát Nhã cho Lục Tỗ trước khi ‘bàn giao’ lại y bát, chẳng qua là ‘mật khẫu’ để nhận nhau trong kiếp này.  Huệ Năng không biết đọc chữ nhưng nghe qua bất cứ kinh gì củng giảng lại rất văn hoa, nhưng lại đơn giản, dể hiểu đúng với tinh thần của kinh và lột được diệu ý cao siêu của Phật vì trong những kiếp trước ngài đả là cao tăng đắc đạo, đả từng luận và giảng những kinh điễn đó. Tuy chưa so sánh được với ‘vô tứ úy’ của Như Lai, Lục Tổ Huệ Năng đã đạt được ‘tứ vô ngại giải,’ nghĩa là đọc kinh, nghe kinh thì biết ngay ý nghĩa mà khỏi cần nghiên cứu. Ngài đả đọc, viết và tụng mòn cả kinh, long dùi, lủng mỏ, bể chuông, lũng trống lẫn tham thiền mệt nghỉ từ những kiếp trước rồi nên kiếp này chỉ cần ấn chứng chứ cái mớ kinh điển đó đã ăn sâu vào tâm, chỉ cần tống ra, không cần đọc nửa.  Có thể vì lý do đó mà ngài không cần tới tự kinh, không chấp thiền, chỉ quán cái âm để trì ý kinh.  Nếu là người vô học (mù chữ, khác với chữ ‘vô học [đạt được trình độ cao nhất của trí thức]’ của Phật Giáo,) thì ngài không thể xuất khẫu thành những bài kệ cao siêu để đời được. 

Chắc Lục Tỗ bị nhiễm chứng ‘tứ vô ngại giảng.’ Ngược lại, tôi chứng được bệnh  ‘tứ không ngại’ - đọc đâu viết ra đó, nghỉ sao nói vậy, không ngại bị chê cười là nghiên cứu bậy bạ, không đúng với ý kinh.  Đơn giản, tôi có tự xưng mình là thiện tri thức đâu mà phải bị kinh trì, pháp trì, dư luận trì? Đức Phật có mười tám pháp gọi là Thập Bát Bất Cộng Pháp nên thân, khẩu, ý của Ngài lúc nào cũng tự tại, Ngài làm tất cả nhưng không có lỗi lầm.  Còn riêng tôi không làm gì cả củng có lỗi lầm vì thân khẩu ý của tôi lúc nào củng tự nhưng bất tại.

6.0 Tri Kỷ, Tri Bỉ

Kinh nghiệm tu hành, tự mình biết mình giác ngộ, tự mình nhận ra cái trí tuệ Phật, cái Phật tâm, cái bản lai diện mục của mình.  Như trong Mộng Hồ Điệp (夢胡蝶) hay Trang Chu Mộng Hồ Điệp (莊周夢胡蝶) là tên người ta đặt cho một đoạn văn trong sách Trang Tử của Trung Quốc. Đoạn văn này rất nổi tiếng, nó đã trở thành một điển tích thường dùng trong văn chương xưa ở Trung Quốc và Việt Nam. 

Theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê:

“Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là ‘vật hoá’.”

 

Nếu tôi nhớ không lầm, tôi chất vấn Trang Chu, sao ông biết được là làm bướm sướng, Trang Chu trã lời: Ngươi không là bướm sao biết bướm không sướng?”  Cho nên, bướm sướng, bướm biết.  Chúng ta chỉ có mơ làm bướm hay chưa làm bướm nên không bao giờ biết được bướm sướng như thế nào.  Tiếng Mỹ gọi là non-experience.

Phật tánh vốn sẵn có trong mỗi chúng sinh mà không cần trải qua sự tu hành. Bổn giác trong kinh Pháp Hoa chính là Tri Kiến Phật. Sự giác ngộ Phật tánh không có nghĩa là thành Phật mà hành giả chỉ trực nhận được Phật nhân của mình còn đến Phật quả thì dĩ nhiên cần phải trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp tu nữa mới thành chớ không phải ngộ nhập tri kiến thì tức thì thành Phật được. Ngay cả chính Phật Thích Ca củng phải trải qua nhiều kiếp tu hành.

7.0 Nhân trong Quả, Quả trong Nhân

Trong Kinh Kim Cang, “Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni.”  Cùng một câu kinh này, trong mổi bài viết, tôi diễn tã thành nhiều ý nghĩa khác nhưng chung quy vẫn là nhân Phật, quả Phật.  Nhân trong quả, quả trong nhân.  Tất cả cuộn tròn, rối răm trong không gian lẫn vào thời gian bởi từ một niệm nguyên thủy.

Chúng sanh đã vô sanh, giác ngộ nhưng vì chưa được chứng đắc, thọ ký bởi bật ấn chứng nên tưởng mình vô minh - chấp vào sinh tử, niết bàn, giãi thoát.  Kinh nói, “Tất cả các pháp bản lai đã có sẵn Niết Bàn.” Cho nên, chúng ta không thể có cái đả có, không có cái đả không có, có cái không có hay không có cái có.  Tối nghĩa hơn nữa, chúng ta không thể muốn có có, cái không không có có.  Vì vậy, chúng ta không thể giãi thoát giãi thoát, giác ngộ giác ngộ, chứng đắc chứng đắc, hay Phật Phật. Vì những điều vô nghĩa này không là nhất nguyên (oneness), không là bất nhị (non-dualism), củng không phải nhị nguyên (dualism) nó không là cái gì cả, không giống con gì cả, lẫn không biết cái gì nửa?

Trong Tấm Gương Thiền, Pháp Sư So Sahn (1520-1604), giảng: “Chúng sinh thường đã ở trong sự tịch tĩnh hoàn toàn, không có động thái nào, không sinh cũng không diệt. Điều đó đôi khi được gọi là "vô sanh". Nhưng họ lập nên sự thấy biết [nhị nguyên. THL]lầm lẫn "sinh" và "tử", "Niết Bàn/cứu độ", tin rằng chúng là thật, giống như thấy hoa đốm trên hư không vậy...Một số người tưởng chúng ta tu tập là để đạt đến Niết Bàn. Nhưng đó là sai lầm. Tâm bản lai [thức, tánh, bãn lai diện mục. THL] là tĩnh lặng và hoàn toàn trong sáng, chỉ là [thấy]như thế (như thị, tri kiến). Đạt được sự nhận thức [Tri Kiến Phật. THL] như thế mới thực là [tới bến] Niết Bàn và cứu độ.” 

Sau khi hành giã đả vượt qua bến tĩnh đạt được Niết Bàn, giải thoát khỏi luân hồi nhờ tri kiến Phật. Tuy nhiên, bờ bên kia đó chỉ là cánh cữa nhập vô môn quan cho những hành trình sắp tới của Phật chứ không phải là nơi bến cuối cùng, vĩnh cữu của Phật đà. 

Thật là trùng hợp ngẫu nhiên, tôi tìm thấy được thư của Bạch Ẩn Đại Sư viết cho một ni sư cao tuổi thuộc phái Nhật Liên (Nichiren) rằng: Kinh Liên Hoa không ở ngoài tâm, và tâm không ở ngoài Kinh Liên Hoa. Tất cả mười cõi giới từ địa ngục cho đến Phật địa đều không ở ngoài tâm, và đều không ở ngoài Kinh Liên Hoa. Đó là nguyên lý tối thượng, nguyên lý tuyệt đối mà tất cả chư Phật trong ba đời đều giảng nói. Có 84,000 pháp môn để đi đến Phật quả, nhưng tất cả chỉ là phương tiện. Khi cứu cánh Phật đạo đã đạt đến, sẽ thấy tất cả các pháp là đồng nhất thể với nhau, không có sai biệt. Tam tạng kinh Phật có hơn năm ngàn quyển ghi lại vô số những điều vi diệu do Đức Phật Thích Ca giảng thuyết, với những phương pháp tu khác nhau, nhưng tất cả tinh yếu đều thâu tóm lại trong 8 quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Và trong hơn sáu mươi ngàn chữ viết trong kinh này, ý nghĩa cao tột được thâu tóm trong năm chữ tựa đề: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Năm chữ này được thâu tóm lại với hai chữ Diệu Pháp, và hai chữ Diệu Pháp thâu về chỉ trong một chữ Tâm. (Tóm lược bức thư Oretagama III nói về ý nghĩa kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Thiền sư Bạch Ẩn)

Chữ Tâm này được đề cập đến trong hầu hết kinh điển của Phật Giáo, nhất là trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh và Kinh Pháp Đàn của Lục Tỗ.  Theo tôi nghỉ, Kinh Pháp Hoa trì vào Tri Kiến Phật (Trí Tuệ Phật.)  Chúng sinh đả Tri Kiến Phật, đả có Trí Tuệ Phật trong vô lượng kiếp. Tôi chỉ thấy trí tuệ chứ không phân biệt Trí Tuệ Phật hay Trí Tuệ chúng sinh.  Không có nhị nguyên trong trí tuệ.  Rốt ráo, tôi chỉ có thấy một chữ Tuệ (huệ.)  Chỉ có một chữ “Tuệ” duy nhất này là cốt lỏi của lý nhất thể trong Liên Hoa chân kinh.

