Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nên Hiểu Và Hành Trì Kỉnh Pháp Như Thế Nào

04/09/201017:37(Xem: 12853)
Nên Hiểu Và Hành Trì Kỉnh Pháp Như Thế Nào


Duc The Ton 1
Nên Hiểu Và Hành Trì
Bát Kỉnh Pháp Như Thế Nào



Phần 1


blankTôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.

Hôm nay vừa về lại trú xứ Boston mở E-mail ra thì nhận khá nhiều thư điện tử (mails) bàn luận về bài giảng “Giáo đoàn Tỳ kheo Ni và Bát Kỉnh Pháp” của Thầy Nhật Từ. Xem ra vấn đề này đã và đang gây nên xôn xao, bàn thảo, đang trong thời kỳ suy xét lại và chưa có chiều hướng thống nhất trong việc hiểu và hành trì Bát Kính Pháp. Trong giới Tăng Ni trẻ tại Học viện Phật Giáo Saigon, với những aitôn kính kinh sách đã được ghi chép và lưu truyền lại một cách tuyệt đối – xem đó là những gì thiêng liêng nhất và bất khả xâm phạm - chưa quen với việc đặt ngược lại vấn đề để xem xét, cũng như quá xem nặng vai trò của giảng sư trên bục giảng thì thầy Nhật Từ đã cho quý vị ấy một “cú đấm” khá mạnh cũng giống như Tổ sư Đơn Hà đã gây cho vị Viện chủ tại một chùa nọ sợ hãi, bàng hoàng rơi rụng lông mày khi đốt tượng Phật gỗ để sưởi ấm.

Với tôi, xưa nay không chú ý đến Bát Kính Pháp cho lắm, có lẽ vì tôi chưa được Tăng sai làm giáo giới Ni (dù có đôi lúc tôi có hướng dẫn cho một nhóm nhỏ Ni sinh ôn học giáo lý Phật giáo) chưa lãnh cáctrách nhiệm giám luật của Giáo Hội hoặc trong các trường lớp Phật học. Hôm nay nhận thấy quý vị quan tâm và thảo luận về vấn đề này rất nhiều mà vẫn chưa ngã ngũ cho nên tôi ngay sau thời khóa lễ chủ nhật trưa nay tại Chùa Lục Hòa Boston, dù thể trạng không hoàn toàn khỏe khoắn, vẫn tự nhắc nhở mình hãy tìm hiểu và góp lời san sẻ đề tài này trong tinh thần: Ý hòa đồng duyệt, Giới hòa đồng tu, Kiến hòa đồng giải… thôi thì kiếp tằm cũng nên liên tục nhả tơ, khi mà: bao huynh đệ đang băn khoăn, xáo động - lẽ nào mình nằm đánh giấc ngủ yên?

blankTrước hết tôn giáo có cho phép con người được quyền tự do đặtnghi vấn nơi kinh điển và xét lại những phần thuộc về kinh điển vớithái độ, tinh thần, phương pháp và ánh sáng khoa học không, hay tất cả những gì ghi chép nơi kinh sách đều là chân lý mặc khải từThần Thánh sáng suốt toàn năng? Tấm gương của triết giaSocrates (470-399 BC, Athens) là người tôn trọng sự thực, dám lên tiếng bày tỏ hoài nghi tính chất thiêng liêng và chân lý của những lời ghi trong kinh Thánh với uy quyền của thần thánh nên rồi bị kết tội phỉ báng thần thánh và làm băng hoại lớp trẻ của Thành phố Athens. Ông thản nhiên chấp nhận ở tù và bản án tử hình bằng độc dược.Chúng ta cũng nhớ đến Galileo (1520 – 1642) vì phát minh ra trái đất quay xung quanh mặt trời, điều này ngược lại niềm tin của Thiên Chúa giáo cho rằng mặt trời quay xung quanh trái đất:

"Năm 1633, khi Galileo, dựa trên những dữ kiện khoa học không thể phủ nhận, đoan quyết trong một cuốn sách khảo cứu thiên văn của ông rằng: không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời, thì ông bị kéo ra trước tòa án dị giáo của giáo hoàng Urban VIII, vốn là bạn của Galileo. Khi đó ông đã già, gần chết. Giáo hoàng phán: “Trước khi chết, người hãy sửa lại điều trên vì nó ngược lại với thánh kinh. Bất cứ điều nào ngược với thánh kinh đều đương nhiên sai lầm, vì thánh kinh là lời của Thượng Đế”.

Galileo lúc đó dù đã 80 tuổi, sắp chết, nhưng vẫn đáp lại điềm tĩnh và khôi hài: “Không thành vấn đề, tôi sẽ sửa lại lời tôi viết, tôi sẽ viết lại trong sách của tôi đúng như lời Thượng Đế đã viết trong thánh kinh - nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất. Nhưng có một điều tôi cần trình ngài rõ: cả trái đất lẫnmặt trời đều không đọc sách của tôi. Và sự thực thì, trái đất sẽ tiếp tục quay xung quanh mặt trời. Nếu ngài nhất định muốn biết tại sao thì tôi có đầy đủ bằng chứng. Tôi đã dùng cả đời tôi để nghiên cứuvấn đề này, và những người có đầu óc khoa học đều tuyệt đối đồng ý với sự khám phá của tôi. Trước sau gì rồi ngài cũng phải đồng ý vì không ai có thể chống lại sự thực lâu dài.”[1]

Khác với các giáo chủ các tôn giáo khác, một cách hết sức phóng khoáng, cởi mở, dân chủ, đức Phậtrăn nhắc mọi người được tự do xem xét, thẩm định mọi điều để tự quyết định cho mình là có nên tin vàhành trì theo hay không?

“Này các Kalama, chớ có tin vì nghe lời thuật lại, chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe những lời đồn. Đừng để bị dẫn dắt bởi uy quyền của kinh điển, bởi luận lý siêu hình, hay bởi sự xét đoán bề ngoài. Đừng để bị lôi cuốn bởi những gì có vẻ đáng tin, bởi thích thú trong những quan niệmvõ đoán, hay bởi ý nghĩ 'Đây là thầy ta”. Nhưng này các Kalama, khi nào các người tự mình biết rằng các pháp ấy là thiện, là tốt, được người có trí tán thán, các pháp này nếu được chấp nhận và thực hiệnthì sẽ đem lại hạnh phúc và an lạc.”[2]

Tiếp thu theo học đường đại học của Mỹ đã quen cho nên tôi không lấy làm lạ về cách đặt giả thuyếtvà lập luận của thầy Nhật Từ để tạo điều kiện cho mọi Tăng Ni sinh suy nghĩ sâu hơn vấn đề và hoàn toàn tự do phản biện với thầy Nhật Từ trong tinh thần tôn trọng Phật Pháp và tôn trọng lẫn nhau, thiết tha với chân lý. Công việc giáo sư Mỹ tại lớp là công việc hướng dẫn (Instructor) nêu ra đề tài thảo luận, nêu ý kiến, câu hỏi thảo luận, chỉ ra tài liệu tham khảo, tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớptham gia thảo luận, lý luận, bảo vệ quan điểm của mình với luận cứ, luận chứng xác đáng và tự mình rút ra kết luận, viết bài thu hoạch gửi đến giáo Sư. Bài thu hoạch có điểm cao không phải là bài phù hợp quan điểm của giáo sư hay là bài ghi nhớ nhiều chi tiết trong phần hướng dẫn của giáo sư mà là bài có nhiều ý kiến sáng tạo độc đáo, lập luận logic, chặt chẽ và có giá trị áp dụng hoặc mở ra hướngnghiên cứu mới.

Muốn biết lập luận của thầy Nhật Từ có hoàn toàn đứng vững không thì phần dưới đây tôi xin đóng góp vào phần thảo luận với tư cách trong vai phản biện - tôi sẽ tìm ra những chỗ yếu trong phần trình bày của thầy Nhật Từ mà “đánh vào” và bác bỏ hoặc đưa ra cách nhìn khác hơn hợp tình, hợp lý hơn. Bây giờ tôi đọc lại từng đoạn trong bài giảng của thầy Nhật Từ: “Giáo đoàn Tỳ kheo Ni và Bát Kỉnh Pháp” đã được anhsangbinhminh (thichhuyenkhong) ghi lại trong http://www.phapthoai.net/ và dừng lại ở những câu chữ mà tôi thấy là vai trò phản biện của tôi có thể phát huy được. Một điều đáng nói là các sách sử Phật giáo ghi chép những chi tiết về sự kiện Dì Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề xin xuất gia vàBát Kính Pháp có khác nhau về văn tự và nội dung. Ở đây tôi không có điều kiện tham khảo nhiều sách sử và Luật tạng Phật giáo, tôi chỉ dựa trên những cuốn sách phổ thông căn bản nhất để dẫn chứng cho những ý kiến của mình.

- “Đề tài sự thiết lập Ni đoàn Phật giáo và Bát kỉnh pháp khá hấp dẫn” (Lời thầy Nhật Từ) – đúng thế trong diễn đàn http://www.phapthoai.net/ và Group Tang Ni Yahoo đang thảo luận sôi nổi.

- “Đặt vấn đề đó trong một bối cảnh lớn hơn, quan trọng hơn thì chính tác giả của vấn đề được gán chođức Phật thì có thể tạo ra rất nhiều nỗi oan trái ở trong cuộc đời này” – tác giả của vấn đề là đức Phậtmà Tăng già hòa hợp, tứ chúng đồng tu nếu như việc ghi chép không có “tam sao thất bổn” và nếu như những ai “kiến, văn, đắc thọ trì” thấu đạt được “Như Lai chơn thiệt nghĩa”

- “Rất là khó tìm được tiếng nói đồng tình của Tăng bộ bởi vì Bát Kỉnh Pháp dường như tạo ra nhiều ưu quyền cho Tăng chúng dữ lắm. Trong khi đó khi trình bày đề tài này thì dĩ nhiên là Ni giới sẽ hoan hỉhơn, vì họ cảm thấy rằng mình được quan tâm.”

- tôi không hiểu thế nào là “ưu quyền cho Tăng chúng”? Thực ra thì Bát Kính Pháp đặt lên vai chư Tăng trách nhiệm nhiều hơn đó chứ? Nếu bảo rằng có nhiều trách nhiệm hơn, làm Phật sự nhiều hơn, có lợi tha và độ tha nhiều hơn dù rằng chư Tăng mệt nhọc cho thân thể tứ đại và phải suy nghĩ nhiều hơn, tất cả mọi công việc đó giúp cho chư Tăng có điều kiện phải cố gắng hoàn thiện mình và giúp đỡ người khác nhiều hơn và mau chóng thành tựu công hạnh hay đạo nghiệp như vậy là ưu quyền nhiều hơn thì Thầy đã nói đúng. Ni giới xưa nay lúc nào cũng được quan tâm mà, đâu phải đợi đến khi trình bày đề tài này thì Ni giới mới được quan tâm đâu? Ngược lại Ni giới không được quan tâm như xưa nay thì có, một khi Bát Kính Pháp không còn được tôn trọng và áp dụng. Đức Phật chế ra Bát Kính Pháp là nhằm ngăn ngừa và gìn giữ phạm hạnh cũng như là tạo các điều kiện để chư Ni được sống vàtu học yên ổn trong sự bảo hộ đầy đủ của Tăng già và chư Tăng phải chịu khó nhọc hơn cho những việc ấy - vậy Bát Kính Pháp không xuất phát từ sự quan tâm cho Ni thì quan tâm cho ai đây?

- “Nội dung thứ nhất, ngài Anan lý luận rằng Di mẫu đã thương Như Lai Thế Tôn như là con ruột, nuôi nấng chăm sóc vỗ về và nhờ công ơn trời biển đó mà Như Lai có được ngày hôm nay, lẽ nào Như Laidạy chúng con về đạo lý hiếu thảo, Như Lai lại không cho phép dì của mình trở thành người cao thượng. Đánh vào tâm điểm của lòng thương tưởng hiếu kính, làm cho Như Lai Thế Tôn cũng lính quýnh, không biết phải giải quyết thế nào (8p39s). Ở đây chúng ta nói theo ngôn ngữ của con ngườidựa trên tình tiết lịch sử”.

Thầy Nhật Từ bảo là “Ở đây chúng ta nói theo ngôn ngữ của con người dựa trên tình tiết lịch sử”, như vậy những câu nói trên cũng chính từ nơi Thầy nói ra chứ không phải là trích dẫn lời của ai khác? Dùng từ “lý luận” thì không đúng với tâm trạng của ngài A Nan lúc đó, Ngài không có mục đích lý luậnvới đức Phật; Ngài chỉ nêu ý kiến, cảm nhận, thắc mắc và thưa hỏi; về tình cảm thì ngài A Nan muốn Dì Mẫu được chấp nhận vào Tăng đoàn, về lý trí thì Ngài muốn xác quyết, kiểm chứng lại những điều Ngài nghĩ và đã học được mà thôi.

“…lẽ nào Như Lai dạy chúng con về đạo lý hiếu thảo, Như Lai lại không cho phép dì của mình trở thành người cao thượng”:

Chúng ta hãy đọc lại phần đối đáp này giữa Phật và Ngài A Nan trong Tứ Phần Luật:

“Tôn giả A-nan bạch Phật:

«Ma-ha Ba-xà-ba-đề đối với Phật có ân lớn. Phật mẫu qua đời, Người đã nuôi dưỡng đức Thế Tônkhôn lớn.»

Đức Phật bảo tôn giả A-nan:

«Đúng vậy! Đúng vậy! Cù-đàm-di đối với Ta có ân lớn. Mẹ ta qua đời, Cù-đàm-di đã nuôi dưỡng ta, khiến ta khôn lớn. Ta đối với Ma-ha Ba-xà-ba-đề cũng có ân lớn. Nếu người nào nhờ kẻ khác để biết được Phật Pháp Tăng, thì ân này khó trả; chẳng phải dùng áo mặc, cơm ăn, giường nằm, ngọa cụ, thuốc men, mà có thể trả được. Ta ra đời cũng lại như vậy; đã khiến cho Ma-ha Ba-xà-ba-đề biết đượcPhật Pháp Tăng.»

Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:

«Nếu có người nào nhờ kẻ khác mà tin Phật Pháp Tăng thì ân này khó trả, chẳng phải dùng cơm ăn áo mặc, giường nằm ngọa cụ, thuốc men mà có thể trả được. Ta ra đời khiến cho Ma-ha Ba-xà-ba-đề tin ưa Phật Pháp Tăng cũng lại như vậy.»

Đức Phật bảo tôn giả A-nan:

«Nếu có người nào nhờ kẻ khác được quy y Phật Pháp Tăng, thọ trì năm giới, biết Khổ, biết Tập, biết Tận, biết Đạo. Đối với Khổ, Tập, Tận, Đạo không có hồ nghi, đắc quả Tu-đà-hoàn, đoạn các ác thú,quyết định được vào chánh đạo, ra vào bảy phen sanh tử liền hết gốc khổ.

«Này A-nan, ân đối với người như vậy khó có thể trả được. Chẳng phải dùng cơm ăn, áo mặc, giường nằm ngọa cụ, thuốc men mà có thể trả được. Ta ra đời khiến cho Ma-ha Ba-xà-ba-đề thọ ba quy y, cho đến quyết định được vào chánh đạo cũng như vậy.» [3]

Như vậy có nghĩa là: không nhất thiết phải tạo điều kiện cho cha mẹ mình xuất gia mới gọi là báo hiếu, chẳng hạn như tiền thân của ngài Địa Tạng Bồ Tát và Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát đâu phải báo hiếu sanh thành dưỡng dục bằng cách khuyên bảo hay khiến cho cha mẹ xuất gia? Cha Mẹ của thầy Nhật Từ có xuất gia không? Vậy thầy Nhật Từ có hiếu không? Đức Phật đã khiến cho Dì Mẫu “Ma-ha Ba-xà-ba-đề thọ ba quy y, cho đến quyết định được vào chánh đạo” như vậy là báo hiếu dưỡng dụcrồi, cũng như Đức Phật đã giúp cho Tịnh Phạn vương đắc quả A Na Hàm trước khi băng hà vậy là đại hiếu rồi. Nếu Dì Mẫu ở hoàng cung và lo tu tập đúng pháp thì rồi cũng có rất nhiều khả năng để đắc quả A Na Hàm như Tịnh Phạn vương.

“làm cho Như Lai Thế Tôn cũng lính quýnh, không biết phải giải quyết thế nào”: trên đây chúng ta thấyđức Như Lai Thế Tôn trả lời ngay và rất hợp lý chứ không có lính quýnh gì cả. Hơn nữa đức Phật còn nói thêm cho ngài A Nan biết:

- “Này Ananđa, Dì mẫu có nhiều công ơn đối với Như Lai, điều này Như Lai vẫn hằng tâm niệm. Nhưng Ananđa cũng đừng quên rằng Như Lai là vị Pháp vương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với giáo đoàn, giáo sử và càng không thể lẫn lộn giữa vấn đề tình cảm và lý trí. Do đó, Như Lai phảituyệt đối vô tư.”[4]

“- Sự kiện thứ 3 rất quan trọng, khi Như Lai Thế Tôn chấp nhận cho Di mẫu và 500 bà hoàng sakia đi tu thì ngài phán cho một câu rất là lịch sử. Câu này trở thành cơ sở lý luận của rất nhiều truyền thốngkhông chấp nhận Ni giới. Đó là dù sao đi nữa Anan ơi, ông phải biết mấy bà mà vô rồi thì Chánh phápcủa ta sẽ giảm thọ đi 500 năm. Chúng ta phải ghi nhớ cái mấu chốt là giảm thọ 500 năm Chánh pháp.Hay nói một cách khác là theo câu nhận định này của Như Lai thì Chánh pháp được Ngài đẳng thức hóa bằng 1000 năm.”

“ông phải biết mấy bà mà vô rồi thì Chánh pháp của ta sẽ giảm thọ đi 500 năm”:
Dịch văn nôm na lời xưng hô của Phật đối với Dì Mẫu và 500 mệnh phụ phu nhân dòng họ Thích là “mấy bà” là hoàn toàn không nên. Trong ngôn ngữ tiếng Việt một khi chúng ta dùng từ “mấy bà” thì người nghe cảm nhận được chúng ta đang gói ghém thái độ và tình cảm gì trong đó rồi.

“Hay nói một cách khác là theo câu nhận định này của Như Lai thì Chánh pháp được Ngài đẳng thức hóa bằng 1000 năm”: tôi đã nói khi kiết tập kinh điển và lưu truyền thì không tránh được việc “tam sao thất bổn” - chứng minh ư? Đây xin đọc nơi 3 quyển sách phổ thông: 1/ Tứ phần luật – Tăng sự, Việt dịch quyển IV, Chương XVII, TỲ-KHEO-NI (Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng), 2/Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Phật và Bà Di Mẫu Maha Pajapati Gotami (Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998) và 3/ Tình đời, Ý đạo - Cuộc đời Thánh tăng Ananda – phần: Lệnh bà Mahà Pajàpati (Hòa thượng Hộ Giác).

“Nếu người nữ không xuất gia ở trong Phật pháp thì Phật pháp sẽ được lâu dài năm trăm năm.”[5]

Như vậy đức Phật không hề đẳng thức hóa chánh pháp bằng 1000 năm. Câu nói này có nghĩa là nếu không có Ni giới trong Tăng đoàn thì thọ mạng của chánh pháp là A (năm), nếu có Ni giới thì thọ mạngcủa chánh pháp là A – 500 (năm). Ở đây chúng ta không được biết rõ thọ mạng chánh pháp (A) là bao nhiêu.

“nếu hàng phụ nữ được phép từ bỏ thế gian và sống đời không nhà cửa, thì đời sống thiêng liêng sẽkhông tồn tại lâu dài”[6]
Câu nói này tuyệt nhiên không đề cập thọ mạng của chánh pháp là bao nhiêu.
“Ananđa ơi, nếu chánh pháp của Như Lai có thể tồn tại và thạnh hành 1000 năm, nhưng khi có ni chúng thì thời hạn ấy sẽ giảm thiểu còn phân nửa”[7].

Câu nói này chỉ là một câu nói giả sử “nếu”, vậy thì không hề có việc đức Phật đẳng thức hóa chánh pháp bằng 1000 năm. Theo câu này, ý chính là nếu có Ni giới thì thọ mạng chánh Pháp giảm đi một nửa, còn số 1000 chỉ là ví dụ. Vậy nếu không có Ni giới thì Chánh pháp tồn tại 1000000000000 năm chẳng hạn thì khi có Ni giới chánh Pháp chỉ còn tồn tại 500000000000 năm.

“Cho nên có Bát kỉnh pháp để vai trò của hai bên được tách biệt. Một bên được xem như là cao vĩ, còn một bên được xem là bình thường. Khoảng cách cách biệt đó theo quan niệm của nhiều người là mộtyêu cầu căn bản để cho quan hệ đó không được tiến gần gũi hơn.”

“Một bên được xem như là cao vĩ, còn một bên được xem là bình thường”: không phải đức Phật có sựchênh lệch trong việc đánh giá vai trò của nam và nữ hay Tăng và Ni. Nhưng phụ nữ trong thời đại đó ở tại Ấn Độ vốn đã được xem như vậy và thậm chí cho đến bây giờ nhiều tôn giáo khác còn chưa chophụ nữ gia nhập vào giáo đoàn, hoặc nếu có được chấp nhận vào thì cũng có vai trò rất phụ thuộc và không được tấn phong ngang bằng với nam giới. Tôi nhớ lại một cuốn sách mà tôi đã đọc được tại thư viện Đại Học Đề Ly, trong đó tác giả phân tích vai trò của phụ nữ trong xã hội Ấn Độ khi mà đức Phậttiếp nhận phụ nữ vào Giáo đoàn: nào là “phụ nữ là hiện thân của bao tội lỗi xấu xa, ích kỷ, ganh tị, nhỏ nhen, độc ác”, nào là “phụ nữ hoàn toàn không phù hợp với Đạo hạnh tôn giáo”, nào là “phụ nữ cản trởbước đường thành tựu Đạo hạnh: phụ nữ là ngọn đuốc soi đường dẫn đàn ông xuống Địa Ngục.”

Rất tiếc là lúc đó tôi không ghi chú cụ thể và lưu trữ lại để bây giờ có thể trích dẫn rõ ràng ra nơi đây, nhưng những ai có cơ hội đọc sách về địa vị của Phụ nữ Ấn Độ thời xưa thì rất dễ dàng tìm được những lối mô tả tương tự trên. Nhưng trăm đọc, trăm nghe không bằng một thấy, cả thầy Nhật Từ và tôi đã từng sống ở Ấn Độ hơn 7 năm thì biết rõ địa vị phụ nữ Ấn Độ trong gia đình và xã hội - ngay cả ngày hôm nay chứ đừng nói là thời xa xưa – như thế nào. Hôn nhân phần lớn là được cha mẹ định đoạt, hứa hôn, không phải đám cưới là hoa quả của tình yêu và đôi nam nữ tự quyết định (người con gái của Ông giáo sư Nalanda nơi tôi học đã tự tử để phản đối quyết định ép hôn của cha mẹ). Sinh đẻ ra con gái là một nỗi lo canh cánh: lúc bé thì phải lo đóng cửa gìn giữ con gái kỹ lưỡng trong nhà, đi đâu cũng phải đưa tiễn con gái mình đi chứ không để nó tự đi một mình, muốn cho ai thuê nhà thì cũng lựa, không cho con trai vào thuê nhà mình, khi đám cưới thì bắt buộc phải có một số tiền khá lớn để làm của hồi môn; người phụ nữ hầu như ở nhà lo việc bếp núc và sinh sản cho dù cô ta có học xong chương trình Tiến sĩ cũng vậy thôi. Các hoạt động xã hội là do đàn ông làm, bạn đừng ngạc nhiên nếu bạn đến Ấn Độ và khi vào khách sạn bạn chỉ thấy nam tiếp viên, ra chợ bạn chỉ thấy các ông đứng bán hàng,… hoặc nếu bạn thuê nhà có khi cả nửa năm bạn không thấy vợ của ông chủ nhà vì bà ta ở trên lầu và rất ít khi bước xuống đất. Có khi một ông được lấy nhiều vợ, có khi một cô dâu phải chịu làm vợ chung cho cả bảy anh em trai vì các anh em này hòa thuận và muốn san sẻ người vợ của mình cho các anh em còn lại…

Dù sao đi nữa, Kinh cũng đã có ghi và một thực tế phải chấp nhận là: nữ giới có năm lậu (5 chướng ngại): không được làm Chuyển luân vương, Đế thích, Ma vương, Phạm-thiên và Phật. Dù rằng Kinh Pháp Hoa có đề cập sự kiện Long Nữ 8 tuổi thành Phật nhưng trước khi thành Phật, Long Nữ đã chuyển sang Long Nam. Trong nhiều kinh điển có dạy: nếu phụ nữ nhàm chán thân phụ nữ thì nên tu tập theo những pháp môn nhất định hoặc là trong một số cảnh giới trang nghiêm thù thắng thì nơi đó không có bóng dáng phụ nữ.

Trong bối cảnh xã hội như vậy, địa vị phụ nữ trên thực tế và đại đa số thấp kém xa nam giới là thế màđức Phật cuối cùng rồi cũng mở cánh cửa để đón nhận họ vào Giáo đoàn; thật sự là một cuộc cách mạng xã hội, giải phóng phụ nữ: “Nên ghi nhận rằng đức Phật là vị Giáo chủ đầu tiên trong lịch sửnhân loại đã thành lập một Giáo Hội cho nữ giới với đầy đủ giới luật”[8]. Phần sau này tôi sẽ chứng minh: trong hoàn cảnh xã hội lúc ấy, sự thiết lập nên 8 điều trong Bát Kính Pháp là tất nhiên thôi – không thể làm khác hơn được.

“Khoảng cách cách biệt đó theo quan niệm của nhiều người là một yêu cầu căn bản để cho quan hệ đó không được tiến gần gũi hơn”:

Quan hệ đó không được tiến gần hơn là ở chỗ không thể cư xử với nhau như một người nam với một người nữ bình thường để dần dần xóa đi mọi khoảng cách được nhưng thực ra Bát Kính Pháp thiết lậpvà cho phép sự liên hệ giữa Tăng và Ni trong chánh pháp: cho phép sự gần gũi trong sinh hoạt giáo giới, an cư, thọ giới, sám hối,…

“Trước nhất chúng ta biết là người nữ chỉ thương những người nào hơn mình cái đầu. Không thương những người ngang bằng với mình đâu, lại càng hiếm khi nào thương những người dưới mình”.

Bàn về tâm lý phát sanh tình cảm nam nữ ở đây thì e là không đủ thời gian và sẽ đi miên man. Cái đầu là quan trọng hay trái tim là quan trọng trong tình yêu? Chuyện yêu thương nam nữ có thể là do duyên nghiệp, có thể vì hoàn cảnh và điều kiện gần gũi lâu ngày… Đâu phải cô nào cũng cố gắng đi tìm người thương hơn mình một cái đầu? Có nhiều cô gái không thương hoàng tử mà lấy người con trai cùng xóm với mình, cũng như nhiều công chúa không thương vương tôn công tử mà thương chàng học trò nghèo có hiếu (lúc ấy cũng chưa biết tài năng anh học trò này sẽ như thế nào). Nhiều cô gái không thương bác sĩ kỹ sư, thầy giáo, mà thương một chàng trai bình thường nhưng rất thật và có kỉ niệm vui buồn, đồng cảm với nhau…

“Đặt cho quý thầy có một vai trò tôn kính quá lớn, lúc bấy giờ người nữ sẽ cảm thấy là mình nhỏ hơn, thấp bé hơn, cơ hội sẽ phát sinh tình cảm sẽ lớn hơn.”
Lập luận này chưa chắc, đúng hơn là sẽ: “kính nhi viễn chi” hoặc là: “Bây giờ đất thấp trời cao, Ăn làm sao nói làm sao bây giờ” (Truyện Kiều).

Các nhà tâm lý đã phân tích là trong các yếu tố phát sinh tình cảm nam nữ: gần nhau lâu ngày, dễ dàng trao đổi và hiểu về nhau sẽ là chất kích thích tố mạnh khiến lâu ngày họ khó có thể xa nhau.

“Đất thấp trời cao” như thế sẽ khiến hai bên lúng túng và ngần ngại hoặc cân nhắc không ai dám “xé rào” và nếu xé rào thì “khách quan” cũng phát hiện và đề nghị thiết lập hàng rào mới ngay. Còn nếu ngang ngang, đồng đẳng thì tính chất giống như tình bạn ấy sẽ bước thêm một bước nữa đến tình cảm sâu sắc hơn, khá nhanh cả hai bên cũng “không ngờ” và người ngoài cũng “không ngờ”.

“Thứ 5, các giới trong Bát kỉnh pháp đặc biệt giúp cho Ni giới tu được hạnh xả bỏ bản ngã thông qua việc cung kính Tăng một cách tuyệt đối. Điều này quý thầy rất là thích, tức là vì mình muốn cho giới nữ muốn đi tu có lòng tôn kính đối với Tăng bảo mà mình là một thành viên, cho nên rõ ràng đâu ai không muốn đâu. Điều đó được thể hiện rất là rõ trong gần hết 7, 8 điều trong số 8 điều. Điều nào cũng vậy mà nhất là điều thứ nhất, Tỳ kheo Ni 100 tuổi hạ cũng phải cung kính Tỳ kheo dù thọ giới mới có một ngày (17p:41s).”

Mục đích đi tu đâu phải là để cho người khác tôn kính hay nhận sự lễ lạy rồi mình thỏa thích. Mỗi người xuất gia thường tâm niệm:

“Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳnthế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi. Không như vậy thì chỉ là kẻ lạm xen vào hàng ngũ Tăng sĩ, lời nói và việc làm trống rỗng, sơ suất, hưởng dụng một cách vô ích cúng phẩm của tín đồ”.

(Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêmtín thí).[9]

Xuất gia là để ra khỏi ba nhà: nhà thế tục, nhà phiền não, nhà tam giới, với hạnh nguyện “trên cầuPhật Đạo, dưới cứu độ chúng sanh”. Tỳ Kheo có ba nghĩa là Khất sĩ: hạnh xin ăn tu học (trừ ngã chấp),bố ma: làm cho ma binh khiếp sợ, phá ác: trừ phiền não nghiệp cấu, chánh hạnh, thanh tịnh. Công việc chính của Tỳ Kheo đâu phải là mong chờ việc tôn kính đâu mà thích với không thích?

“Như vậy là về phía Ni, chúng ta thấy họ được cái lợi lạc là có cơ hội rất quý báu được đặt ra trong mộttình trạng là làm thế nào để giải phóng bản ngã, lòng cống cao ngã mạn tự hào, tự đắc của mình. Như vậy là phần tích cực nằm ở phía họ. Vấn đề đặt ngược lại đó là thông qua lòng tôn kính của họ, chư Tăng được tôn kính có tăng cường lòng ngã mạn hay không? Cái đó quý thầy tự trả lời.”

Bởi vậy, đó là pháp tu tập cho hai bên cho “năng lễ” và “sở lễ”, mỗi người đều tự kiểm thúc, xem xéttâm và tu tập của mình hãy xem nó có “động” không, có chấp trước không? Đó là cơ hội cho hai bên cùng tu tập, cùng quán sát và cùng nhắc nhở cho nhau về bổn phận của mình trong tăng già.

