Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi học Kim Cang

21/09/201515:30(Xem: 7625)
Tôi học Kim Cang


kinh-kim-cang

TÔI HỌC KIM CANG 

Đỗ Hồng Ngọc


 "Chúng sanh”

Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...

Giờ đây chúng ta cũng đang rất muốn nghe lời dạy của Phật cho Tu Bồ Đề lúc đó, bởi chưa bao giờ con người sống trong sợ hãi, lo âu, căng thẳng như bây giờ, với chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh đủ thứ! Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, thế giới phẳng, toàn cầu hóa, mọi thứ như chỉ còn trong lòng bàn tay, đầy thần thông phép lạ, thế nhưng lòng tham sân si của con người càng lúc càng gia tăng, vô minh càng lúc càng dày đặc, khổ đau càng lúc càng chồng chất!...

Trả lời câu hỏi của Tu Bồ Đề, Phật nói: Dễ lắm, muốn hàng phục tâm ư, muốn an trụ tâm ư? Chỉ cần “diệt độ tất cả chúng sanh”, loại nào cũng “diệt độ”, cho vào Vô dư Niết bàn sạch trơn, mà thật ra... chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả!

(..., ngã giai linh nhập vô dư Niết bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh. Thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả).

Thiệt là choáng váng! Phật nói tiếp: “Hà dĩ cố? Tại sao vậy? Tại vì Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì... chẳng phải là Bồ tát! ”. Tu Bồ Đề kêu lên: Con có thể hiểu không khó những lời Phật dạy, nhưng liệu năm trăm năm sau, người ta có thể hiểu được vậy không?

Phật quở ngay: “Ông chớ nói thế!”. Bởi Phật tin tưởng ở tương lai, người ta có thể hiểu Phật nhanh hơn, vì phương tiện truyền thông tiến bộ hơn, và... vì đời sống con người... khổ đau hơn, dù vật chất có được cải thiện mà phiền não thì cứ gia tăng không ngớt!

Lâu nay, ta vẫn nghĩ chúng sanh là beings, là êtres, là những sinh vật- gồm có cả con người trong đó – nên “diệt độ” hết chúng sanh thì ta sống với ai? Có sách nói phải diệt độ hết chúng sanh đi mà đừng kể công, ấy mới là lòng quảng đại, là chí nguyện của Bồ tát. Có sách lại bảo chúng sanh ở đây không phải là người, không phải là sinh vật mà là những tư tưởng, những ý nghĩ, những khái niệm! Người thường như ta nghe “diệt độ” chúng sanh, rồi đưa hết vào “Niết bàn” cũng thấy ớn! Thực ra chữ “diệt độ” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt mà là giúp đưa qua bờ bên kia, bờ của giải thoát.

Nhưng cốt lõi nằm ở hai chữ “chúng sanh”! Giải mã được từ khóa này thì hy vọng hiểu được lời dạy trên của Phật. Tôi đem thắc mắc “chúng sanh” này hỏi một vị sư. Sư trả lời ngắn gọn: Tùy chúng duyên nhi sanh! Rồi chẳng nói gì thêm. Nhưng, vậy là đã đủ, đã rõ! “Chúng sanh” ở đây không phải là chúng sanh như ta vẫn hiểu – beings, êtres- mà là do các “chúng” duyên với nhau mà “sanh” ra nên gọi là “chúng sanh”! Duyên hết thì chúng sanh cũng hết! Kim Cang nói rõ hơn: “Chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh”! Chúng sanh tức không phải chúng sanh, chỉ tạm gọi là chúng sanh vậy thôi!

Phải làm quen cách nói “tức phi... thị danh” này trong Kim Cang! Đây là thứ ngôn ngữ “phá chấp”, cũng gọi là “ngôn ngữ ly niệm”, nhằm giúp phá vỡ “khái niệm” đã đóng khuôn trong vỏ não ta từ lâu. Bởi muốn giúp giải thoát con người thì trước hết phải vượt qua những khái niệm, những định nghĩa cứng ngắc, làm cho con người bị gò bó, dính mắc, khó mà thoát ra được. Mỗi ngành học đều có những terminology, thuật ngữ riêng của mình. Danh từ y học chẳng hạn, chỉ người trong ngành hiểu với nhau, người ngoài không sao hiểu chính xác được, thậm chí một số từ y học không thể dịch mà phải phiên âm, phải giữ nguyên gốc để diễn đạt đầy đủ ý nghĩa sâu xa hơn. Chính vì thế mà các thầy thuốc thường dùng... tiếng Latinh với nhau khi nói chuyện, làm cho bệnh nhân nghe chới với không hiểu mô tê, rồi có khi diễn dịch sai, hiểu lầm, đâm ra hoang mang.