Cho nên, Phật đả giác ngộ trong vô lượng kiếp và chúng sanh cũng đả giác ngộ.  Thay vì, chúng ta thường nghe giảng, Phật là người đả giác ngộ, chúng sanh là người chưa giác ngộ (sẻ giác ngộ.)  Tuy nhiên, giác ngộ tri kiến Phật chỉ đạt được cái nhân Phật, mới đáo bỉ ngạn - trở về bờ bên kia, có được Phật Nhãn chứ chưa chứng đắc quả Phật.

8.0  Cái nhìn méo mó

Chúng sinh vì tưởng mình vô minh nên vọng ngoại, kiến Phật từ trong ra ngoài.  Đức Thế Tôn mới xoay lại cái nhìn từ ngoài vào trong để kiến cái bản lai diện mục.  Nhưng bây giờ giảng diệu pháp liên hoa, theo tôi, Đức Thế Tôn lại dạy ta nhìn từ trong ra ngoài với trí tuệ Phật (Phật Nhãn.) Nói đúng hơn dùng hào quang của trí tuệ Phật soi sáng cỏi Ta Bà, xuyên qua những vũ trụ, thấy được những chúng sinh trong những cỏi siêu hình.  Không có nhìn trong lẫn ngoài mà dùng trí tuệ soi sáng vô minh.  Đó là cái ‘nhìn thấy’ của Phật!

Tóm lại, chúng sinh là những người mù sờ voi ban ngày vì tánh sờ khác biệt cho nên cải cọ nhau về bản lai diện mục của voi.  Chúng ta là Phật, sáng mắt, sờ voi vào ban đêm, tối đen như mực, tưởng chỉ riêng mình là Phật mù nên yên lặng không dám lên tiếng (như thị,) thay vì dùng mắt Phật để thấy, lại dùng tay Phật để sờ.  Rồi thì, chấp như thị tri kiến, chấp bất khả tư nghi, chấp Phật. Cho nên, chúng ta không tu để thành Phật mà tu để kiến cái Phật tánh trong mình, cái bản lai diện mục, cái Phật Tri Kiến, cái trí tuệ Phật. 

Đơn giản, Phật không tu để thành Phật. Ta không tu để thành Ta được. Tao không tu để thành Tao được. Mầy không tu để thành Mầy được. Nị không tu để thành Ngộ được.

9.0  Phật Nhãn

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Thế Tôn đả dùng thần thông chiếu hào quang từ giữa trán lông mày xuyên qua những cỏi Ta Bà, vũ trụ.  Đó là Bích Nhãn Phật (Phật Nhãn) cao siêu hơn Lục Thần Thông, Thiên Nhãn (third eye).  Thiên Nhãn chỉ soi, chứ không rọi hay chiếu tới những dark matter trong những vũ trụ Ta Bà.  Dark Matter chiếm tới 90% của vũ trụ, trong khi đó light 10% những nơi mà nhục nhãn chúng ta có thể thấy được.  90% còn lại tối đen chúng ta không biết có hay không có cái gì trong đó để mà diễn tã bằng ngôn ngữ loài người.

Chúng ta không thể dùng con mắt trần tục để thấy được khuông mặt của chính mình, hay sau lưng của mình được  nếu không soi đài gương nhưng dù có soi thì củng chỉ thấy được cái phản chiếu của hình ảnh ảo của mình từ ánh sáng được ghi nhận từ nhục nhãn (pinhole camera,) từ trong ra ngoài, cho dù có thấy được mình qua video củng chỉ là cái thấy quá khứ (not real time) của ngoại hình. Nếu chúng ta (xuất hồn) có thể bướt ra ngoài cái nhục thể ngũ uẫn này thì chỉ thấy được thân thể mình (360%) chứ không thấy được tâm. Vì tâm không bao giờ thấy được tâm.

Nói siêu hình huyền bí một tí, khi mở được thiên nhãn của Lục Thần Thông thì chúng ta sẻ thấy con mắt thứ ba đó, ở ngoài và trước trán chúng ta độ chừng 6 inches, nhìn vào chúng ta nhưng không biết nó nghĩ gì, thấy gì?  Khi có được Phật Nhãn, độ chừng 12 inches trên đỉnh đầu, thì chúng ta Tri Kiến Phật. Chúng ta không cần đến các dụng cụ tầm thường của lục căn nửa và không bị lục trần làm cho sai lạc cái thật kiến của tánh giác ngộ (thấy và biết.) Vậy thì điều gì xảy ra sau khi có Phật Nhãn?  Điều cần phải lưu tâm là lúc chúng ta gần đạt được tình trạng này và nếu không định tuệ được như Phật thì sẻ bị ma vương quấy phá, bị Tẫu Hoã Nhập Ma thay vì giác ngộ thành Phật. 

Đây là điều bất khả tư nghị vì nó có vẻ phản khoa học, mê tín dị đoan nhưng nó lại như thị.  Vì vậy, Phật im lặng, không cho phép các đệ tử biễu diễn thần thông như các đạo sĩ Bà La Môn để mê hoạt và chiêu dụ tín đồ.  Ngài không dạy thần thông cho nhửng người chưa đạt đến trình độ đạo đức cao, chưa là thiên tri thức, chưa chứng được bồ tát đạo, và chưa sẵn sàn giác ngộ để thành Phật.

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thiển Thích về Ngũ Nhãn.  Đó là Thiên Nhãn, Nhục Nhãn, Huệ Nhãn, Pháp Nhãn và Phật Nhãn.

Dưới đây là một bài kệ về Ngũ Nhãn:

Thiên nhãn thông phi ngại

 Nhục nhãn ngại phi thông

 Pháp nhãn duy quán tục

 Huệ nhãn liễu chơn không

 Phật nhãn như thiên nhật

 Chiếu dị thể hoàn đồng.

Tạm dịch là:

Thiên Nhãn thấy suốt không chướng ngại.

Nhục Nhãn thấy chướng ngại nhưng không thấu suốt.

Pháp Nhãn thường quán thế gian.

Huệ Nhãn hiểu chân không.

Phật Nhãn sáng như ngàn mặt trời.

(Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thiển Thích, Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng tại chùa Kim Sơn San Francisco từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1969.)

Thiên Nhãn thấu suốt không chướng ngại và nhìn thấy sự việc trong tám vạn đại kiếp (80,000 đại kiếp, chỉ số lượng,) ngoài tám vạn đại kiếp không thấy được (vô lượng, vô cực,) Nhục Nhãn (bị giới hạng bởi màng vô minh,) cho nên chỉ thấy những chướng ngại.  Pháp Nhãn quán "chân lý thế gian," tất cả sự việc của đời sống thế tục. Huệ Nhãn thấu suốt cảnh giới Chân Không, "chân đế."

Không phải chỉ một mình Đức Phật có Phật Nhãn, mà ai cũng có Phật Nhãn, ngay cả súc sinh, có thể luôn cả thiên nhiên củng vô tình thuyết pháp.  Một số ít người (hơn 7000 người) đã mở được Phật Nhãn và đa số người khác (gần 6 tỷ người +) thì chưa. Phật Nhãn đã được mở sáng với quang độ của một ngàn mặt trời, từ lữa Tam Muội như nhửng định tinh trong vũ trụ. Mặc dầu Ngũ Nhãn khác nhau về những gì mà mỗi loại mắt thấy được, nhưng trên căn bản, năm loại mắt đồng một thể. Ngũ nhãn đồng nguyên (nhất kiến thể.)  Chử ‘nhãn, mắt’ không thực sự diễn tã hết ý nghĩa của ‘Ngũ Nhãn’ nhưng đó là danh từ của nhị nguyên mà chúng ta quen dùng để diễn tã sai lạc cái ‘kiến.’  Củng như cái ‘thấy’ chỉ diễn tã được một phần của ý nghĩa ‘kiến, giác, ngộ’ trong kinh điễn của Phật Thừa.