“Bà lý luận như thế này đề cập đến bản chất Bát kỉnh pháp, nếu như chúng ta bỏ qua đối tượng gia nhập Ni đoàn lúc đó là một điều thiếu sót rất là lớn. Đối tượng gia nhập Tăng đoàn lúc đó là ai? Ma ha Ba xà Ba đề tức là hoàng hậu, kế đến là năm trăm bà hoàng Những người này được xem là đại diệncấp cao nhất về nữ giới ở trong sắc tộc Sát đế lợi và Bà la môn. Các vị Sát đế lợi nào cũng mang trong người họ hai dòng máu, hay nói cách khác là hai vai trò vị trí xã hội vị trí cầm cân lấy một quốc gia vàvị trí thuộc gia tộc Bà la môn, có thể phát sanh ra những thái độ kinh thường đối với những vị Tỳ kheovốn xuất thân từ giai cấp rất là thấp. Nếu như ngay từ đầu đức Phật không dạy mấy bà…

Cơ sở lý luận đó tưởng chừng như là rất vững chãi nhưng xem ra thì nó không có cơ sở, ở chỗ là đức Phật đã nói sa môn thích tử giống như trăm sông chỉ khác nhau cấu hình địa lý, khác nhau về lớn nhỏ hương vị và màu sắc khi tuôn ra biển cả rồi thì nó chỉ còn một chất liệu duy nhất là biển, bản chất của nó là vị mặn. Khi trở thành đệ tử của Như Lai Thế Tôn thì không ai còn tự xưng rằng tôi là sông Sát đế lợi, tôi là sông Bà la môn, tôi là sông này sông nọ nữa mà chỉ có sông Phật giáo, sông của giác ngộgiải thoát, không có con sông thứ hai. Điều quy đó đã được Tăng chúng chấp nhận ngay từ đầu và do đó không có lý gì mà bà Ma ha Ba xà ba đề và năm trăm bà hoàng khi đi tu để cống cao ngã mạn. Điểm thứ hai nữa là khi ta đọc vào các bản văn của Phật giáo Pali, chưa bao giờ có một đoạn nào nói rằng bà là người cống cao ngã mạn. Các bà hoàng kia là những người ngang tàng khinh bỉ người nam, chưa hề có. Như vậy cơ sở lý luận để làm dẹp bớt tâm ngã mạn có thích hợp hay không? Cơ sở lý luậnđó tưởng chừng như là rất vững chãi nhưng xem ra thì nó không có cơ sở”.

Tôi cảm thấy cơ sở lý luận của Thích Nhật Từ cũng thế thôi. Đành rằng là đức Phật luôn dạy mọi thành viên trong Tăng đoàn nên thương yêu, cư xử bình đẳng, thanh tịnh, hòa hợp, không phân biệt… nhưnggiáo đoàn của Ngài không phải tất cả đều là Thánh Tăng và không phải vừa gia nhập vào giáo đoànvậy là đã bỏ hết mọi nếp suy nghĩ trước kia. Nếu nói thế thì ngài Nan Đà xuất gia rồi còn nhớ vợ làm gì và khá nhiều Tỳ Kheo trêu chọc ngài Nan Đà là “người làm thuê” làm gì? Đề Bà Đạt Đa đâu có tranh hơn thua và tìm cách giết Phật? Số lượng Tỳ kheo theo Đề Bà Đạt Đa cũng không phải là ít. Còn có nhóm Lục Quần Tỳ Kheo gây bao nhiêu rối rắm cho Tăng đoàn nữa. Nếu thầy Nhật Từ đọc 2 đoạn sau:

ĐẠI ĐỨC SÀRÌPUTTA BỊ KHIỂN TRÁCH VÌ NHÓM HỌC TRÒ

“Theo Càtuma Sutta, tức kinh số 67 trong Majjhima Nikàya, thì có một lần đức Phật đã khéo léo khiển trách Trưởng lão Sàrìputta như sau:

"Lúc ấy có một số đông Tỳ-khưu mới nhập môn, là những đệ tử của hai Đại Đức Sàrìputta và Mahà Moggallàna. Lần đầu tiên họ kéo đến để xin ra mắt đức Phật, nhưng khi đến nơi lại chia ra làm nhiều nhóm nói lời nhảm nhí với những Tỳ-khưu đang ngụ trong tịnh xá Càtuma.

Nghe có sự ồn ào, đức Phật liền tập trung Tăng chúng để hỏi nguyên do. Ngài được biết đó là sự hỗn loạn bởi những vị Tỳ-khưu mới đến gây ra. Trong kinh không nói rõ là các vị Tỳ-khưu thăm viếng có mặt lúc Phật hỏi hay không. Nhưng chắc chắn là họ phải có mặt, vì đức Phật đã nghiêm khắc thốt ra những lời dạy như sau:

- Này các Tỳ-khưu! Các ông hãy đi ngay. Như Lai muốn các ông ra khỏi chỗ này lập tức. Các ông không thể đến gần một vị Phật bằng đức hạnh như vậy.
Bị quở phạt, có một số Tỳ-khưu kinh sợ bỏ đi, còn một số chỉ có mặt trong đám chứ không gây ra sựồn ào đuợc phép ở lại.

Sau đó đức Phật nói với Đại Đức Sàrìputta:

- Này Sàrìputta! Ông nghĩ như thế nào khi Như Lai đuổi nhóm Tỳ-khưu ấy?

- Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử nghĩ: "Đức Thế Tôn muốn giữ mãi sự trang nghiêm thanh tịnh trong lúc này". Do đó chúng đệ tử phải tôn trọng và vâng lời, rút lui một cách có trật tự.

Đức Phật dạy:

- Này Sàrìputta! Dừng lại! Đừng để cho những ý nghĩ như thế phát sanh trong ông nữa.

Và đức Phật quay sang Đại Đức Mahà Moggallàna cũng hỏi một câu tương tự.
Đại Đức Mahà Moggallàna trả lời:

- Bạch đức Thế Tôn! Khi đức Thế Tôn đuổi những vị Tỳ-khưu ấy đi, đệ tử nghĩ rằng: "Đức Thế Tôn vì muốn giữ lại sự trang nghiêm thanh tịnh để làm gương giải thoát cho tất cả nhân loại". Do đó đệ tử và đạo huynh Sàrìputta giờ đây phải trở về chăm lo Tăng chúng.

Đức Thế Tôn nói:

- Này Mahà Moggallàna! Đúng thế! Ông trả lời đúng đấy! Việc cần thiết hoặc là chính Như Lai, hoặc là Sàrìputta hoặc là Mahà Moggallàna phải đích thân khuyên giáo chúng Tăng”.

Và đoạn ĐẠI ĐỨC SÀRIPUTTA BỊ VU CÁO

“Có một lần đức Phật ngụ tại Kỳ Viên tịnh xá cùng với đông đảo chúng Tăng, Đại Đức Sàrìputta là nạn nhân của một sự kết tội sai lầm. Chuyện xảy ra như sau:
Lúc ấy là thời gian ra hạ, mùa mưa cũng vừa chấm dứt. Chư Tăng phương xa đến nhập tại Kỳ Viêntịnh xá đang lần lượt kiếu từ đức Phật và những vị Tôn túc để trở về.

Vì Tăng chúng quá đông nên khi tạm biệt nhau, Đại Đức Sàrìputta đã thành thật tuyên bố một câu: "Bần đạo chỉ quen nhớ những vị nào theo tên ám chỉ giới hạnh hơn là tên của gia đình đặt cho họ".

Trong số đó có một vị Tỳ-khưu, không ai biết tên gọi căn cứ theo giới hạnh của ông là gì hoặc tên củagia đình đặt cho ông ra sao. Nhưng vì ông hằng mong muốn Đại Đức Sàrìputta gọi ông bằng một cái tên ám chỉ ông là người Đức Hạnh, ít nhất cũng trong khi cáo từ nhau.

Tuy nhiên, giữa đám đông Tăng chúng, Đại Đức Trưởng lão đã không cho ông ta sự phân biệt này. Và vị Tỳ-khưu ấy đã trở nên bất mãn, ông bèn suy nghĩ: "Ngài không tiếp độ mình như tiếp độ những vị khác?".

Rồi ông ta có mặc cảm Đại Đức Sàrìputta đối xử bất công. Lúc ấy, nhân việc đức Trưởng lão đi ngang, chéo y của Ngài bị gió phất quét nhẹ lên mình ông, khiến ông càng bực tức hơn nữa. Ông liền đến gầnđức Phật phàn nàn:
- Bạch đức Thế Tôn! Chắc Đại Đức Sàrìputta đang hãnh diện mình là một Đại đệ tử nên đã đánh con một tát tay đến nỗi tai con gần như bị hỏng. Sau khi làm như vậy, Ngài đã không tỏ ra vẻ người hối lỗivới con mà còn bỏ đi không đếm xỉa gì đến con cả.”[10]

Thì thầy Nhật Từ sẽ thấy các Tỳ Kheo không hòa hợp với nhau như nước trong một dòng sông. Hơn thế nữa, mời thầy Nhật Từ đọc lại đoạn này: Hạ Thứ Mười - tại rừng Parileyyaka.

“Trong lúc Đức Phật ngự tại Kosambi, một vụ tranh luận xảy ra giữa hai nhóm tỳ khưu - một nhóm giỏi về Kinh và một nhóm giỏi về Luật - vì có một vị phạm nhằm một giới nhỏ có liên quan đến cách thứcsử dụng phòng vệ sinh. Những người ủng hộ cũng chia làm hai phe. Đức Phật bổn thân đứng ra giàn xếp cũng không xong. Hai bên đều tỏ ra có tánh gây gỗ, và niềm bất hòa ngấm ngầm tiếp diễn. Đức Phật suy nghĩ:

"Trong tình trạng hiện tại, đám đông người này cố tâm muốn lấn áp nhau, khiến cho những ngày an cư kiết hạ của ta trở nên bất ổn. Hơn nữa chúng Tăng ở đây không để ý đến lời dạy của ta. Hay là ta rời khỏi đám đông để ẩn dật trong rừng sâu".

Liền đó, không cho chư Tăng biết, Ngài một mình ra đi, đến khu rừng Parileyyaka, và nhập Hạ dưới gốc một cây sala (long thọ) tươi đẹp.

Theo tích chuyện được kể lại, trong thời gian này có một con voi và một con khỉ theo hầu cận và lo lắng mọi nhu cầu cho đức Phật.” [11]

Vậy thầy Nhật Từ có cảm thấy cái mớ lý thuyết suông: “Cơ sở lý luận đó tưởng chừng như là rất vững chãi nhưng xem ra thì nó không có cơ sở, ở chỗ là đức Phật đã nói sa môn thích tử giống như trăm sông chỉ khác nhau cấu hình địa lý, khác nhau về lớn nhỏ hương vị và màu sắc khi tuông ra biển cả rồi thì nó chỉ còn một chất liệu duy nhất là biển, bản chất của nó là vị mặn. Khi trở thành đệ tử của Như Lai Thế Tôn thì không ai còn tự xưng rằng tôi là sông Sát đế lợi, tôi là sông Bà la môn, tôi là sông này sông nọ nữa mà chỉ có sông Phật giáo, sông của giác ngộ giải thoát, không có con sông thứ hai. Điều quy đó đã được Tăng chúng chấp nhận ngay từ đầu…” là không phù hợp với thực tế xưa và nay củaTăng đoàn hay không? Đâu phải là đợi đến lúc chế ra giới luật là mới có vi phạm trong giáo đoàn, thật ra là có những biểu hiện không thanh tịnh hòa hợp của một số thành viên trong giáo đoàn, nhưng đức Phật chỉ dạy trực tiếp những người đó về các vấn đề đó, rồi mãi đến sau này khi hội đủ nhân duyêngiới bổn mới hình thành sau mà thôi. (PhapThoại.Net)


Phần 2

“Điểm thứ hai nữa là khi ta đọc vào các bản văn của Phật giáo Pali, chưa bao giờ có một đoạn nào nói rằng bà là người cống cao ngã mạn. Các bà hoàng kia là những người ngang tàng khinh bỉ người nam, chưa hề có. Như vậy cơ sở lý luận để làm dẹp bớt tâm ngã mạn có thích hợp hay không?”
Cái gì có thể bảo đảm rằng: trong số 500 mệnh phụ phu nhân thuộc dòng họ Thích ấy không có một ai có tâm ngã mạn hay tự hào về Dòng Họ Thích của mình? Hãy nên nhớ: Ma Ha Ba Xà Ba Đề là Dì Mẫu của đức Phật và Da Du Đà La là vợ của Thái Tử Tất Đạt Đa khi xưa. Cho dù Ma Ha Ba Xà Ba Đề vàDa Du Đà La có tâm bình đẳng hòa nhã thương yêu mọi người, nhưng nếu không được phân định hoặc làm minh bạch ngay từ đầu thì mặc cảm tự ty hoặc những quan hệ vốn dĩ đã có từ trước nơi các vị tăng sĩ xuất thân trong địa vị kém cỏi sẽ khiến cho các quan hệ cư xử lúng túng, phức tạp. Chẳng hạn khi gặp Dì Mẫu, Xa Nặc hoặc ngay cả Ngài A nan và rồi sau này đến khi La Hầu La thọ giới Tỳ Kheo sẽ phải xử sự như thế nào?

Hơn nữa trong thời nay, ví dụ một Thầy trụ trì mà có một người Mẹ ở cùng chùa, hoặc nếu có người vợ cũ của Thầy trụ trì ở cùng chùa thì tôi nghĩ thường xảy ra việc thế này: Tăng chúng trong chùa đó than phiền to nhỏ với nhau rằng: mấy bà ấy lộn xộn quá đi mất mà không dám nói sợ mất lòng Sư Phụ.Chúng ta còn nhớ vị Hòa thượng Cua mang mẹ về Chùa mà không giới thiệu đó là Mẹ mình một phần là để cho bà tinh tiến tu tập, một phần là để cho Tăng chúng được tự nhiên trong cách đối xử với bà.Bát Kính Pháp còn có giá trị thực hành cho những thế hệ về sau nữa.

“Trong khi đó là vô số Tỳ kheo ni trong lịch sử từ lúc đức Phật lập giáo đoàn cho đến bây giờ, đâu thuộc về cá tính cống cao ngã mạn đó. Tại sao họ phải chịu chung một thân phận đó là phải bị thế này thế kia v.v…”

Gì mà dữ vậy? Chốc nữa đây tôi sẽ phân tích việc thực hành Bát Kính Pháp rất có ích lợi cho việc tu tập của Ni giới chứ có gì mà phải than thân trách phận nhiều vậy?

“Bất lợi thứ nhứt là trước nhứt chúng ta giải phóng tính cách cưỡng ép hay áp đặt là rằng tác giả chính là Như Lai Thế Tôn. Bằng không mọi lý luận đi ngược lại với Bát kỉnh pháp đã làm cho vai trò và vị trícủa Như Lai Thế Tôn đã giảm thiểu rất là nhiều. Chúng ta là những người xuất gia, những Phật tử, những Sư cô đều là những đệ tử thuần thành của Như Lai Thế Tôn, bất quá họ có phản ứng nho nhỏ trong nhà là hết. Đối với các tôn giáo khác, nhất là các tôn giáo đang muốn thay thế vai trò lãnh đạotâm linh của đạo Phật ở châu Á, có cái nhìn hoàn toàn cá biệt.”

Một lần nữa tôi nhắc lại, chúng ta không cần lo việc giải phóng cho Như Lai Thế Tôn, chúng ta hãy lo việc giải phóng chính chúng ta ra ngoài sự vướng kẹt của ngôn ngữ do các Kỳ Kiết Tập Kinh Điển có để lại sai sót: “tam sao thất bổn”, và hãy giải phóng cái tù đọng trong tầm nhận thức chúng ta để đón nhận Bát Kính Pháp như Tăng Ni thời đức Phật đã từng đón nhận. Đạo Phật là đạo “nghịch lưu”, đi ngược lại dòng chảy thế gian. Trong kinh Kalama đức Phật dạy chúng ta tin tưởng và hành trì các pháp “khi nào các người tự mình biết rằng các pháp ấy là thiện, là tốt, được người có trí tán thán, các pháp này nếu được chấp nhận và thực hiện thì sẽ đem lại hạnh phúc và an lạc” chứ không phải là thực hànhcác pháp mà thế gian hoặc phong tục tập quán, hoặc các tôn giáo khác tán thán. Và nỗ lực của chúng ta hôm nay là nếu như trong sự suy nghiệm thẩm thấu nơi tự thân, chúng ta nhận ra được Bát Kính Pháp là thiện, là tốt, được người có trí tán thán, các pháp này nếu được chấp nhận và thực hiện thì sẽ đem lại hạnh phúc và an lạc thì tự nơi mỗi người sẽ hoan hỉ tín thọ phụng hành.

“Các linh mục trước năm 1975 đã từng viết sách so sánh những điểm giống và khác của đạo Phật và đạo của họ. Họ đã nêu ra một điểm mấu chốt đó là đạo Phật chà đạp nhân phẩm phụ nữ lớn nhấttrong lịch sử nhân loại chưa từng. Sự chà đạp đó được nêu ra hai sự kiện. Thứ nhất là thái tử Tu Đại Noa đã cúng dường không đốt nhang vợ của mình cho những ông Bà la môn và đó là một hình thái biến vào lầu xanh. Đó là các ông chồng Phật giáo đã biến vợ của mình trở thành những người phục vụlầu xanh, theo tính cách sống là làm vợ khắp người ta, chết thì phải chịu làm ma không chồng.

Hai lý luận đó là làm cho lý luận giới học đường trước năm 75 lúc bấy giờ choáng váng, bởi vì họ ngheđạo Phật là đạo bình đẳng, nhưng khi phân tích về sự bình đẳng, họ đưa những sự kiện này vô là chà đạp phụ nữ, mà nói theo ngôn ngữ của nhân quyền hiện đại đó là sự vi phạm nhân quyền nguy hiểm nhất. Bởi vì ở phương Tây, phụ nữ là số 1, đàn ông đứng sau con chó (24p:50s). Cho nên là các ngữ cảnh đó có thể là nó rất là nhạy cảm đối với vấn đề Ni và Tăng ở trong truyền thống Phật giáo.”

Về câu chuyện thái tử Tu Đại Noa đã cúng dường không đốt nhang vợ của mình: Các linh mục đó chắc là chưa đọc xong câu chuyện “Bố Thí Bất Nghịch Ý” và cũng không có tầm nhận thức sâu xa trongPhật giáo, họ chỉ nghe loáng thoáng rồi vội vã phê bình thế này thế nọ thì cũng không có gì là lạ, chỉ có thầy Nhật Từ không biết là đã đọc kỹ câu chuyện ấy chưa mà có vẻ đồng tình với lời chỉ trích của họ đối với ý nghĩa câu chuyện “Bố Thí Bất Nghịch Ý” thì đó mới là chuyện đáng nói!
Tôi còn nhớ khi nghe trực tiếp bài giảng của thầy Nhật Từ về hạnh bố thí cúng dường tại chùa Hải Đức– Florida (qua Paltalk), cũng có người hỏi về hạnh bố thí của Thái tử Tu Đại Noa, Thầy đã dõng dạctuyên bố là câu chuyện này do Bà La Môn ngoại đạo đưa vào để phá đạo Phật và “chúng ta” hãy mạnh dạn gạt bỏ những câu chuyện như vậy để giữ sự trong sáng hợp tình hợp lý, hợp nhân bản củaPhật giáo (lời văn đại để là thế).

Thế nhưng, nhân tiện đây tôi chép lại cho thầy Nhật Từ hai đoạn văn trong câu chuyện ấy để Thầy đọc lại xem sao:

“Đông cung vào từ tạ Công chúa Mạn Trà và nói rằng: "Vì tôi bố thí thái quá, đã vét sạch kho tàng lại còn cho kẻ nghịch tượng bạch kỳ tài, nên Hoàng phụ và triều đình đày tôi 12 năm lên núi Đàn Đặc".

Bà Mạn Trà nói: "Muốn nước thạnh nhà an, tôi xin cầu chúc Đức Thánh hoàng, các thượng quan cùng quân nhân lớn nhỏ trong nước, thảy đều được giàu sang, an vui vĩnh viễn. Còn tôi thì nguyện theo cùng Thái tử vào chốn thâm sơn mà tu hành pháp Bát nhã".

Đông cung nói: "Người nam tử ở núi non hiểm địa còn khó giữ được bình tĩnh với cọp hùm cùng các loài thú dữ khác; Vương phi đã quen thanh nhàn, làm sao chịu nổi với cảnh khó khăn và đời vô vị.Công chúa ở thì đài các nguy nga, mặc ròng tơ lụa, nghỉ toàn nệm gối, ăn uống tinh đồ mỹ vị; còn trên sơn lâm, nghỉ toàn màn trời chiếu đất, nệm gối bằng cỏ rơm, thức ăn toàn là hoa quả. Lại thêm mưa, gió, sấm sét, sương, tuyết làm cho vỡ mặt kinh tâm. Khi lạnh thì lạnh thấu xương, khi nóng thì nóng phỏng trán. Nơi cây cối không bề nương dựa, dưới đất thì cỏ gai, đá sỏi cùng loài sâu bọ độc địa, làm sao Vương phi lại chịu nổi cảnh Khổ ấy?"

Bà Mạn Trà đáp: "Nếu thiếp xa cách Hoàng tử thì cần gì nệm thúy gối loan, sơn hào hải vị. Hôm nay đứng trước hoàn cảnh này thì lẽ đương nhiên chàng đâu thiếp đó cho trọn đạo vợ chồng. Nước lấy cờ làm biểu hiệu, khói thì có lửa, vợ thì có chồng. Thiếp chỉ biết gởi thân cho lang quân, mặc dầu mưa tối nắng chiều. Thiếp tưởng: lang quân chẳng khác chi thần thức của thiếp, nếu thần thức xa lìa thì thân kia tan rã. Vả lại lúc lang quân lập đàn bố thí, thiếp cũng dự vào, khi lang quân lìa quê hương nếu có người đến xin thọ thí, Thiếp biết nói làm sao với họ? Lúc thiếp nghe ai khẩn cầu với thí chủ, thiếp quácảm động có thể chết đặng vậy".

Đông cung nói: "Tôi mở đường bố thí, không từ chối một ai, nếu có người đến xin hai con, tôi rất hoan hỷ nhận lời. Khi ấy Công chúa không vui lòng hưởng ứng, có phải làm rối loạn tâm từ thiện của tôi không? Tốt hơn là Công chúa đừng theo tôi làm chi".

Mạn Trà đáp: "Hoàng tử chớ có lo xa, tôi xin tán thành mọi việc phước thiện. Lang quân ôi! "Trong trời đất không còn ai nhân đức hơn lang quân!"
Đông cung nói: "Nếu quả Vương Phi đồng tình thì không gì quý hóa bằng!".

Chúng ta chưa nói đến việc Thái tử là một Thiên tử thứ hai, mọi thứ trong giang san kể cả vợ con cũng là vật sở hữu của Thái tử theo quan niệm của phong kiến – vua quan thời đó và chính vì vậy mà khi Vua băng hà các bà Hoàng và cung phi tình nguyện thiêu chung để theo hầu hạ nhà vua. Ở đây chúng ta chỉ bàn quyết định của hai người:

Thái Tử khuyên vợ mình là Mạn Trà ở lại nuôi con tại Hoàng Thành và một mình Thái tử chịu đi đày thôi nhưng Mạn Trà xin đi theo. Lúc ấy Thái tử đã nghĩ ngay đến hạnh bố thì những người thân có thể xảy ra trên đường đi thì Mạn Trà chấp nhận. Vậy thì việc này là do hai người đã bàn thảo, thỏa thuận, đồng tình trước chứ có ai ép uổng ai đâu mà “đưa những sự kiện này vô là chà đạp phụ nữ, mà nói theo ngôn ngữ của nhân quyền hiện đại đó là sự vi phạm nhân quyền nguy hiểm nhất.”

Hạnh Bố Thí Ba La Mật là một trong Lục Độ Ba La Mật – pháp tu của Bồ tát. Trong Túc Sanh truyện (Jataka) chúng ta đã học qua tấm gương tu Bồ Tát Hạnh của Ngài đến chỗ viên mãn. Sinh vào trong thời ấy, đặc biệt Ngài lại là Thái tử nữa nên quan niệm của xã hội cho là: vợ của Ngài, con của Ngài.Chúng ta ngày nay có xem vợ con là vật sở hữu hay không đó là việc của chúng ta nhưng lúc đó quan niệm và cả luật pháp của xã hội quy định là thế. Vì tu tập để thấy không còn “Ta” và “Của ta” thì Ngàiphát nguyện bố thí bất nghịch ý như vậy. Trong tình cảm, Ngài đã cân nhắc, sắp xếp để vợ con được êm ấm rồi, thế nhưng, vợ của Ngài muốn san sẻ nỗi khó khăn cuộc sống và muốn tán trợ công hạnhbố thí bất nghịch ý của Ngài thì phải để cho Vương phi Mạn Trà toại nguyện và cùng tu theo hạnh của chồng mình chứ? Như vậy chính là đề cao phụ nữ đó chứ? - không riêng gì đàn ông có hạnh tu tậpcao vòi vọi mà phụ nữ cũng có hạnh ấy, cũng thực hành được hạnh ấy. Như thế là bình đẳng nam nữbậc cao đó: bình đẳng trong nhận thức, chí nguyện và thực hành tu tập các hạnh khó tu.

Đoạn thư hai này nói việc bố thí vợ:

Đông cung nói: "Công chúa hãy nguôi lòng. Phu nhân hãy nhớ lại việc xưa, hồi thuở Phật Đề Hòa Kiệt La ra đời. Lúc đó tôi là một người Bà La Môn, tên là Ba Sô Vệ, còn Công tước phu nhân là con gái Bà La Môn tên là Tu La Đà, Công chúa cầm bảy liên hoa, còn tôi thì nắm trong tay 100 bạc. Tôi mua năm bông sen của Công chúa đặng cúng dường Phật, còn Vương phi thì đem thêm hai bông khác cho tôi dâng cúng Phật. Phu nhân lại lập nguyện như vậy: "Tôi nguyện cầu sao trong những kiếp vị lai tôi cứ được làm vợ chàng, dầu lịch sự, dầu xấu xa tôi không hề xa chàng".

Tôi có nói với Công chúa rằng: "Nếu nàng muốn làm vợ tôi thì phải tuân theo chánh ý tôi, tôi sẽ đem hết tâm lực hành pháp bố thí, không hề thối chuyển cùng trái ý một ai. Trừ cha mẹ tôi, ai xin vật chi tôi đều hoan hỷ. Công chúa ưng chịu bằng lòng. Nay tôi cho hai con, Vương phi lại làm rối loạn đến mốitừ tâm của tôi".

Nghe Đông cung nói, bà liền tỉnh ngộ; bà nhớ lại trong kiếp quá khứ kia, bà có hứa hẹn và nhận các việc bố thí của Thái tử.

Đế Thích thấy Thái tử hành pháp bố thí Ba La Mật Đa, cố ý thử lòng Thái tử. Ngài hóa thân làm ngườiBà La Môn xấu xa và cũng dị tướng như người trước, đến trước mặt Thái tử và thốt rằng. "Đông cung ơi! Tôi hằng nghe Đông cung rất hoan hỷ làm các việc phước thiện và không hề từ chối việc chi. Vậy tôi đến đây xin bà Vương nữ, vợ của Đông cung".

Hoàng tử đáp: "Công chúa là người của Ngài".

Nhiều đời nhiều kiếp của Da Du Đà La đã phát nguyện theo làm vợ cho các tiền kiếp của Thái Tử Tất Đạt Đa và ủng hộ hết mình cho các hạnh nguyện tu tập Bồ tát của Ngài. Hai người như thế thật là hy hữu và nhờ vậy mà Ngài trở thành Phật Thích Ca, và hôm nay Da Du Đà La đang xin xuất gia để tu dần thành Phật. Vậy mới nói là Đạo Phật nghịch lưu, tại sao chúng ta phải buộc các vị Bồ tát suy nghĩhành động giống như chúng ta, chúng ta mới chịu? Nhân quyền ở chỗ nào? Mọi người đều tự do suy nghĩ và hành động miến là hành động đó có ích lợi cho xã hội mà. Bên cạnh vĩ nhân là một vĩ nhân,chúng ta có thể nói cả Tất Đạt Đa và Da Du Đà La đã cùng tu hạnh Bồ tát nhiều đời nhiều kiếp và như vậy đã nâng giá trị phụ nữ lên cao tuyệt vượt khỏi cái nữ nhi thường tình.

“Đối với chúng ta có thể không là gì cả, nhưng mà đối với họ chúng ta không thể cấm họ có cái nhìn khác với chúng ta được. Cho nên chúng ta cứ thử đặt những vấn đề đó trong bối cảnh của toàn cầu hóa thì nó khác đi nhiều lắm. Nếu đức Phật là tác giả của Bát kỉnh pháp thì ta thấy có hai vấn đề đặt raliên hệ với lý luận 1 và lý luận 2 của Anan trong cuộc đối đáp với đức Phật. Đó là tính cách từ bi và tuệ giác của đức Phật không còn nữa. Thứ nhất là đức Phật đã không thương tưởng di mẫu của mình và đã có những biểu hiện rất là mâu thuẫn với những gì mà mình đã chủ trương về lòng hiếu thảo. Dĩ nhiên là có nhiều bài kinh nói về công đức của xuất gia, là ngài cho rằng hiếu thảo lớn nhất là trở thànhngười đi tu, báo hiếu lớn nhất là báo hiếu về phương diện tinh thần, nhưng lần này mẹ của ngài muốntrở về đời sống tinh thần là đời sống tâm linh cao nhất, ngài không chấp nhận thì như vậy học thuyếtđó có mâu thuẫn hay không? Di nhiên theo cái cơ chế này, hoàn toàn mâu thuẫn. Và do đó lòng từ bi, sự hiếu thảo có thể bị lung lay, không đảm bảo được 100%.”

Về lòng hiếu thảo và tại sao đức Phật cân nhắc chưa quyết định cho Dì Mẫu và 500 Mệnh Phụ Phu Nhân dòng họ Thích vào giáo đoàn ngay, tôi đã phân tích ở trên.

Về Từ Bi và Hiếu Thảo: Lo cho Cha Mẹ biết quy y Tam Bảo, biết phân biệt tà pháp, chánh pháp, tu tậpđể chứng các Thánh quả cho đến quả A Na Hàm, như thế là Đại Hiếu còn việc có giúp cho cha mẹxuất gia được hay không là tùy duyên chứ không quá câu nệ hay khiên cưỡng. Lo giúp cho cha mẹvẹn toàn phần tự độ thoát luân hồi sanh tử là quá lý tưởng rồi chứ còn gì nữa, thử hỏi mấy ai làm được như vậy? Đối tượng quan tâm của đức Phật không chỉ có Dì Mẫu và những người thân mà là Pháp và Tăng (Chánh Pháp và Giáo Đoàn) và rộng hơn nữa là khắp pháp giới chúng sanh vì trong vòng luân hồi sanh tử mênh mang vô tận này tất cả chúng sanh là cha mẹ, trong kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu ân, Phật lạy xương khô để hiển thị nghĩa ấy. Làm sao để Tăng đoàn vững mạnh và chánh pháp cửu trụ làlợi lạc hết thảy hữu tình và là báo hiếu cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Do đó, nếu như việc Dì Mẫu và 500 thể nữ thuộc họ Thích xuất gia mà lại ảnh hưởng đến hạnh nguyện độ tận chúng sanh thì đành phải bỏ số ít mà chọn số nhiều thôi. Dù nói bỏ mà không bỏ vì ít nhất nếu ở tại gia mà tu tập đúngpháp tự bản thân họ cũng ra khỏi luân hồi sanh tử rồi.