“Tùy chúng duyên nhi sanh” là tùy theo các duyên mà sanh ra thứ “chúng sanh” này hay “chúng sanh” khác! Cho nên mới có “vô số vô lượng vô biên” chúng sanh! Bản thân ta cũng là một chúng sanh vì do các “uẩn” (chúng) sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà thành.... Nói cách khác, do ba mẹ mình “duyên”... với nhau mà có mình, chớ nếu hai người “vô duyên đối diện bất tương phùng” thì còn lâu mới có ta! Đó là chưa kể ông nội “gặp gỡ” bà nội, ông ngoại “gặp gỡ” bà ngoại. (Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không? - Nguyễn Du). Cho nên, mình mới có cơ hội mang gien của cả dòng họ kể cả gien tính khí hoặc gien suyễn, gien tiểu đường! Hai nguyên tử H và O “duyên” với nhau thì sanh ra thứ này hay thứ khác, nếu thêm C vào nữa thì có khi thành đường, có khi thành giấm, thành rượu tùy điều kiện xúc tác! Ta mà “duyên” với rượu thì cũng lắm “chúng sanh” sẽ được tạo ra! Vì một lời nói xúc xiểm nào đó của ai đó có khi làm ta bừng bừng nổi giận! Lời qua tiếng lại một lúc thì “chúng” đã “sanh” ra lắm thứ! Từ chúng sanh “lời nói” có thể chuyển sang chúng sanh “đấm đá”... như chơi! Cơn giận, lòng tham, nỗi buồn, sự sợ hãi, lo âu, căng thẳng... đều là những “chúng sanh”, nó quậy phá trong tâm ta làm cho ta bị bấn loạn, phiền não, khổ đau không ngớt! Ngay cả những con người rất dễ thương quanh ta, có khi mới sáng sớm là tiên, là Bồ tát, chiều đến đã biến thành Atula, Dạ xoa... các thứ! Mà chính ta cũng vậy dưới mắt người khác!

Gió không động, phướn không động. Tâm ta mới động. Tâm ta mà thanh tịnh rồi thì “chấp” hết! Cơn giận, nỗi buồn gì cũng “diệt độ” xong ngay! “Chúng” nào “sanh” ra thì ta... “diệt độ” hết, nghĩa là dẹp bỏ sạch trơn. Đến lúc mặt hồ không xao động thì ánh trăng mới vằng vặc soi! Nhưng, còn lâu! Còn phải khổ công rèn tập dài dài! Không thể nóng vội được. Chữ “diệt” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt, mà là “dẹp, bỏ” qua một bên, hay còn có nghĩa là “không để phát sanh ra” nữa, tức là một trạng thái “vô sanh”! Tiếng Việt ta thật hay: Sanh sự thì sự sanh! Vô sanh thì vô sự, mà vô sự thì bình an: “Bình an vô sự”! Vậy nếu ta... rèn tập giỏi, ta có thể “diệt độ hết chúng sanh” rồi “đưa tất cả vào vô dư Niết bàn” được lắm chớ! Diệt độ hết chúng sanh mà thực ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả, bởi có còn chúng sanh nào được/bị sanh ra nữa đâu mà diệt với độ!

Khi hiểu được “chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh”, ta tưởng đã nắm được từ khóa để mở vào kho tàng “Kim Cang”, nhưng thực ra còn lâu, bởi vì, vậy mà chẳng phải vậy!

Trở lại không khí buổi thuyết giảng hôm đó, thấy không ít người bối rối vì câu nói của mình, Phật liền giải thích thêm: Tại sao vậy? Nếu Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì chẳng phải Bồ tát! (Nhược Bồ tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ tát).

Tưởng Phật sẽ giải thích cho rõ, ai ngờ Ngài lại nói một câu có vẻ chẳng ăn nhập gì với phần trên! Chắc có một bí ẩn gì ở đây chăng? Lúc đầu, tôi nghĩ đến ngôi thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, số ít số nhiều với các thời quá khứ, hiện tại, vị lai, như một cách chia “verbe” để nói lên mối quan hệ giữa ta, người, không gian, thời gian, nhưng hình như không phải vậy! Tôi lại nghĩ hay đó là một biểu đồ có ba trục không gian và một đường cong thời gian, trên đó, mỗi cá nhân xác định vị trí của mình trong xã hội, mối tương quan của mình với những “chúng sanh” khác ở một thời điểm nào đó! Cũng không phải! Vậy thì... là cái gì? Mãi sau, tôi mới vỡ ra: đó chính là trạng thái vô ngã của hành giả trên bước đường giải thoát! Hành giả phải “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” thì mới có thể “độ nhứt thiết khổ ách”; mà có “độ nhứt thiết khổ ách” cho mình rồi thì mới có thể giúp cho người khác được, mới xứng danh là Bồ tát. Cho nên đây là một đòi hỏi có tính quyết định, là điều kiện “ắt có”.