Như vậy, Đức Phật có Tam Thân (Pháp thân, Báo thân, Hóa thân,) Tứ Trí (Đại Viên Cảnh Trí, Diệu Quan Sát Trí,  Thành Sở Tác Trí, Bình Đẳng Tánh Trí,) Ngũ Nhãn, Lục Thông. Đức Phật đạt toàn giác (Phật) thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ, Phật là vũ trụ.

Lục Tặc chính là Lục Thông. Nhưng cái ‘thấy, biết’ của lục tặc, dựa vào ngũ uẫn, trái ngược với cái thấy (kiến, giác) của lục thông, đoạn tuyệt luân hồi.

Lục Thần Thông gồm có:

1. Thiên Nhãn Thông nhìn xuyên qua vũ trụ, xuyên qua dark matter, wormhole, blackhole, thấy được nhửng chúng sinh ở trên nhửng hành tinh khác, thấy được nhửng chiều (dimensions) cao hơn.

2. Thiên Nhĩ Thông nghe được tín hiệu, âm thanh của vũ trụ từ cả tỷ năm ánh sáng.

3. Tha Tâm Thông cảm thông những tư tưởng trong tâm chúng sinh, con người và súc sinh lẫn thiên nhiên trước khi chúng sinh và thiên nhiên chưa ‘nghĩ tới và nói ra.’

4. Túc Mạng Thông biết được không những việc hiện tại mà cho đến những việc trong quá khứ, vị lai. Biết được như là đã xem videotapes, movies, radar, satellites về nhửng dử kiện (data, information) này.

5. Lậu Tận Thông. Lậu tận có nghĩa là tâm không còn tham, tâm không còn si và tâm không còn nghĩ dâm dục. Nói một cách tổng quát, khi một người loại trừ được tất cả những thói hư tật xấu của mình, người ấy không còn lậu. Lậu tựa như nước rỉ ra từ một cái bình rạn nứt; khi được "lậu tận" thì tất cả các chỗ nứt đều đã được bít lại.  Viễn ly, đoạn tuyệt được luân hồi.

6. Thần Túc Thông. Cũng được gọi là Thần Cảnh Thông. Đây là một cảnh giới mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Đạt được Niết Bàn.

Người tu đạt toàn giác thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ, là vũ trụ. One in all, all in one! Quý vị nào có đủ những tài năng có Tam Thân, Tứ Trí, Ngũ Nhãn, Lục Thông này thì có thể tự cho mình là Phật.  Nhưng đa số điều chưa, và nếu chưa, quý vị nên tu tĩnh để trở thành một người thiện tri thức, vô ngã, hơn là toan gạt gẫm người khác lẫn lừa gạt cả chính mình.

Rất ít ai may phước, có được đại nhân duyên, đạt được nhửng kinh nghiệm này. Có câu hỏi thì mong có câu trã lời theo ý mình muốn biết.  Như vậy, chúng ta đã lọt trở lại tứ cú nhị nguyên của lục căn lục trần. Không có câu hỏi, không có câu trã lời!  Im lặng, không thể nói được. Người Mỹ gọi là non-experience, thấy như vậy mà không biết được như vậy, biết được như vậy mà không thấy được như vậy mà nó như vậy.  Có tin thì nó củng như vậy, không có tin thì nó củng như vậy. It doesn’t matter to me or frankly, I don’t give a damn! 

Phật Nhãn, Made in USA

10.0   Thập Như Thị

Thập Như Thị là giáo lý rất thâm diệu, là tinh túy của kinh Pháp Hoa.  Pháp này không thể dùng tâm thức để phân biệt suy lường mà thấu hiểu được mà chỉ có Phật với Phật mới có trí tuệ để thấy biết cùng tận tường thật tướng của vạn pháp.

Cho nên đức Phật im lặng, chẳng nói pháp ít có khó tin vì chỉ có Phật với Phật mới thấu triệt thật tướng của các pháp là vô tướng. Trước hết, đức Phật giới thiệu một giáo lý hoàn toàn mới lạ để đưa các vị Thanh Văn, Duyên Giác có một cái nhìn, một nhận định chính xác về tánh “Như Thị”  tức là “Như Vậy” của vạn pháp.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật dạy: "thập như thị," tức là 10 điều thấy như vậy, gồm có: như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng nghĩa là thật tướng của tất cả các pháp có đầy đủ 10 như thị - bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Hiểu được mười điều đương nhiên như thị, như thế, như vậy, tức là chúng ta đã thấy tột chơn tướng của mọi pháp trên thế gian và vũ trụ này. Được như vậy, được như thế, được như thị, chúng ta sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc, bởi vì chúng ta đã giác ngộ và giải thoát.

Thập Như Thị tương đương với the law of conservation of energy của khoa học hiện ngày nay.  Đa số chúng ta đều hiểu như vậy mà sao vẫn chưa giác ngộ? Vì chúng ta vẩn sở trụ vào nhị nguyên, hữu thường thay vì viễn ly với nhửng tập tục đó.

11.0   Kinh Viên Dung Thuần Khiết

 

Hầu hết nhửng kinh điển của Phật Giáo được viết ra cả hơn 2000 năm tương tự như là nhửng phúc trình của khoa học hiện đại ghi rõ ràng không gian, thời gian, bối cảnh lịch sử, địa điểm, mục đích, dữ kiện, chứng minh, giảng viên, lẫn thích giả.  Mở đầu (như thị ngã văn, y như lời nghe được từ kim khẩu của Phật) và kết thúc của bài thuyết trình cùng câu hỏi, trả lời.  Cuối cùng là phúc trình về kết quả thành công của giảng dạy, ít lợi cho đặc biệt cho tầng lớp thính giả, được kinh miêu tả rất rõ ràng chi tiếc, nhờ hiểu thấu được ý của Phật giảng dạy.

 

Bản tính của hiện tượng là vô thường, không thực tướng nhưng cái tâm đối đãi muốn chấp thật để có thể sở trụ vào  cái tưởng là hữu thường. Tuy nền tảng của không là bất sinh, nhưng cái không này vẫn hiện sinh ra trước mắt chúng sinh bởi Tâm (ảo) thuật.  Bởi vì tính không là bất sinh, nên cũng chẳng từng bị hoại diệt. Điều này vượt ra ngoài mọi suy luận nghĩ bàn của nhị nguyên.  Ngộ được chân lý không không (emptiness of emptiness) này thì viển ly với ngã, đoạn tuyệt luân hồi, tới bờ bên kia, Niết Bàn. Có được Phật Nhãn, Tri Kiến Phật, thọ lý được Phật Nhân rồi cuối cùng chứng được Phật Quả.  

Có nhửng trường hợp, Đức Thế Tôn thay vì im lặng cười mĩm chi lại kiên nhẫn trả lời nhửng chất vấn tưởng như thượng mạn như trong Kinh Viên Dung Thuần Khiết, Đối thoại với nữ cu sĩ Gangottara, Bản dịch tiếng Anh: Garma C.C. Chang, Lưu Ly dịch ra tiếng Việt, Trích từ An Introduction to the Buddha and his teachings.

Bài kinh ngắn này là một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không rất cô đọng cho nên tôi xin trích nguyên văn.

 

Bối cảnh của kinh này là vườn Kỳ Viên ở ngoại ô thành phố Shravasti ở phía Bắc sông Hằng, miền Trung Ấn. Đây là địa điểm của một trong những tu viện lớn đầu tiên được lập ra cho Đức Phật và tăng đoàn, do vị thí chủ lớn là trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường. Trong kinh này, Đức Phật bị chất vấn gắt gao về lý thuyết căn bản của ngài, do nữ cư sĩ can cường Gangottara, một người tinh thông và nắm vững những giáo lý của Đức Phật, tuy hơi thiên về chấp không. Tuy tranh luận rất gay go, nhưng bà luôn luôn kính trọng Đức Phật, gọi ngài là Như Lai.