“Thứ hai nữa là khi đức Phật cho phép Ni giới vào trong thì ngài cho một cách bất đắc dĩ qua 6 lầnthỉnh cầu; 3 lần của di mẫu, 3 lần của ngài Anan. (26p:15s) Một người có lòng từ bi thật sự là khôngcần phải năn nỉ, cơ chế của năn nỉ là cơ chế của ô dù trù dập. Ai có o bế mình, khen tặng mình thì mình nâng đỡ, còn bằng không thì mình đì đọt chết luôn. Cơ chế đó là cơ chế của các thần linh tôn giáo ngoại đạo, chứ không phải là cơ chế của lòng từ bi đạo Phật.”

Không biết thầy Nhật Từ đã nghe qua cái khái niệm “phương tiện thị hiện hiển bày” chưa? Bây giờ tôi nêu vài câu hỏi tương tự như câu hỏi này của Thầy:

1/ Nếu vì lòng từ bi Phật hãy tự đi tìm chúng sanh mà cứu chứ sao đợi chúng sanh phải xưng niệmdanh hiệu và lễ bái quý Ngài rồi mới đến với chúng sanh?

2/ Phẩm 'Như Lai Thọ Lượng' - Thứ Mười Sáu trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có ghi rằng: “Nhưng, thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghin muôn ức na-do-tha kiếp”, vậy thì đã thành Phật rồi sao lại phải làm Bồ tát Hộ Minh, sao lại phải đản sinh xuống thành Ca Tỳ La Vệ làm Thái Tử Tất Đạt Đa rồi xuất gia, tu hành chứng Đạo cái gì nữa?

3/ Tại sao sau lúc thành Đạo, đức Phật do dự không muốn đi giáo hóa chúng sanh ("Như Lai đã khó khăn lắm mới chứng ngộ được "Giáo Pháp". Không cần phải phổ biến "Giáo Pháp" ngay lúc này. Người còn mang nặng tham ái và sân hận không dễ gì thấu triệt. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, không thấy được Giáo Pháp, vì lòng tham ái bao phủ như đám mây mờ đen nghịt, vì Giáo Pháp đi ngược dòng với tham ái. Giáo Pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và rất tế nhị". Nghĩ như vậy,Đức Phật chưa quyết định truyền bá Giáo Pháp) phải đợi Phạm Thiên Sahampati đến cung thỉnh đức Phật ("Bạch hóa Đức Thế Tôn, cầu xin Đức Thế Tôn truyền dạy Giáo Pháp! Cầu xin Đấng Trọn Lànhtruyền bá Giáo Pháp! Có những chúng sanh bị ít nhiều cát bụi vướng trong mắt, nếu không nghe đượcGiáo Pháp sẽ phải trầm luân sa đọa. Nhưng cũng có người sẽ chứng ngộ chân lý" [12]), “lẽ nào Phạm Thiên lại từ bi và Tuệ giác hơn Đức Phật?”

4/ Tại sao Đức Phật không tự ý quyết định việc kéo dài thọ mạng để tiếp tục hóa độ chúng sanh thêm một kiếp sống nữa hoặc là nói ra cho rõ ràng để ngài A Nan hiểu và ngài A Nan sẽ theo đó mà thỉnh Phật trụ thế, đức Phật chỉ gợi ý không rõ ràng lắm bởi vậy ngài A nan mới không kịp hiểu để thỉnh cầurồi trong kỳ kiết tập lần I lại bị ngài Ca Diếp hạch tội là không thỉnh Phật trụ thế? Đức Phật đã không muốn kéo dài thọ mạng hóa độ chúng sanh thì cứ nhập Niết bàn sao còn “để tai họa và tiếng đời” lại cho ngài A nan mà làm gì?

Ở đây chúng ta không có nhiều thời gian để bàn hết về các câu chuyện “thị hiện” tương tự, tôi chỉ nêutóm tắt vài ý để trả lời cho 4 câu hỏi trên rồi sẽ quay lại với “6 lần thỉnh cầu; 3 lần của di mẫu, 3 lần của ngài Anan.”

Về câu hỏi 1: Phật lúc nào cũng thương chúng sanh như mẹ thương con nhưng nếu chúng sanhngoảnh mặt quay lưng không đoái tưởng gì đến Phật và không có duyên với Phật thì Phật cũng không thể độ được, thật là: “vô duyên đối diện bất tương phùng”. Niệm Phật, tưởng Phật và nhờ Phật giúp cho là thiết lập duyên đến với đức Phật và sẽ có cảm ứng hai chiều. Đây là sự tương tác của 2 bên,chúng sanh phải làm sao để cảm ứng làn sóng “vô duyên từ” của chư Phật và đây là “Đạo cảm thôngkhông thể nghĩ bàn”. Ví dụ, Hoàng hậu Vi Đề Hy ở trong ngục niệm tưởng đến Phật, lạy Phật cầu Phật thì Phật mới đến và sự xuất hiện mới có ý nghĩa. Có bày tỏ thành tâm và sẵn lòng mong đợi, tin tưởngthì sự gặp gỡ với đối tượng mới có giá trị giải hóa mọi khó khăn.

Về câu hỏi 2: Đức Phật vừa là đức Phật tôn giáo vừa là đức Phật lịch sử. Theo liễu nghĩa thì: nói có việc đản sanh, xuất gia, thành đạo và nhập niết bàn của chư Phật chỉ là phương tiện nói. Thật ra PhậtThích Ca đã thành Phật từ lâu và cũng chẳng lúc nào rời xa chúng sanh để nhập niết bàn bao giờ. Vấn đề là khi nào chúng sanh đủ duyên thì Ngài thị hiện và không đủ duyên thì không hiện bày ra nữa. Đức Phật có lục thông, mười lực vô ngại như vậy Ngài muốn thị hiện vào thế giới này lúc nào chẳng được?Thị hiện vào thế gian là nhằm để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” để chỉ bày con đường vàchân lý cao thượng.

Vậy toàn bộ cuộc đời của Ngài từ khi đản sanh ở Vườn Lâm Tỳ Ni cho đến khi nhập diệt ở tại RừngCâu Thi Na chỉ là một cuộc thị hiện, hiển bày. Như vậy, ngay cả việc lập Bát Kính Pháp cũng chỉ là thị hiện. Đức Phật với Tuệ giác và thần thông sẽ biết nếu từ chối lần 1 và lần 2 thì Dì Mẫu sẽ cầu xin lần 3 chứ không thối chí và nếu từ chối Dì Mẫu lần 3, Dì Mẫu cũng sẽ tìm cách đến bên Phật và bày tỏ sựkiên quyết hơn. Đức Phật có Tha Tâm thông, Túc Mạng thông, Thần Túc thông,… trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật có thể thọ ký trước ai tu bao nhiêu kiếp nữa thì sẽ thành Phật và cõi nước ở đâu, vậy thìtrong trường hợp này tại sao đức Phật lại không thấy trước là sau khi vua Tịnh Phạn băng hà thì Dì Mẫu sẽ kiên quyết xin xuất gia và kéo theo nhiều người khác nữa đi xuất gia? Vua Tịnh Phạn vì bận lo việc nước không thể xuất gia, còn Dì Mẫu và Gia Du Đà La ở lại Hoàng Thành cũng là nhằm giúp cho Vua Tịnh Phạn an tâm trị quốc thôi. Một khi vị vua trẻ mới lên kế thế thì sự hiện diện của Dì Mẫu, Gia Du Đà La,… không còn thật sự ý nghĩa như đối với vua Tịnh Phạn nữa thì hiển nhiên là Dì Mẫu, Gia Du Đà La sẽ kiên quyết xin xuất gia. Vì các lẽ: vì đã có học Phật Pháp, thấm ý nghĩa vô thường như thầy Nhật Từ nói, hiểu rõ ý nghĩa cao quý của việc xuất gia mà đức Phật cũng như bao Hoàng tử khác đang sống, vì tình cảm nên cũng muốn gần gũi và tìm nguồn an ủi nơi các vị Hoàng Tử đáng yêu một thời chung sống ngày xưa, muốn đi tu để tự thân thâm nhập hiểu được tâm hạnh của các “Ông Hoàng này” nhiều hơn và noi theo chí nguyện: tự độ, độ tha, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn để mình và tất cả chúng sanh cùng ra ngoài luân hồi sanh tử…

Nghĩa là một khi mà ý tưởng xuất gia đã có manh nha trong tâm tưởng của Dì Mẫu, Gia Du Đà La,… thì hai vị này sẽ kiên quyết thực hiện ý định khi nhân duyên thuận tiện chứ không bỏ dở ý tưởng hay bỏ cuộc. Và lần này ở tại Vesali, nếu đức Phật không cho, Dì Mẫu, Gia Du Đà La, và các mệnh phụ phu nhân sẽ ở lại ngoài cổng Tịnh Xá, thiền quán, nhịn ăn nhịn uống cho đến chết mới thôi, để ít nhất thìkiếp sau nguyện tái sanh làm thân nam và kịp thời được Như Lai Thế Tôn cho xuất gia trước khi ngàinhập Niết bàn, hay là dù thần thức có đi vào cảnh giới nào, họ tin là Như Lai Thế Tôn cũng không bỏ rơi họ. Vậy thì Như Lai Thế Tôn có từ chối lời thỉnh cầu của họ 3 hay 6 lần cũng là thị hiện từ chối mà thôi và Như Lai đã tự có quyết định nơi mình trước: Khi nào hiển bày cho họ đủ hiểu việc xuất gia là việc rất khó khăn và ở nơi họ cũng bày tỏ được sự tha thiết, thành tâm vượt qua tất cả và xứng đáng để vào giáo đoàn tịnh hạnh – lúc ấy ta khai mở cửa cho quý vị nữ giới vào giáo đoàn cũng chưa muộn màng gì.

Chúng ta có thể mượn vài việc thế gian tương tự để làm ví dụ cho dế hiểu hơn việc thị hiện này: Ví dụ Khổng Minh cố tình nói khích cho Trương Phi biết là Trương Phi hữu dõng vô mưu rồi trong một trận chiến nọ, Khổng Minh bày trận mà bỏ sót (cố ý chừa trống) một vị trí chiến lược. Trương Phi tự ý điền vào chỗ trống đó và quyết tâm cho Khổng Minh lần này sáng mắt ra và sám hối về câu nói: “TrươngPhi hữu dõng vô mưu” hôm trước. Nhưng cái tài của Khổng Minh là biết khích tướng và cố ý khiến cho Trương Phi đem hết sức mình trong vị trí chiến lược đó và sau chiến trận thì Trương Phi cũng nhận rađiều này và thấy cái Trí của mình như hạt sỏi bên ngọn Thái Sơn - Khổng Minh, mình tự lọt vào cái thế cài sẵn của Khổng Minh, bị Khổng Minh điều động mà cho là hay là giỏi,…

Hoặc cũng giống như là cha mẹ và người anh sắp đi hành hương phương xa, người cha nói là sẽ để lại cô con gái ở nhà, thực ra trong tâm người cha đã có quyết định là đến giờ phút cuối cùng thì cũng sẽ mang cô gái đó đi thôi nhưng ban đầu thì làm ra vẻ là muốn để con gái ở nhà vậy. Cô con gái một mực xin tháp tòng chuyến đi với cha mẹ và anh trai, người cha năm hồi bảy lượt từ chối bởi vì người cha biết cô con gái sẽ không từ bỏ ý định mà càng từ chối cô ta sẽ càng quyết tâm nhiều hơn. Rồi thì người anh trai cũng thương em gái mà đứng ra tiếp sức xin thêm cho em gái của mình nhiều lần nữa. Người cha thấy thế là tốt vì sau này trên dặm trình người con gái đã biết trước sẽ rất khó khăn. Thân gái dặm trường mà đã quyết tâm rồi thì “đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi, e sông” (Nguyễn Thái Học) và lúc đã dấn thân không nệ hà hiểm nguy khó nhọc nữa thì sẽ “mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Hơn nữa hai anh em sẽ đoàn kết gắn bó nhau trong dặm trình, ngay cả những lúc không có cha mẹ ở trước mặt họ, bởi lẽ người anh đã đứng ra xin thêm cho người em thì người anh tự có một phần trách nhiệm trong chuyến đi này của người em, và dù khó khăn cho mấy thì hai anh em khuyên nhắc với nhau: đúng là trước kia cha đã nói trước nhưng anh và em năn nỉ hết lời cha mới cho đi, vậy hai anh em mình phải rán dìu dắt nhau đicho đến đích mới thôi…

3/ Tại sao sau lúc thành Đạo, Đức Phật do dự không muốn đi giáo hóa chúng sanh phải đợi Phạm Thiên Sahampati đến cung thỉnh Đức Phật, lẽ nào Phạm Thiên lại từ bi và Tuệ giác hơn Đức Phật?

Chúng ta đã bàn qua về cái lý tương tác hai chiều cảm ứng lẫn nhau. Hơn nữa chánh Pháp là quý giávô biên hơn tất cả mọi trân bảo ở thế gian này. Chuyện “chọn mặt gửi vàng” là chuyện tất yếu xảy ra. Không thể mang một của quý hiếm giao cho người không biết giá trị của nó để rồi đánh mất của quýđó một cách hoang phí. Chúng ta có biết việc Lưu Bị “tam cố thảo lư” để thỉnh cầu Khổng Minh về giúp nghiệp Hán như thế nào rồi và biết bao chuyện tương tự xảy ra như vậy trong Lễ Cầu Hiền Sĩ. Chúng ta thường nghe “hữu cầu hữu ứng”, “hữu cầu hữu đáo, bất thỉnh bất lai”,… Trong lễ nghĩa Nho gia cũng có: “Lễ Bái Sư” hoặc “Lễ Kiến Sư”, trong truyền thống Phật giáo có “tác bạch cung thỉnh Pháp Sư đăng tòa thuyết pháp”, Phạm Thiên hay biết đức Phật là một vị Phật và có chánh Pháp vi diệu, Phạm Thiênlà nhân vật đại diện cho chúng sanh trong tam giới đôi ba phen thỉnh cầu như thế mới bày tỏ lòng cần cầu học đạo giải thoát của chúng sanh. Ai có lòng tha thiết muốn lắng nghe, tha thiết học hỏi và phát nguyện vâng hành thì mới là người xứng đáng thọ lãnh giáo Pháp.

Cũng thế, hôm nay Dì Mẫu và Ngài A Nan khẩn thiết cầu xin như thế mới thể nghiệm được cái quý giá của việc xuất gia và nữ giới cũng đã sẵn sàng chuẩn bị tâm lý để vượt qua mọi khó khăn trong hành trình xuất gia tu học. Chúng ta nên nhớ đức Phật là người đầu tiên cho nữ giới gia nhập vào một giáo đoàn tôn giáo trong khi xã hội còn rất nhiều thành kiến không tốt đối với nữ giới và cả các tôn giáokhác cũng vậy. Nếu như Ni giới vào tu mà xảy ra chuyện gì các người thế tục hoặc các tôn giáo khác sẽ bĩu môi nói: Humm, đó, ông Cù Đàm, làm hay làm giỏi, giải phóng - đổi đời phụ nữ hả, thật là người làm liều và không nhìn xa thấy rộng, chúng ta đã biết trước như thế rồi mà, có đâu mà bồng bộc xốc nổi, ảo tưởng, háo danh như ông Cù Đàm để bây giờ lỡ khóc lỡ cười, Thầy trò chết chùm lẫn nhau,…

Về câu hỏi 4: (Tại sao Đức Phật không tự ý quyết định việc kéo dài thọ mạng để tiếp tục hóa độ chúng sanh thêm một kiếp sống nữa hoặc là nói ra cho rõ ràng để Ngài A Nan hiểu và Ngài A Nan sẽ theo đó mà thính Phật trụ thế, Đức Phật chỉ gợi ý không rõ ràng lắm bởi vậy Ngài A nan mới không kịp hiểu đểthỉnh cầu rồi trong kỳ kiết tập lần I lại bị Ngài Ca Diếp hạch tội là không thỉnh Phật trụ thế? Đức Phậtđã không muốn kéo dài thọ mạng hóa độ chúng sanh thì cứ nhập Niết bàn sao còn “ để tai họa và tiếng đời” lại cho Ngài A nan mà làm gì?)

Lẽ dĩ nhiên là đức Phật có thể kéo dài mạng sống cho báo thân hiện tại của Ngài. Vấn đề ở chỗ là có nên làm hay không? Trong phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa, đức Phật đã chỉ rõ về việcnhập Niết bàn của Phật là như thế nào. Ví như một vị lương y đại tài bào chế được nhiều phương thuốc rất công hiệu để chữa trị bệnh cho khắp thiên hạ. Các con của vị thần y này ỷ lại cha mình là Thầy thuốc giỏi nên dù họ có bệnh mà vẫn nhởn nhơ không quan tâm đến bệnh tình lại còn lơ là, quên tới quên lui, hoặc làm biếng uống các toa thuốc do cha bắt mạch ra toa nữa.

“Người cha nghĩ rằng: "Người con này đáng thương, bị trúng độc, tâm đều điên-đảo, dầu thấy ta về, mừng cầu xin cứu lành, nhưng thuốc tốt như thế, mà chẳng chịu uống, nay ta bày chước phương-tiện, khiến chúng uống thuốc này".

Nghĩ thế rồi liền bảo rằng: "Các con phải biết, ta nay già suy, giờ chết đã đến, thuốc "lương-dược" tốt này nay để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo không lành". Bảo thế, rồi lạì đến nước khác, sai sứ về nói: "Cha các ngươi đã chết".

Bãy giờ, các con nghe cha chết, lòng rất sầu khổ mà nghĩ rằng: "Nếu cha ta còn, thương xót chúng ta,có thể được cứu hộ, hôm nay bỏ ta xa chết ở nước khác". Tự nghĩ mình nay côi cút, không có chổ cậy nhờ, lòng thường bi-cảm, tâm bèn tỉnh ngộ biết thuốc này, sắc hương vị ngon, liền lấy uống đó, bệnh độc đều lành. Người cha nghe các con đều đã lành mạnh, liền trở về cho các con đều thấy.

Các Thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Vả có người nào có thể nói ông lương y đó mắc tội hư-dối chăng?

- Thưa Thế-Tôn, không thể được!

Phật nói: "Ta cũng như thế, từ khi thành Phật đến nay đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, vì chúng sinh dùng sức phương-tiện nói: "sẽ diệt độ", cũng không ai có thể đúngnhư pháp mà nói ta có lỗi hư dối.”[13]

Vậy thì khi đức Phật xét thấy nhân duyên diệt độ và nhập niết bàn đã đến, những gì cần nói, dạy, truyền trao, Ngài đã nói, dạy và truyền trao xong và rõ ràng trong Kinh Di Giáo, lúc Phật hỏi có ai còn điều gì nghi ngờ nới Pháp và Luật của Ngài nữa không, cả hội chúng đều im lặng vì mọi điều Ngài dạy như vậy là đủ và sáng tỏ quá rồi. Thế nên dù Ngài có ở thêm thế gian này cũng không làm gì hơn được nữa, ngược lại còn khiến một số đệ tử ỷ lại mà giãi đãi không lo tu nữa là khác. Ví dụ như trường hợp ngài A Nan, sống làm thị giả bên Phật bao năm tháng và chính trong kinh Lăng Nghiêm cũng đã cho thấy Ngài chưa hành trì sâu sắc giáo Pháp Phật dạy nên khi Phật vừa nhập diệt ở Kỳ Kiết TậpKinh Điển lần I, Ngài Ca Diếp ép buộc Ngài A Nan phải đắc quả A La Hán mới vào Động Thất Diệp mà trùng tuyên giáo pháp. Ngài than thở là vắng Như Lai Thế Tôn Ngài bị bơ vơ và hất hủi, nhưng chính nhờ thế mà Ngài đắc Đạo quả A La Hán ngay vào đêm ở ngoài Động Thất Diệp ấy.

Nhưng nếu Phật ra đi đột ngột thì chúng sanh sẽ thắc mắc 2 lẽ : 1/ Ngài không đủ năng lực kéo dài thọ mạng sao? 2/ Nếu có năng lực đó thì tại sao Ngài không vì từ bi mà trụ thế thêm để làm chỗ nương tựa cho Phật tử và chúng sanh?

Đức Phật giải quyết 2 thắc mắc đó bằng cách đợi đến lúc nào ngài A Nan bị mỏi mệt, mê mờ, lơ đãng thế nào đó (kinh sách chép là: lúc ấy tâm của Đại Đức Ananda bị Ma Vương ám ảnh) đức Phật nói rằng:
"Người nào đã trau dồi, phát triển thật lão luyện, chắc chắn nắm vững, chứng nghiệm, thực hành vàthuần thục điêu luyện bốn Phương Tiện để Thành Tựu (Tứ Thần Túc, Iddhipada) có thể, nếu người ấy muốn, sống thêm được một kiếp sống (kappa) hay có thể hơn chút ít (kappavasesam). Này Ananda,Như Lai đã trau dồi, phát triển, đã chắc chắn nắm vững và chứng nghiệm, thực hành và thuần thụcđiêu luyện Tứ Thần Túc. Nếu muốn, Như Lai có thể sống thêm một kiếp sống hay hơn chút ít."[14]

Vì Ngài A Nan đang bị “Ma Vương ám ảnh” nên có nghe loáng thoáng mà không để ý và không thỉnh cầu Phật kéo dài thọ mạng. Vậy là sau đó Phật thông báo là chuẩn bị nhập Niết bàn.

Như vậy thì ngài A nan sẽ bị hạch hỏi và kết tội về sau này, nhưng Như Lai vẫn biết là ngài A nan chịu được, ngài A nan sẽ tu hành chứng quả và hoằng hóa độ sanh lâu dài chứ không ảnh hưởng gì nhiều.Thị hiện như thế để những người sơ cơ và những người không biết đạo sẽ hiểu rằng: Như Lai vẫn cóthần lực có thể duy trì thọ mạng, vẫn có lòng từ bi muốn tiếp tục ở lại độ sanh, nhưng Ngài đã gợi ý mà ngài A nan không đại diện cho những người Phật tử và chúng sanh để thỉnh cầu, như vậy là hàng đệ tử không cần sự hiện diện của Như Lai thế Tôn nữa, cơ duyên giáo hóa đã mãn nên Thế Tôn quyết định nhập diệt thôi.
Bởi vì chúng sanh không thể hiểu hết được thâm ý của Như Lai nên Như Lai thị hiện cho chúng sanh hiểu theo cách như thế cũng tốt cho việc tu tiến mà thôi.


Phần 3


Và nó thương tổn lòng từ bi ở một điểm nữa đó là ngài đã tạo ra một cái bản án nghìn đời vô số đời,vĩnh viễn kiếp số về sau cho đến lúc nào cơ chế Bát kỉnh pháp đó được giải thể thì thôi, rằng Ni giới có mặt làm giảm thọ bản chất của Chánh pháp.”
Về việc Ni giới hiện diện trong Giáo đoàn sẽ làm giảm thọ chánh pháp, điều này không sai và Như Laiđã thấy trước điều đó. Mọi người chúng ta bây giờ vẫn cho rằng Chánh Pháp đang tồn tại phải không?Vậy thì cũng được – có sao đâu? Ở trên kia, tôi đã loại trừ lối quy kết của Thầy Nhật Từ cho là: Đức Thế Tôn đẳng thức hóa chánh pháp tồn tại 1000 năm. Cái chính là với Tuệ giác và thần thông của Như Lai: Như Lai thấy trước nếu không có Ni giới vào Giáo Đoàn thì Chánh Pháp sẽ trụ thế bao nhiêu năm (ví dụ: A năm) và nếu có Ni giới vào rồi thì Chánh Pháp trụ thế bao nhiêu năm (ví dụ: B năm) sau đó mới làm phép trừ: vậy thì do Ni giới vào giáo đoàn nên thọ mạng Phật Pháp giảm là: A – B năm.Chúng ta là người phàm mắt thịt, chúng ta không biết được A là bao nhiêu, B là bao nhiêu thì làm sao biết được hiệu số A – B sẽ là bao nhiêu? Muốn mặc cả với Phật, trước hết chúng ta phải có thần thôngvà phải biết bao nhiêu năm nữa thì mạt pháp, bao nhiêu năm nữa thì Phật Di Lặc ra đời, lúc đó Tăng đoàn biến mất trước hay Ni đoàn biến mất trước, người Tăng cuối cùng hay người Ni cuối cùng củathời mạt pháp tên gì ?,… Lúc ấy chúng ta mới bàn với nhau là: sao lời tiên đoán của Phật không phù hợp với điều tôi đang thấy được, còn bây giờ nếu như không thấy biết một cái gì hết về tương lai, không biết chánh pháp sẽ còn trụ bao nhiêu năm thì làm sao quyết định là lời tiên đoán của Phật không phù hợp?

Tại sao Ni giới có mặt thì chánh pháp giảm thọ? - thật là dễ hiểu. Không phải là số lượng Tăng Niđông, chùa to, Phật lớn, Kinh sách in nhiều, trường lớp Phật học mở ra nhiều gọi là Phật Pháp hưng thịnh. Thầy đã nêu ra những lý do của việc Chánh Pháp giảm thọ rồi đó “Kinh Tương Ưng tập 2, trang 386 có đoạn như thế này, có năm yếu tố làm Chánh pháp bị giảm thọ là không tùy thuận Đạo sư, không tùy thuận Chánh pháp, không tùy thuận Tăng, không tùy thuận giới đức và cuối cùng không tùy thuận Thiền định”.

- Vì Giáo đoàn của Phật Giáo có thêm giáo đoàn Ni cho nên số lượng tu sĩ xuất gia gần như gấp 2. Khi số lượng gấp 2 thì xác suất vi phạm giới luật cũng tăng gấp 2: nhất là thời gian càng cách Phật lâu xa,giới luật càng lơi lỏng. Không cần biết là có bao nhiêu Tăng Ni, hàng Tăng sĩ đã làm được những gì, chỉ cần một người tu sĩ phạm giới là tiếng xấu đồn xa và đặc biệt trong thế giới thu hẹp qua phương tiện thông tin ngày nay chỉ cần sau 5 – 10 phút là một chuyện xảy ra ở một địa điểm nhất định nào đó sẽ truyền đi khắp thế giới qua phone, internet, đài, báo, websites, Tivi, Paltalk,… Khi nghe một chuyệnTăng Ni ở Saigon chẳng hạn lộn xộn thế nào đó thì thính giả than: Như Lai ơi, vậy nay ở Việt Nam mạt pháp rồi! Hơn nữa, cái xấu lây lan nhanh, nhiễm cho người khác rất nhanh nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Trong số nhiều người thì dễ có khả năng một người có bệnh rồi lây lan bệnh nhanh chóng đến người khác như bệnh cúm gà, cuối cùng khiến người ta nghĩ là giết hết loài gà chứ không đủ kiên nhẫn và sức phân biệt gà nào bị bệnh gà nào không bệnh.

- Ni giới đối với Phật tử: khó nhiếp phục, đối với xã hội: khó cáng đáng chu toàn trước mọi hoàn cảnh:

Kinh nghiệm hành đạo tại phương Tây và nước ngoài, ngay những nơi mà vai trò phụ nữ được đề cao, cho thấy: Khi Phật tử lập được một ngôi chùa rồi, họ muốn rước đón một vị Tu sĩ về trụ trì, họ hầu như chỉ nhắm vào các vị Tăng sĩ chứ không chú ý và mời bên Ni. Một số chùa đã có Ni rồi nhưng mà Phật tử vẫn thích mời được quý Tăng sĩ về làm lễ và thuyết giảng. Dù kinh sách có dạy đến sự bình đẳngthế nào đi chăng nữa nhưng việc phân biệt và lựa chọn cao Tăng để làm chỗ nương tựa tâm linh, xứng đáng với nhọc công tổ chức và sẽ mang đến lợi lạc thiết thực vẫn là nếp nghĩ thực tế và đó là cách nghĩ đến hiệu quả công việc của Phật tử phương Tây. Nếu có một vài vị Ni vào ở chùa thì quan hệ Ni cô - Phật tử cho thấy Phật tử đối với Sư Cô, Ni cô lại tỏ ra cang cường, khó điều phục, chính tôi cũng đã thấy nhiều Sư Cô bỏ chùa, bỏ Phật tử ra ngoài thuê nhà sống riêng.

Nếu có Sư Cô nào trụ trì các chùa phương Tây một mình thì Phật tử vẫn thường lo ngại sự an nguy của Sư Cô trong chùa. Nghĩa là trong hoàn cảnh như vậy, một vị Sư Cô trụ trì thường hay ở thế bị động và làm sao để an tâm tu học và ung dung lo Phật sự được?

- Quan hệ trong nội bộ Ni: nhiều điều khó bàn hết:

Tuy rằng đi tu là để an lạc và giải thoát cho mình và mọi người, nhưng một thực tế tôi đã thấy là: ở bên ngoài người ta cho rằng 3 cô gặp nhau là có một cái chợ, còn trong chùa Ni, các Sư Cô ở chung không dễ thanh tịnh hòa hợp với nhau chút nào? Cũng vì thế, nữ mới xuất gia làm điệu hoặc Sa Di Ni phải nhẫn nại hay “chịu trận” bởi các vị Ni lớn tuổi nhiều lắm. Có những vị Ni bên Mỹ hoặc Úc châu bỏ tiền ra để làm thủ tục giấy tờ cho Ni trẻ từ Việt Nam qua ở chung với họ. Thế nhưng vị Ni trẻ mới được bão lãnh từ Việt Nam qua, cuối cùng cảm thấy không thể ở chung với quý vị bảo lãnh ấy được mà bước rangoài tìm chỗ ở khác, dù khổ sở thế nào nhưng miễn là lòng cảm thấy nhẹ nhàng hơn là được rồi.

Chính khi tôi ở Việt Nam, tôi cũng thường được méc (mách bảo) về những rắc rối xảy ra trong nội bộ Ni và nhờ tôi góp ý kiến. Có lẽ bản chất phụ nữ họ sống nặng về tình cảm còn nam giới họ nặng về công việc và không quan tâm đến tình cảm của những người xung quanh cho lắm nên ít bị phiền nhiễutrong quan hệ lẫn nhau? Cái rắc rối là do bên Ni giới họ có nhiều suy nghĩ “Đáng lẽ” trong đầu: đáng lẽcô ấy phải như thế này, đáng lẽ việc ấy phải như thế kia,… và để ý hay chấp nơi lòng về cách của mọi người xung quanh đối xử mình ra sao? Cho đến bây giờ mỗi lần nhớ lại một vài chùa Ni ở quê hương, tôi lại liên tưởng ngay đến những cái còn khó khăn - gút mắc của nội bộ Ni chúng ấy. Tôi chỉ cầu nguyện cho nội bộ Ni chúng an hòa, chung lo Phật sự viên thành thôi chứ đang ở xa quý vị thì biết làm gì hơn?

