Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Dạy sắc đẹp làm cho con người mê muội

28/09/201015:02(Xem: 8010)
Phật Dạy sắc đẹp làm cho con người mê muội





hoa_hong (3)
PHẬT DẠY
SẮC ĐẸP LÀM CON NGƯỜI MÊ MUỘI



Sắc là các màu sắc, hình dáng mà mắt tiếp xúc nhìn thấy mọi hình ảnh sự vật rồi sinh tâm phân biệt đẹp xấu, từ đó muốn chiếm hữu, nhất là lòng ham muốn về nam sắc, nữ sắc là đầu mối dẫn chúng sinh luân hồi trong sinh tử trong vô số kiếp.

Từ ngàn xưa cho đến nay tình ái vẫn là thứ dễ làm cho con người mù quáng và si mê nhất, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi, do đó, rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra làm đau lòng nhân thế. Cảnh nhồi da xáo thịt làm mất đi nhân cách của một con người, con giết cha, mẹ giết con, vợ giết chồng rồi kẻ tình địch giết hại lẫn nhau vì ghen tuông vô cớ. Con người càng ngày làm mất đi giá trị đạo đức do không tin sâu nhân quả, nên dễ dàng gây ra nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau.

     Ai cũng có thể biết tình yêu đưa đến hôn nhân nhằm phát triển giống nòi nhân loại và bảo vệ truyền thống gia tộc, nhưng lại là đầu mối của nhiều hệ lụy khổ đau, bởi sự yêu thương trong ích kỷ của riêng mình. Khi mới yêu, ai cũng cố gắng che dấu khiếm khuyết của mình để được người tình yêu mến, khi đã lấy nhau rồi thói quen xấu mới lòi ra, nhà Phật gọi là tập khí.

     Tập khí tức những thói quen từ những suy nghĩ rồi hành động, được huân tập lập đi lập lại nhiều lần. Bởi vì huân tập lâu ngày cho nên nó có sức mạnh chi phối, sai sử chúng ta dù biết đó là tác hại, như người đam mê sắc dục ham của lạ, có thể làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình hoặc người khác, nhất là những người giàu sang và có địa vị trong xã hội.         

     Thật ra tình dục không phải là chuyện xấu, nó luôn gắn liền với con người từ vô thủy kiếp đến nay. Đã là chúng sinh thì phải ăn, phải ngủ, phải làm việc và thụ hưởng các cảm giác khoái lạc giác quan.

     Con người là một sinh vật cao cấp, hơn hẳn các loài khác về mọi phương diện, nếu biết suy nghĩ, nói năng và hành động hướng thiện bằng trái tim yêu thương và hiểu biết, thì sẽ giúp ích cho nhân loại sống an vui, hạnh phúc.

     Ngược lại vì tình cảm riêng tư muốn chiếm hữu trong sự ganh ghét, ích kỹ sẽ gây khổ đau cho nhau. Chính vì thế, mà loài người luôn đứng ở vị trí cao quý vì biết cách làm chủ bản thân, nếu vì lòng tham cho riêng mình thì cùng hung cực ác, nếu vì lợi ích chung cho nhân loại thì không có loài nào sánh bằng.   

     Thế gian là một trường đời hỗn hợp, ai biết tu nhân tích đức thì sống an vui hạnh phúc, ai không biết thì cam chịu khổ đau trong si mê sa đoạ. Hạnh phúc hay khổ đau đều do mình tạo lấy, không ai có quyền ban phước giáng họa, mà chính mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, được gây ra từ thân, miệng, ý, của mỗi người.

     Phật dạy người cư sĩ tại gia có quyền lấy vợ lấy chồng, nhưng phải thủy chung một chồng một vợ, không được dan díu và quan hệ bất chính với vợ chồng người khác. Ngoại tình là nguyên nhân dẫn đến ghen tuông vô cớ và phá hoại hạnh phúc gia đình người khác.

     Trong tình yêu ghen tuông luôn gắn liền với ích kỷ và nó là trạng thái tâm lý không thể tách rời nhau, có yêu thương là có ghen ghét. Bao nhiêu vụ án xảy ra làm đau lòng nhân thế với những cái chết thật đáng tiếc và vô lý làm sao, chỉ vì ghen tuông trong mù quáng. Bởi vì chúng ta yêu thương trong sự lợi dụng lẫn nhau, mà không có tình yêu thương chân thật, nên dẫn đến hẹp hòi, ích kỹ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Trong tình ái do bảo vệ cái ta ích kỹ hoặc ghen tuông vô cớ, dễ làm con người mù quáng gây nhiều đau khổ cho nhau. Tình yêu bản chất vốn không xấu xa tội lỗi, ai cũng muốn mình được an vui, hạnh phúc trong đời sống lứa đôi, nhưng vì chúng ta không có sự hy sinh và chia sẻ cho nhau, ta không biết bao dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ, vì sự tham lam ích kỷ của ta.

Sắc đẹp là điều ai cũng ưa thích và muốn chiếm hữu mãi mãi, không muốn rời xa. Người đời phần nhiều thường đua chen, giành giựt chạy theo sắc đẹp mà đôi khi quên cả chính mình.

 

Người tham muốn sắc đẹp, thì suốt đời giong ruổi đi tìm, thấy ai có nhan sắc xinh đẹp thì say mê đắm đuối chẳng muốn rời xa. Một khi đã thỏa mãn được dục vọng, thì lại ruồng bỏ người đẹp nầy để chạy theo người đẹp khác, khiến mình mất hết cả nhân cách. 