Vô ngã không dễ! Có thể dùng lý luận, triết lý về duyên sinh, duyên khởi, về cái “Không” để thấy vô ngã, nhưng đó chỉ là cái vô ngã của lý thuyết, của khái niệm! Còn vô ngã ở đây lại là một trạng thái, một cảnh giới – được cảm nhận bởi hành giả qua một quá trình tu tập dài lâu và miên mật: Thiền! Chính thiền là con đường “độc đạo” mà Phật đã từng nhấn mạnh trong Tứ niệm xứ (Satipatthana), và đặc biệt hướng dẫn cụ thể trong An ban thủ ý (Anapanasati): “Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết-bàn...”. Thiền đã có từ xa xưa. Ngay hồi còn nhỏ xíu, một hôm, Thái tử Tất Đạt Đa trong lúc ngồi dưới bóng cây coi người ta làm ruộng đã tình cờ rơi vào trạng thái sơ thiền. Sau này trên đường học đạo, Ngài đã gặp hai vị thầy dạy thiền cao nhất thời bấy giờ, và chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài đã vượt qua tám cảnh giới thiền cho đến “phi tưởng phi phi tưởng” mà vẫn chưa “hàng phục kỳ tâm”, nên phải từ biệt ra đi tìm một con đường riêng của mình! Khi đạt đến cảnh giới thiền thứ chín, “Diệt thọ tưởng định” thì mới hết chuyện! Lúc đó, Ngài mới trở thành bậc Giác ngộ thực sự, bậc Toàn giác! Nói cách khác, “Diệt thọ tưởng định” mới là thứ thuốc chữa tận gốc căn bệnh phiền não, khổ đau mà các giai đoạn trước đó chỉ là chữa triệu chứng, kiểu đau đâu chữa đó nên cứ bị tái phát hoài. Chữa tận gốc là chữa dứt điểm, hết sợ tái phát, hết sợ di chứng! “Diệt” trong diệt thọ tưởng định ở đây cũng không mang nghĩa triệt tiêu mà là không để nảy sinh! Cắt bỏ một khối u thì không bằng phòng ngừa để khối u đừng sinh ra. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tóm lại, để xứng danh là Bồ tát thì phải vượt qua được cửa ải này. Nói khác đi, Bồ tát phải “hành thâm” thiền định cho rốt ráo, đạt đến trạng thái vô ngã - không còn thấy có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả gì nữa cả - không còn phân biệt, chấp trước gì nữa cả – thì mới thênh thang thõng tay vào chợ giúp đời mà không sợ vướng bụi trần! 

 “Phật cáo Tu Bồ Đề” chính là để nhắc nhở những ai muốn bước vào con đường Bồ tát thì không thể không thiền định. Giới sẽ dẫn đến Định, Định sẽ dẫn đến Huệ và ngược lại. Đây là một tam giác cân, có hai chiều xuôi ngược. Để điều trị cho tận gốc bệnh “tham sân si” thì chỉ có thể dùng thuốc đặc trị là “giới định huệ”. Giới để chữa tham, định chữa sân và huệ chữa si. Nhưng nếu chỉ chữa triệu chứng thì không thể chữa dứt điểm được, nó sẽ tái phát, nó sẽ để lại di chứng. Vậy muốn chữa rốt ráo, chữa tận gốc, thì phải phối hợp cả ba thứ thuốc. Định không thôi dễ mù mịt.Giới không thôi dễ cố chấp. Huệ không thôi dễ ba hoa. Tuy vậy, rõ ràng là tùy đối tượng mà ba thứ thuốc này sẽ gia giảm cho phù hợp. Người hay “sân”, dễ thương dễ nhớ dễ sầu dễ bi... thì chữa bằng định là tốt nhất. Người trí thức, ham cóp nhặt gom góp, tự hào vì “đãy sách” của mình, thì chữa bằng huệ để khống chế, hàng phục triệu chứng “si” trước. Nhưng bất cứ trường hợp nào, giới vẫn luôn là điều kiện thiết yếu, cơ bản vậy