- Trong cách cư xử giữa Ni và Tăng: Một thực tế là có một số vị Ni chưa thật sự nghiêm túc hành BátKính Pháp nên có hai điều xảy ra:

- Thân mật hơn, vượt khỏi giới hạn Bát Kính Pháp quy định:

Có những trường hợp như khi Tăng Ni học chung một trường, đi làm Phật sự chung với nhau, cácTăng Ni ở chung môn phái, ở chung một chùa hoặc đồng hương… có những duyên thân cận gần gũisinh hoạt với nhau nhiều nên có sự thân mật, chẳng hạn xem nhau: Sư Huynh - Sư Muội như trong phim kiếm hiệp hoặc là giống như các vị cư sĩ dần dà lâu ngày thì những tình cảm theo cách thế gian phát sanh, bận rộn đến việc suy nghĩ lẫn nhau, có sự trở ngại trong tu tập: khó yên tịnh nơithân khẩu ý và giữ mình trong chánh niệm, chánh pháp, và có tánh cách thân sơ, của tôi, hoặc buồn vui, mong muốn… Hoặc là có một số Ni cô trẻ cư xử chào hỏi với vị Tăng sinh trẻ theo cách như thế đã quen rồi, lại mang cách chào hỏi cư xử này áp dụng với những vị Tăng sĩ khác mà không đúng vớiBát Kính Pháp.

- Ngã mạn đối với Chư Tăng:

Đây lại là một khuynh hướng khác khá trở ngại cho Ni giới có tánh cách cạnh tranh và không phục chư Tăng. Thường là khi một số vị Ni cũng có đủ các điều kiện: có kiến thức thông thạo, khéo léo nhiều việc, có chùa chiền, đạo tràng, bổn đạo, đệ tử vững vàng,… lại chấp vào các sắc tướng như thế và không siêng năng thực hành đúng với Bát Kính Pháp. Trong tâm luôn thấy sao có nhiều vị Tăng không thật xứng đáng để lễ bái cung kính,… và như vậy sao mà Phật chế Bát Kính Pháp vô lý bất công đến thế?

Chẳng hạn như hôm nay nghe thầy Nhật Từ chứng minh Bát Kính Pháp không phải là do đức Phậtchế lại thốt lên rằng - sao mà cách chứng minh tài tình và khoa học đến vậy? Xưa nay ta cũng nghĩ thế và quả là các tư tưởng lớn thường hay gặp nhau. Các Ni trưởng ngày xưa sao mà lầm đường lạc lối, cứ ôm giữ làm chi cho khổ thân không biết? Chúng ta thông minh nên xưa nay lẳng lặng không cố gắng gìn giữ Bát Kính Pháp cho trọn vẹn thì nay nghe xác nhận quả là không phải do Phật chế ra thật. Thế đó, cái nào do Phật dạy là ta cảm giác biết liền, không phải Phật dạy là ta cảm giác biết liền, vậy mới là Thích tử nắm được lý tánh của Như Lai chứ.

Tất cả những lý do trên khiến cho Chánh Pháp giảm thọ khi Ni giới có mặt vào Giáo đoàn: số lượng gấp bội lên thì khả năng phạm giới luật càng nhiều và để lại ảnh hưởng không tốt cho Đạo Phật nhiều hơn. Những lúng túng và rối rắm của các vị Ni khi hành Đạo trong bối cảnh mới khiến cho tâm bản thân các vị Ni và của quần chúng Phật tử dao động và phát sanh nghi ngờ, bất an, quan hệ trong nội bộ. Ni chấp trước nhiều, có nhiều bất đồng ý kiến, phân chia thành nhóm cụm, những khoảng cách nơi lòng và những nỗi khó chịu riêng mãi cưu mang, rồi cho đến trong cách đối xử giữa Tăng và Ni lẫn nhau: thân mật như Huynh Muội cũng kẹt mà khoảng cách không thông cảm và giúp đỡ nhịp nhàngvới nhau lại ngấm ngầm nuôi giữ bản ngã, hay chỉ trích lẫn nhau cũng kẹt. Đặc biệt cũng vì có Ni giớivào trong giáo đoàn mà hôm nay mới có những bài toán nan giải:

1/ Chấp nhận Bát Kính Pháp là do Phật chế ra thì có không ít người cảm thấy là đức Phật thiếu Từ Bivà Trí Tuệ.

2/ Không chấp nhận Bát Kính Pháp là do Phật chế, vậy thì 2500 năm qua nhiều thế hệ Thầy Tổ đã mù quáng chấp nhận Bát Kính Pháp hay sao?

3/ Không chấp nhận Bát Kính Pháp là do Phật chế, vậy thì những gì ghi chép lưu truyền lại trong Kinh tạng đều chưa chắc là do Phật dạy hay là Chánh Pháp, cần phải có một cuộc Kết Tập Kinh Điển đểgiám định lại đâu là lời Phật dạy, đâu là phần thêm thắt về sau này. Cần có sự thống nhất trong nghị quyết của Đại Hội Phật Giáo thế giới và Đại Hội Phật Giáo Việt nam về vấn đề Bát Kính Pháp và những vấn đề khác là Chánh Pháp hay không Chánh Pháp, nên vâng hành hay loại bỏ ra ngoài.

Cũng bởi vì có Ni giới rồi mới có vấn đề Bát Kính Pháp nên có nghi ngờ và bất ổn nơi Phật, Pháp, Tăng.

- Nếu quả đúng do Phật chế ra Bát Kính Pháp mà do chúng ta không hiểu hết Như Lai Ý, lại phê phán là Phật thiếu Từ Bi, Trí Tuệ, không công bằng khi chế Bát Kính Pháp như thế là chúng ta hủy báng Phật.

- Vì Bát Kính Pháp nằm sờ sờ trong Kinh Luật Luận Phật giáo nhiều nước, vậy nếu không chấp nhậnBát Kính Pháp thì có quyền xét lại toàn bộ hệ thống Kinh Luật Luận. Đứng trên phương diện cá nhânmỗi người thì ta có thể cảm thấy thích cái nào, hợp giáo pháp nào thì thọ nhận và hành trì giáo phápđó, còn cái nào không thích hợp thì chừa lại cho người nào thích hợp mà lãnh. Còn vì cảm nhận cá nhân bản thân ta không cảm thấy thích hợp lại kêu gọi tẩy chay hoặc loại bỏ những điều trong Chánh Pháp thì sẽ gây hoang mang xáo trộn và đánh mất đi những gì quý giá mà Phật và chư Tổ truyền lại và biết đâu chánh Pháp giảm thọ cũng bởi vì những suy nghĩ và việc làm nông nổi của chúng ta vào lúc này.

- Tăng đoàn và Ni đoàn ổn định và phát triển nương vào thật hành Bát Kính Pháp, nay đang có những nguy cơ bất ổn trong cư xử và liên hệ giữa Tăng đoàn và Ni đoàn.

“Nếu chúng tôi là Ni, chúng tôi không đi tu đâu. Đi tu vô làm giảm Chánh pháp mà Chánh pháp là mang an lạc hạnh phúc cho cuộc đời, mà giảm Chánh pháp có nghĩa là mang lại khổ đau cho cuộc sống. Đi tu để mang khổ đau cho cuộc sống thì đi tu để làm cái gì? Rõ ràng là lòng từ bi bị thương tổn ghê gớm lắm.”

Mặc dù cho phụ nữ vào giáo đoàn thì chánh pháp giảm thọ nhưng cuối cùng Phật vẫn thành lập Ni đoàn là vì sao?

Xét về thời gian thì sự hiện diện của Ni giới khiến chánh pháp giảm thọ nhưng xét về không gian Ni giới góp phần hoằng pháp lợi sanh rộng hơn trong thời gian mà Đạo Pháp tồn tại. Nghĩa là Đạo Phậtthu ngắn chiều dài nhưng phát triển chiều rộng. Chẳng hạn một công việc đó mà ít người thì làm lâu xong hơn, đông người làm thì công việc mau xong hơn. Không thể lấy thời gian làm công việc để nói là công việc làm nhiều hay ít, khối lượng sản phảm bao nhiêu mà phải tính xem: số lượng người tham gialàm việc là bao nhiêu, hiệu suất làm việc của mỗi người ra sao thì mới biết tổng thể khối lượng công việc nhiều hay ít. Đức Phật đã thấy trước dù Ni giới vào khiến Chánh Pháp giảm thọ nhưng nếu Ni giớihành trì Bát Kính Pháp và giới luật, lo công việc tự giác, giác tha thì chánh pháp tồn tại tuy ngắn hơn mà vẫn vừa đủ : vừa đủ ở chỗ là những chúng sanh có duyên thì sẽ nghe và học được giáo Pháp, sốchúng sanh còn lại chưa kịp nghe học và hành trì chánh pháp là chúng sanh vô duyên với Chánh PhápPhật Thích Ca. Nhưng không lo, một khi chánh pháp Phật Thích Ca không còn nữa thì không lâu sau đó là đến thời kỳ đức Phật Di Lặc ra đời. Vậy chúng sanh không có duyên với giáo pháp Phật Thích Cathì vẫn còn cơ hội có duyên với giáo pháp Phật Di Lặc. Điều mà tâm Từ bi khiến cho Phật Thích Cacân nhắc là: làm sao khoảng cách giữa thời kỳ Mạt Pháp cho đến khi Phật Di Lặc ra đời không phải là khoảng cách quá xa, vì chúng sanh trong thời gian đó không có cơ hội nghe biết được chánh pháp chư Phật. Một khi chấp nhận nữ giới vào giáo đoàn đức Phật đã ước lượng được các điều sau đây:

1/ Có bao nhiêu nữ giới sẽ xuất gia tu học kể từ khi Ni đoàn thành lập cho đến lúc Mạt Pháp?

2/ Chất lượng tu học và khả năng chứng Thánh quả của những vị Ni đó, cũng như sự hóa độ, lợi thacủa Ni giới đối với chúng sanh là đến đâu và được bao nhiêu?

3/ Khoảng thời gian dài nhất và thời gian ngắn nhất mà giáo Pháp Ngài có thể tồn tại trên cõi đời này là bao nhiêu?

4/ Tổng cộng tất cả lại: nếu như có Ni giới vào thì số lượng chúng sanh nghe biết đến giáo pháp PhậtThích Ca, tu tập và có lợi lạc từ giáo Pháp là bao nhiêu, còn nếu không có Ni giới vào thì số lượngchúng sanh được thấm nhuần lợi ích từ giáo pháp là bao nhiêu?

Do đó, điều quan trọng ở đây là cả hai: thời gian Chánh Pháp hiện diện ở đời và số lượng chúng sanhthấm nhuần lợi lạc từ giáo Pháp đó. Chẳng hạn như chúng ta bảo suốt 25 thế kỷ qua chánh Pháp vẫn còn đang hiện diện trên thế giới này, nhưng số lượng chúng sanh được hóa độ nương nơi giáo Pháptrong từng thế kỷ là khác nhau. Một lần nữa, xét riêng mạng sống của một con người, cái quý không nằm ở chỗ sống được nhiều, không phải người sống 90 tuổi là quý hơn người sống được 50 tuổi mà cái chính là: mỗi người đã sống và đang sống như thế nào? Có người sống ít mà để lại sự nghiệp vạn thế, có người sống nhiều mà gây phiền hà cho nhiều người khác.

Hơn nữa, không phải số lượng Ni nhiều thì mạt pháp mà phải nói là: số lượng giả danh Tỳ kheo nhiều thì mau mạt pháp. Do vậy cá nhân nơi mỗi người nữ nên đi tu và cố gắng làm sao để cho mình trở thành một vị Ni chân chánh, làm lợi lạc nhiều cho đạo Pháp và chúng sanh, giúp chánh pháp cửu trụ, và những hình ảnh đẹp của những gương mặt Ni này sẽ xóa mờ và góp phần vớt vát cho số lượng Ni khác đang làm hỏng chánh Pháp. Chẳng hạn có ai đó bảo: Ồ, Đài Loan đang Mạt Pháp, các Ni cô loạn quá, thì có người khác nói: không phải thế, vẫn còn có Sư Cô A, B, C tu học và hành trì như chánh Pháp, khi nào còn có hình bóng của chân Tăng, chân Ni tại thế thì khi đó chánh Pháp vẫn còn mà.

“Cái thứ hai là về tuệ giác, nếu chúng ta áp dùng theo công thức lý luận là gậy ông đập lưng ông thìNhư Lai Thế Tôn đã bị Anan gài vào một cái bẩy rất là lớn, đó là tất cả mọi chúng sanh đều có tiềm năng thành Phật, mà chúng sanh này không chỉ nam mà bao gồm luôn nữ và bao gồm luôn cả bêđê. Thì rõ ràng đâu thể nào loại trừ Ni giới.”

Như Lai Thế Tôn không hoàn toàn sống trong thế giới này như chúng ta dù rằng lúc ấy Ngài còn mangbáo thân. Có những lúc Ngài nhập vào thiền định và đến khắp cùng pháp giới chư Phật, có lúc Ngàiphân thân đi nhiều nơi khác. Dù những bậc A La Hán có tha tâm thông đến mức nào cũng không đọc được cái gì đang diễn ra trong tâm trí của Như Lai. Tất cả những gì chúng ta có thể thấy nghe và biết được Như Lai chỉ là vài dấu hiệu về âm thanh, sắc tướng mang tính chất thị hiện, hiển bày. Phật vẫnthuyết pháp, vẫn nói, vẫn đi đứng sinh hoạt như chúng ta nhưng đồng thời lúc ấy Phật vẫn đang trú trong Như Lai đại định. Cũng chính vì thế trong kinh Kim Cang, Phật dạy:

“Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Các ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này: Ta sẽ độ chúng sanh. Này Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy. Vì cớ sao? Thật không có chúng sanh Như Lai độ đó. Nếu cóchúng sanh Như Lai độ đó thì Như Lai ắt có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Này Tu-bồ-đề, Như Lainói có ngã ắt không phải có ngã mà người phàm phu cho là có ngã. Này Tu-bồ-đề, người phàm phu đóNhư Lai nói tức không phải phàm phu, ấy gọi là phàm phu”.

Nghĩa là tất cả các thi tác (việc làm) của Ngài đạt đến chỗ vô công dụng hạnh. Có những điều Ngài dạy, giải thích và hiển bày cho chúng ta hiểu biết về những sự việc đó thì chúng ta nên hiểu theo lời dạy như vậy. Ngoài ra chúng ta không thể đạt tới tâm giới hay cảnh giới Như Lai đang trú, dù Như Laiđang đối diện chúng ta. Trong kinh thí dụ lá cây, Phật dạy: “Những điều ta biết như lá trong rừng, những điều ta nói như nắm lá trong bàn tay”. Cũng vậy những gì xảy ra trong tâm trí của Như Lai quả là bất khả tư nghì, không thể mượn nội dung cuộc đối thoại để đánh giá tầm mức của Như Lai. Như Laikhông nhọc lòng dồn hết 100 % năng lực để đối phó với những cái “gậy” và “bẫy” của ngài A Nan cũng như là của Dì Mẫu như thầy Nhật Từ nghĩ. Ngài ngồi đó cũng chỉ là ngồi “chơi” vậy thôi, nói cũng chỉ là nói “chơi” vậy thôi, Ngài đã có quyết định sẵn và nếu nói “gài” và “thế” thì chính ngài A Nan đang lọt vào một vai diễn mà Như Lai là đạo diễn. Một lần nữa chúng ta trở lại với câu chuyện của Khổng Minh và Trương Phi.

Trương Phi ngỡ rằng lần đó sẽ làm sáng mắt Khổng Minh ra nhưng Trương Phi đâu ngờ rằng: Khổng Minh đã ước lượng trước cái tầng mức (level) của Trương Phi đang ở đâu, trước thế trận bày ra như thế Trương Phi sẽ làm gì, cái gọi là thông minh đột xuất và sáng tạo của Trương Phi lại nằm trong dự kiến sẵn của Khổng Minh: Trước hoàn cảnh như thế, nó sẽ làm như thế như thế và kết quả cuối cùngsẽ là như thế, như thế… Như một người lớn có đứa con đang chơi, mặc dù cũng mỉm cười với con, cũng nói chuyện với con, nhưng tâm trí của người lớn còn lo nhiều chuyện khác trong cuộc sống hoặcsuy tính thêm về tương lai của con chứ không phải là đặt 100 % tâm trí vào câu chuyện của đứa con nít 3 tuổi. Có những món quà mẹ đã mua sẵn để dành cho con nhưng quyết định đến khi nào thì lấp lócho nó thấy, biết trước tánh ý của con mình nó sẽ xin như thế nào và nói thế nào và từng bước nên trả lời thế nào, cũng có thể đợi cho nó lý luận nọ kia rồi mỉm cười trả lời cầm chừng và khuyến khích cho nó lý luận tiếp (ví dụ: mẹ có thương con không, nếu mẹ thương con mẹ có muốn con vui không? Con khóc mẹ có buồn không? Bây giờ con muốn cái bánh ấy, mẹ không cho con là mẹ không thương con, là con sẽ khóc đến sưng mắt con sẽ ngoan và sẽ học giỏi nếu mẹ cho bánh cho con,…). Quyết địnhcho con mình chờ đợi bao lâu, lý luận hay trình bày bao lâu rồi mới cho nó cái bánh, đó là quyết địnhcủa người mẹ. Người Mẹ đã có chủ ý từ ban đầu, chúng ta không thể nói là người Mẹ vì đuối lý, cãi không lại con mình nên phải đưa món quà ấy ra. Cái mà người Mẹ muốn là thử xem con mình thế nào, tâm ý ra sao, bày tỏ thế nào và nó có hứa hẹn là đứa con ngoan tốt sau khi nhận được món quà không?.

Chúng ta hãy xem, đức Phật đã chờ đợi một cuộc đàm thoại như vậy và lèo lái để cho ngài A Nan trình bày hết ý. Dì Mẫu, Da Du Đà La cũng như 500 mệnh phụ phu nhân lần này đến đã cạo tóc đắp y màđức Phật không cho nhập vào Giáo đoàn thì cũng quyết “thi gan cùng tuế nguyệt” đứng và ngồi cho đến chết ở nơi cửa Tịnh Xá chứ đâu dễ chịu thua quay về? Chuyện Dì Mẫu khóc ngoài cổng Tinh xásẽ nhanh chóng khiến tất cả Tăng chúng hay biết và quần chúng cũng đã có nhiều người biết vì phái đoàn Dì Mẫu cạo tóc, đắp y vàng đi bộ từ Ca Tỳ La Vệ cho đến Tỳ Xá Ly hơn 200 cây số chứ có ít đâu. Như vậy hiển nhiên cảnh tượng này làm xúc động từ tâm của Tăng chúng. Ai là người sẽ đến gầnhỏi chuyện với Dì Mẫu và chịu thay Dì Mẫu thưa xin cùng đức Phật? Chuyện này cũng dễ biết thôi. Trước hay sau gì rồi thì cũng đến lúc ngài A nan can thiệp vì Ngài nổi tiếng là con người tràn đầy lòng thương, sâu sắc, tế nhị, đa văn đệ nhất và có quan hệ hết sức gần gũi với Dì Mẫu và đức Phật nữa (dùlúc ấy Ngài chưa phải là thị giả).

Nhưng dù không phải là ngài A Nan đi nữa, có ai đó ví dụ như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên hay Ưu Ba Ly thưa xin giùm cho Dì Mẫu thì cũng tốt thôi. Miễn sao Dì Mẫu, Da Du Đà La và 500 mệnh phụphu nhân ấy có ấn tượng không bao giờ quên là: được làm Tỳ Kheo Ni là một vinh hạnh lớn lao, cao quý; hình thành Ni đoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn từ tâm sinh lý, cơ thể vật lý của ngườiphụ nữ trong sự tu học và hoằng pháp du hóa muôn phương, cho đến thiết chế Tăng Ni nội bộ và cả đến những khó khăn do thành kiến và dị nghị từ bên ngoài,…

Chúng ta hãy bàn về những ích lợi từ cuộc đối thoại giữa Phật và Ngài A Nan:

- Dạy phương pháp báo hiếu: như tôi có ghi ở phần trước (Phật dạy: «Này A-nan, ân đối với người như vậy khó có thể trả được. Chẳng phải dùng cơm ăn, áo mặc, giường nằm ngọa cụ, thuốc men mà có thể trả được. Ta ra đời khiến cho Ma-ha Ba-xà-ba-đề thọ ba quy y, cho đến quyết định được vào chánh đạo cũng như vậy.») Giúp cha mẹ quy y và tu tập trong chánh đạo là báo hiếu chân chánh.

- Xác nhận tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật đó là hình thức nhắc nhở đầy ấn tượng giữa đạo diễn Như Lai Thế Tôn và vai diễn nhiệt tình, sống động là ngài A Nan, tác động trực tiếp của sự xác nhận này là động lực khiến các vị Tỳ kheo Ni đầu tiên (sau khi thành lập giáo đoàn Ni) sẽ tinh cần tu tập và sớm chứng Thánh quả.

- Xác nhận một thực tế Chánh Pháp giảm thọ để cả Chư tăng và Chư Ni ý thức nỗi khó khăn bội phần khi có Ni giới trong giáo đoàn và hãy làm sao cho chánh pháp tồn tại lâu hơn, cũng như trong thời gianchánh pháp tồn tại đó hãy khiến cho nhiều người cùng uống suối nguồn chánh Pháp.

- Đó cũng là duyên khởi cho sự thiết lập Bát Kính Pháp đưa ra mô thức liên hệ giữa Chư tăng và chư Ni.

- Đại diện Tỳ kheo Tăng là ngài A Nan đứng ra thưa thỉnh, vậy thì sau này nếu có khó khăn gì cũng không ai than trách là Như Lai Thế Tôn để lại nhiều trở ngại quá mà bởi vì chính bản thân Tỳ kheoTăng xin cho Ni giới vào, chính các phụ nữ tự nguyện tha thiết thỉnh nguyện xin vào giáo đoàn. Vậy sau này Tăng đoàn và Ni đoàn hãy cố gắng giúp cho nhau, đó không phải là sự áp đặt thiết lập ra bởibản thân đức Phật.

“Như vậy là cơ sở lý luận thua Anan và tuệ giác cũng thua Anan ở chỗ là Anan lúc đó mới có 25 tuổi đầu vì Anan nhỏ hơn đức Phật là 15 tuổi. Đức Phật thành đạo theo Nam tông là 35 tuổi, 5 năm sauthiết lập Ni đoàn, lúc đó là ngài 40 thì Anan mới có 25, còn là phàm phu tục tử giống như chúng ta thôi. Sau khi Như Lai Thế Tôn qua đời thì sự kiện kết tập kinh điển ba tháng sau thì Anan mới chứng quả. Như vậy mấy mươi năm sau Anan mới chứng đạo thì lúc đó Anan vẫn còn là thư sinh bạch diện củaphàm phu. Do đó trên cơ chế lý luận về phương pháp Phật học thì một người phàm phu tục tử như Anan, không thể nào hơn tuệ giác và nhận thức của Như Lai Thế Tôn được.”

Trước hết chúng ta hãy ôn lại: Ngài A Nan đã xuất gia năm nào và tu học được bao nhiêu rồi cho đếnkhi thiết lập Ni đoàn.

“Hai năm sau khi Đức Phật Thành Đạo, Hoàng Thân Ananda xuất gia cùng với năm vị quý phái khác của dòng Sakya (Thích Ca) là Anuruddha, Bhaddiya, Kimbila và Devadatta. Không bao lâu sau khi nghe một thời Pháp của Đại Đức Punna Mantaniputta, Ngài đắc Quả Tu Đà Hườn (Sotapatti, Nhập Lưu), tầng đầu tiên trong tứ thánh.”[15]

Vậy thì ít nhất là ngài A Nan cũng chứng được quả Tu Đà Hườn và theo học Phật pháp 3 năm rồi. Nên nhớ cho là ngài A Nan là người thông minh, học rộng và nhớ dai, việc gì nghe một lần rồi nhớ, khôngbỏ sót một chi tiết nào. Cũng vì thế mà sau này trong kỳ Kiết Tập Kinh Điển lần I, Ngài được suy cử trùng tuyên giáo Pháp.

Đọc trong lịch sử của ngài A Nan, chúng ta thấy lời tán thán của Tăng chúng đương thời về Ngài như sau:

Trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, bấy giờ chúng Tỳ kheo vây quanh với nhau mà bàn luậnrằng: "Không rõ hiền giả A Nan vào thời quá đã tu tập công đức gì, mà đời này, hiền giả hiểu sâu biết rộng, nhớ dai và đẹp đẽ quá vậy?". Các Tỳ kheo nghĩ rồi bèn đi đến bạch Phật:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con chẳng hiểu đời trước của hiền giả A Nan đã tu tập công đức gì mà hiền giả được làm thị giả Thế Tôn, và thông minh đĩnh ngộ quá vậy? Xin Thế Tôn ân cần chỉ giáo cho chúng con sáng tỏ.

"Phật pháp như đại hải thủy, lưu nhập A Nan tâm"

“Đức Phật liệt Đại Đức Ananda vào hàng các đại đệ tử của Ngài vì năm lý do: sức học uyên thâm(bahussutanam), trí nhớ vô cùng trung thực (satimantanam), phẩm hạnh cao thượng (gatimantanam),kiên trì (dhitimantanam) và chuyên chú cần mẫn (upatthakanam)”.[16]

Trong “chúng ta” mà thầy Nhật Từ nói đó không biết có những ai đã chứng quả Tu Đà Hườn hay cácquả vị cao hơn? Không biết có mấy người học đâu nhớ đó như ngài A Nan. Chúng ta hãy tưởng tượng mỗi ngày ít nhất là Ngài nghe Phật thuyết giảng một thời vậy thì 3 năm, ngài A nan đã học được 365 x 3 = 1095 bài giảng. Chẳng lẽ trong số hơn 1000 thời Kinh ấy không có thời nào có đề cập:

1/ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật.
2/ Đạo làm con phải lo báo hiếu cho cha mẹ.

Việc thưa thỉnh và thưa hỏi hỏi là việc của A Nan, đức Phật không vì “thua lý” ngài A Nan mà thay đổiquyết định, rồi bất đắc dĩ chấp nhận phụ nữ vào Giáo đoàn. Tôi đã nói, đối với Như Lai tất cả chỉ là thị hiện, là một màn diễn, và Như Lai chỉ ngồi “chơi” và chờ lúc kết thúc màn diễn đó và nhận nữ giới vàogiáo đoàn vậy không thể mang tâm phân biệt cạnh tranh hơn thua vào đây để đánh giá Thế Tôn được.

Phần 4


“Điều thứ nhất một vị Tỳ kheo ni một trăm tuổi hạ, phải cung kính đảnh lễ một vị Tỳ kheo Tăngxuất gia mới một ngày. Điều này đặt trong nền tảng của giới tính nhiều hơn là đạo đức, rõ ràng nếuchúng ta khách quan cứ hóa thân là một người không phải là Phật tử thì chúng ta thấy điều đó rất là khó có thể chấp nhận được. Cơ sở lý luận điều thứ nhất của Bát kỉnh pháp cho rằng Ni giới đi tu sauTăng đoàn, do đó cung kính những vị sư huynh đi trước là điều không thể không có.”
Một khi hình thành hai bộ chúng: Tăng đoàn và Ni đoàn, vấn đề đầu tiên đặt ra là nghi thức chào hỏi nhau giữa Tăng và Ni. Gặp nhau không thể không chào hỏi vì chào hỏi sẽ bày tỏ được sự cảm thông,hòa hợp, kính trọng nhau giữa những người cùng chí hướng xuất trần. Các người thế gian và các tôn giáo khác cũng tò mò xem giữa Tăng và Ni Phật giáo cư xử với nhau ra sao?

Chúng ta nên biết, Tỳ kheo Tăng rất cẩn thận khi đối xử với nữ giới. Vì có như vậy Tỳ kheo Tăng mớikiểm soát, làm chủ được mình, thanh tịnh ba nghiệp, giữ được uy nghi và phòng tránh những điều rắc rối có thể xảy ra từ Tỳ kheo Tăng và nữ giới, cũng như từ sự quan sát của những người ngoại đạo. Điều này bộc lộ rất rõ trong đoạn đối thoại sau đây:

“Cũng chính ngài Ananda thỉnh cầu đức Phật chấp nhận giới phụ nữ vào Giáo hội. Nhờ vậy mà bà Maha Pajapati Gotami được xuất gia Tỳ khưu ni. Toàn thể các tỳ khưu ni đều hết lòng kính mến Ngài.

Một lần nọ, Đại Đức Ananda đến hầu đức Phật và bạch:

- Bạch hóa đức Thế Tôn, chúng con phải đối xử với nữ giới như thế nào?
- Nầy Ananda, dường như không trông thấy.
- Nhưng đã trông thấy rồi, bạch hóa đức Thế Tôn, chúng con phải làm thế nào?
- Nầy Ananda, không nên nói chuyện.
- Nhưng nếu được hỏi, chúng con phải làm thế nào?
- Nầy Ananda, phải cẩn thận đề phòng, giữ vững chánh niệm.
Lời khuyên dạy tổng quát này nhắc nhở các vị tỳ khưu phải luôn luôn thận trọng mỗi khi có việc liên quan đến nữ giới.”[17]

Khi đi ngoài đường, tu sĩ Phật giáo luôn chánh niệm tỉnh giác, ý thức từng bước đi, thiền hành quán sát, tâm trí không rảnh rang cho việc chăm chú các đối tượng, cảnh sắc bên ngoài. Hơn nữa các vị thường cúi đầu xuống, không phóng tầm mắt quá xa. Nhất là theo lời dạy như trên thì các Tỳ kheoTăng còn thận trọng hơn nữa khi đối diện và nói chuyện với Tỳ kheo Ni. Vậy thì, vị Tăng gặp vị Ni chỉ biết đó là một vị Ni vậy thôi chứ không cố gắng phân biệt, nhìn thẳng vào mặt xem kỹ xem đó là vị Ni nào. Do đó, khi gặp nhau ngoài đường, chuyện giới tính (Tăng hay Ni) thì rất dễ nhận biết qua màu sắc, y phục và dáng đi nhưng tuổi tác rất khó nhận biết, vì lo việc niệm tưởng, kinh hành quán sát và không cố ý nhìn thẳng vào mặt để xem vị Tăng đó, Ni đó là ai. Khi gặp giữa đường thì dù vị Tăng đó là ai, vị Ni đó là ai thì chuyện đó cũng không cần phân biệt và không quan trọng vì đâu có hỏi nói hay học hỏi gì nhiều lúc đang đi? Trong tâm thì Tăng Ni kính trọng nhau sẵn rồi, kính trọng về lý tưởng giải thoát và cứu độ chúng sanh, đó là chính yếu và thuộc về tánh. Còn về mặt hình tướng và biểu hiện thì câu hỏi đặt ra là: giữa Tăng và Ni ai sẽ chào hỏi ai trước khi gặp nhau?