 

Một ví dụ: Khi tôi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp, hình tướng thon thả, dáng điệu dễ nhìn. Người có trí huệ sẽ biết biết tư duy, nghiệm xét đam mê sắc đẹp sẽ làm tan nhà nát cửa. Gái đẹp thường ham giàu sang phú quý và khó chung thủy, nếu chúng ta muốn chiếm hữu thì phải hao tốn tiền của và mất mát nhiều thứ, còn làm cho mình hao tỗn tinh thần vì lo sợ người khác chiếm đoạt.

 

Người đẹp thường hay kiêu ngạo và chấp vào thân mình là thật có và lâu dài, nên lúc nào cũng trau chuốt làm đẹp, thậm chí phải tốn tiền thẩm mỹ để được mọi người ham thích khen ngợi. Các diễn viên điện ảnh, minh tinh màn bạc, người mẫu, hoa hậu khó bao giờ sống chung thủy một vợ, một chồng bởi vì họ quá chấp ngã, ai không cung phụng chiều chuộng đúng mức thì dễ dàng bị leo cây.

 

Chính vì vậy, ai đã sở hữu được thân hình bốc lửa và xinh đẹp thì hãy nhớ khéo tu tập, đến khi nhan sắc tàn phai sẽ rất khổ tâm, lúc này chẳng ai thèm quan tâm đến, sống cô đơn quạnh quẻ một mình mà đau khổ vô cùng vì tiếc nuối quá khứ, một thời oanh liệt nay giờ còn đâu.

 

Người quá xinh đẹp và người quá xấu cũng đều có một nỗi khổ riêng, đẹp quá nhiều người tìm đến tìm cách dụ dỗ, chiếm đoạt dẫn đến ghen tuông thù địch lẫn nhau. Người quá xấu không ai thèm dòm ngó đến, nên rất là mặc cảm tự ti sống trong tủi hờn và đau khổ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2015(Xem: 9856)
Trong khi cả thế giới lựa chọn chỉ số GDP (Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội) làm thước đo thịnh vượng và phát triển, thì riêng tại đất nước này, chỉ số đó bị loại bỏ thay vào đó là GNH (Gross National Happiness- Tổng hạnh phúc quốc dân).
17/04/2015(Xem: 8735)
Mười lần như chục, hôm nào gặp bữa ăn trưa trong căng-tin có món xúc-xích là mấy người đồng nghiệp Đức của tôi hay nói đùa bằng một câu triết lý cà rởn rằng: trên đời này cái gì cũng có đầu có đuôi, có thủy có chung, duy chỉ cây xúc-xích là có hai đầu. Có ông nhạc sĩ người Đức Stephan Remmler còn viết ra một bài tình ca nổi tiếng theo tựa đề ấy là: Alles hat ein Ende nur die Wurst hat zwei. Câu nói vui, nói ra để cười với nhau. Xúc-xích là món ăn rất phổ biến của người Đức, to nhỏ đủ cỡ, có mặt mọi nơi, từ tiệm ăn tay cầm cho đến các món ăn nấu trong nhà hàng với nhiều gia vị khác nhau, với rau xanh, cải đỏ hay kèm bột cà ri, mù tạt v.v..
16/04/2015(Xem: 8309)
Nhân duyên đưa tôi đến với đạo Phật là từ ngày mẹ chồng lâm bệnh, sau khi bệnh viện trả về, mẹ được các thầy tụng kinh cầu nguyện nên ra đi rất nhẹ nhàng. Tang lễ và các tuần thất về sau cả nhà tôi đều tụng kinh niệm Phật cầu siêu cho mẹ, vào các ngày 14 và 30 thì lên chùa sám hối, nghe thầy trụ trì thuyết giảng. Từ đó tôi đã hiểu được Phật pháp và những điều hay lẽ phải cần thực hành trong đời sống hàng ngày. Sau này, mỗi tối tôi đều cố gắng thu xếp công việc để lên chùa tụng kinh, tôi thấy thân tâm mình an lạc vô cùng.
14/04/2015(Xem: 11040)
Chúng sinh kể cả nhân loại trên Tam Giới, trong cỏi Ta Bà, không nhất thiết chỉ có người quy y đạo Phật mới có Tri Kiến Phật. Mà ngay cả những người thậm chí không biết một tý gì về Phật giáo, không là Phật Tử, cũng đều tự có Phật Nhãn giống như nhửng Phật Tử và dĩ nhiên họ có Trí Tuệ Phật để thành Phật giống như mọi người mà không cần quy y tam bảo, làm Phật Tử hay cải đạo của chính mình. Đạo Phật không hề ép buộc ai quy y, không cản trở người quy y hoàn tục, cũng như tuyệt thông công (excomunicate) ai được. Đó là ưu điểm cũng là yếu điểm của đạo từ bi hỹ xã trong việc khuyết trương củng như bão vệ Phật Pháp.
13/04/2015(Xem: 7814)
Thư giãn ở bất kỳ cách nào cũng đều hiệu quả để đối trị đau đớn. Những người tập thư giãn có khả năng tốt hơn để chịu đựng đau đớn. VÀ họ thực sự cảm thấy đau đớn ít hơn. Nói cách khác, tập thư giãn có thể giảm đau một phần, và làm cho bạn chịu phần đau còn lại dễ dàng hơn.
12/04/2015(Xem: 8863)
Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.
11/04/2015(Xem: 9393)
Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.
10/04/2015(Xem: 10814)
Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên những khi mơ màng lơ đãng, lúc thả hồn đi hoang, khi u buồn khắc khoải, lúc mộng mơ vượt rào, khi hạnh phúc dâng tràn, lúc bồn chồn lo lắng, sẽ khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn dấu đó đây. Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc hay đong đầy hệ lụy khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.
10/04/2015(Xem: 9230)
Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà. Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi. Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]