 

“Tôi nghe như vầy [Như thị ngã văn,] một ngày nọ Đức Phật đang ngụ tại vườn Kỳ Viên của trưởng giả Cấp Cô Độc gần thành phố Shravasti (Xá Vệ.)  Lúc đó, một nữ cư sĩ tên là Gangottara rời nhà ở Sravasti đến yết kiến Đức Phật. Bà đề đầu đảnh lễ trước chân Đức Phật, xong đứng qua một bên, rồi ngồi xuống.

 

Đức Thế Tôn hỏi Gangottara: “Con từ đâu đến?”

 

Nữ cư sĩ bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu có ai hỏi một người do ảo thuật tạo ra đến từ đâu, thì câu hỏi đó phải được trả lời như thế nào?”

 

Đức Phật nói, “Một con người do ảo thuật tạo ra không đến cũng không đi, không sinh cũng không hoại diệt, làm sao có thể hỏi người ấy đến từ đâu được?”

 

Lúc đó, nữ cư sĩ hỏi, “Bạch Đức Thế Tôn, tất cả các pháp có thực là huyễn ảo, như trò ảo thuật không? “

 

Phật nói, “Đúng như vậy. Điều con nói là thực.”

 

Gangottara hỏi, “Nếu tất cả các pháp là huyễn ảo như trò ảo thuật, vậy tại sao Ngài lại hỏi con đến từ đâu?”

 

Đức Thế Tôn bảo bà, “Một con người do ảo thuật tạo ra không đi đến những cõi giới có đau khổ, không đi lên cõi trời, cũng chẳng đạt đến niết bàn. Gangottara, con có như vậy không?”

 

Nữ cư sĩ trả lời: “Theo như con thấy, nếu sắc thân này của con có khác biệt với một người do ảo thuật tạo ra, thì con mới nói được đến chuyện đi tới những cõi giới tốt lành hay đau khổ, hay đạt đến niết bàn. Tuy nhiên, con không thấy có gì khác biệt giữa sắc thân của con và một người do ảo thuật tạo ra, vậy thì làm sao con nói được đến chuyện đi tới những cõi giới tốt lành hay đau khổ, hay đạt đến niết bàn được?

 

Hơn nữa, bạch Đức Thế Tôn, tánh của niết bàn là không tái sinh trong những cõi giới tốt lành hay đau khổ, cũng không có trải nghiệm nhập diệt niết bàn. Theo như con cảm nhận thì điều đó cũng giống như tánh của con vậy. “

 

 Đức Phật hỏi, “Con không tìm cảnh giới niết bàn sao?”

 

Gangottara hỏi ngược lại, “Nếu câu hỏi này được đặt ra cho người chưa từng sinh, thì câu trả lời sẽ như thế nào?”

 

Đức Phật trả lời, “Cái chưa từng sinh chính là niết bàn.”

 

Gangottara lại hỏi, “Như vậy có phải tất cả các pháp đều giống với niết bàn chăng?”

 

Đức Phật trả lời, “Đúng thế, đúng như vậy.”

 

“Bạch Thế Tôn, nếu tất cả các pháp đều giống với niết bàn, tại sao ngài hỏi con là “sao không tìm cảnh giới niết bàn”?

 

Lại nữa, Thế Tôn, nếu một người do ảo thuật tạo ra hỏi người khác cũng do ảo thuật tạo ra rằng, “ngươi không tìm cảnh giới niết bàn sao?” thì câu trả lời sẽ như thế nào?”

 

Đức Thế Tôn trả lời: “Một người do ảo thuật tạo ra không có những vọng tưởng trong tâm (nên không tìm kiếm gì cả).”

 

Gangottra hỏi tới, “Vậy câu hỏi của Như Lai có đến từ những vọng tưởng trong tâm chăng?”

 

Đức Thế Tôn nói, “Ta đặt câu hỏi bởi vì trong pháp hội này có những thiện nam tín nữ đang có thể được khai ngộ. Ta đã lìa khỏi những vọng tưởng trong tâm. Vì sao? Bởi vì Như Lai biết rằng ngay cả tên gọi của các pháp cũng đã không thể suy luận nghĩ bàn được, huống chi là nói đến chính các pháp và những người đang tìm kiếm niết bàn”.

 

Gangottara nói, “Nếu vậy, tại sao cần phải tích lũy thiện căn để có thể đạt được giác ngộ?”

 

Đức Phật trả lời, “Bồ Tát hay thiện căn của Bồ Tát đều không thể nắm bắt được, bởi vì trong tâm Bồ Tát không còn ý nghĩ phân biệt có tích lũy thiện căn hay không.”

 

Gangottara hỏi,” Bạch Thế Tôn, Ngài nói “không còn ý nghĩ phân biệt” là ý nghĩa như thế nào?”

 

Đức Thế Tôn trả lời, “Cái không còn ý nghĩ phân biệt là cái không thể nắm bắt được. Vì sao? Bởi vì trạng thái không có ý nghĩ phân biệt, dù ngay cả tâm cũng đã không thể nắm bắt được, huống chi là những hoạt động tâm sở. Trạng thái tâm không nắm bắt được đó gọi là không thể nghĩ bàn. Nó không thể nắm giữ được hay thực hiện được; nó không thuần khiết, cũng không phải là bất thuần khiết. Vì sao vậy? Bởi vì, như Như Lai thường dạy, tất cả các pháp đều là không và không có gì ngăn trở như hư không vậy.”

 

Gangottara hỏi, “Nếu tất cả các pháp đều như hư không, tại sao Đức Thế Tôn lại nói đến ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), 18 thức, 12 xứ, 12 nhân duyên, ô nhiễm hay không ô nhiễm, thanh tịnh và bất tịnh, luân hồi và niết bàn?”

 

Đức Phật nói với Gangottara, “Ví dụ như khi ta nói đến một cái “ngã”, tuy ta dùng một ngôn từ để diễn tả một khái niệm, nhưng thật ra tánh của cái “ngã” là không thể nắm bắt được. Ta nói đến tướng, nhưng trong thực tế tánh của tướng là không thể nắm bắt được, và các pháp khác cũng đều như thế, cho tới niết bàn cũng vậy. Như ta không thể tìm thấy nước trong các ảo ảnh, ta cũng không thể tìm thấy tánh trong tướng, và tất cả các pháp khác cũng vậy, cho tới niết bàn cũng đều như thế.

 

Gangottara, chỉ người nào tu hạnh thanh tịnh theo đúng như Pháp, nhận biết rằng không gì có thể nắm bắt được, mới xứng đáng được gọi là một người tu hạnh thanh tịnh chân chính. Còn kẻ kiêu mạn nói là đã nắm bắt được điều gì đó, ta không thể nói là kẻ đó đã thực sự tu hạnh thanh tịnh. Những kẻ kiêu mạn như thế sẽ hãi sợ và nghi ngờ khi nghe Pháp thâm diệu này. Họ sẽ không thể giải thoát được sinh lão bệnh tử và những lo âu, đau khổ, phiền não của thế gian.

 

Gangottara, sau khi ta nhập niết bàn, sẽ có một số người có thể truyền bá được Pháp thâm diệu có thể chấm dứt được vòng quay của luân hồi này. Tuy nhiên, cũng có những kẻ điên rồ theo ác kiến, sinh tâm thù ghét những vị chân tu theo chánh pháp, và liên tục tìm cách làm hại họ. Những kẻ điên rồ đó sẽ bị đọa vào địa ngục.”

 

Gangottara hỏi, “Bạch Thế Tôn, ngài nói Pháp thâm diệu này “có thể chấm dứt vòng quay của luân hồi,” điều đó có nghĩa như thế nào?”

 

Đức Thế Tôn trả lời, “Chấm dứt vòng quay của luân hồi là thấu suốt được chân lý hiện tiền, cõi giới không thể nghĩ bàn. Pháp đó không thể bị hủy hoại hay tiêu diệt được. Do vậy nên được gọi là giáo pháp đoạn diệt luân hồi.”

 

[Theo kinh,] nói xong, Đức Thế Tôn mỉm miệng cười tươi, phóng ra từ trán những hào quang mầu xanh, vàng, đỏ, trắng và lưu ly rực rỡ. Những hào quang này chiếu sáng đến vô số quốc độ, đến tận cõi giới cao như cõi trời phạm thiên, rồi thu về nhập vào trán của Đức Phật.