Để cho nhất quán và đơn giản thì chỉ cần nên chọn một trong hai: Tăng nên chào hỏi Ni trước hay Ni nên chào hỏi Tăng trước? Bởi lẽ như trên đã nói để tránh động niệm và sanh tâm quán sát phân biệtthì chỉ cần biết đối diện mình là Tăng hay Ni vậy là được rồi, không cần quan tâm thêm xem người ấy là ai, được bao nhiêu tuổi hạ? Chỉ trừ các vị Đại Đệ Tử Phật quá nổi tiếng ra, còn các vị Tỳ kheo Tăng - Ni khác có ai biết ai được bao nhiêu tuổi hạ? Chẳng lẽ khi gặp nhau, hai người đứng sựng lại hỏi: Bạch Đại Đức, Đại Đức được bao nhiêu tuổi hạ? Rồi ai là người sẽ nêu câu hỏi ấy trước? Chờ nghe xong câu trả lời rồi mới phân ngôi thứ cao thấp và chào hỏi lẫn nhau hay sao? Tại sao lại phải nhọc lòng và nặng nề cho việc chào hỏi quá vậy? Nếu vậy thì nó làm gián đoạn hết mọi việc kinh hành quán sát, tu tập của mỗi người và tốn khá nhiều thời gian và công sức cho việc chào hỏi này. Do đó Phật chế theo một cách: vị Ni chào hỏi trước, vị Tăng đáp lễ một cách đơn giản, nhẹ nhàng, ngắn gọn rồi đường ai nấy đi; tiếp tục với công việc tu tập quán sát, chánh niệm và không bận tâm với những ký ức về việc gặp gỡ, về các chi tiết liên quan đối tượng vừa gặp, về việc chào hỏi vừa rồi.

Đó là nói Tăng - Ni gặp nhau ngoài đường. Còn việc Tăng - Ni gặp nơi Tịnh xá: trường hợp này thường xảy ra khi Ni có duyên sự đi đảnh lễ và thỉnh giáo nơi Đại chúng Tăng. Các công việc như thế thì ít khiTỳ kheo Ni đi thẳng đến gặp riêng một vị Tỳ kheo Tăng tại am cốc của vị Tỳ kheo Tăng đó mà là tác bạch duyên sự trước đại chúng Tăng rồi Tăng sai một hoặc vài vị Tăng giúp cho các vị Ni hay Ni chúngvề những công việc đó. Khi tác bạch như thế thì đảnh lễ và thực hành bổn phận đối với Tỳ kheo là phải rồi.

Ni và Tăng rất hạn chế trong việc gặp nhau đặc biệt là gặp riêng một đối một, hay là có nhiều thời giancư xử với nhau. Một khi Tỳ kheo Ni có cơ hội để đảnh lễ và thực hành bổn phận đối với Tỳ kheo Tăng thì lúc đó vị Tỳ kheo Tăng này có duyên sự đặc biệt có liên quan đến việc tu tập hoặc được Tăng sai đến giúp Ni chúng. Đó cũng là những cơ hội hy hữu quý giá cho Ni giới. Tỳ kheo Tăng ấy dù lớn dù nhỏ, dù bao nhiêu tuổi hạ mà được Tăng sai đến thì cung kính đảnh lễ vị ấy là phải rồi, vì vị Tăng ấy làđại diện cho đại chúng Tăng, lãnh sứ mạng của đại chúng Tăng đến giúp Ni giới, đảnh lễ vị Tăng ấy như là đảnh lễ và phụng hành đại chúng Tăng vậy.

Tóm lại, tại sao lại chọn Ni đảnh lễ chào hỏi Tăng trước? Có nhiều lý do rõ ràng mà ai cũng dễ dàngnhận thấy:

1/ Để ngắn gọn, đơn giản và không sanh tâm phân biệt, động niệm nhiều: như trên tôi đã nói, việc chào hỏi vì gặp nhau tình cờ ngoài đường thì chỉ thực hiện đơn giản, thường là xá chào lặng lẽ chứ không có thời gian dừng lại để đảnh lễ sát chân và thực hành các bổn phận khác. Vậy thì để tránh nhọc công phân biệt: vị Tăng ấy là ai, vị Ni ấy là ai, bao nhiêu tuổi hạ? Chuyện này ở giữa đường làm sao biết được, cho nên chỉ cần Ni xá chào trước, Tăng xá chào lại. Nếu phải chọn nhất quán một mô thức: Ni chào hỏi trước hay Tăng chào hỏi Ni trước thì chọn: Ni xá chào Tăng trước là thích hợp hơn chứ. Có rất nhiều khả năng (xác suất cao) là Vị Tăng đối diện đó lớn tuổi hạ hơn Tỳ kheo Ni vì Tăng đoàn thành lập đã lâu và có rất nhiều vị Tăng (cũng như Tăng đã chứng Thánh quả) trước khi Ni đoàn được thành lập. Ni đoàn thành lập sau Tăng đoàn. Tỳ kheo Tăng dạy bảo và giúp đỡ cho Ni giới trên nhiều phương diện cho sinh hoạt tu tập thì gặp một hình bóng của vị Tăng cũng khiến Ni giới nhớ đếnơn đức chư Tăng. Tại sao Phật lại khiến Tăng giúp Ni giới? Bởi lẽ một mình Phật đâu có làm hết mọi việc, có bao nhiêu người từ phương xa đến đang đứng ngoài cổng tịnh xá mong chờ gặp Phật. Những điều Phật đã dạy cho Tỳ kheo Tăng thì Tỳ kheo tăng đến truyền trao cho Tỳ kheo Ni là thuận tiện hơn nhiều vì hai trú xứ Tăng và Ni cố định qua lại cũng thuận tiện.

2/ Khi mang tính chất duyên sự, Phật sự và Tăng sai thì một vị Tăng đến với Ni chúng là đại diện cho cả Đại chúng Tăng lo giúp Ni chúng: cho nên đảnh lễ và thực hành bổn phận đối với vị Tăng ấy là hợp tình hợp lý thôi.

Nếu như tu hành chơn chánh trong giáo pháp của Phật thì cả hai vị Tỳ kheo Ni đảnh lễ và thực hànhbổn phận đối với Tỳ kheo Tăng và vị Tăng được đảnh lễ ấy chỉ có lợi lạc thôi chứ không ai cảm thấy khó chịu, khiên cưỡng, bất công, mệt mỏi, hay giảm phước đức cả. Bởi lẽ chúng ta đã biết: Tỳ kheo có nghĩa là: Khất sĩ, Bố ma, Phá ác, là vị nối nghiệp ba đời chư Phật làm rúng động tam thiên chứ đâu phải ít ỏi hay nhỏ nhoi gì?

Tỳ kheo Ni đảnh lễ Tỳ kheo Tăng và quán sát chân chánh thì được nhiều lợi ích: Vì trong đó có bao hàm nhiều ý nghĩa: vì đảnh lễ Phật, Phật đã dạy trong Bát Kính Pháp và Phật đã cho cơ hội như ngày hôm nay, đảnh lễ Pháp: vì cầu Pháp, cầu giáo giới, đảnh lễ Tăng: vì hình ảnh của vị Tăng ấy là đại diện cho Tăng chúng, hoặc là vị Tăng ấy đang được Tăng sai đến, phụng hành sứ mạng của Tăng đoàn giao, mà Phật sự với Ni giới và vì trực tiếp cụ thể là biết ơn tâm hạnh cao cả của vị Tăng này đã vì sự tu học của Đại chúng Ni mà đến.

Tỳ kheo Tăng thọ nhận sự đảnh lễ cúng dường của Ni giới nên quán sát chân chánh và sẽ có nhiều lợi ích: Tỳ Kheo Ni đang đảnh lễ ba đời mười phương Phật Pháp Tăng chứ không phải chỉ đảnh lễ riêngbản thân mình, bản thân hãy tu tập và chu toàn Phật sự xứng đáng với sự ủy thác chư Tăng và xứng đáng với sự tin tưởng và tôn kính này của Ni chúng, trong lòng có một sự tôn kính và bằng tâm niệmmà đảnh lễ và đáp lễ chư Ni bởi vì họ đang thiết tha với Phật Pháp và lý tưởng cao cả nên bày tỏthành tâm và cần cầu như vậy.

Bây giờ xét về những lý tánh liên hệ đến việc đảnh lễ: trong kinh Pháp Hoa có vị Tỳ-kheo Thường Bất Khinh phàm khi ngó thấy hoặc Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-ba-tắc, Ưu-bà-di, thảy đều lễ lạy khen ngợi mà nói rằng: "Tôi rất kính quí Ngài chẳng dám khinh mạn. Vì sao? Vì quý Ngài đều tu hành đạo Bồ-Tát sẽ được làm Phật". Vậy thì đảnh lễ người khác là đang đảnh lễ Phật tánh của họ và đang trở vềvới Phật tánh bên trong của mình, đang dẹp tự ngã và đang học tính khiêm hạ, đang trân quý Tam Bảovà các giá trị chân thiện mỹ. Với tâm thành kính mà đảnh lễ cúng dường Tỳ kheo, dù đó là một vị giả danh Tỳ kheo hay Tỳ kheo không xứng đáng thì Tỳ kheo Ni vẫn có công đức và phước đức. Có công đức là vì do quán sát các hạnh lành đã nêu trên, có phước đức là do việc làm xét ở nơi tâm cao quý vàthành kính. Chúng ta nhớ câu chuyện một bà già nghèo khổ, làm lụng khó nhọc mới có đủ cơm ăn, nhưng ngày nào cũng nhịn một bát cơm để đảnh lễ cúng dường bốn vị Bà La Môn xuất gia lười biếngtu hành giả dối, kiếp sau bà lão trở thành Hoàng hậu vợ vua Ba Tư Nặc còn bốn vị Bà La Môn xuất giađó trở thành bốn người Thạch nữ khiêng kiệu cho Hoàng hậu.

Hơn nữa, “năng lễ sở lễ tánh không tịch”, “ngũ uẩn giai không” có gì để chấp việc đảnh lễ?

Có người sẽ đặt câu hỏi là: Nếu gọi là Phật tánh bình đẳng, nếu gọi là “tánh không tịch” nếu gọi là “ngũ uẩn giai không” vậy thì Tỳ kheo Tăng có được đảnh lễ Tỳ kheo Ni không?

Nói tánh là vậy nhưng đã còn sống trong cõi đời này thì phải có tướng và Tánh Tướng viên dung. Xét về sự tướng thì lúc vị Tăng đang thọ nhận sự đảnh lễ cúng dường là vì vị Tăng đó đang được Tăng sai, đang giảng dạy và làm giáo giới Ni, đang lo các việc giúp cho Ni đoàn. Bàn về tánh về thể là bàn lý như vậy cho Tăng và Ni quán sát trong lúc đảnh lễ, việc này là việc tu tập quán sát lâu dài, còn thực tếkhông phải vị Tăng Ni nào cũng thâm nhập vào lý tánh tuyệt đối ấy. Đứng trên phương diện sự tướngmà xét: Thầy đảnh lễ trò, anh đảnh lễ em, người ban ơn đảnh lễ người chịu ơn là không phù hợp. Vì cần có sự tướng, cần có sự nhắc nhở cho việc tu tập và cùng lo Phật sự, cần có nghi thức khi liên hệchào hỏi nhau và đặc biệt có tác dụng lớn cho những vị Ni mới xuất gia sơ cơ hậu học, chưa tỏ ngộPhật Pháp và thể tánh thì cần phải nương, quy y, đảnh lễ, cung kính và vâng hành nên Phật chế ra việc đảnh lễ này.

Nếu thầy Nhật Từ thấy điều này bất công phi lý thì thầy hãy thử thực hành điều ngược lại: Trước khi thầy dạy lớp Ni, thầy đảnh lễ Ni chúng tam bái, hoặc thầy đến các Trưởng lão Ni, đảnh lễ thăm hỏi và xin các vị Ni trưởng cho biết ý kiến về Bát Kính Pháp, lúc ấy thầy hãy cảm nhận như thế nào trong thân tâm của thầy và đại chúng Ni. Quả thật nếu nó lợi lạc và tự nhiên như là việc Ni giới đảnh lễ thầy thì có lẽ dần dần sau này nhiều người noi gương làm theo như vậy. Thầy làm như vậy sẽ có tác dụng mạnh hơn là bài thuyết giảng của thầy về “Giáo đoàn Tỳ kheo Ni và Bát Kỉnh Pháp”.

“Điều thứ hai là Ni không được an cư ở nơi không có Tăng. Cơ sơ lý luận bảo vệ cho rằng là điều khoảng này mang tính bảo hộ an ninh và phạm hạnh thì rõ ràng đó rất là chính xác. Bởi vì trong giai đoạn trong quá khứ trong giai đoạn thời của đức Phật, tính an ninh rất là bấp bênh. Nói chung là những chỗ nào mà sự phát triển về cơ chế, định chế xã hội chưa có vững thì an ninh là một vấn đề. Do đó chư Tăng phải bảo hộ những người yếu hơn mình như là một trong những hạnh nguyện dấn thân.”

Về mặt an ninh, xin nói thêm: Tại Ấn Độ ngày nay nạn bắt cóc con gái và ám sát vẫn còn. Bọn thổ phỉtrong rừng núi vẫn còn nhiều. Vì các cô con gái khác được cha mẹ bảo hộ - giữ kỹ trong nhà như đã bàn ở phần trên – nên nếu Ni giới an cư tại trú xứ xa chư Tăng thì sẽ là mồi ngon cho bọn thổ phỉ này. Chư Ni an cư gần trú xứ Tăng thì sẽ được bảo hộ về mặt an ninh.

“Lý luận phản biện như thế này: Liệu là cái nhu cầu bảo vệ đó có cần thiết trong thời đại ngày hôm nay hay không? Khi mà chư Ni đã có những cái chùa riêng và chùa của họ lớn hơn chùa của Tăng và họ cũng đâu hề có lời thỉnh cầu bảo hộ nào đâu, mà mình cũng chưa hề bảo hộ họ lần nào, ngày nào cả.”

Trong việc an cư, chư Tăng không chỉ giúp cho Ni chúng về việc an ninh mà chư Tăng còn giúp thêm nhiều việc khác nữa như sau:

1/ Mùa an cư là mùa ưu tiên cho việc học hỏi – giáo dục: Chúng an cư sẽ ở lại một chỗ và cơ hội dành cho cho việc học hỏi nhiều hơn các thời gian khác trong năm. Như trên đã nói, đức Phật thường được vua quan, quần thần, dân chúng đến đảnh lễ viếng thăm và học hỏi nên không có thời gian nhiều để đến dạy Đại chúng Ni. Trong những bài Phật thuyết pháp công cộng thì Tăng – Ni, Phật tử và các loài cùng nghe. Ngoài giờ ấy ra, chư Ni muốn học hỏi thêm thì có những vị Tăng lãnh trách nhiệm, Tăng sai đến dạy cho Ni chúng. Vì nhiều vị Tăng đã được nghe Phật thuyết giảng các năm qua, chư Tăng học nhiều, hiểu nhiều và kinh nghiệm hành trì nhiều, và nhiều vị đã chứng Thánh quả nên đến Ni chúng mà trình bày và giảng giải lại, thời ấy thì đâu có kinh sách, cassettes, CDs, VCDs, websites,… như bây giờ để mà thay thế sự giảng dạy của chư tôn đức. Sau đó, có còn lại điều nào chưa sáng tỏthì trình lên Phật chỉ giáo thêm. Vậy nếu Ni chúng an cư xa chư Tăng thì làm sao chư Tăng đến giáo giới và giảng dạy? (Thời ấy chư Tăng chỉ đi bộ mà thôi).

2/ Kinh nghiệm về tổ chức đoàn thể:

Ngay thời hôm nay khi chúng ta có đủ luật tạng và sách vớ nói về tổ chức và điều hành đoàn thể, nhiều vị trụ trì chúng chỉ có 10 người mà luôn than thở là khó khăn nhiều quá, liên tục gặp gỡ và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều vị trụ trì khác. Vậy thì tổ chức Ni đoàn với chúng an cư khá đông thời đó, các vị có trách nhiệm quản chúng Ni phải thường xuyên học hỏi bên Tăng vì các vị Tăng có kinh nghiệmtrong lĩnh vực này: kinh nghiệm từ đời sống khi chưa xuất gia và kinh nghiệm trong thời gian sống vớigiáo đoàn Tăng. Chúng ta phải thừa nhận thực tế là: có một số tranh cãi trong Ni đoàn phải thỉnh nhờ các vị Tăng đến để dàn xếp, thiết lập lại sự an hòa cho Đại chúng. Một điều phổ biến trong các trường Cơ Bản Phật Học có cư xá Tăng và cư xá Ni gần Trường là vị quản chúng bên Tăng và các thầy trong Ban Giám Hiệu thường được mời đến cư xá Ni để giải quyết một số vấn đề bất ổn trong Ni chúng.

3/ Kinh nghiệm tu học cá nhân:

Việc tu - đặc biệt trong tu Thiền Định - là một quá trình khám phá tâm thức, tri kiến và cách nhìn nhận về cảnh giới bên ngoài,… Đôi lúc người tu có những biến chứng, có những kinh nghiệm mới mẻ cần phải trình bày cho các bậc Tôn Túc xem về chỗ thấy, lối suy nghĩ, rồi hướng thực tập như thế là đúng hay chưa? Thời ấy số lượng chư Tăng nhiều, chư Tăng tu lâu năm, có nhiều kinh nghiệm tu tập và chứng Thánh quả cũng nhiều nên có thể giải quyết những nghi vấn, những biến tướng trong quá trìnhtu tập, có thể giúp điều chỉnh cho kịp thời và hợp chánh pháp. (Việc tẩu hỏa nhập ma là do hành trì và vận dụng tâm thức sai phương hướng).

Ba tháng an cư là thời điểm tốt nhất cho việc tu học, Ni chúng an cư gần Tăng sẽ được bảo hộ về mặtan ninh, sẽ có chư Tăng đến giảng dạy, sẽ học hỏi thêm về cách tố chức và điều hành Ni chúng và được gỡ rối về những kinh nghiệm tu học cá nhân.

Đâu phải chư Ni có chùa to hơn chư Tăng thì không cần bảo hộ? Bảo hộ ở đây bao gồm bảo hộ về an ninh cho chùa chiền, cho sinh mạng và an hòa thanh tịnh trong tâm thức mỗi con người. Chùa to lớn,Ni chúng và Phật tử nhiều, vấn đề giáo dục Phật giáo lại càng đặt trọng và nếu Ni chúng cảm thấy có nhu cầu học hỏi thì đi tìm, thỉnh Tôn Đức Tăng đến chỉ dạy cho việc tu học trong mùa an cư. Chùa to lớn, Ni chúng đông thì càng dễ xảy ra những bất đồng ý kiến trong chúng nhiều hơn. Tôi nhớ lại một chùa Ni nọ cũng to lớn, nhưng trong chúng không yên vì một số Sư Cô cho rằng vị Ni sư trụ trì - Sư Phụ ấy dành tình cảm đặc biệt cho một đệ tử Ni và sẽ trao quyền trụ trì lại cho vị đệ tử này. Không một ai trong chùa Ni ấy có thể có đủ tư cách để lập lại sự an hòa cho chúng trong chùa ấy cả, vì chúng không phục Ni sư trụ trì thì ai đứng ra bàn giải bây giờ? Cuối cùng chúng phải thỉnh cầu một vị Thượng Tọa bên Tăng đến hòa giải. Vị Thượng Tọa Tăng này phân tích nhiều lắm về ý nghĩa xuất gia, vai tròcủa trụ trì, về bổn phận của Sư Phụ và đệ tử, về Lục Hòa, về Vô Ngã vị tha, về những lợi ích thiết thựctâm linh và hoạt động cuộc sống hàng ngày, về cách quán sát tâm trong các cuộc tranh cãi, nguyên nhân của những xung đột bất đồng, về nguyên tắc chọn vị trụ trì mới và tấn phong trụ trì,… Vị Thượng tọa Tăng này nói chuyện với chúng cả một ngày thì sau đó tôi thấy mọi việc an hòa trở lại.

“Họ muốn bảo hộ, họ điện thoại lên công an, công an xuống lo hết trơn. Hoặc là an ninh văn phòng, họ xuống sẽ làm hết hà. Vệ sĩ, bây giờ có công ty về sĩ nhiều lắm.”

Công an và vệ sĩ có làm gì được trong việc như vừa nêu trên. Cũng không hề có kẻ cướp, nghịch tặc từ bên ngoài sách nhiễu, cũng không hề có ai vi phạm pháp luật; vấn đề ở đây là những khúc mắc trong tư tưởng và nếp sống sinh hoạt của người xuất gia thì công an biết gì mà giúp, vệ sĩ thuê về đểgiữ gìn cái gì? Hầu hết các việc là cần giải quyết êm thấm nội bộ, xét vào thanh quy của đại chúng chứ chưa dùng tới bộ luật hình sự hay dân sự. Còn những việc mang tính chất khủng bố, hăm dọa tính mạng, hành hung,… thì ít khi xảy ra mà nếu xảy ra thì giải quyết cũng nhanh thôi, lúc này mới nhờ đếnluật pháp quốc gia và các cơ quan an ninh xã hội… Nhưng vấn đề chính muốn nói ở đây là nâng caoviệc tu học và giúp xóa tan đi những nghi nghờ, phiền não, khoảng cách tâm lý, khúc mắc, bất an củaĐại chúng,… những việc này cần nhờ chư Tôn Đức Tăng chỉ dạy và với Từ Bi và Tuệ Giác sẽ lập lại sự an hòa cho Đại chúng Ni mà thôi.

“Giới luật được thiết lập sau 20 năm. Hệ thống an cư, bố tát, định tội, trị phạt cũng nằm trong năm 21 trở đi. Trong khi đó ở năm thứ 6 này, chúng ta đã nghe cái câu điều lệ thứ hai: Ni không được tổ chứcan cư ở những nơi không có Tăng. Chúng ta thấy nó vô lý không? Thời điểm đó làm gì có cơ chế an cư mà có nội dung đó.”

Đúng là hệ thống giới luật được thiết lập và ban hành đầy đủ về giai đoạn sau này (theo nhiều tài liệuthì Giới Bốn Ba La Đề Mộc Xoa được hình thành vào năm thứ mười ba sau ngày Phật thành Đạo).

Tuy nhiên việc an cư thì mùa hạ nào Phật và Giáo Đoàn cũng an cư. Chúng ta có thể đọc trong sáchđức Phật và Phật Pháp để biết vị trí và những gì xảy ra trong Hai Mươi Hạ Đầu Tiên của Đức Phật:

“Hạ Đầu Tiên - tại Benares (Ba La Nại), Hạ Thứ Nhì, Thứ Ba Và Thứ Tư - tại Rajagaha, Hạ Thứ Năm - tại Vesali, Hạ Thứ Sáu - tại đồi Mankula, trong Kosambi, gần Allahabad., Hạ Thứ Bảy - tại cung Trời Tavatimsa (Đạo Lợi), Hạ Thứ Tám - tại rừng Bhesakala, gần tảng đá Sumsumara, trong quận Bhagga, Hạ Thứ Chín - tại Kosambi, Hạ Thứ Mười - tại rừng Parileyyaka, Hạ Thứ Mười Một - tại Ekanala, một làng theo đạo Bà La Môn, Hạ Thứ Mười Hai - tại Veranja, Hạ Thứ Mười Ba - tại tảng đá Caliya, Hạ Thứ Mười Bốn - tại Jetavana, kỳ Viên, Savatthi, Hạ Thứ Mười Lăm - tại Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ), Hạ Thứ Mười Sáu - tại thành Avali, Hạ Thứ Mười Bảy - tại Rajagaha, Hạ Thứ Mười Tám - tại tảng đá Caliya, Hạ Thứ Mười Chín Và Hai Mươi - tại Rajagaha.”[18]

Cũng vậy, hệ thống giới luật quy định thể thức an cư chưa được thiết lập. Tuy nhiên đã có việc an cưthì đức Phật đề cập về trú xứ an cư là điều rất tự nhiên thôi, rồi sau này giới bổn sẽ từ từ kiết tập tổng hợp đưa vào sau. Đúng là thường thì nhân phạm đức Phật chế giới nhưng trong những năm đầu đức Phật cũng phải dạy những điều cần thiết để đảm bảo cho các sinh hoạt Giáo đoàn chứ? Thật là vô lýkhi có việc an cư mà không biết sẽ nên an cư tại đâu?

Có người sẽ nêu câu hỏi: Tóm lại hầu hết chư Tăng cứ tự cho rằng: Ni giới luôn cần phải được bảo hộ,dạy bảo, giúp đỡ bởi chư Tăng, Ni giới không tồn tại và phát triển cho riêng mình chăng?

Câu trả lời là: Thực tế Ni chúng thời đức Phật là thế, vì họ thấy con đường xuất gia của đức Phật vàTăng chúng rất cao đẹp nên họ đi theo nhưng mà đó là một sự thay đổi rất lớn. Cứ thử nghĩ trước khixuất gia nữ giới chỉ quen việc phục dịch trong nhà, không được học hỏi hay suy nghĩ chuyện cao xa, chưa làm quen với mô hình tổ chức và sinh hoạt tập thể… Khi xuất gia rồi thì nương nhờ nơi đức Phậtvà Tăng đoàn giúp đỡ cho. Cho dù có vị Ni chứng quả A La Hán, nhưng chứng được quả A La Hánxong không có nghĩa là giỏi toàn diện để có thể mang lợi lạc về mọi phương diện đến Đại chúng mà chỉ là được tâm giải thoát, tuệ giải thoát và hết phiền não lậu hoặc mà thôi. Ni chúng thời đức Phật cần thiết sự bảo hộ về an ninh và dạy bảo của Tỳ kheo Tăng nên an cư gần trú xứ Tăng chúng. Còn nếu bây giờ nếu chúng Tỳ kheo Ni nào, trú xứ Tỳ kheo Ni nào cảm thấy tự bản thân Ni chúng kiết giới xa trú xứ Tăng và tự sinh hoạt tốt được thì thôi vậy. Một thực tế khó khăn hiện tại xảy ra là: có những nơi chùa chiền Phật giáo còn ít, một số vị Ni trụ trì ở một chùa xa xôi, vùng đó không có đủ túc số 4 vị Ni để cùng tổ chức an cư, vị Ni đó cũng khó tùng hạ an cư, chỉ tâm niệm an cư một mình tại trú xứ,cũng khó có điều kiện liên hệ vị Tăng, (ví dụ như có một vài chùa hoặc tịnh thất Ni lác đác trên nước Mỹ - trừ vùng Cali có nhiều chùa Ni) gặp hoàn cảnh thế thì phải chịu thôi, đâu có lựa chọn gì được và vị Ni đó vẫn là là Tỳ kheo Ni vậy.

Nhưng hãy xem xét kỹ lại nếu như đến đăng ký an cư 3 tháng ở một trú xứ gần bên trú xứ Tăng và cólợi lạc, an ổn và tu học dễ tiến triển nhiều hơn thì nên cố gắng sắp xếp để an cư nơi đó. Ni giới đừng vìcố chấp cho rằng nơi tự bản thân mình có đầy đủ tất cả không cần gì hướng ngoại (nơi Tỳ kheo Tăng) tìm cầu. Nên cẩn thận kẻo cố chấp mà sinh ra ngã mạn và ảo tưởng (cho rằng nơi mình mọi thứ luôn đúng và đã đủ rồi).

Phần 5


“Điều thứ 3 là các Tỳ kheo Ni phải thỉnh giáo giới trong các kỳ Bố tát …
Trong khi đó giáo đoàn của Tỳ kheo Ni sau những lịch sử biến thiên, không còn giống như cấu trúc củaxã hội Ấn Độ nữa. Tức là Ni được học ngay từ lúc mới vào chùa chẳng những học Phật pháp mà còn học luôn cả thế học, có thể nghiên cứu viết sách dịch kinh. Như vậy là họ đâu cần có cái nhu cầu đểthỉnh giáo giới. Lấy một cái điều khoản được ra đời từ nhiều thế kỷ về trước để áp dụng cho cơ chế xã hội hiện tại, đôi lúc nó không cần, mà trên thực tế nếu có làm thì cũng làm cho ngoại lệ qua loa. Nó đâu có ý nghĩa gì đâu. Chủ nghĩa hình thức là điều nên cấm kỵ.”
Đúng thế, hiện nay có đầy đủ điều kiện để học hỏi: kinh sách, cassettes, CDs, VCDs, DVDs, đài truyền thanh, báo chí, websites… Ni chúng mặc sức lựa ra những gì có sẵn, đã phát hành sẵn để học, ôn và san sẻ trong Ni chúng. Nói rằng: Không có người đến giáo giới thì Ni chúng vẫn có nhiều chương trìnhđể học hỏi, trao đổi san sẻ với nhau có lợi ích thiết thực – đúng. Nhưng nếu bảo: Ni chúng đã có đầy đủ điều kiện tu học và thăng hoa rồi, dù bẩt cứ vị Giáo Giới Sư nào đến cũng không dạy thêm gì hơn nữa là không đúng. Lẽ thứ nhất: Không ai dám tự cho mình đã học hết tinh hoa của Phật Pháp hay tinh hoa của thiên hạ. Lẽ thứ hai: Học là một chuyện, tu và thể nghiệm được những điều đã học, áp dụng lý thuyết vào cuộc sống lại là chuyện khác. Học được nhiều như vậy nhưng cái chính là xét lại mình xem tham, sân, si, mạn, phiền não,… còn nhiều không? Đạo Phật là Đạo để sống, thể nghiệm và giải thoátchứ không phải là trên chữ nghĩa và dịch thuật.

Hãy nên nhớ ngôn ngữ và chữ nghĩa chỉ là phương tiện vay mượn kém cỏi để biểu đạt chân lý. Nhiều lúc chân lý nằm thoát ra ngoài ngôn ngữ. Giáo pháp chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, chỉ là thuyền đưa người sang sông. Chính vì thế, để tránh cái chấp kẹt trong văn tự đức Phật đã nói: “Trong 49 năm Ta chưa từng nói một lời nào”. Biết bao nhiêu dẫn chứng khác có thể nêu ra ở đây: Ngài Bàn Đặc học 2 chữ: “Chổi quét” mà chứng quả A La Hán, Ngài A Nan ôm một bụng chữ mà đến kỳ Kết Tập Kinh Điểnnằm than thở ở ngoài động Thất Diệp và “chun” được vào trong Động giây phút chót nhất. Trong hội Linh Sơn “niêm hoa vi tiếu” một cách vô ngôn, đức Phật phó chúc lại ngài Ca Diếp “chánh pháp nhãntạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng,” tổ Đạt Ma chủ trương “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” trong việc khai ngộ tự tánh, hoặc Ngài Huệ Năng không biết chữ, lo gánh củi xay lúa giã gạo, không học hành nhiều vậy mà tỏ ngộ đạo mầu và được truyền Y Bát… Vậy nếu các Tỳ kheo Ni cho là đã có cơ duyên học hỏi nhiều rồi, đủ rồi và không cần được giáo giới thì hãy xem xét lại nơi mình, cẩn thận kẻo rơi vào chấp chặt văn tự, sở đắc, sở tri chướng. Các vị đó học nhiều vậy nhưng đã giải thoátchưa, đã đạt đến chỗ vô lậu và bảo đảm thoát ra ngoài vòng luân hồi sanh tử chưa? Nếu chưa thì hãy nên tìm học, hãy nên lắng nghe thêm. Có thể những vị Tăng mộc mạc đơn sơ, một Thầy vườn nhưng có những tâm hạnh, những việc làm, những cách suy nghĩ, cách quán sát tu tập, thực thi Phật sự, những tư tưởng sâu sắc và thực tế,… đáng để các Tỳ kheo Ni đầy chữ nghĩa ấy tiếp kiến, học hỏi, trao đổi. Đạo là cái gì rất gần gũi chứ không quá cao xa, không ở nơi rượt đuổi tìm bắt mệt nhoài trong văn tự. Chừng nào các Tỳ kheo Ni đắc quả A La Hán trở lên rồi thì có thể bảo là không cần đến giáo giới sư nữa.