(Trích Phật Học Từ Quang tập 13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2019(Xem: 5538)
HƯƠNG NHẠC ĐẠI NGÀN Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.
09/01/2019(Xem: 5511)
Thơ Báo Ơn Khóa Tu Báo Ơn năm nay Chúng con tu tập những ngày mùa đông Tại Chùa Tam Bảo ấm nồng Pháp thoại chia sẻ với lòng lạc an
09/01/2019(Xem: 10261)
Ngày 26/10/2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã rời Làng Mai Thái Lan về Đà Nẵng. Hai ngày sau, chiều 28/10, Thầy đã về chùa tổ Từ Hiếu trong sự chào đón của các học trò cũng như tăng ni, Phật tử ở Huế. Chuyện này thì ai cũng biết và các báo đài đã đưa tin rất nhiều.
08/01/2019(Xem: 8087)
Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã bàn tán xôn xao đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (CC4) và đưa ra nhiều ý kiến là Việt Nam cần phải hành động để đón đầu cuộc CC41. Trước những thách thức mới ấy, trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam cần có những kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CC4?
08/01/2019(Xem: 7827)
TRÁI TIM RỘNG MỞ THỰC TẬP BI MẪN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Nguyên bản: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Thông dịch: Thupten Jinpa Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tác giả, dịch giả và người hiệu đính.
08/01/2019(Xem: 5111)
Kính thưa chư Tôn đức, quí vị hảo tâm Từ thiện và bạn lành. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay (05.Jan-2019) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bodhgaya- lưu vực sông Niranjana (Ni Liên Thuyền) và Nalanda tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
08/01/2019(Xem: 7681)
" Ê tụi mày ơi! Xem kìa, có ông thầy chùa đầu trọc đằng kia..." Khi vừa thoáng nghe, cơn giận từ đâu tràn đến và như xâm chiếm toàn bộ cõi lòng thầy. Thầy thấy mình bị xúc phạm, bị hủy nhục và chê bai. "Ta đây là đường đường một vị quốc sư, ngay cả vua cũng phải kính nể quỳ lạy, người người ai ai cũng tôn kính đảnh lễ, mà nay tụi nhóc này dám nói mình là thầy chùa đầu trọc".
07/01/2019(Xem: 6021)
Chùa Hương Từ Bi - Camp Metta được thành lập vào tháng 9 năm 2017 ở california; và đã ký giấy tờ mua nhà vào ngày 04/10/2018 tại số 14136 Long Ridge Road, thành phố Los Gatos, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hiện chùa có 2 căn nhà với diện tích 26 mẫu tây trong vùng núi Santa Cruz, làm nơi phạm vũ, hoằng pháp lợi sanh, hầu mong báo Phật ân đức qua các hoạt động hàng tuần: ngồi thiền, tụng kinh, pháp đàm, ăn cơm chánh niệm và đi hiking - sinh hoạt dã ngoại; cùng tổ chức những khóa tu học và các ngày đại lễ Phật giáo hằng năm.
06/01/2019(Xem: 7811)
Lời Ngõ Tập kỷ yếu mừng thọ 66 của Thượng-Tọa Thích Từ-Lực được thực hiện bởi một nhóm anh chị em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử với sự cộng tác của quý thân hữu và môn đệ của Thầy. Đây là món quà tinh thần chúng con thương kính dâng lên Thượng tọa. Xa lộ 66 là xa lộ đầu tiên của nước Mỹ nối kết từ thành phố Chicago của tiểu bang Illinois đến thành phố Santa Monica của tiểu bang California. Như Xa lộ 66, Thầy là một chiếc cầu nối kết những sự cảm thông, sự thương yêu mến nhau giữa mọi người.
05/01/2019(Xem: 5611)
Tết là mọi người về quê. Chúng tôi cũng về quê. Về Thái Bình. Nhưng không về nhà mà đến 1 ngôi chùa ở huyện Thái Thụy. Ngôi chùa làng. Chùa làng Me. Tết là mọi người tập trung. Người ta liên hoan, nhậu nhẹt, bia rượu, đàn đúm. Chúng tôi cũng tập trung lại với nhau. Nhưng chúng tôi im lặng hành thiền. Hơn 30 huynh đệ chúng tôi từ Hà Nội và 1 số tỉnh thành quy tụ về chùa làng. Ở quê có thêm hơn 30 thành viên nữa. Vậy là có 70 thiền sinh. Chúng tôi bình an đón Tết Thiền 2019.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]