 

Trước cảnh đó, tôn giả A-Nan nghĩ thầm, “Như Lai, bậc Ứng Cúng Vô Thượng Giác, ít khi nào mỉm cười mà không có lý do.” Tôn giả bèn đứng lên, trật vai bên phải ra, rồi quỳ gối xuống chắp tay trước Phật hỏi rằng:

 

 “Bạch Thế Tôn, vì sao ngài mỉm cười như thế?”

 

Đức Phật trả lời, “Ta nhớ lại trong quá khứ về trước, một ngàn vị Như Lai cũng đã giảng Pháp này ở đây, và mỗi pháp hội đó đều được dẫn đầu bởi một nữ cư sĩ tên là Gangottara. Sau khi nghe giảng Pháp này, nữ cư sĩ và tất cả pháp hội đều xuất gia, và khi tới thời, họ đều nhập được vô dư niết bàn.”

 

 A-Nan hỏi Đức Phật, “Vậy chúng con gọi kinh này là kinh gì, và thọ trì ra sao?”

 

Đức Phật nói,”Kinh này gọi là kinh Viên Dung Thuần Khiết và phải được thọ trì đúng như tên ấy.”

 

Sau khi nghe kinh này, 700 vị tăng và 400 vị ni đều tự xa rời cấu nhiễm , tâm rỗng rang thanh tịnh, thoát ly khỏi những chấp trước.

 

Lúc đó, chư thiên của Cõi A Tu La đã biến hóa nhiệm mầu vô số loài hoa trời với đủ sắc mầu kỳ diệu rải trên mình Đức Phật, nói rằng, “Thật hiếm thay!  Vị nữ cư sĩ này dám đối thoại với Đức Như Lai một cách bình đẳng không sợ hãi. Chắc hẳn vị này trong quá khứ đã từng hầu hạ cúng dường vô số đức Phật và đã vun trồng vô số căn lành với chư Phật.”

 

Sau khi Đức Phật nói kinh này xong, nữ cư sĩ Gangottara và toàn thể trời, người, atula, càn thát bà (vị thần Hương Ấm) đều vô cùng hoan hỉ được nghe những lời chỉ dạy, và hết lòng kính ngưỡng tin nhận thọ trì.  

12.0   Vô Lượng Nghĩa

Phật pháp chỉ có một cứu cánh, đó là vị giải thoát.  Có rất nhiều phương tiện khác nhau để đạt đến cứu cánh giải thoát.  Phương pháp của Đại Thừa (Bắc Tông) hay Tiểu Thừa (Nguyên Thủy, Nam Tông) cũng đều nhằm đạt đến mục đích nhất vị kể trên. Giáo pháp tự nó bình đẳng, chỉ có thượng mạn nhân chấp ngã, mới phân biệt ‘Nam Bắc, tiễu đại, cao thấp, chơn giả’ mà thôi!  

Với tinh thần Nhất Phật Thừa, cùng chung một mục đích truyền bá Phật Pháp, Hoà Thượng Thích Chơn Thiện đã minh oan cho các bậc Tổ sư Đại Thừa ‘vị pháp quên mình’ thay vì chấp vào cái ngã hư danh của chính các Tỗ. “Do vì lời kinh [Đại Thừa] phù hợp với giáo lý truyền thống [Phật Thừa] nên có thể được xem là do Phật thuyết. Chư Tổ không dám nhận lãnh trách nhiệm chuyển bánh xe Pháp [Luân.] Vả lại, bảo Kinh do Đức Phật dạy sẽ khơi dậy được niềm tin Pháp sâu xa trong tâm người học hỏi và tu tập kinh hơn. Do nhằm xây dựng niềm tin Pháp ấy cho đời, nên Kinh Đại Thừa được chư Tổ kiết tập dưới hình thức Phật thuyết” (Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa, Lời Tựa).  Điều cốt yếu là ‘y nghĩa bất y ngữ;’ y ý bất y ngôn.  Y tự bất y pháp; Y pháp y Phật Thừa. 

Tôi không thể bàn nổi thêm, chỉ chú thích, về nhửng điều Đức Thế Tôn dạy về Vô Lượng Nghĩa ở dưới đây. Ngộ được Vô Lượng Nghĩa này thì chúng ta sẻ tri kiến phật, thành Phật. Tôi xin trích nguyên văn vì không muốn lạc ý kinh.

Bồ-tát Đại Trang Nghiêm hỏi đức Phật: “Dù chúng con không nghi ngờ về các pháp do đức Phật giảng dạy, chúng con vẫn cứ xin hỏi Ngài lại vì sợ rằng tất cả các chúng sanh sẽ bối rối và không thể hiểu pháp. [không nghi ngờ, hiểu rỏ nhưng sợ, nghi? THL] Ngài đã liên tục giảng cho các chúng sanh tất cả các pháp, nhất là bốn pháp, suốt trong hơn bốn mươi năm kể từ khi đức Như Lai chứng ngộ. Bốn pháp này là khổ, không, vô thường và vô ngã.

Khổ nghĩa là đời người thì đầy cả mọi thứ khổ đau. Không [phân biệt] là bảo rằng tất cả các sự vật có vẻ khác nhau nhưng chúng ta phải phân định cái khía cạnh bình đẳng vượt ngoài những dị biệt [same different.] Vô thường diễn tả sự việc trong thế giới này không có cái gì hiện hữu trong một hình tướng luôn luôn cố định, mà tất cả các sự vật đang luôn luôn biến đổi [transformed.] Vô ngã là biểu lộ rằng không có cái [nhân duyên] gì trong vũ trụ này hiện hữu riêng biệt mà không liên hệ với các sự vật khác và chúng ta không được để bị chấp trước vào cái tự ngã của chúng ta. Lại nữa, bằng nhiều cách, Ngài đã dạy chúng con các [không] thực tướng của tất cả các sự vật. Những ai đã nghe các pháp này đều đã đạt được nhiều công đức khác nhau, đã mong mỏi chứng ngộ và cuối cùng đã đạt đến cấp độ cao nhất của Bồ-tát đạo.

“Như thế, hình như đức Như Lai đã giảng cùng các pháp như thế trong suốt bốn mươi năm ấy, nhưng chúng con biết rằng trong thời kỳ này, Ngài đã giảng các pháp ấy càng lúc càng sâu xa. Tuy nhiên, chúng con sợ rằng tất cả các chúng sanh có thể không phân biệt được những khác biệt giữa các giáo pháp của Ngài trước kia và hiện giờ. Bạch Thế Tôn, xin Ngài giảng rỏ cho tất cả các chúng sinh.”

Nhửng bật Bồ Tát này có thể diễn giải ý Phật nhưng sợ chúng sinh dễ ‘bán tín, bán nghi’ nên Phải muốn từ miệng Đức Thế Tôn thuyết giảng chi tiếc, cặn kẽ để tránh nhửng ngộ nhận, bất đồng sau này.  

Dù đả biết trước như vậy, đả nhờ Phật ấn chứng như vậy mà củng vì như vậy, vẫn bị phân biệt ngụy thật, như vậy. Như vậy là ‘như thị’ phi (như thị y thị phi.) Phân biệt Đại Thừa, Tiễu Thừa. Nguyên Thủy hay Ngụy Thừa là vẫn còn chấp ngã, chấp nhị nguyên, chấp hữu thường không hiểu được chân lý của Phật thuyết.

Bấy giờ đức Phật nói với Bồ-tát Đại Trang Nghiêm: “Hay lắm ! Hay lắm ! Này các Đại thiện nam tử; các vị đã khéo hỏi Như Lai về điều này. Quả thực là do lòng đại từ bi mà các vị đã hỏi Ta về diệu nghĩa của Đại Thừa [Phật đả đề cập tới Đại Thừa] sâu xa và tối thượng do đức Phật thuyết giảng, không phải vì sự chứng ngộ riêng của các vị mà vì tất cả chúng sanh. Này các Thiện nam tử! Ta đã có thể thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sau khi đoan tọa dưới cội Bồ-đề. Bằng Phật nhãn, Ta thấy hết thảy các pháp có nhiều tướng trạng không thể diễn tả hết được. Ta biết rằng các bản tính và tham dục của hết thảy chúng sanh không đồng đều nhau. Vì thế, Ta đã giảng Pháp bằng năng lực phương tiện trong hơn bốn mươi năm. Nhưng suốt trong thời gian ấy, Ta chưa khai mở sự thật. Do năng lực hiểu pháp của chúng sanh quá kém, thật quá khó khiến cho họ thành tựu được Phật quả tối thượng một cách nhanh chóng.