Tuy nhiên nếu cảm thấy rằng: Các vị Tăng xung quanh về cả pháp học và pháp hành không có ai xứng đáng cao thượng hơn để Tỳ kheo Ni học hỏi thì cũng chịu thôi chứ biết làm sao. Có thể là Tỳ kheo Niấy đạt đến chỗ vô thượng sư hoặc có thể là vị Ni ấy kém phước duyên không gặp các bậc cao Tăng,thạc đức. Lời khuyên của tôi nơi đây là: được học hỏi nhiều thì nên có tấm lòng thành kính tri ân đối vớiđức Phật, các bậc tiền bối, tôn đức bao thế hệ đã để lại kho tàng giáo pháp quý giá, thầy tổ và Phật tửđã trợ giúp cho việc học hành nghiên cứu, và trừ ngã chấp, pháp chấp. Điều quan trọng là phải biết đưa bài học vào trong cuộc sống của mình và mọi người. Trí tuệ Phật giáo từ nơi Văn Tư Tu khác vớikiến thức thế gian dựa vào góp nhặt của chữ nghĩa. Con đường chuyển hóa của Phật giáo gắn liền vớithanh tịnh hóa thân tâm, nhận thức về Khổ và biết cách dứt Khổ. Hãy cẩn thận đừng để mớ chữ nghĩagóp nhặt làm hàng rào cản, làm khoảng cách giữa ta và mọi người, hoặc khiến ta dương dương tự đắc, mục hạ vô nhân. Học là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ, trong tu tập nên gắn liền: Học mà Tu, Tu mà Học. Tôi không loại trừ khả năng một người có thể tự đọc, học nơi kinh sách và trường lớp, xong rồi áp dụng tu tập và sinh hoạt vẫn có kết quả, hướng đến giải thoát giác ngộ, giải thoát thậm chí có thể làm một bậc Duyên Giác hay Độc Giác tuy nhiên hãy quán sát cho kỹ trước khi bảo là xung quanh không có ai đáng để mình thọ giáo, học hỏi thêm. Hơn nữa trong Ni chúng, có thể có số Tỳ kheo Ni khác lại cảm thấy cần có những vị Giáo giới sư thích hợp mà họ tin tưởng hơn là vịTỳ kheo Ni học giả trong chùa. Một điều nữa là: hiểu và áp dụng giới luật trong cuộc sống hiện tại cũng không phải dễ làm, chẳng phải chúng ta đang có sự cách biệt và cần san sẻ cho nhau về việc hiểu vàhành trì Bát Kính Pháp là gì?

“Điều thứ tư là Ni phải làm lễ Tự Tứ, tự nói lỗi của mình trước hai bộ Tăng và Ni về ba vấn đềthấy, nghe và nghi. Cái lý luận nói là muốn bảo vệ nhân cách và đạo đức, người ni phải mời người khác để nhận xét về mình. Rõ ràng cơ hội đó đã tạo ra sự hoàn thiện ở con người dám mạnh dạn thấy lỗi của mình. Nhu cầu này là nhu cầu rất là lớn.

Phần phản luận chúng ta thấy nó rất là vô lý. Nếu như tự nói lỗi để hoàn thiện nhân cách của mình, thì tại sao chỉ có Ni mới tự nói lỗi, còn Tăng không tự nói lỗi. Còn nếu như là nói lỗi trước hai bộ Tăng vàNi để cho có nhiều người có ý kiến nhiều hơn thì mình sẽ được hoàn thiện nhiều hơn, thì tại sao chư Tăng không làm việc đó tương tự?”

Chúng ta nên nhớ rằng trong Tăng chúng có nhiều vị là giáo giới bên Ni đoàn, trong đó có cả ngài Ca Diếp, A Nan, Ưu Ba Ly… tức là có các vị đã là thầy của Ni chúng. Trong khi Tự Tứ thì hoặc là mỗi vị tựsám hối lỗi của mình hoặc là người khác chỉ ra lỗi của mình theo nơi thấy, nghe và nghi. Như vậy Ni chúng sẽ được nghe lời sám hối hoặc là nghe những lời phản ảnh về những sự nghi nghờ và buộc tộivề vị Giáo giới Sư của họ. Đọc câu chuyện “Cuộc đời Đức Xá-lợi-phất (Sarìputta) - Nguyễn Điều (1966)”, chúng ta đã thấy Xá Lợi Phất bị vu cáo thế nào như đã nêu phần trên, chúng ta cũng thấy 500 vị A La Hán buộc sáu tội Đột Cát La đối với ngài A Nan gay gắt như thế nào trong kỳ Kiết Tập Kinh Điển lần thứ nhất, rồi về sau này chuyện ngài Cưu Ma La Thập nhận và sống chung với mười cung nữdo Tần chủ Diêu Hưng ban tặng, chuyện Ngài Phật Ấn uống rượu thịt ngâm thơ với Tô Đông Pha và mượn vợ của Tô Đông Pha một đêm, chuyện “trà đình tửu điếm vô phi thanh tịnh Đạo Tràng” của Tế Điên Hòa thượng, chuyện Tổ Đơn Hà thiêu mộc Phật, chuyện chư Hòa Thượng, Thượng Tọa trong haiGiáo Hội: GHPGVNTN và GHPGVN ngồi lại Bố Tát với nhau lần đầu tiên và nêu ra những lỗi nơi thấy, nghe và nghi sau 30 năm không sinh hoạt chung (nếu như có ngày ấy), chuyện thầy Nhật Từ và các thầy đã từng đàm thoại với thầy về vấn đề Bát Kính Pháp an cư chung và Bố tát nêu lại những lỗi thấy, nghe, nghi lẫn nhau,… những chuyện như thế nếu để các Ni giới cùng thời vào ngồi lắng nghe chư Tăng buộc tội lẫn nhau thì như thế nào…? Toàn là những tội nghe qua cảm thấy trời long đất lở, khiến nhiều người choáng váng và sốc thật sự. Với chí khí “Nam nhi tự hữu xung thiên chí, hưu hướng Như Lai hành xứ hành” hoặc là: “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ”, hoặc tâm đắc với tư tưởng: “Phật là Phật, Anh là Anh, Anh đâu cần làm Phật và Phật cũng đâu cần làm Anh” thì tốt hơn hết là quý chư Tăng hãy tự nêu lỗi lẫn nhau trong dịp riêng, đừng nêu lỗi ra trước mặt Ni giới khiến về bản chất tâmsinh lý êm hòa, hiền thục quý Ni bị “Tăng xông máu” và phải đưa đi cấp cứu khi cảm thấy thần tượng của mình sụp đổ, tương lai của đạo pháp mù mịt, các bậc Long Tượng Phật Pháp đang giao tranh và cơ hồ như sắp làm sập đổ ngôi nhà Phật Pháp,… Cái tư tưởng cách mạng, canh tân, hoạt hiện Phật giáo vào đời sống hiện tại, phá chấp, đạp lên lề thói cũ thường có ở chư Tăng và nhiều lúc việc đúng sai phải trái thật khó mà phân định thì cứ nên để “các tư tưởng lớn đó làm việc riêng với nhau” tốt hơn,thế giới hòa bình hơn. Đừng lôi các Tỳ kheo Ni vào những việc như thế hãy để quý vị đó tịnh niệm vàtiếp tục tin tưởng, phối hợp, hoặc trợ duyên Phật sự cho quý Thầy. Lúc Phật còn tại thế thì Ngài giám định chuyện đúng sai, còn bây giờ lấy tiêu chí nào giám định? Nếu gọi là căn cứ giới luật thì các Ngài phán: giới luật này do người đời sau thêm vào chứ không phải do Phật chế ra… bó tay thôi. Vậy chư Tăng nên chỉ ra tội riêng với nhau không nên nêu trước mặt Ni giới là tốt hơn nhiều.

“Chúng ta thấy có nhiều lý luận tưởng chừng như thích hợp lắm, nhưng trên thực tế có nhiều phát sanh. Vấn đề mấu chốt nữa là vấn đề mời gọi chư Tăng chỉ điểm ba việc thấy, nghe và nghi dựa vào tư tưởng kinh điển nhà Phật nó không thích hợp?...

Đức Phật dạy mỗi người phải phản quan chính mình về các giác quan, thông qua thiết lập chánh niệmtỉnh thức trong từng cử chỉ đi đứng, nằm, ngồi. Tự quan sát mình, tự hoàn thiện mình chứ Ngài không có kêu là phải đi quan sát dùm. Chẳng lẽ, mấy ông thầy tối ngày đi rình mấy bà Ni làm gì, rồi đến cái ngày Bố tát mới chỉ điểm thấy nghe và nghi thì vô lý. Còn không thôi tối ngày cứ đi nghe ngóng coi bà đó bả làm gì. Rất là vô lý, chúng tôi thấy nó ra sao đó. Chúng ta nói là Tự tứ là hoạt động dân chủ cầu tiến trên cơ sở nhận lỗi và sửa lỗi, nó là cái cơ chế để phát huy đạo đức lớn lắm, và như vậy là nhu cầu của tất cả mọi người chứ không phải chỉ có nam hay là nữ hay là đặc biệt của người nữ.”

Dù có hạn chế như thế nào đi nữa thì con người có mắt vẫn thấy, có tai vẫn nghe, có tâm thức suy luận thì vẫn cứ nghi. Thôi để cho dễ dàng và cụ thể hơn tôi nhắc cho Thầy nên tự nhớ lại ở bản thânThầy (thầy Nhật Từ). Thời học ở Ấn Độ, Thầy có thấy Ni sinh hay không và chính Thầy đã từng nghechư Tăng buộc tội những người Ni phải không? Quả thật là có “những điều trông thấy mà đau đớnlòng” phải không? Cũng chính Thầy không ít lần phân giải về tội trạng của Ni, kể cả việc đi gặp các giáo sư Ấn Độ hoặc trong các cuộc họp mặt, hoặc trong phone, hoặc trong bài viết gửi đến chư Tăngcó phải không? Rồi trong khi đi dạy tại Vạn Hạnh, Vĩnh Nghiêm, các chùa Ni, Thầy nhắm mắt cách nào để không phải thấy? Trong những lúc trà đàm với pháp lữ, hoặc có những vị Ni cô oan ức tìm Thầy để xin một lời khuyên giải, hoặc trong các dịp hội thảo, kiểm điểm quan trọng của Ni chúng có mời Thầy đến tham dự để lắng nghe khách quan và cho lời chỉ dạy, Thầy làm sao không vận dụng nơi thấy, nghe, nghi để rồi cố gắng thiết lập lại lục hòa cho những Ni chúng đó?

Đặc biệt, dù hàng ngày không thấy, không nghe, không nghi đi nữa thì đến giờ Tự Tứ cũng phải thấy và nghe những gì đang xảy ra và hãy có lời khuyên dạy chỉ bảo tại nơi đó. Ở trên kia tôi đã ví dụ một vịThượng Tọa được mời đến giải quyết nỗi bất ổn trong đại chúng Ni vì đại chúng bất mãn vị sư phụ Ni, Vị này ưu ái thương riêng một vị đệ tử và muốn sau này người đệ tử ấy kế thế trụ trì như thế nào rồi.Ban đầu vị Thượng Tọa đó đâu có “tối ngày đi rình mấy bà Ni làm gì” nhưng mà vì lòng Từ Bi, vì Đạo Pháp, khi Ni chúng thỉnh mời đến thì phải ngồi sinh hoạt với Ni chúng đó một ngày, dụng toàn tâm lựcvào việc thấy, nghe, nghi để phân giải và cuối cùng là có kết quả tốt đẹp. Vậy thì mắt, tai và tâm thức… là cái vốn quý giá của con người lỗi không ở nơi mắt, tai và tâm thức, hoặc thấy, nghe, nghi mà quan trọng là biết thấy, nghe, nghi về những gì ở Ni giới, mục đích của việc làm đó là thế nào và nên làm với một tinh thần và dụng tâm ra sao?
“Điều thứ năm, Ni phạm giới Tăng tàn, phải thực hiện hình phạt ý hỷ nửa tháng trước hai bộ Tăng và Ni. Tức là Tăng tàn được xem như là gần mất đi phẩm hạnh của người xuất gia. Tổn thất về tính cáchphạm hạnh đó có thể ở mức độ nghiêm trọng cho tình trạng mất đi tánh mạng. Cho nên trong trường hợp đó phải đi sám hối trước hội đồng Tăng và Ni để cho ý thức về lỗi lầm đó được mọi người biết làm cho mình thúc thủ và làm mới cuộc đời, đổi mới cuộc đời… Rõ ràng cái nhu cầu đó cần phải được áp dụng cho hai giới Tăng và Ni cho mọi người.”

Lại một lần nữa chúng ta gặp vấn đề tương tự như điều thứ tư ở trên. Ở đây, yêu cầu hành xử khác nhau đối với Tăng và Ni đặt trên căn bản hai lý do sau đây:

- Bản chất tâm sinh lý khác nhau ở Tăng và Ni hay Nam và Nữ: Bản chẩt của nữ là nhu thuận, điều đó càng đặc biệt đúng đối với phụ nữ Ấn Độ và Á Đông, bản chất của nam là quật khởi, vùng lên: “Chọc trời khuấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai” (Truyện Kiều). Ni giới hầu hết là khép mình vào giới luật và một khi lỡ lầm vi phạm thì cần có ấn tượng trong lúc sám hối trước hai bộ chúng Tăng và Ni để nương lực Đại chúng mà tu sửa lại phận mình. Đối với Tỳ kheo, bản chất nam tính đặc biệt trong giai đoạn đầu thì tính phàm phu vẫn còn chứ chưa phải là Phật Thánh ngay mà là đang trêncon đường tu tập. Đó là những tánh ngang ngạnh, cang cường và như vậy tự ái cũng lớn. Nên nhớ là nói về phạm giới tăng tàn thì có nhiều điều rất dễ bị hổ thẹn. Người Tỳ kheo đã phạm giới Tăng tànthật sự là người có nhiều nghiệp và trong tâm vốn có nhiều phiền não, cho nên xử lý với tội Tăng tàncần phải khéo léo, tuy áp dụng đúng luật nhưng đại chúng nên thể hiện từ tâm thông cảm, thương xótcho hoàn cảnh, trường hợp và muốn vực người phạm giới đứng dậy. Cho nên xử lý Tỳ kheo Tăng phạm tội tăng tàn riêng nơi Tăng chúng thôi thì tự nhiên và hiệu quả hơn và không khí, phản ứng thế nào cũng không ảnh hưởng lan rộng nhiều. Nếu như xét thấy áp dụng việc sám hối tội tăng tàn của Nithực hành trước hai bộ chúng có lợi nhiều hơn nhưng việc này có tác dụng ngược lại đối với Tăng thì cứ để chư Tăng sám hối tội tăng tàn trước Tăng chúng mà thôi. Ở đây không phải là đang hạ thấp Ni giới mà là khuyến khích và làm nổi bật một số đức tính tốt sẵn có: nhu thuận, nhẫn nại, thành thật và cầu tiến của Ni giới. Ở trong một gia đình, khi con cái vi phạm cùng một lỗi giống nhau, cha mẹ lại áp dụng biện pháp phạt khác nhau đối với con trai, con gái không phải là vì phân biệt đối xử hay thương con nào nhiều hơn mà căn cứ vào tánh khí đứa con và phương pháp nào là hiệu quả nhất đối với chúng. Đạo Phật không chủ trương bình đẳng trên hình thức mà hướng vào mục tiêu giải thoát, giác ngộ, tùy căn cơ trình độ mà giáo hóa, tùy bệnh mà cho thuốc. Các vị Thiền sư có lúc nói dịu dàng, có lúc hét la, có lúc khiến đệ tử phải quỳ ngoài sương gió, chặt một cánh tay, có lúc khép cửa làm gãy một chân đệ tử,… không phải là Thiền sư bất bình thường hay không bình đẳng mà là vì lòng Từ Bi xem xét và ứng xử xứng tánh, hợp căn cơ của đối tượng. Thân thể con người nam nữ sai khác, tánh chất sai khác, sức chịu đựng sai khác… thì làm sao áp dụng nguyên xi một mô thức cho hai bên được? Từ Bi và Trí Tuệ của Phật và Bồ Tát là giúp chúng sanh hướng thượng và giải thoát nên trong việc làm cótrường hợp làm nghịch hạnh, chứ không phải là luôn an ủi, xoa dịu chúng sanh.

- Như đã nói trên, dù với lý tưởng hành Đạo nhưng Tỳ kheo, đặc biệt là sau khi Phật nhập diệt, do bản chất lý luận, suy tư triết gia nhiều, thích suy nghĩ cao xa nên những cách phá chấp và tranh biện sẽ xảy ra nhiều. Ví dụ trong thời đức Phật đã xảy ra với Đề Bà Đạt Đa, Lục quần Tỳ kheo, những nhómTỳ kheo tranh cãi về Kinh và Luật mà Phật không hóa giải được phải bỏ đi an cư một mình trong Hạ Thứ Mười - tại rừng Parileyyaka. Sau này, trong kỳ kiết tập kinh điển lần II, cũng có sự bất đồng ý kiến của nhóm Tỳ kheo Bạt Kỳ và trưởng lão Da Xá về mười điều phi pháp căn cứ trên giới bổn, để rồi sau đó là hình thành các bộ phái khác nhau đặt trên căn bản các bộ Luật khác nhau… Một lần nữa, xin nhắc lại có những vị Tỳ kheo Tăng hết sức năng động tích cực trong Phật giáo, thực hành, mang đạo Phật vào thể nghiệm bản thân và mạch sống cuộc đời và như vậy uyển chuyển tùy duyên phương tiệnvà hành trì giới luật có “khai giá trì phạm”. Đó là nhiệt tình của quý vị Tăng ấy, nhưng có thể nhiệt tìnhquá mức, mong muốn hiện đại hóa đạo Phật trong khi tuệ giác chưa trọn vẹn để biết cách giữ bản tánhnhất như và vi diệu của giáo Pháp khiến vị Tăng ấy phạm tội Tăng tàn. Chẳng hạn, một người nhiệt tình hoạt động nhưng có những cải cách không theo lề lối cũ dễ bị xem là phạm giới: giới phá tăng hòa hợp, giới hỗ trợ phá tăng, giới ngoan cố chống cự… Vấn đề là ai hiểu được động cơ của việc làm, tác dụng hay tác hại của việc làm trong hiện tại và mai sau trên bình diện rộng lớn toàn thế giới, vũ trụ của vị ấy… Lối nhận thức sinh hoạt khác thường làm xôn xao Tăng chúng Phật giáo này là nguyên nhânđể những Tỳ kheo bảo thủ nghe, thấy, nghi và buộc tội Tăng tàn, nhưng bản thân người làm việc đókhông chấp nhận và không phục vì người ấy tự biết tâm mình làm là vì phụng sự Tam bảo và như thế là phù hợp nhất, đảm bảo sự phát triển đạo pháp trong tình hình hiện tại và tương lai. Vậy thì từ bấtđồng ý kiến rồi dẫn đến phân rẽ trong Tăng đoàn, chí hướng ai nấy đi, Ni chúng nếu đi dự nghe các lờibuộc tội Tăng tàn đối với những Tỳ kheo này thì sẽ không ích lợi gì, chỉ thêm hoang mang, xót xa vàđảo lộn mọi suy nghĩ và nếp sống yên tịnh trong phạm hạnh mà thôi.

Tuy nhiên, trong mối tương quan này, chúng ta cũng hãy nhìn thấy những điểm tích cực mà bao Tỳ kheo Tăng đã đóng góp trong sự nghiệp hoằng dương Phật Pháp kể từ thời Phật tại thế đến nay.Chúng ta hãy xem các kỳ kiết tập kinh điển từ lần thứ I đến thứ VI, 28 vị tổ sư Thiên Trúc, 6 vị Tổ ở Trung Hoa, bao nhiêu vị tổ sư đến Việt Nam và những tổ sư Việt Nam cũng đều là Tỳ kheo Tăng. Cho nên cái bản chất đào sâu, tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá, canh tân, áp dụng vào cuộc đời, tích cực đi đến mọi ngóc ngách cuộc sống lại dễ vướng vào sự kết buộc vào tội tăng tàn nhưng chính nó lại mở ra những bước đi mới cho Phật giáo. Tóm lại Phật đã biết trước là Tỳ kheo Tăng công cũng nhiều mà “tội” cũng nhiều, nhất là tội Tăng tàn, nên không buộc Tăng phải ra sám hối trước hai bộ chúng Tăng Ni vì như vậy chỉ thêm động niệm phiền nhiễu Ni chúng dài dài và tạo sự hoang mang trên bước đường tu niệm. Chỉ có Tỳ kheo Ni nên sám hối tội Tăng tàn trước hai bộ chúng Tăng, Ni vì những Tỳ kheo Niphạm tội ấy phần lớn là vì cá nhân không gìn giữ được nên Tỳ kheo Ni dễ dàng chấp nhận sám hốihơn.

Phần 6


“Điều thứ sáu là Thức-Xoa-Ma-Na phải tuân thủ các học giới trong vòng hai năm trước khi thọ giới Tỳ-kheo-ni và phải được sự đồng thuận của hai bộ Tăng và Ni... Nếu chúng ta đối chiếu phân tích về tính thời gian của các điều luật của Thức-xoa-ma-na ni và Tỳ kheo ni, chúng ta thấy nó khônghợp lệ. Bởi vì trong thời đại của đức Phật cũng giống như điều thứ hai là vấn đề của Thức-xoa-ma-na ni chưa có. Trong 6 năm đầu chưa có, mấy mươi năm sau mới có.”
Chúng ta đều biết khi đó Dì Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Da Du Đà La và 500 thể nữ thuộc dòng họThích Ca sau khi chấp nhận Bát Kính Pháp đều được trở thành Tỳ kheo Ni, vậy có ai làm Thức Xoa Ma Na đâu mà đức Phật lại ban hành điều thứ 6 này để làm gì? Hơn nữa cơ chế thiết lập giới là “nhân phạm chế giới” và hệ thống Luật tạng chưa được hình thành thì điều thứ 6 này tại sao bỗng dưng đặt ra tại đây?

Cơ chế “nhân phạm chế giới” là việc sau này liên quan đến hình thành hệ thống giới luật. Chúng takhông thể quy kết là: suốt quá trình thuyết pháp độ sanh đức Phật phải “nhân phạm chế giới” và không được nói trước về những điều chưa xảy ra. Tại sao chúng ta tự vẽ ra một quỹ đạo rồi buộc Phật phảisinh hoạt ở trong quỹ đạo đó? Ngay từ ban đầu thiết lập Bát Kính Pháp, đức Phật đã chỉ rõ:

“…cũng như người kia đắp bờ đê bên cạnh hồ nước rộng lớn để chặn nước khỏi tràn qua, Như Lai lo ngăn chặn trước, khi ban hành "Tám Giới Chánh" cho các Tỳ khưu ni, buộc phải giữ nguyên vẹn trọn đời."[19]

Như vậy, Bát Kính Pháp này mang tính cách ngăn chặn: “cũng như người kia đắp bờ đê bên cạnh hồ nước rộng lớn để chặn nước khỏi tràn qua, Như Lai lo ngăn chặn trước”… Tại sao chúng ta lại cấmđức Phật cái quyền ngăn chặn ấy? Đức Phật là bậc có Nhứt thiết trí, Phật nhãn, Tam minh, Lục thông,Thập lực, Thập bát bất cộng pháp,… thấu suốt chuyện quá khứ, hiện tại, vị lai thì Phật làm những gì Ngài xét thấy cần làm chứ?

Hiện tại thì chưa có Thức Xoa Ma Na nhưng ngay lúc này Ngài đề cập về Thức Xoa Ma Na bởi vì trên đường giáo hóa Ngài đã từng gặp nhiều phụ nữ, nhiều góa phụ, cũng như còn nhiều mệnh phụ thuộcdòng họ Thích nữa và trong hàng Ưu Bà Di của Ngài còn nhiều phụ nữ có con gái còn trẻ (cỡ tuổi như Ngài La Hầu La) đồng thời Ngài biết trước những người Mẹ con Ưu Bà Di này khi hay tin phụ nữ đượcchấp nhận vào Ni đoàn thì họ cũng muốn xin xuất gia (với sự đồng ý của chồng hoặc là chồng đã chết). Chuyện này thật là dễ biết, chẳng hạn như chúng ta cũng thường nghe các Ưu Bà Di đã có chồng con sau khi tiếp kiến chư Tăng xong thường nói: giá mà con được xuất gia tu học như quý Thầy, bây giờ gia duyên con ràng buộc quá, chắc kiếp này không được rồi,…nhất là đức Phật lại có tha tâm thông nữa, lẽ nào một việc như thế lại không xảy ra trong suốt 5 năm giáo hóa của Ngài khi mà uy đứcvà sức cảm hóa của Ngài cao hơn chúng ta vô số kể? Những lúc trưóc kia dù biết tâm niệm khao khátxuất gia của các Ưu Bà Di có con gái trẻ nhưng Ngài không đề cập đến việc này (lờ đi) vì nhân duyênchưa đến. Hôm nay nhân dịp mở cửa đón nhận phụ nữ vào Giáo đoàn và nhân lúc chế Bát Kính Pháp, Ngài nêu điều này vào luôn với lòng Từ Bi như là một sự gợi ý, cho phép, mở rộng cửa để đón nhận những mẹ và con, hoặc người con gái trẻ của các Ưu Bà Di này xuất gia. Với người bé gái chưa đủ tuổi thì e rằng vì bồng bột mà tự ý xin xuất gia hoặc là theo mẹ xuất gia chứ chưa có ý chí rõ rệt, vậy thì cần có 2 năm thử nghiệm và quyết định và thời gian đó thì gọi là Giới tử ni (Sikkhamànà).

Không hẳn Thức Xoa Ma Na dành cho các bé gái mà còn dành cho những ai dù muốn xuất gia nhưng chưa biết chắc chắn là mình có thích hợp với đời sống xuất gia không thì xin làm giới tử Ni - ứng cử viên để chuẩn bị chính thức xuất gia làm Tỳ kheo Ni – thì thời gian cho phép tập sự và thí nghiệm này là 2 năm trước khi hai bộ chúng Tăng và Ni quyết định vị này có được trở thành Tỳ kheo Ni không.

Cứ mở cửa sẵn ra như vậy để khuyến khích cho họ phấn khởi mà lo sắp xết chuyện gia đình, khi nào sắp xếp xong, họ sẽ xuất gia. Hoặc nhờ đó mà trong quá trình đi du hóa, Ma Ha Ba Xà Ba Đề và những vị Tỳ kheo Ni đầu tiên này biết cách mà trả lời cho những dạng Ưu Bà Di có chồng con này, hoặc là xét điều kiện mà tiếp nhận cho họ xuất gia. Bây giờ nhân lúc chế ra Bát Kính Pháp thì chế hết ra luôn một lần chứ chẳng lẽ đợi vài tuần sau rồi cho gọi các Tỳ kheo Ni đến chế thêm điều nữa rằng: Trên đường giáo hóa, nếu như các Tỳ kheo Ni gặp các bé gái, hoặc Mẹ và bé gái muốn xuất gia thì cứtiếp nhận, với người Mẹ có ý chí xuất gia dũng mãnh thì cho làm Tỳ kheo Ni ngay khi chấp nhận Bát Kính Pháp này, với ai chưa dứt khoát hoặc bé gái chưa thật sự trưởng thành nhưng muốn xuất gia thì dẫn về Tịnh Xá làm Thức Xoa Ma Na 2 năm và sau đó được sự đồng ý hai bộ chúng Tăng và Ni mới được chính thức xuất gia làm Tỳ kheo Ni.

Tại sao cơ chế xuất gia thử nghiệm không có đối với Tỳ kheo Tăng (mà chỉ có một Sa Di La Hầu La vì trẻ tuổi), còn cơ chế giới tử Ni (Sikkhamànà) lại có đối với nữ giới? Bởi lẽ chư Tăng đều đã nghe Phật thuyết pháp tỏ ngộ rồi sanh tâm hoan hỉ muốn xuất gia chắc chắn, cơ duyên thuần thục trong khi phụ nữ có một số vì tỏ ngộ đạo Pháp mà xuất gia, có một số đi xuất gia vì hoàn cảnh bức bách hay buồn khổ (ngay cả 500 thể nữ cũng xuất gia vì theo Dì Mẫu sau sư kiện vua Tịnh Phạn băng hà và đọcTrưởng lão Ni kệ, chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp vì sầu khổ khiến nữ giới đi xuất gia) và vì bản chất yếu đuối nên muốn vào Ni đoàn để tìm một chỗ nương tựa, hoặc dù người vợ muốn đi xuất gialuôn nhưng hãy thí nghiệm xem người chồng tuy đồng ý cho mình đi tu mà có chịu đựng được không, có quá sầu khổ không, trước khi quyết định làm Tỳ kheo Ni chính thức cả đời.

Cho nên tôi tin rằng Phật lập ra cơ chế Giới tử ni (Sikkhamànà) thí nghiệm này ngay từ khi vừa mới lập giáo đoàn để cho những ai chưa thệ nguyện xuất gia làm Tỳ kheo Ni cả đời thì cứ sống và thử nghiệm cuộc sống xuất gia 2 năm. Lý do rõ ràng là: ngay từ đầu đức Phật bày tỏ cho thấy sự do dự của Ngài trong việc thiết lập Ni đoàn vì cuộc sống xuất gia khác quá xa nếp sống phụ nữ thời ấy…

Còn chuyện nguồn gốc lịch sử để thiết lập cơ chế Thức Xoa Ma Na là do việc sư cô tên là Sanghamita đã trở thành Tỳ-kheo-ni trong tình trạng không biết mình đang mang thai, bởi vì cô ta đã từng có một tình duyên lận đận… như thầy Nhật Từ đã nêu thì chỉ là chuyện các bộ phái trong thời kỳ phân phái sau này nhấn mạnh điều đó, suy diễn cho rằng đó là nguyên nhân khiến Thế Tôn lập cơ chế giữ 6 giới trong 2 năm cho Thức Xoa Ma Na mà thôi. Đồng ý rằng có chuyện sư cô Sanghamita ấy xuất gia rồi sanh con trong tịnh xá là có thật, nhưng cơ chế Thức Xoa Ma Na (đi xuất gia thí nghiệm 2 năm) thì đã có kể từ khi thành lập Ni đoàn. Lúc đó có 2 thể thức mở ra: người nào thực thụ xuất gia thì thọ nhậnBát Kính Pháp và làm Tỳ kheo Ni, còn những ai chưa đủ tiêu chuẩn (tuổi tác, nhận thức và thệ nguyện) cũng như hoàn cảnh chưa cho phép thì có thể xuất gia thí nghiệm trong hai năm theo cơ chế giới tử Ni (Sikkhamànà).