Này các Thiện nam tử ! Pháp giống như nước rửa sạch bụi. Nhưng bản chất của một dòng nước, một con sông, một cái giếng, một cái ao, một con lạch, một con mương và một biển lớn thì khác nhau. Bản chất của Pháp cũng giống như thế. Dù mỗi thứ đều rửa sạch được như nhau vì đều là nước, nhưng một cái giếng không phải là một cái ao, một cái ao không phải là một dòng nước hay một con sông, cũng không phải là một con lạch, một đường mương hay biển. Pháp do Như Lai thuyết giảng cũng như thế. Dù sự thuyết giảng lúc ban đầu, lúc giữa và lúc cuối đều rửa sạch mê lầm của chúng sanh như nhau, nhưng lúc đầu không phải là lúc giữa và lúc giữa không phải là lúc cuối. Sự thuyết giảng lúc đầu, lúc giữa và lúc cuối là giống nhau trong lời diễn nhưng khác nhau trong ý nghĩa.

Này các Thiện nam tử ! Lúc mới đầu Ta chuyển Pháp luân về Tứ Thánh đế cho năm Tỳ-kheo tại Vườn Nai ở Ba-la-nại, Ta giảng rằng các pháp thì bản nhiên rỗng lặng, không ngừng biến đổi và liên tiếp sinh diệt. Ta cũng giảng như thế khi Ta thuyết giải về Mười hai nhân duyên và Sáu Ba-la-mật cho tất cả các Tỳ-kheo và Bồ-tát ở nhiều nơi trong giai đoạn giữa. Giờ đây khi giảng kinh Vô Lượng Nghĩa, Đại thừa này, vào lúc này, Ta cũng thuyết giải như thế.

Này các Thiện nam tử, do đó, việc thuyết giảng lúc đầu, lúc giữa và lúc cuối thì giống nhau về ngôn từ diễn tả nhưng khác nhau về ý nghĩa. Vì ý nghĩa khác nhau nên sự hiểu biết của các chúng sinh cũng khác nhau. Vì sự hiểu biết khác nhau nên việc chứng Pháp, công đức và con đường cũng khác nhau. Điều này được chứng tỏ rõ ràng bằng kết quả của sự việc ta giác ngộ những người nghe Ta thuyết giảng trong mỗi thời kỳ - khi lúc đầu Ta thuyết giảng Tứ Thánh đế ở Vườn Nai; khi lúc giữa Ta giảng giáo lý sâu xa về Mười hai nhân duyên ở nhiều nơi; và kế đến, khi Ta thuyết giảng về mười hai loại kinh của bộ Phương Đẳng và các kinh khác.

Này các Thiện nam tử ! Nói một cách khác, Ta đã thuyết giảng chỉ một chân lý ngay từ lúc khởi đầu. Điều này không phải chỉ riêng phần Ta, hết thảy chư Phật đều làm như thế. Vì chân lý căn bản chỉ là một, chư Phật đáp ứng rộng khắp mọi âm thanh bằng chỉ một lời; dù chỉ có một thân, chư Phật thị hiện vô lượng vô vàn thân, trong mỗi thân phô bày vô hạn vô số hình tướng, và trong mỗi hình tướng lại thể hiện vô số vẻ dáng.

“Này các Thiện nam tử ! Đây là cõi Phật không thể nghĩ bàn và thâm áo. Hàng Nhị thừa không thể hiểu được, và ngay cả chư Bồ-tát đã đạt cấp độ cao nhất (thập trụ) cũng không thể lĩnh hội được.

Chỉ có Phật với Phật mới có thể thâm hiểu được. Do đó, các vị phải nỗ lực đạt đến cấp độ như của đức Phật nhờ kinh Vô Lượng Nghĩa mà ta đang thuyết giảng đây. Kinh mầu nhiệm, sâu xa, cao siêu này là hợp lẽ về mặt luận lý, là vô thượng về mặt giá trị và được hết thảy chư Phật trong ba đời hộ trì. Không có loại ma quỷ hay ngoại đạo nào thâm nhập vào được, cũng không bị tà kiến hay sinh tử làm hư hoại.” Sự thật là chân lý!  Kim cương bất hoại; vàng thật không sợ lữa thử thách. Trí tuệ mới hiểu được trí huệ! Đó là cái nhìn của bờ bên kia.

“Do đó, chư Bồ-tát Ma-ha-tát muốn thành tựu Phật quả tối thượng một cách nhanh chóng thì cần phải học và quán triệt kinh Đại thừa Vô Lượng Nghĩa thâm sâu tối thượng này.”

 

Không nên hời hợp hiểu ‘thành tựu Phật quả tối thượng một cách nhanh chóng’ theo cái quan niệm không gian và thời gian hữu thường.  Cái nhanh chóng này có thể trong sátna, trong đời này hay vô lượng kiếp.  70,000 ngàn kiếp người nó rất ngắn ngủi, nhanh chóng, đối với vũ trụ quan.  Chúng ta không cần quan tâm tới Phật quả mà nên tự thấy (kiến tánh) cái Phật Nhân trước đả.  Khi kiến được Phật Nhân tánh thì kỳ Phật quả sẻ nhi sinh rất nhanh chóng. Tất cả, nhân trong quả, quả trong nhân cuộn tròn trong không gian lẫn thời gian, không bờ không bến.  Bất nhất, bất nhị!  Nó không thật ‘như thị’ mà hình như ‘như thị.’ Phi như thị y như thị; như thị y bất như thị! Không nói được, chỉ có dùng thần công Sư Tữ Hống để ‘diệt’ ngũ uẩn, hủy lục căn, phá lục trần mới ngộ được cái ý điên khùng này.

13.0   Mục Đích của Đạo Phật

Trong ‘Ta từ thành Phật đến nay,’ Đại sư Song-Chul giảng “Khi được hỏi mục đích của đạo Phật là gì, phần lớn mọi người sẽ trả lời tương tự như là, ‘Để được thành Phật,’ tuy nhiên, điều này thực sự không phải như vậy. Tại sao? Bởi vì mọi chúng sanh đã sẵn có Phật nơi tự thân. Như vậy, mục đích không phải là thành Phật, mà là ngộ ra Phật nơi mình.” 

Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy rằng, “Khi mê thì có Phật có Pháp, khi ngộ thì không có Phật Pháp.” Như thế khi ngộ thì Phật Pháp bỏ ở đâu mà không có? Chúng sinh vì còn mê mới đi tìm Phật, tìm Pháp ở ngoài tâm nên mới dong ruỗi mong cầu đến khi thức tỉnh giác ngộ thì mới biết rằng tâm mình là Phật, tâm mình là Pháp nên nói không có Phật Pháp là vậy.  Trước khi chứng ngộ, dĩ nhiên không ai biết được điều đó. Nhưng sau khi đã giác ngộ, người ta nhận ra rằng tất cả chúng sanh đều đã là Phật từ vô lượng vô biên kiếp.  Nhưng nếu chúng ta đã là Phật từ vô lượng vô biên kiếp đến nay, tại sao lại phải đi tìm Phật của mình? Đó là để chúng ta có thể ngộ ra được tự tánh căn bản thường hằng nơi mình. Do đó, chúng ta lập đi lập lại những từ ngữ như “khai ngộ Phật tính” như một phương tiện để đạt đến cứu cánh này.  Chúng ta không thể tìm kiếm cái mình đang có khi biết được cái mình đang có. Mà khi ngộ được cái có rồi thì không cần cái không nửa.

Không phải chỉ có Đức Phật mới thành Phật từ vô lượng vô biên kiếp về trước, mà tất cả chúng sinh hữu tình, tất cả những loài sinh vật, những loài cây cỏ gỗ đá, những gì đang hiện hữu và không hiện hữu - đều đã là Phật từ vô lượng vô biên kiếp tới nay.  Không nhửng loài hữu tình biết giảng Phật Pháp, mà loài vô tình và vô hình củng ‘vô tình thuyết pháp’ nửa.  Tất cả vật chất, lẫn không vật chất trong vũ trụ điều có tánh linh đó là Phật Tính.  Nhìn một chiếc lá rơi, một cơn gió thoảng, một đám mây bay làm mình bất chợt bừng tỉnh, giác ngộ bởi ‘vô tình thuyết pháp’của  nhửng vật mà con người vì vô minh tưởng là vô tình. Có thể, tôi đang học Phật nên ‘méo mó Phật Pháp,’ thấy gì củng Phật, củng Pháp? Trước khi tự học Phật, tôi không thấy Phật, thấy Pháp.  Sau khi học Phật, tôi không thấy Pháp, thấy Phật.