“Như vậy, chúng ta thấy biết là điều thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm của Bát kỉnh pháp liên hệ đến nội dung của mấy chục năm sau, tối thiểu là sau năm thứ 20 kể từ khi Như Lai Thế Tôn thành đạo. Như vậy, bản chất của Bát kỉnh pháp là đang nằm trong vòng nghi vấn rất là lớn.”

Chúng ta hãy ôn lại các điều thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm của Bát Kỉnh Pháp đã phân tích ở trên và xem các điều này có xảy ra ngay vào lúc vừa hình thành Ni đoàn chưa?

Điều thứ hai là Ni không được an cư ở nơi không có Tăng.

Về việc an cư thì phần trên đã phân tích đức Phật và giáo đoàn luôn an cư từ mùa hạ đầu tiên cho đếnkhi Phật nhập Niết bàn. Một khi đã có việc an cư thì quy định cách chọn nơi chốn an cư là điều hiển nhiên thôi.

Điều thứ 3 là các Tỳ kheo ni phải thỉnh giáo giới trong các kỳ Bố tát.
Upasatha đúng như sự phân tích từ nguyên là ngồi lại gần với nhau để học hỏi lẫn nhau. Cách thức này đã có từ trước khi Phật thành đạo và các đạo sĩ của đạo khác vẫn thường làm như vậy. Việc phảnquan tự kỷ, thảo luận hoặc là thắp sáng chánh niệm, soi sáng cho nhau là điều rất quan trọng trongPhật giáo. Đã sống chung trong một đoàn thể thì việc quy định ngày giờ để cùng ngồi lại với nhautrong ý nghĩa Bố tát là điều cần thiết và tất nhiên, có như thế mới là cơ hội để sinh hoạt đại chúng, còn bằng không thì sống chung với nhau mà không hề sinh hoạt chung với nhau lần nào sao? Như trên đã nói, trong các cuộc hội họp chung với nhau đó, bên Ni chúng thì thỉnh giáo giới sư từ bên Tăng thì sẽ được nhiều lợi lạc vì: Vị Tăng đó đã được theo Phật học nhiều năm rồi, thực hành tu tập cũng lâu và đã chứng Thánh Quả (ít nhất là Tu Đà Hoàn) lại có kinh nghiệm sinh hoạt tập thể, Tăng đoàn và có nhiều vị Tăng là Thầy bên Ni giới nữa… Cho nên, những cơ hội cả Ni đoàn cùng hội họp nhau như thế thì việc mời một vị giáo giới sư bên Tăng là tất nhiên, vì khi ấy cả Ni chúng đều được lợi lạc.

Luật lệ cho việc Bố tát sẽ được thiết lập chặt chẽ có hệ thống về sau này nhưng mô thức sinh hoạt ban đầu của Bố tát thì đã có ngay khi Giáo đoàn thành lập.

Điều thứ tư là Ni phải làm lễ Tự Tứ, tự nói lỗi của mình trước hai bộ Tăng và Ni về ba vấn đề thấy, nghe và nghi.

Một khi đã có an cư thì phải có ngày kết thúc an cư khi hết mùa mưa để rồi sau đó đi du hóa khắp nơi, ngày kết thúc ấy gọi là Tự tứ. Hiển nhiên khi kết thúc việc gì thì cũng phải nhìn lại xem kết quả của việc đó như thế nào. Ni giới đã nhờ chư Tăng đến giáo giới cho nên ngày Tự tứ cũng nên nói lỗi mình trước hai bộ Tăng Ni để có gì cần phân tích chỉ dạy thì chư Tăng hoặc là chính những vị Thầy giáo giới của mình (như ngài A Nan, Ca Diếp, Ưu Ba Ly) chỉ giáo về lỗi và hướng tu tiến về sau để khắc phục lỗi đó,…

Điều thứ năm, Ni phạm giới Tăng tàn, phải thực hiện hình phạt ý hỷ nửa tháng trước hai bộ Tăng và Ni.

Trong sách: “Đức Phật và Phật Pháp” có ghi điều này chính xác hơn:

“Tỳ khưu ni đã phạm trọng tội phải chịu phạt Manatta (Một hình thức phạt kỷ luật) trước chư Tăng và chư Ni.”

Cái thuật ngữ “Tăng tàn” được đưa vào và thay vị trí của từ “trọng tội” về sau này. Vậy thì tại sao chúng ta phải kẹt vào 2 chữ “tăng tàn” để bảo rằng lúc đó khái niệm này chưa có, hay việc sám hối và trị phạt của Tỳ kheo Ni trước hai bộ chúng là không có? Còn việc phạm trọng tội là có chứ, những việc làmgây khổ đau người khác và làm rối loạn Tăng già hay thương tổn Đức Phật : khiến người đời hủy bángTam bảo,… Chẳng hạn chúng ta nói tại sao lại dùng “Phật đản sanh”, “Phật thành đạo” mà không dùng “Bồ tát Tất Đạt Đa đản sanh”, “Bồ tát Tất Đạt Đa thành đạo” có người lại chấp vào từ ngữ: đã Phật rồi thì còn đản sanh làm chi nữa, hoặc còn thành đạo cái gì nữa? Thì cũng tại vì chúng ta “bưng” từ “Phật” về sau này mà “bỏ” vào các ngữ cảnh trước đó mà thôi. Chẳng hạn nếu nghe ai đó bảo: “Thầy Nhật Từ được sanh ra ở miền Tây Nam bộ” có người cãi: làm gì có chuyện thầy Nhật Từ được sanh ra ở miền Tây, thầy Nhật Từ được sanh ra ở chùa Giác Ngộ Saigon (hoặc chùa nào đó Saigon)… tất cả cũng vìchúng ta “bưng” cái chữ Thầy Nhật Từ mà “bỏ” vào văn cảnh của hơn mười năm trước trong cuộc đờimà thôi.

Vậy thì nội dung và tính chất các việc quy định trong các điều 2,3,4,5,6 trong Bát Kính Pháp rất là phù hợp và xảy ra khi vừa lập Ni đoàn chỉ có điều là ngôn từ được cập nhật (update) sau khi có bộ luật và các quy định chặt chẽ về an cư, tự tứ, Bố tát, yết ma, xử phạt,… ra đời. Dù là sơ đẳng và đơn giản như thế nào đi nữa nhưng nội dung của các việc được ghi trong Bát Kính Pháp được thực hiện nghiêm túc ngay khi Ni đoàn vừa thành lập.

“Điều thứ bảy là Tỳ-kheo-ni không được chỉ trích và chửi bới chư Tăng dù với bất kỳ lý do gì. Lý luận bảo hộ cho rằng không thể nào chấp nhận về phương diện đạo đức, khi một vị Ni với tư cách là một người học trò chửi bới các vị giáo thọ của mình. Bởi vì nó liên hệ tới một sự kiện lịch sử là có một vị Tỳ-kheo-ni đã chửi mắng rất nặng nề Tôn giả Ưu-ba-li, khi Tôn giả này đã đến giáo giới họ. Họ chẳng những không nghe mà nổi cáu sân hận quá nên đã trút những lời không đẹp đẽ gì cả.”

Rõ ràng là “Tỳ-kheo-ni không được chỉ trích và chửi bới chư Tăng” là phải quá rồi, chửi mắng như thế thì còn thể thống gì nữa?

“Do đó, nó phải được áp dụng chung cả hai tình huống Tăng và Ni, tức là bên nào cũng phải dùng ái ngữ, chứ không phải chư Ni thì phải ái ngữ, còn chư Tăng thì muốn nói sao thì nói.”

Cái này “thì chính tác giả của vấn đề được gán cho đức Phật thì có thể tạo ra rất nhiều nỗi oan trái ở trong cuộc đời này” mà tác giả ở đây là thầy Nhật Từ. Nghĩa là chính thầy Nhật Từ gây oan trái chođức Phật, chứ giải oan cho đức Phật gì đâu?

Phật chỉ dạy: “Tỳ-kheo-ni không được chỉ trích và chửi bới chư Tăng” rồi dừng lại, bỗng dưng thầy Nhật Từ ngẫu hứng thêm vào “trong khi Tỳ-kheo-tăng được quyền chỉ trích và chửi bới chư Tỳ kheo ni”. Rõ ràng là cái phần đuôi thòng lọng mà thầy Nhật Từ thêm thắt vào này không tìm thấy ở trong một văn bản nào cả?

Như trên đã nói Bát Kính Pháp là có tác dụng ngăn ngừa và giữ Tỳ kheo Ni ở trong Phạm hạnh xứng đáng của một bậc xuất gia. Rõ ràng sự cẩn thận dạy bảo, ngăn ngừa này: “Tỳ-kheo-ni không được chỉ trích và chửi bới chư Tăng” không dư thừa tí nào. Vì có một thực tế dù chúng ta có muốn chấp nhậnhay không nó vẫn xảy ra là: có nhiều phụ nữ ở ngoài thế gian rất xuất sắc trong việc chỉ trích và chửi bới, tôi đã từng nghe các bà láng giềng chửi bới người khác cả ngày không chán vì những chuyện con chó chạy qua con gà chạy lại gì đó, ở ngoài chợ trời các bà chửi bới nhau ầm ỉ hoài chứ gì? Có khi các bà lôi 9 đời dòng họ người khác ra để chửi bới chứ chẳng chơi! Nhiều vị Tỳ kheo Ni đi xuất gia vì hoàn cảnh bức bách và tâm tánh chưa được thuần thục, tập nhiễm thế gian vẫn còn nhiều, tâm lí bị ức chế,căng thẳng như đã nêu phần trên nên có những lúc có thể phản ứng theo thói quen và tánh cách phàm tục nếu như họ không được răn bảo nhắc nhở tới hậu quả của việc làm ấy (có thể mất tính cách Tỳ kheo Ni vì vi phạm Bát Kính Pháp và bị trục xuất ra khỏi Ni đoàn).

Thế đó, dù đã được răn nhắc như vậy mà chuyện chửi mắng vẫn xảy ra: “có một vị Tỳ-kheo-Ni đã chửi mắng rất nặng nề Tôn giả Ưu-ba-li, khi Tôn giả này đã đến giáo giới họ. Họ chẳng những không nghe mà nổi cáu sân hận quá nên đã trút những lời không đẹp đẽ gì cả.” Không chỉ một mình ngài Ưu Ba Lybị Ni giới chửi mắng mà ngài Ca Diếp và Bàn Đặc (sau khi chứng quả A La Hán) cũng đã từng nghe những lời chỉ trích khá nặng nề.

Phật đã vì lòng Từ Bi răn dạy tường tận như thế, vậy mà cũng vi phạm nhiều lần lại còn trách tại sao Phật lại dạy ra như vậy, “điều này là thế nào, lấy oán báo ân sao?”

“Chúng ta thử đặt ra một tình huống, nếu như một vị ni nào đó bị chư Tăng ứng xử bất công thì sao, im lặng hay lên tiếng và lên tiếng như thế nào để không dẫn đến sự phá hòa hợp Tăng và vẫn sân hậnnhư một ngọn lửa thiêu đốt an vui và hạnh phúc.

Điều qui này hoàn toàn trái ngược với học thuyết nhẫn nhục: “ai chửi bới gì chửi bới, mình không được nói”. Cho nên đức Phật nói, nếu như người ta nói sai mình phải xác định trong kinh Trường bộ: “Những điều này không có trong chúng tôi, chúng tôi không hề làm những điều này.” Ngài nói rất là rõ, chứ Ngài không bao giờ dạy chúng ta im lặng tiêu cực.”

Chuyện này thì xưa nay vẫn thường làm rồi: “nếu như một vị Ni nào đó bị chư Tăng ứng xử bất công” thì đến thưa trình với Phật hoặc tác bạch thưa trình đại chúng Tăng về sự kiện đó. Có ai cấm quý vị Ni nói câu: “Những điều này không có trong chúng tôi, chúng tôi không hề làm những điều này” với Tỳ kheo Tăng miễn rằng là nói trong hòa nhã, ái ngữ chứ không phải chửi bới.

Các Tổ có thể dạy, chẳng hạn như luận Bảo vương tam muội: “Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là hèn nhát.” Đó là Tổ dạy chứ Phật dạy không có. Phật nói: khi mà mình bị hiểu sai thì mình phải trình bày chân lý, còn nghe hay không nghe là thuộc về quyền của người.

Chúng ta nên hiểu đúng về câu: “Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là hèn nhát.” như thế nào?

Biện bạch khác với trình bày. Biện bạch là bao hàm một nỗ lực và thường là kèm theo biểu đạt cảm xúc (buồn bực không yên), tìm đủ mọi phương cách và nói dài bất tận cho đến khi sự việc đen ra đen, trắng ra trắng mới thôi (tức là tìm mọi cách để làm gãy đổ lời buộc tội của người khác nhắm vào mình). Còn việc trình bày là thản nhiên, bình tĩnh xác nhận là điều đó có hay không mà thôi. Chư Tổ trong hầu hết trường hợp đâu có cấm việc trình bày nhưng chỉ dạy chúng ta không biện bạch mà thôi - tức là không quá loay hoay khổ sở tìm cách nọ cách kia để mọi người xung quanh hiểu mình theo cách tốt đẹp hơn.

Có nhiều lời buộc tội dù oan ức nhưng bị cáo không đủ lý do hay bằng chứng để chứng minh rằng là mình bị oan. Điều này vẫn thường hay xảy ra trong cuộc đời. Trong trường hợp này thì dù có trình bày hay biện bạch cho mấy đi nữa cũng chỉ làm tăng thêm sự hiểu lầm nơi mọi người và nhọc sức mà thôi vì mặc cảm và thành kiến, hay dụng ý xấu xa đã không khiến cho người cáo tội không bình tâm xét lạivấn đề. Ví dụ cụ thể là khi người ta đã nghĩ và đã bảo: Thầy Nhật Từ làm tất cả những điều đó vì danh lợi cá nhân, hoặc là vì mua lòng ai đó, hoặc là vì thế lực nào đó sai bảo chứ không phải làm là vì lý tưởng Bồ tát hay là “Chỉ có con đường duy nhất là ủng hộ Phật pháp thôi,” vậy thì thầy cứ tự nhiên mà trình bày: Điều này không có nơi ở nơi tôi. Còn chư Tổ dạy không biện bạch có nghĩa là dạy thầy đừng nên quá bận tâm cả ngày đêm buồn khổ và dồn hết tâm trí để giải oan và thanh minh cho được việc này. Hơn nữa, cho dù thầy có nỗ lực đến đâu đi nữa thì liệu thầy có thanh minh được việc này hay không khi lối suy nghĩ của họ là vậy?

Một tầng nghĩa cao hơn nữa đó là có trường hợp có thể thanh minh được nhưng sau khi thanh minhxong phần ta yên ổn mà tai họa lại giáng vào kẻ khác cho nên ta nên im lặng luôn chịu thiệt thòi và oan ức phần mình và đảm bảo sự an ổn cho người khác. Ví dụ: có một người cha rất nóng tánh, có những bộ chén kiểu cỗ xưa hay bình trà rất đẹp và rất giá trị, một hôm dọn dẹp hay rửa chén người em làm bể bộ đồ cổ quý đó. Khi người cha về gặp người anh và hay biết bộ đồ cổ đã bể liền nổi giận đùng đùng và hét bảo “Có phải mày là đồ vô tích sự đập vỡ chén và bình của tao đó không?” Người anh cúi đầu im lặng. Người cha sau đó đánh vào người con trai lớn này dồn dập. Người anh này không biện bạch vì muốn chịu đòn thay cho em mình, nếu biện bạch thì tội nghiệp cho em mình yếu đuổi không chịu nổi roi đòn và cơn giận sấm sét của người cha.

Ví dụ tương tự ta có thể tìm thấy trong câu truyện cổ Phật giáo: “Nắm hạt trai”: một vị Tỳ kheo đi khất thực và du hóa vào thăm một người nọ. Người ấy mừng rỡ nên dù lúc đang xỏ những hòn ngọc traivào dây chuỗi lại bỏ việc đó đi làm cơm nước cúng dường Tỳ kheo. Khi đó con ngỗng nhìn thấy hònngọc trai tưởng là món ăn ngon bèn đớp nuốt vào bụng. Khi chủ nhà bưng cơm lên thì hoảng kinh vì những hạt ngọc trai không còn nữa. Chủ nhà bèn tra hỏi vị Tỳ kheo nhưng vị Tỳ kheo không nói, vì tiếc của nên sai gia nhân đánh đập vị Tỳ kheo cho đến khi ngất xỉu suýt chết đi. Con ngỗng loanh quanhbên vị Tỳ kheo bị người chủ nhà giận quá đập một gậy chết luôn. Vị Tỳ kheo sực tỉnh dậy, thương cho con ngỗng, đọc kinh cầu nguyện rồi mới nói ra sự tình. Trong trường hợp này, nếu vị Tỳ kheo áp dụngcâu nói của Phật dạy: “Điều này không có ở nơi tôi” là không được rồi, hoặc chỉ ra con ngỗng đã nuốtngọc trai là đồng tình với việc sát sanh rồi.[20]

Tương tự như vậy câu chuyện Thiền sư “thật vậy sao” Hakuin trong “MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU CHUYỆN THIỀN”[21] thản nhiên lãnh đứa con oan nghiệt vu oan cho ông và “Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ sinh” chứ không nói câu: “Việc này không có nơi tôi” bởi nói câu đó thì đau khổ vẫn tiếp tục trút lên đầu thiếu nữ - người mẹ của đứa con oan nghiệt đó. Khi cha mẹ của cô thiếu nữ luôn cật vấn và tra hỏi về người cha của đứa bé này mà lúc ban đầu cô thiếu nữ không đủ can đảm để thú nhận cha của đứa bé oan nghiệt cùng với mối tình vụng dại là anh hàng cá trẻ tuổi. “Oan ức không cần biện bạch” chứ không phải là: “việc này không có ở nơi tôi” đã giúp cho Thiền sư Hakuin hành hạnh Ba La Mật - nhẫn nhục Ba La Mật, tinh tấn Ba La Mật, Bố Thí Ba La Mật và Tứ Vô Lượng Tâm - Từ Bi Hỷ Xả.

Bởi thế nên có câu rằng: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” (Y sát theo kinh mà giải nghĩa là oan ba đời chư Phật, rời xa kinh một chữ là đồng với lời nói của ma).

“Điều thứ tám là chư Ni không được phép quở trách khuyên lơn chư Tăng, nhưng chư Tăngđược quyền quở trách chư Ni. Cái lý luận bảo vệ: đó là tại vì muốn cho chư Ni thể hiện lòng tôn kínhtuyệt đối với Tăng đoàn, vì đó là điều cần thiết và mang lại lợi ích cho cá nhân và cho chư Ni. Lý luậnđó nghe có mát lỗ tai thôi chấp nhận.”

Điều thứ tám này là kết quả tất yếu của 7 điều như đã phân tích trên. Như chúng ta đã nói: có một sốviệc làm của Tỳ kheo Tăng khó phân biện được là đúng hay sai, khi ấy chưa có hệ thống giới luật đầy đủ, chỉ căn cứ vào sở học và tu nơi lời dạy của đức Phật mà quyết định là việc làm đúng hay sai. Tỳ kheo Ni mới vào giáo đoàn chưa học được bao nhiêu ngày thì căn cứ vào đâu để biết là việc làm đúng hay sai trong khi đó hàng chúng Tăng lại có những người hành mật hạnh, nghịch hạnh nữa? Nhiều Tỳ kheo Tăng đã có kinh nghiệm học và tu sâu dày, đắc quả A La Hán, có thần thông nữa và làm thầy bên Ni giới thì việc quở trách và khuyên lơn Ni giới sẽ chính xác và hiệu quả. Ngược lại Ni giới lúc ấynon trẻ làm sao làm được việc quở trách khuyên lơn này? Ví dụ một cô Sa Di Ni vào chùa mấy ngày thì làm sao biết việc làm thầy Nhật Từ là đúng hay sai mà quở trách với khuyên lơn? Rõ ràng giáo đoàn Ni đang cần sự chăm sóc cho lớn mạnh từ đức Phật với sự hỗ trợ rất lớn từ phía Tăng đoàn.

Một lần nữa trở lại điểm mà tôi đã nhấn mạnh phần trên là: ngay cả thời nay khi Ni giới đủ điều kiện để học và biết nhiều nhưng có dám tự hào là hiểu biết hết hạnh nguyện và lối làm việc của chư Tăng để mà bình luận phán xét không? Có nhiều chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa có rất nhiều cống hiến choPhật giáo, xưa nay vốn được Ni giới rất mực kính trọng, nhưng chính các vị Hòa thượng, Thượng tọaấy tố tội lẫn nhau thì Ni giới có nên quan tâm lắng nghe và khuyên lơn quở trách việc làm của những vịHòa thượng, Thượng tọa đó không? Tôi đã nói, dù muốn dù không thì thực tế vẫn là: có nhiều Tỳ kheoTăng nghĩ đến chuyện cao xa hơn, chuyện cho quốc gia, đại cuộc và mọi mặt của Phật giáo cho hiện tại và về sau, cho Việt nam và thế giới còn Ni giới thông thường mà nói chỉ nghĩ đến những việc liên quan đến mình, đến chúng của mình, đến những lãnh vực hẹp hơn Tỳ kheo Tăng, có phải không? Lạimột lần nữa các vị cho rằng đó là lối nghĩ trọng nam khinh nữ nhưng đó là một thực tế trong sự khác nhau về suy nghĩ và làm việc của Nam và Nữ Á Đông: Nam – cao xa bay bổng, có lúc hoang đường, nữ - thực tế gần gũi, trước mắt. Chúng ta hãy đếm xem có bao nhiêu triết gia là nam giới và có bao nhiêu triết gia là nữ giới? Điều này lại càng đúng đối với xã hội Ấn Độ khi phụ nữ lúc đó chỉ giống như cỗ máy sanh sản và lo công việc lặt vặt trong nhà, còn nam giới phải cáng đáng mọi công việc sanh nhai, xã hội, quốc gia đại sự và buộc phải liên tục tính toán và lo xa. Nghĩa là, trong nhiều trường hợpni giới không hiểu trọn vẹn ý nghĩ và việc làm của Tỳ kheo Tăng cho nên có quan tâm, theo dõi, quở trách hay khuyên lơn cũng không có tác dụng gì mà có thể phiền não cho hai bên thôi. Trong khi đó, vìtính chất cụ thể và gần gũi nên chư Tăng hiểu được việc làm của Ni giới để có thể quở trách khuyên lơn và giúp đỡ Tỳ kheo Ni.

Hãy nghĩ xem Ni giới đâu bám vào được tiêu chí cho việc đúng sai làm cơ sở cho việc quở tráchkhuyên lơn này: Lúc Phật còn tại thế: Ni giới sinh sau đẻ muộn, học ít, nên căn bản giáo Pháp chưa đủ sức tin là đã vững vàng để quở trách khuyên lơn Tỳ kheo Tăng, lúc Phật nhập diệt: Các Tỳ kheo tham gia vào việc kiết tập tam tạng kinh điển, các Tỳ kheo lập ra các tông phái, cũng như hôm nay các Tỳ kheo đang làm công việc giám định giới luật và quyết định tiếng nói của các ngài Tỳ kheo có giá trị áp dụng hơn là tiếng nói của Phật (các Ngài nói: lời phật dạy lúc đó nay đã lỗi thời hoặc là cái này do người sau thêm thắt vào chứ Phật không nói) lời trong kinh điển lưu truyền mà các Ngài còn dẫm qua nhẹ nhàng như vậy thì lời quở trách khuyên lơn của chư Ni phỏng có tác dụng gì? Đó có phải là thực tế không?

Điều quan trọng nhất tại đây là lúc thành lập ni đoàn, việc bố tát, an cư, sám hối, tự tứ… của chư Ni cóTỳ Kheo tăng hiện diện giáo giới, giúp đỡ thì quở trách và khuyên lơn rất là hiệu quả. Còn việc Tăng đoàn ai lo, ai giúp Tỳ Kheo tăng sống đúng với Phạm hạnh xuất gia và tu tiến? Trả lời: đã có đức Phậtvà các Trưởng lão Tăng xuất sắc và dư sức để lo chuyện ấy rồi. Tôi muốn nói vào thời đức Phật, thật là vô lý khi một chuyện (giữ cho Tăng đoàn nghiêm tịnh, hòa hợp) đã có người lo và dư sức lo, thế màNi chúng vừa mới xuất gia tu học lại đòi lo phần làm nghiêm tịnh Tăng đoàn, thật là chỗ đáng lo, cần lo không lo, chỗ đã có thừa người lo rồi mình lại giành phần lo bao đồng! Nếu những ai có năng khiếuquản lý, điều hành hoặc có thuật điều binh sẽ cảm thấy điều này thật là buồn cười.

Phần cuối


THAY LỜI KẾT:
blankĐến giờ này mỗi người hãy nên suy nghĩ một lần nữa và tự chọn cho mình câu trả lời cho ba câu hỏi lớn liên quan đến việc hiểu và hành trìBát Kính Pháp sau đây:

1/ Bát Kính Pháp có phải là do chính Phật chế ra không?

2/ Nếu Bát Kính Pháp do Phật chế ra thì Bát Kính Pháp nhằm cho Ni giới thời đức Phật phụng hành hay cho Ni giới mọi thời đại phụng hành? Ngày nay nếu Ni giới không hành trì theo Bát Kính Pháp thì Tỳ kheo Nicó còn đủ tư cách Tỳ kheo Ni nữa không?

3/ Bát Kính Pháp có phải gây nên sự bất công đối với Ni giới không? Nếu tiếp tục hành trì Bát Kính Pháp, thì ngày nay Ni giới nên hành trì Bát Kính Pháp như thế nào?

Chỉ có Như Lai mới hiểu Như Lai trọn vẹn. Hơn 2500 năm trôi qua kể từ thời đức Phật đến nay và mọi thứ đổi thay. Trong chúng ta, không ai mạnh dạn tự cho là mình đã nhổ sạch vô minh và nắm chân lýtrong tay (tôi không biết ai là người ngộ Đạo rồi?). Tất cả những phần trình bày trên cũng chỉ phản ánhsuy nghĩ của tôi và nhờ đó tôi không “sốc” về Bát Kính Pháp. Cái chính là: tôi không cảm thấy Như LaiThế Tôn bị thương tổn, giáo pháp có sự chống trái và hành trì lợi lạc, vậy là tốt rồi. Xin đóng góp nơi đây ý kiến của tôi trong việc tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi nêu trên:

1/ Chưa có đủ chứng cớ để chứng minh Bát Kính Pháp không phải do Phật chế ra, Bát Kính Pháp hiện diện trong Tam Tạng Kinh Điển tại Ấn Độ và các nước Phật giáo hiện diện. Nếu đặt lạivấn đề về Bát Kính Pháp, chúng ta có quyền đặt lại vấn đề đối với bất cứ bài Kinh, Luật, Luận nào được ghi chép lại. Tôi đọc nhiều lần ở nhiều sách khác nhau cùng ghi dữ kiện thế này: Tôn giả Phú-lâu-na (Purana) (vị thuyết pháp đệ nhất trong Thập Đại Đệ Tử Phật) vì đi du hóa phương xa quay vềkhông kịp dự Kỳ Kiết Tập Kinh Điển lần thứ I. Khi nghe thông báo về nội dung và kết quả Kỳ Kiết Tậpnày, Ngài trả lời:“Pháp Luật này được kiết tập bởi các Trưởng lão Tăng già, tuy nhiên tôi sẽ nhớ vàhành trì những gì mà tôi được nghe từ chính kim khẩu Thế Tôn” (đọc thêm: “Only five hundred Arahants attended the Council but there were at that time tens of thousands of Bhikkhus, some of them also with great followings. We have a picture of one of these Teacher-monks in a little incident recorded at the end of the account of this Council. Venerable Púrana came to the Council-elders when they had finished. He was asked, ,,Friend Púrana, the Dhamma-Vinaya have been rehearsed by the elders. Do you support that rehearsal?“ His rather cryptic reply was, ,,Friends, the Dhamma-Vinaya have been well rehearsed by the elders I, however, shall remember them as I heard them from the Blessed One’s own lips”.)[22]

Câu nói của ngài Phú Lâu Na có ý nghĩa là: có sự khác nhau trong sự nghe, sự hiểu của Ngài về giáo pháp Như Lai so với giáo háp được kiết tập lại. Vậy là, ngay nơi các vị đại đệ tử trực tiếp của Phật và ngay khi Phật vừa mới nhập Niết bàn mà còn không có sự thống nhất ý kiến với nhau về giáo phápNhư Lai thì huống chi là ngày nay.

Không riêng gì Bát Kính Pháp, nhiều người còn đặt vấn đề về giới luật: có phải hệ thống luật Tỳ kheovà Tỳ kheo Ni là do Phật chế ra đầy đủ như vậy hay là Phật chỉ chế ra một số giới luật căn bản cho Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni thôi, rồi sau đó trong thời kỳ phân phái, các bộ phái mặc sức mà “phát triển” (đưa thêm vào) các giới luật này? Lý do cho sư nghi vấn như Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã nêu trong sách: “Phật Học Khái Luận” như sau:

“Về giới bổn Tỷ-kheo, Tăng Chi Bộ Kinh I, tr. 267 (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu, 1980) ghi rõ bản giới bổn của chư Tăng tụng đọc mỗi nửa tháng một lần chỉ gồm có một trăm năm mươi học giớimà không liệt kê danh sách các học giới ấy. Có lẽ không có một trăm chúng học là những pháp được thêm về sau. Ví dụ, điển hình pháp chúng học từ số sáu mươi đến tám mươi lăm là đề cập liên hệ đến tháp Phật. Lúc Phật còn tại thế thì chưa có tháp, vì thế chúng ta biết rằng các giới ấy được thiết lập về sau.”

Về Giới bổn Tỷ-kheo-ni, trường hợp các pháp chúng học cũng tương tự. Dựa theo kinh tạng, có thể xác định rằng ngay thời Thế Tôn tại thế, đã thiết lập hai bản Giới bổn Tăng và Ni khác nhau. Trong đề mục Ni giáo giới (Tăng Chi III-A, tr. 252-253; bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, 1981), ghi rõ: “... Đối với vị giáo giới, hai Giới bổn Pàtimokkha được khéo trao truyền lại một cách rộng rãi...” Bên cạnh Giới bổn này, Tỷ kheo-ni còn lãnh thọ thêm “Bát kỉnh pháp”, trọn đời cung kính, tôn trọng, không được vượt qua.”[23]

Cũng tương tự, nghi vấn này là khá lớn, như Người Hà-Nội đã nêu trong bài viết “GÓP VÀI Ý KIẾN VỀ BÀI GIẢNG “BÁT KỈNH PHÁP” của Tỳ Kheo THÍCH NHẬT TỪ” như sau:

“TieuTang viết: Tại sao Luật tỳ-kheo đức Phật chế ra 250 giới ngược lại luật Tỳ-kheo-ni đức Đạo sư lại chế ra 348 giới?… Vì giới luật đức Phật luôn luôn căn cứ vào tướng phạm của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni để chế giới, chứ Ngài không bao giờ chế giới trước khi đệ tử của mình phạm?” Vậy thì các nữ đệ tửcủa Đức Phật đã phạm 348 giới nên đức Phật mới phải chế ra 348 giới cho Tỳ kheo Ni. Và các nam đệ tử của Phật cũng đã phạm 250 giới cho nên Đức Phật mới phải chế ra 250 giới cho Tỳ Kheo? Nhưng thử hỏi trong bộ giới luật thì có bao nhiêu giới luật được chế ra nguyên do vì phạm giới? Tôi xin hỏi, Tieu Tang đã đọc kỹ bản giới luật cho Tỳ Kheo và cho Tỳ Kheo Ni chưa? Tôi tin rằng chưa. Này nhé,Giới luật thứ 51 trong 100 Giới Học ngăn cấm Tỳ kheo Ni không được đứng mà đại tiện hay tiểu tiện.Phải chăng đức Phật thấy Tỳ kheo Ni, hay được báo cáo là Tỳ kheo Ni, đã đứng mà đại tiện hay tiểu tiện nên ra luật cấm này? “Mà có thật là đức Phật đã chế ra 348 giới luật cho Tỳ Kheo Ni không?”