Đại sư Song-Chul giảng, “Chúng ta thường xem thế giới đang sống như một thế giới đầy đau khổ, phiền não và huyễn mộng. Nhưng khi nhìn sâu hơn, ta sẽ khám phá ra rằng, thế giới này, từ vô lượng vô biên kiếp đến nay, vốn đã là Niết Bàn.  Như vậy mục đích của đạo Phật không phải là để làm cho ta thành Phật, mà để cho ta giác ngộ được sự thật rằng ta vốn đã là Phật từ vô lượng vô biên kiếp đến nay.” (Ta từ thành Phật đến nay, Đại sư Song-Chul, Bài giảng pháp tháng 6, 1981, Ngọc Bảo trích dịch)  

Đúng vậy, thế giới huyễn mộng mà nhân sinh đang sống đầy đau khổ, phiền não.  Mà thế giới này như huyễn như mộng, như điện như ảo ảnh thì có cái gì trong đó không đầy đây? Không đầy cái không đau khổ, không phiền muộn? Không đầy cái không không (emptiness of emptiness)? Không đầy cái chân không, hư vô, niết bàn?  Đã là huyễn mộng rồi thì làm gì có/không vơi đầy trong ảo mộng? Nhửng công án này đã chứng tỏ cái tuyệt luân của Tánh Không và Niết Bàn trong Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh của Phật Giáo.  “Sắc bất thị không, không bất thị sắc.”

Đây là phần cốt lỏi của bờ bên kia, qua cái nhìn của Tri Kiến Phật, khác với kiến tánh theo quan niệm của chúng sanh hay kinh điễn giảng dạy.  Chúng sanh kiến tánh, thành Phật chứ Tánh không tự thấy Tánh.  Như đả nói, chúng ta không thể thấy bản mặt của mình, chỉ sờ được bản mặt, nếu không soi đài gương thấy ảnh.  Cho nên, Tánh không kiến Tánh.

14.0   Phật Giáo với Khoa Học Biện Chứng

Kinh viết, “Nghĩ đến sự an ổn lợi ích cho Trời, người, 16 vị vương tử thỉnh cầu đức Thế Tôn chuyển pháp luân độ thoát chúng sanh.

Phật bảo các tỳ-kheo! Lúc Đại Thông Trí Thắng thành Phật, cõi nước của chư Phật trong mười phương đều chấn động sáu cách. Những chỗ tối tăm bừng sáng, các chúng sanh đều được thấy nhau, và đồng nói: “Trong đây tại sao bỗng sanh ra chúng sanh.” Do ánh sáng cùng khắp mười phương.  Bấy giờ chư Thiên, trời Phạm ở phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới tìm đến chỗ Phật, dâng các thứ hương hoa, trân bảo, kỷ nhạc, tràng phan, cung điện… cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen và một lòng cầu xin đức Đại Thông Trí Thắng Phật chuyển pháp luân độ thoát cho hàng Trời, Người.

Đức Đại Thông Trí Thắng nhận lời của hàng chư Thiên và 16 vị vương tử.”

2600 năm về trước, Phật không thể dùng kiến thức ngôn ngữ của khoa học và văn minh ngày nay để giải thích nhửng hiện tượng này cho con người ở trên trái đất, bị giới hạn thiễn cận của trí thức, địa phương, phương hướng và sút hút (gravity,) họ không có khái niệm về không gian và vũ trụ.  Ngài mới ví dụ cụ thể bờ này, bến kia, Đông Tây Nam Bắc.

Trong vũ trụ, ánh sáng từ lữa Tam Muội của vô lượng Định Tinh được phát đi khắp muôn ngàn phương hướng từ quả cầu trong không gian 3 chiều (3D) không có sở định của bên này bên kia, dưới trên, Đông Tây Nam Bắc hay kinh độ, vĩ độ.  Cái ánh sáng này đến nhửng vệ tinh như trái đất chúng ta, nó chỉ có thể soi sáng một nữa địa cầu nếu quả đất ‘định,’ không tự xoay.  Nhưng vì trái đất (vệ tinh) quay chung quanh mặt trời (định tinh) thì trái đất củng chỉ tạm thời được mặt trời soi sáng một nửa, một nửa kia là bóng tối (ban đêm,) và ngược lại.  Half full of dark or half empty of light?  Một nửa sáng/tối, một nửa không tối/sáng? Một nửa có, một nửa không!  Có cái gì, không cái gì?  Empty of non light, empty of light; emptiness of dark, empty of non dark?  Cho nên, chữ Không trong Tâm Kinh không có nghĩa là không có gì.  Sắc bất thị không, không bất thị sắc!

Hơn nửa, vì vệ tinh bị chi phối bởi sức hút của từ trường (gravity,) bám víu sở trụ vào định tinh.  Vô lượng vệ tinh này động (xoay quanh,) lẫn tùy thuộc vào sinh trụ hoại diệt của Định Tinh cho nên nó luôn luôn thay đổi (vô thường,) không bao giờ an tịnh được.  Chúng ta là nhửng phần tử được cấu tạo bởi vệ tinh (trái đất.)  Cho nên, đó là lý do mà tất cả nhửng vật chất hay không vật chất, giống hữu tình củng như vô tình trên nhửng vệ tinh này phải bị chi phối bởi DNA của vệ tinh sở tại cùng nguyên tắc bám trụ, vô thường, bất an tịnh,...rồi từ ngũ uẫn tạo thành lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra vô minh, tham sân si, đau khổ, cùng với nhửng phức tạp khác trong đời sống, ảnh hưởng con người hơn là nhửng giống hữu tình khác.  Tất cả nhửng cái oái ăm phức tạp này củng từ cái trí thông minh của con người tạo ra kiến thức, kinh nghiệm rồi thì suy tư, lo lắng cho cái an sinh nên mới có khổ đau.  Muốn giải thoát nhửng đều trên chỉ có một con đường đó là giác ngộ, tri kiến Phật và cuối cùng là trở lại với tự tâm, thành Phật chứ không ai giúp được chính mình.

Tóm lại, Phật Giáo bao trùm tất cả vũ trụ mà Phật Thừa không có trong ngoài, trên dưới, cao thấp, đại tiễu như vô môn quan, không có cữa để mà gỏ chứ đừng nói chi ra vào, lên xuống, đến đi.

15.0   Bờ bên kia

Niết bàn củng như là vô môn quan, star gates, worm holes hay black holes mà bờ bên kia được quan niệm là điểm cuối cùng và bờ bên này coi là điểm bắt đầu tùy vào sở tại của tâm.  Bên này gọi là minh tâm, bên kia gọi là vô minh, vô thường/hữu thường, ... Chúng sanh không biết mình vô minh, không biết ‘không hữu thường.’  Bồ Tát biết được vô minh lẫn vô thường.  Bờ bên kia, Phật, nếu không chứng đắc (non-experience) bờ bên này, không bao giờ dấn thân như Phật Thích Ca sẻ bị ‘vô minh,’ không những hữu thường, sinh diệt, khổ đau, mà cả luôn vô sinh vô diệt, giác ngộ, Phật Nhãn của sở tại. 

Bờ bên này vì vô minh nên cứ tưởng là mình tỉnh.  Bờ bên kia vì minh tâm nên biết là mình mê.  Mà giác ngộ là như thế này: Bờ bên này trở thành hết vô minh nên biết là mình không tỉnh. Bờ bên kia vì minh tâm nên biết mình không mê.  Cho nên, bờ bên này tưởng bờ bên kia là minh tâm nên mong vượt tới, bờ bên kia tưởng bờ bên này là vô minh cho nên muốn vượt qua để cứu độ.  Tất cả đều là sờ voi cả. Mù sờ voi ban ngày, sáng mắt sờ voi ban đêm.  It’s all non-experience.  Same different!

“Nước biết non Lô, sông Triết Giang khi chưa đến đó luống mơ màng.  Đến rồi chỉ thấy không gì cả.  Nước biết non Lô, sông Triết Giang.”  Tri Kiến Phật không ở bên này bên kia.  Đó là chân lý nhất nguyên của trung đạo.

Nói tóm lại, Phật biết mình là Phật, như thị tri kiến, nhưng không thể chứng đắc được nếu không được thử thách của bờ bên kia.  Muốn biết mình đả là Phật hay không thì phải không thành Phật trước đả.  Muốn biết minh tâm thì phải vô minh.  Phải chứng nghiệm nhị nguyên mới ngộ được vô nhị.  Không nhị nguyên, không vô nhị!  We must experience the dualism in order to validate the non-dualism.  Đó chính là ý nghĩa của chúng ta đả là Phật và sẻ thành Phật.  Dỉ nhiên, chữ Phật tánh, Phật Tâm không cần thiết để nhắc tới ở bờ bên kia vì mình đả là Phật rồi. 

Cho nên, nói đến cái tiền vũ trụ, mà con người, cho dù có mơ hồ biết đó thì củng không bao giờ chúng ta chứng minh và hiểu nổi trừ khi Tri Kiến Phật.  Dùng trí tuệ Phật như một phương tiện để đạt tới chân lý nhất nguyên của hư vô, chân như.  Con người sẻ tiếp tục đặt ra câu hỏi tại sao, tại sao cho đến khi chúng ta phải cùng chấp nhận là nó như vậy, that the way it is!  Như thị!  Chúng ta không dễ dàng gì chấp nhận cái triết lý tri kiến Phật này được, cho nên ông bà chúng ta thường hay giải thích cho con trẽ, “trời sinh ra như vậy!” Mỗi khi mình bị con cháu chiếu bí. May là con cháu mình, tin (trust) mình không bắt mình chứng minh về God’s will: Có ánh sáng nè! Cái trò ‘cả vú lấp miệng em’ truyền kiếp, kém trí tuệ đó không thể áp dụng hữu hiệu với nhửng thế hệ trẽ đầy thông minh hơn tiền nhân trong thời đại bây giờ được nửa. Chúng ta phải xét lại cái lối giải thích lịch sữ mê muội này với một phương pháp trả lời thực tiển, hợp với luận lý và trí thức khoa học.  Đó là chân lý là sự thật!

Cái cỏi Ta Bà mà chúng ta đang sống là cái nhất niệm phát sinh (không vô minh, minh tâm) từ chân như.  Tất cả do tâm tạo.  Mà nơi chúng ta đang ở, nơi có chúng sinh được gọi là người, là thí điễm với nhửng nhân quả và điều kiện tốt nhứt của ngũ uẩn để chứng nghiệm Phật Tánh, nơi hí trường với nhửng màn vô minh trên sân khấu, nhửng vở kịch xuất thần với nhửng cartoons’ characters, như ảo như điện.  It is a mirror image of Phật tâm.... Vì chúng ta đóng kịch như thiệt, tưởng là thiệt, đem khổ đau tới cho mình, cho người như thiệt...cho nên Phật (director, đạo diễn, viết truyện phim) mới nhắc khéo đừng quá độc quá mùi mà hại đến sức khoẻ, còn nhiều hợp đồng (contracted series) hậu hỹ để mà đóng nửa, vai này qua vai khác.  Đôi khi ông đạo diễn này “méo mó nghề nghiệp” làm chúng ta tỉnh giấc mơ tiên, mơ tiền, mê sắc, mơ danh vọng, tiền tài,...  Làm ta ‘chán đời’ đen bạc, tĩnh ngộ không còn đóng phim xuất thần nửa.  Đó gọi là giác ngộ.  Mà không muốn làm tài tữ nửa thì có nước làm khán giả tại gia hay bỏ vợ con đi tu mà thôi.  Cho nên, tài tử dở là tài tử giác ngộ; minh tinh (movie stars) là nhửng tài tử vô minh với muôn tài, muôn mặt.  Diễn xuất như thật, vì họ tin tưởng đó là thật.

Bờ bên kia minh tâm đối với bờ bên này, nhưng vô minh đối với bờ bên kia cho nên phải vượt qua/tới bờ bên này để chứng đắc (experience, verification, and validation.)  Một số ít thành công, được chứng đắc, thọ ký còn đa số nhập tịch ở luôn, hay làm illegal aliens kiếm tiền gởi qua bờ bên kia.  Rất ít ai khi đả vượt qua bờ bên này rồi lại muốn quay về quê nhà, trở lại bờ bên kia trừ khi biết mình sắp chết. Chỉ có thành Phật mới một niệm, đi qua đi về như cơm bửa, an nhiên tự toại, mà không phải cần phải chờ đợi passport, hay visa của bờ bên này lẫn bên kia.  

Phật ở bờ ni, Phật muốn đi,

Muốn đi, Phật phải quá giang đi,

Chưa đi, Phật biết đi không tới.

Tới rồi, Phật biết tới không đi,

Mầng răng Phật biết đi không tới?

Biết được, Phật mầng tới không đi.

 

(Lê Huy Trứ)

Nhưng Như Lai có đi đâu mà đến, có đến đâu mà đi, có xuay đâu mà ngừng. Đó là chân lý của “giáo pháp giải thoát, đoạn diệt vòng quay của luân hồi” mà Đức Thế Tôn đã kết luận trong Kinh Viên Dung Thuần Khiết ở trên.

 

 

Không từ đâu mà đến

Không tại đó mà về

Lúc này không ở đây

Không thọ vô nhất kiếp

(Lê Huy Trứ)

  

 

 

 

16.0   Kết Luận

Chúng ta nhận thức về nhân sinh quan và về vũ trụ hữu cơ vẫn còn trong vòng tứ cú.  Nhửng quan niệm hữu thường, nhị nguyên và chấp ngã này không dể gì thay đổi được.  Vì đó là một trong ngũ uẫn, lục căn, lục trần tạo nên con người qua chu kỳ tiến hoá (evolution) và là tập tục đã ăn sâu trong cội rể, là DNA của chúng sinh trong suốt chu kỳ phát triển của lịch sử, văn minh nhân loại.  Chúng ta chấp ngã, chấp nhận sự phân ly giữa mình và kẻ khác mà không ngộ được lý viễn ly, vô ngã, và vô thường của Phật Giáo. Kết quả của cái nhìn phân ly đó là chúng ta đã tạo ra những tôn giáo, nhửng môn triết học, nghệ thuật, khoa học, y học, sinh thái học, thần học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, đạo đức học… biệt lập nhau. Nhờ có được trí thông minh lẫn kiến thức, con người đã tạo ra cái thế giới phức tạp, tiện nghi, hạnh phúc lẫn khổ đau mà ngày nay chúng ta sống trong đó. Chúng ta chấp có, chấp ngã, chấp hữu thường, suy luận nhị nguyên nên khổ vẫn khổ không có lối ra.  Vì vô minh, đa số chúng sinh không biết chân lý của giải thoát là phá chấp để đoạn tuyệt luân hồi.

Chúng ta là Phật mù, đã ở bờ bên kia mà cứ mê tưởng như ở bến bên này.  Rồi thì lần mò, dọ dẫm để mong trở lại bờ bên kia.  Same different, chúng ta củng là Phật sáng (mắt) không thể ở, đi, tới, qua, trở về bờ bên kia vì Phật đả ở bờ bên kia.  Nhưng Phật sáng mắt lại sờ soạn bờ bên kia trong đêm tối đen như mực, tưởng đó là bến bên này rồi chấp Phật, muốn qua bờ bên kia. Từ đó mà Phật mù lẫn Phật sáng mắt giang hồ không bờ không bến, đẹp như kiếp chúng sinh trong vô lượng kiếp. Chẳng qua chúng Phật không biết chúng Phật đã là Tri Kiến Phật. Tóm lại: không có bờ bên kia!  We don’t know don’t know!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2010(Xem: 11354)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
10/09/2010(Xem: 59328)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 7305)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người.
07/09/2010(Xem: 8470)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu. Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một bình diện nào đó của địa cầu, huớng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xã hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an bình trên quả địa cầu này.
04/09/2010(Xem: 12896)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 7746)
Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua. Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.
02/09/2010(Xem: 7957)
Phiêu linh bao kiếp luân hồi - Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau - Mịt mùng tăm tối lạc nhau- Mang mang sáu cõi lao đao kiếm tìm
30/08/2010(Xem: 10322)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 10634)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 9933)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]