Theo bản dịch của Tỳ kheo Thích Trí Quang thì trong phần 100 Giới Học, từ Giới thứ 60 (Không được ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ ra để coi giữ, phải học.) và những giới cấm như sau: 74.- Không được đại tiện tiểu tiện nơi tháp Phật, phải học. Thứ 75.- Không được hướng về tháp Phật mà đại tiện tiểu tiện, phải học. Thứ 76.- Không được đại tiện tiểu tiện bốn phía tháp Phật để hơi thối bay vào, phải học. Thứ 77.- Không được mang ảnh tượng của Phật đến chỗ đại tiện tiểu tiện, phải học.… đến Giới Thứ 84.- Không được ngồi duỗi chân trước tháp Phật, phải học, đều liên quan đến “Tháp Phật” hay “ảnh tượng” của Phật. Vậy “Tháp Phật” và “ảnh tượng” của Phật là gì, có trong khi Phật còn tại thế hay là sau khiđức Phật đã tịch diệt? Vậy mà TieuTang dám phê phán Tỳ kheo Thích Nhật Từ là “Có lẽ Thầy không học về luật của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni nên không nắm vững được thâm ý của đức Đạo sư” và “nhận thức sai lầm què quặt thiếu hiểu biết của Thầy là một điều đáng hổ thẹn cho một con người mang danh học vị tiến sĩ.”
Ai sai lầm què quặt thiếu hiểu biết ở đây? Chỉ có bộ giới luật của Tỳ kheo Ni mà cũng chẳng đọc kỹ, chẳng hiểu tác giả là những ai mà cũng tỏ vẻ cao ngạo chê bai người có sở học chân truyền. Tôi tin chắc Tỳ kheo Thích Nhật Từ không thể không biết đến những mâu thuẫn và giới cấm bất khả thi trong 348 giới cấm cho Tỳ kheo Ni mà người ta thường cho là chính đức Phật đã tuyên dạy, khoan nói đếnBát Kỉnh Pháp. Ai muốn nghĩ sao thì nghĩ chứ thực tình tôi không thể tin là một người đã đi đến tột đỉnhgiác ngộ như đức Phật lại còn phải quan tâm đến những việc nhỏ nhặt như đi đại tiện, tiểu tiện, hay xỉa răng của Tỳ kheo Ni, trong khi còn bao nhiêu điều quan trọng hơn cho vấn đề tu tập mà Người cần dạy cho các đệ tử. Nên nhớ, những điều Người dạy cho đệ tử mới chỉ là nắm lá trong tay so với những hiểu biết như lá trong rừng của Người. Những đoạn trích dẫn ở trên về “Tháp Phật” và “ảnh tượng của Phật”chứng tỏ rằng đó không thể là Phật ngôn. Vậy mang hai con số 250 và 348 ra để chất vấn Tỳ kheoThích Nhật Từ thì có vẻ hơi yếu, vì đã được đặt trên một căn bản sai lầm.

Thế nhưng có ít nhất là bốn bằng chứng ghi rõ ràng trong kinh sách cho việc đã có Tháp Phật khi Phật còn đang tại thế. Bằng chứng thứ nhất về Tháp Phật:

Sau khi vua Tần bà sa la và Hoàng tử A Xà Thế nghe một câu chuyện tiền kiếp và thụ giáo một bài học có ý nghĩa thâm thúy từ đức Phật, vua Tần Bà Sa La trình bày tâm nguyện tha thiết đến Thế Tônnhư sau:

"Bạch Đức Thế Tôn, khi Ngài đi rồi, con sẽ không thể nào kính lễ Ngài, con sẽ không thể nào thường xuyên cúng dường Ngài, và điều đó làm con buồn lắm. Xin Ngài cho con một lọn tóc, xin Ngài cho con vài cộng móng tay, con sẽ tôn trí tất cả trong tháp giữa hoàng cung của con. Thế là con sẽ giữ được chút gì gọi là một phần thân thể của Ngài, và mỗi ngày, con sẽ kết hoa tươi, đốt hương quí để trang hoàng lễ bái trong tháp.

Đức Thế Tôn biếu tất cả những gì mà Tần-bà-sa-la cầu xin, Ngài nói:

“Hãy tôn trí tóc và móng tay này trong tháp, nhưng trông tâm con, hãy ghi nhớ những gì thầy dạy.

Vua Tần-bà-sa-la hoan hỷ trở lại hoàng cung, Đức Thế Tôn lên đường sang thành Ca-tỳ-la-vệ.”[24]

Bằng chứng thứ hai về Tháp Phật: Câu chuyện liên quan ý nguyện của cung phi XơRiMaTi của vua Tần-bà-sa-la:

“Nhằm tiết xuân sang, trăm hoa đua nở. Trong rừng, các loài chim thi nhau ca hát vui mừng. Vua và Hoàng hậu, có cung phi mỹ nữ theo hầu, xuất hành ngự đến vườn hoa trong Rừng Tre. Cung phi tâu:

- "Tâu bệ hạ, ban ngày chúng tôi không thể đến hầu Phật. Vậy xin bệ hạ cho lập trong cung một ngọn Tháp thờ tóc và móng tay của đức Thế Tôn. Chúng tôi sẽ được vọng bái thường thường và cúng dường Phật các thứ bông hoa, hương thơm, tàn lọng, cờ phướn".

Vua Tần Bà Ta La bèn đến bạch Phật: "Cúi xin Ngài ban cho chúng con tóc thừa và móng tay dư để thờ. Chúng con định xây một ngọn Tháp trong cung để phụng thờ Thế Tôn. Đức Phật ban tóc và móng tay cho vua. Rồi đó, vua Tần Bà Ta La và các bà phi rất cung kính, cho xây một ngọn Tháp thờ tóc và móng tay của Phật, ở ngay giữa Hoàng cung. Từ đó, các bà phi thường vào Tháp dùng đèn, hương hoa, cúng dường Đức Phật.”[25]

Bằng chứng thứ ba về Tháp Phật:

“…Vừa lúc ấy có một đoàn xe 500 cổ từ xứ Ukala (nay thuộc địa phận tỉnh Grandjãm), thuộc miền Nam, chở hàng hóa lên miền Bắc như Bayã, Rajagaha, Vésali vừa đến địa phận làng Uruvela, có nhiều xe bị trục-trặc, cái thì súc bánh,... Hai người lái buôn, chủ của đoàn xe tên Tapussa (Sa-Lệ-Phú-Ba) và Bhallika (Bấc-Lê-Ca) nhảy xuống rảo bước xem coi có việc chi bất thường chăng. Hai người chợt thấy đức Phật đương tĩnh tọa dước cội cây Tãrãyana, hào quang tủa sáng như mặt trời ban mai, họ định tỉnh tinh thần và nói với nhau: Đây là một vị Thánh nhân và giờ nầy có lẽ Ngài cũng sắp sửa thọ trai, vậy chúng ta nên đem vật thực cúng-dường cho Ngài. Tapussa và Bhallika trở lại xe lấy mónthực phẩm nấu mật và mía róc, đến gần mọp lạy dưới chân đức Phật và sau khi đi ba vòng quanh đức Phật, đứng chấp tay cung kính bạch: Xin đức Thế Tôn xuống phước thọ nhận vật thực chúng tôi đem đến dâng cúng cho Ngài…

Hai người rất thỏa-thích, liền xin qui-y với đức Phật và cầu xin Ngài ban cho một vật kỷ niệm để tôn-thờ…

Đức Phật hoan hỷ cho họ qui y theo Ngài và cho họ ít sợi tóc và rẻo móng tay làm kỷ niệm.

…Hai người nầy cầm đầu đoàn thương-đội, đi từ Nam lên Bắc, từ Bắc xuống Nam, và nhiều khi mướn thuyền vượt biển sang qua các xứ hải-ngoại. Đi đến đâu họ đem vật kỷ niệm ấy ra chiêm bái và gâyảnh hưởng tốt đẹp cho sự truyền bá Phật pháp. Sau lại hai người lái buôn đến kinh doanh lập nghiệptại Miến Điện, xây tháp thờ tóc và móng tay của đức Phật tại thành Rangoon (Ngưỡng Quãng). Vua Miến Điện cũng như các vị vua xứ kế cận, nhờ sự loan truyền tin tức của hai ông Tapussa và Bhallika, sang tận Ấn Độ ra mắt đức Phật, thọ giáo qui y, đem lời giáo huấn của đức Thế Tôn về khuyên dạy dân chúng và bắt đầu tham dự vào công việc kiến trúc đền thờ xá lợi tóc và móng tay, tiếp sức với haivị cư sĩ đầu tiên khuyếch đại Thánh tháp, đến nay đền thờ ấy trở thành một kỳ quan vô giá tại trung tâm kinh đô Miến Điện gọi là Shwedagon.” [26]

Bằng chứng thứ tư về Tháp Phật tại Na-kiệt (Nagarahàra):

“Chừng 100 bước về phía Tây của hang Bóng Phật, là nơi Đức Phật đã cạo tóc và cắt móng tay. Ngài đã đích thân cùng các đệ tử xây một cái tháp cao 70-80 bộ để làm mẫu cho những cái tháp tương lai. Tháp này hiện nay vẫn còn” (c: 2b, 8).[27]

Về hình tượng Phật thì đã có từ khi Phật còn tại thế, cụ thể là vào Hạ Thứ Bảy khi Phật thuyêt pháp tại cung Trời Tavatimsa (Đao Lợi):

Tại Xá vệ: “Khi Phật lên cung trời ba mươi ba để thuyết pháp cho mẹ trong ba tháng, vua pasenadi (Ba-tư-nặc) nhớ Phật, sai thợ khắc hình tượng Ngài bằng gỗ chiên đàn và đặt tượng ngồi trên tòa của Phật. Về sau, khi Phật trở về, tượng bèn rời chỗ đi ra đón chào Ngài. Phât dạy: “Ngài cứ ngồi yên chỗ. Sau khi tôi nhập Niết bàn. Ngài sẽ làm mẫu mực cho bốn chúng đệ tử tạc tượng trong tương lai”. Khi ấy tượng trở lại chỗ ngồi. Đây là pho tưọng Phật đầu tiên đã được tạc, và người đời sau lấy mẫu từ đó. Rồi đức Phật dời về một tu viện nhỏ khác ở phía Nam, cách chỗ của tượng tưởng chừng 20 bộ" (c: 3b, 15 - 17).[28]

Vậy thì vấn đề rối rắm nảy sinh là tại vì chúng ta không học hết, nghe, thấy, biết hết, học lụp chụp, từng đoạn trong tam tạng kinh điển nên thường hay thấy chống trái rồi thắc mắc đủ mọi điều, lại hăng hái phán xét thế này, thế nọ thôi, chứ còn bản thân chánh pháp thì khúc đầu, khúc giữa và khúc cuối nào có chống trái với nhau?

Điều này khiến chúng ta nhớ về giai thoại văn học giữa hai danh tài thuộc bậc nhất đời Tống: Tô Đông Pha và Vương An Thạch. Tô Đông Pha đọc thơ của Vương An Thạch, thấy có hai câu:

“Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.”

Đông Pha chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được? Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ “khiếu” ra chữ “chiếu”, sửa chữ “tâm” thành chữ “âm”, thành ra:

“Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm”.
(Trăng sáng soi đầu núi
Chó vàng nằm dưới hoa).

Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một nơi ở phía nam. Ở đó, Đông Pha thấy một loài chim tên là Minh nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông Pha nhớ lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:

Con chim Minh nguyệt hót ở đầu núi
Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa.

Lúc ấy Đông Pha mới biết kiến thức của mình còn kém họ Vương nhiều.

Dù sao thì cuối cùng Tô Đông Pha cũng ngộ ra cái dốt và ngạo mạn, thất lễ của mình khi trước, không biết có phải là chúng ta đang giẫm lên vết xe đổ của Tô Đông Pha - chê bai khi chưa hiểu biết và xem xét tường tận hết – mà lại bê trễ sám hối hơn Tô Đông Pha không?

Nhân đây, xin nói thêm về quan điểm đối với giới luật. Có phải là đức Phật quá chi li, khe khắt chế ra những giới luật nhỏ nhặt chỉ làm vướng bận thêm chứ không giúp ích cho việc giải thoát không ? –theo như lời bình của Cư Sĩ Người Hà-Nội:

“Ai muốn nghĩ sao thì nghĩ chứ thực tình tôi không thể tin là một người đã đi đến tột đỉnh giác ngộ nhưĐức Phật lại còn phải quan tâm đến những việc nhỏ nhặt như đi đại tiện, tiểu tiện, hay xỉa răng của Tỳ kheo Ni, trong khi còn bao nhiêu điều quan trọng hơn cho vấn đề tu tập mà Người cần dạy cho các đệ tử. Nên nhớ, những điều Người dạy cho đệ tử mới chỉ là nắm lá trong tay so với những hiểu biết như lá trong rừng của Người.”

Đúng là đối với Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Patimokkha) trong đó có Tỳ kheo giới và Tỳ kheo Ni giớithì nhân phạm chế giới tức là: “Theo truyền thống, chư Thế Tôn chỉ thiết lập các giới điều, khi nào thấycần thiết, khi nào đầy đủ nhân duyên. Khi có một hiện tượng vi phạm gây nên một ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt của Tăng chúng thì Thế Tôn mới kiết giới, thành lập thêm một giới điều để ngăn ngừahiện tượng xấu ấy xảy ra về sau.”[29]

Cư Sĩ Người Hà-Nội thắc mắc: “Giới luật thứ 51 trong 100 Giới Học ngăn cấm Tỳ kheo Ni không được đứng mà đại tiện hay tiểu tiện. Phải chăng Đức Phật thấy Tỳ kheo Ni, hay được báo cáo là Tỳ kheo Ni, đã đứng mà đại tiện hay tiểu tiện nên ra luật cấm này?”

Về giới luật quy định đại tiểu tiện thì duyên cớ xảy ra như sau:

“Luật tạng ghi rằng một lần các Phật tử và ngoại đạo chê trách các vị Tỳ-kheo đứng mà tiểu tiện, cho rằng cung cách đó là thô tháo, thiếu lịch nhã. Khi sự việc này được trình lên Thế Tôn, Thế Tôn bèn dạy: “Vậy thì từ nay các Tỷ-kheo, ngồi mà tiểu tiện”. Nhưng ở một quốc độ khác, khi chư Tỷ-kheo ngồitiểu tiện thì lại bị chê rằng các đệ tử của Thế Tôn toàn là nữ giới. Khi sự việc này trình lên Thế Tôn,Thế Tôn lại dạy: “Nếu vậy, thì đứng mà tiểu vậy." Thế có nghĩa là tùy theo quốc độ, tùy theo văn hóamà thích ứng. Đấy là một trường hợp điển hình nói lên tính chất linh động và cởi mở của Giới.”[30]

Thực ra khi dạy "Vậy thì từ nay các Tỷ-kheo, ngồi mà tiểu tiện”, Thế Tôn đã mở ra rộng hơn:

1) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta không bịnh, không đứng tiểu hoặc đại tiện. Trong khi mắc đại tiểu tiệngấp rút không phạm tội (nathito agilàno uccàram vàpassàvamvàkarana).

2) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta không bịnh, không đại hoặc tiểu tiện, khạc nhổ, hỉ mũi trên chỗ xanh nhứt là cây cỏ tươi, dầu rễ cây còn sống cũng đều gọi là xanh cả (naharite agilàno uccàram vàpassàvamvàkarana).

3) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta không bịnh không đại hoặc tiểu tiện, khạc nhổ, hỉ mũi trong nước (na udake agilàno uccàram vàpassàvamvàkarana).

Bởi vì: các Phật tử và ngoại đạo chê trách các vị Tỳ-kheo đứng mà tiểu tiện, cho rằng cung cách đó là thô tháo, thiếu lịch nhã cho nên việc chế giới liên quan đến đại tiểu tiện là hết sức cần thiết để giữ tịnh tín, tôn kính của Phật tử và quần chúng đối với Tỳ kheo có vậy họ mới quy ngưỡng, học hỏi mà không còn vướng mắt, khó chịu trước dáng vẻ thô tháo, thiếu lịch nhã của các Tỳ kheo ấy nữa.

Những việc như vậy không nhỏ nhặt tí nào, vì Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni cần gồm đủ cả thân giáo, khẩu giáo, ý giáo và là biểu tượng của Chân Thiện Mỹ thì Phật tử và quần chúng tin tưởng tu học theo, ngược lại, nếu không khéo ý tứ giữ gìn khiến họ không muốn tiếp cận Tăng Ni và khinh chê hủy bángTam bảo.

Việc nhỏ làm chưa xong thì nói gì làm được việc lớn. Điều quan trọng trong hành đạo là tùy thuậnchúng sanh. Quyết định việc lớn hay nhỏ là xét tác dụng ảnh hưởng của nó đối với việc tu học của mình và mọi người. Như vậy việc đai tiểu tiện cho hợp lẽ lại là điều rất quan trọng vì người khác căn cứ vào đó mà đánh giá đẳng cấp, trình độ văn hóa, việc tôn trọng người khác, ý tứ trước sau, bảo vệ môi trường là thước đo của việc chánh niệm tỉnh giác, rửa sạch thân tâm, lộn xộn, bừa bãi, thô tháo, không cần biết đến ai, làm ố nhiễm môi trường…không phải là tánh cách của các bậc phạm hạnh.

Trong mối liên hệ này, một khi chế giới về tiểu tiện cho Tỳ kheo Tăng, Phật lại nghĩ đến và tiện thể chế giới Tỳ kheo Ni ngồi tiểu tiện là phù hợp thôi. Bởi vì quần chúng nếu mà thấy Tỳ kheo Ni tiểu đứng thì thật là khó coi.

Lại một câu hỏi tiếp nữa là: Có bao giờ phụ nữ tiểu đứng đâu mà lo chế giới?

Cũng có đó, ví dụ có một nhân vật được nhiều người ca ngợi là tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam – Út Tịch – đã biểu diễn làm việc đó cho quần chúng xem. Nhưng nếu chúng ta thử hình dung trong nhữnghoàn cảnh thế này: Có những vị Ni đi trong rừng đất đá lỏm chỏm, cỏ xước mọc đầy, tương đối khó ngồi xuống, hoặc trong những cách đồng mênh mông, cỏ và hoa màu mọc cao, hoặc là những vùng nước quá đầu gối,… khi Tỳ kheo Ni có cảm giác là xung quanh mình không có ai thì có thể tiểu đứng lắm chứ? Vấn đề là rủi như đúng vào lúc ấy, có ai khác trông thấy thì họ sẽ sanh ý, đánh giá và khiến có ảnh hưởng chung cho giáo đoàn Phật giáo.

Tóm lại câu trả lời cho câu hỏi số 1 (Bát Kính Pháp có phải là do chính Phật chế ra không?) là: Dù bấtđồng ý kiến thế nào đi nữa nhưng một khi Bát Kính Pháp đã được ghi chép rành rành trong kinh luật mà chưa ai có cách gì chứng minh thuyết phục là: Bát Kính Pháp chỉ là sự thêm thắt sau này chứ không phải do Phật thuyết ra thì hiện tại nên tiếp tục chấp nhận Bát kính Pháp là do Phật thuyết.

Bây giờ xin chuyển sang phần tìm câu trả lời cho câu hỏi số 2:

2/ Nếu Bát Kính Pháp do Phật chế ra thì Bát Kính Pháp nhằm cho Ni giới thời đức Phật phụng hành hay cho Ni giới mọi thời đại phụng hành? Ngày nay nếu Ni giới không hành trì theo Bát Kính Pháp thì Tỳ kheo Ni có còn đủ tư cách Tỳ kheo Ni nữa không?

Muốn biết Bát Kính Pháp được chế ra nhằm cho Ni giới thời đức Phật phụng hành hay cho Ni giới mọithời đại phụng hành chúng ta xét những lời căn dặn của đức Phật và tính chất của Bát Kính Pháp cóliên quan đến bối cảnh xã hội và tình hình của Tăng và Ni lúc đó không?

Sách “Đức Phật và Phật Pháp” ghi lại là: trước khi chấp nhận Dì Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề và 500 thể nữ thuộc dòng họ Thích vào giáo đoàn, Đức Phật bảo Ngài A Nan: “Này Ananda, nếu bà Maha Pajapati Gotami chấp thuận Tám Giới Chánh bà sẽ được phép thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni.”

Sau khi ban hành Bát Kính Pháp, đức Phật dạy: “Những giới luật trên đây phải được tôn trọng trọn đời, phải được kính nể và không được thay đổi, xê dịch”[31].

Tôi cũng tìm thấy nội dung lời căn dặn tương tự như trên trong cách sách sử khác (với tiếng Việt và tiếng Anh). Theo mạch văn đó thì Bát Kính Pháp dành cho Dì Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Da Du Đà Lavà 500 thể nữ dòng họ Thích và những người Ni được tiếp nhận vào giáo đoàn sau này trong thời Đức Phật. Quý vị ấy chỉ cần chấp nhận và giữ Bát Kính Pháp thì lập tức trở thành Tỳ kheo Ni nhưng sau này, khi hệ thống giới luật đã được thiết lập chặt chẽ thì muốn làm Tỳ kheo Ni không chỉ giữ Bát Kính Pháp trọn đời là đủ nữa mà còn phải thọ và giữ Tỳ kheo Ni giới bổn với số lượng khá nhiều giới luật. Nhưng có một điều, các văn bản lưu truyền không có ghi chép lời Đức Phật nói rằng: Kể từ nay cho đến mãi mãi về sau, hễ là Tỳ kheo Ni trong giáo Pháp của Phật thì phải giữ Bát Kính Pháp này.

Lúc sắp nhập diệt, đức Phật đã thông qua ngài A Nan mà nhắn nhủ hàng đệ tử Phật sau này rằng:

“Nếu chúng Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt không cần thiết”.

Vậy thì quan điểm của tôi thế này, Bát Kính Pháp hết sức quan trọng và là điều kiện bắt buộc đối với Ni giới khi Phật còn tại thế như phần phân tích ở trên khi chúng ta đặt Ni giới vào trong bối cảnh xã hội,đặc điểm tâm sinh lý phụ nữ, hoàn cảnh và động cơ xuất gia, thói quen và việc làm của họ trước khixuất gia, sự non trẻ và cần sự giúp đỡ của Tăng đoàn,…

Còn bây giờ khi thời đại, xã hội, cuộc sống đổi thay, trong điều kiện sống và sinh hoạt tu học hiện tạicủa mình, nếu Ni chúng nào cảm thấy nhu cầu bảo hộ của chư Tăng và Bát Kính Pháp không có tác dụng trong đời sống Phạm Hạnh xuất gia nữa thì như vậy Bát Kính Pháp trở thành những học giới nhỏ nhặt không cần thiết và căn cứ theo lời nhắn nhủ trên, có thể không hành trì theo. Còn Ni chúng nàocảm thấy Bát Kính Pháp có tác dụng tích cực thì tiếp tục hành trì theo. Nhưng hãy cẩn thận, xem xétcho kỹ để cho những cảm nhận và đánh giá của Ni chúng đó đối với Bát Kính Pháp không mang tính chất chủ quan, hời hợt và có sự can dự của dễ duôi, giãi đãi, phóng túng và tiêu cực của mình? Để việc này bảo đảm tính nhất quán, nghiêm túc và thuận tiện trong việc điều hành chỉnh thể hòa hợp Tăng già, Ni giới hãy chứng minh với Giáo Hội Phật Giáo toàn quốc và Liên Hữu (Tổng Hội) Phật giáothế giới là Bát Kính Pháp không còn thích hợp và cần thiết cho Ni giới thời đại ngày nay nữa - hoặc thậm chí làm trở ngại sự phát triển và đóng góp của Ni giới cho tống thể Phật giáo nói chung - trong các kỳ Đại Hội Phật Giáo có sự hiện diện của Ni đoàn và Tăng đoàn và như thế sau khi hội thảo nghiêm túc và cân nhắc trên nhiều phương diện khác nhau, Đại Hội sẽ đưa ra qưyết nghị về việc duy trì hay hủy bỏ Bát Kính Pháp đối với hàng Ni giới.
Một khi Tăng già đã có quyết định chung là hủy bỏ Bát Kính Pháp thì Ni giới không hành trì theo Bát Kính Pháp vẫn có đủ tư cách Tỳ kheo Ni.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng bàn về câu hỏi số 3:

3/ Bát Kính Pháp có phải gây nên sự bất công đối với Ni giới không? Nếu tiếp tục hành trì Bát Kính Pháp, thì ngày nay chư Tăng Ni nên hành trì Bát Kính Pháp như thế nào?

Thực ra câu này đã được bàn xuyên suốt bài viết này. Tuy nhiên để kết luận, xin tóm tắt ghi lại đây những điểm chính nhất có thể giúp chúng ta có sự gợi ý để nhận định và đưa vào áp dụng trong sinh hoạt Tăng già.

Bát Kính Pháp không hề gây ra sư bất công đối với Ni giới, ngược lại Ni giới rất được ưu tiên quan tâmvà bảo hộ, trợ lực cho việc gìn giữ phạm hạnh thanh tịnh. Lời nhận định của thầy Nhật Từ: “Nhiều người như vậy thôi, chúng ta thấy khó được chấp nhận lắm. Ở trong điều này, nó có một cái điều ngầm ý cho thấy rằng, chư Tăng sẽ không bao giờ bị sai và những gì họ nói, những gì họ làm, những gì họphát biểu là chân lý” là không có cơ sở. “Trong Bát Kính Pháp không có câu nào ghi rằng: hãy tôn kínhđối xử với Tỳ kheo Tăng như tôn kính Phật vì chư Tăng là những người đã thành tựu phạm hạnh.”Hiển nhiên không phải là toàn bộ Tỳ kheo Tăng đều đã chứng thánh quả và không có gì sai trái. Trên kia tôi đã nêu ra các việc Lục quần Tỳ kheo, các Tỳ kheo vu oan cho Xá Lợi Phất, các Tỳ kheo hăng hái tranh cãi và không cần đoài hoài đến sự phân giải của Đức Phật khiến Ngài phải lặng lẽ đi an cưmột mình tại rừng Parileyyaka trong Hạ Thứ Mười, Tỳ kheo Đề Bà Đạt Đa và những Tỳ kheo theo Đề Bà Đạt Đa, hơn nữa sau này các Tỳ kheo liên tục vi phạm thế này thế khác nên Phật mới chế ra Tỳ kheo giới… Tất cả những điều trong Bát Kính Pháp là đặt chư Tăng vào tư thế thêm nhiều trách nhiệmvà giúp cho Tỳ kheo Ni thành tựu phạm hạnh thì sao bảo là bất công cho Tỳ kheo Ni? Không hề có gì bất công hay quá đáng cả.

Vì tính chất quan trọng trong việc nhìn nhận đánh giá về Bát Kính Pháp và nghi án là bất công đối vớiNi giới, xin nêu lại một lần nữa nơi đây về nội dung của 8 điều trong Bát Kính Pháp (với nguyên lời hành văn và phán xét của thầy Nhật Từ), cũng như xin giới thiệu cách hành trì Bát Kính Pháp áp dụngvới cả Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni (có thể phần dưới đây có một số ý tưởng sẽ trùng hợp với phần trình bày trên nhưng thế cũng là tốt để chúng ta ôn nhắc lại lại những điểm chính với nhau một lần cuối nữa trong phần kết luận này).

1/ Điều thứ nhất một vị Tỳ kheo ni một trăm tuổi hạ, phải cung kính đảnh lễ một vị Tỳ kheo Tăngxuất gia mới một ngày: Cung kính đảnh lễ Tỳ kheo Tăng thì Tỳ kheo Ni có công đức và phước đức, dẹp trừ bản ngã, quán sát tánh không và bình đẳng (năng lễ sở lễ tánh không tịch), Thường Bất Khinh lạy tất cả mọi người thì Tỳ kheo Ni đảnh lễ Tỳ kheo Tăng lại trở ngại sao? Bản thân vị Tăng ấy không xứng đánh cho việc đảnh lễ ư? Làm sao biết được điều đó? Ngay cả Đề Bà Đạt Đa cũng được xem là người đồng hành tạo nhiều cơ duyên cho các tiền thân của đức Phật tu Bồ tát hạnh mau thành tựu. Dù có gì đi nữa nhưng một khi Tăng đoàn còn chấp nhận và cho phép vị ấy giữ được chiếc y Tỳ kheo và không tẫn xuất vị ấy ra khỏi Tăng đoàn thì vị ấy vẫn đang là Tỳ kheo. Đảnh lễ một vị Tăng là đảnh lễPhật (Phật tương lại hoặc Phật tánh của cả hai), đảnh lễ Pháp (thọ trì Bát Kính Pháp) và đảnh lễ Tăng đoàn (hình ảnh ấy là hiện thân của Tăng đoàn trước mặt và khi vị ấy thọ đại giới thì có sự chứng minhcủa tam sư, thất chứng và đại chúng Tăng). Tỳ kheo Ni hỏi thêm câu: “Tại sao Tỳ kheo Tăng khôngđảnh lễ Tỳ kheo Ni” để làm gì? Bản thân mình đảnh lễ một vị tu sĩ thì có phước đức và lợi lạc còn các vị Tăng họ đảnh lễ ai để kiếm phước thì việc ấy họ tự lo cho họ, tại sao Tỳ kheo Ni lại phải quá lo lắngcho việc tu tập của Tỳ kheo Tăng và e sợ họ không có biết nương ai để thực hành việc đảnh lễ? Đảnh lễ, cúng dường và thực hành bổn phận là có phước chứ phải có tội đâu mà bảo rằng đức Phật ép buộcTỳ kheo Ni? Theo tinh thần Kinh Kim Cang, vị Tỳ kheo Ni: Đảnh lễ mà không thấy mình đảnh lễ thì mới thực sự là đảnh lễ, còn đối với Tỳ kheo Tăng thì: Thọ nhận việc đảnh lễ mà không thấy việc đảnh lễmới thực sự thọ nhận việc đảnh lễ. Trong thời đại ngày nay, chúng ta muốn có sự thay đổi ư? Vị Tỳ kheo Tăng cũng muốn đảnh lễ lại Tỳ kheo Ni để có phước, không còn vướng chấp về sự tướng và đạt được sự bình đẳng tuyệt đối hơn ư? Vậy khi nào Tỳ kheo Tăng đảnh lễ Tỳ kheo Ni mà không thấy mình đảnh lễ thì mới thực sự là đảnh lễ (dù là đảnh lễ nơi tâm hoặc đảnh lễ nơi hiện tướng) và Tỳ kheo Ni thọ nhận việc đảnh lễ của Tỳ kheo Tăng mà không thấy việc đảnh lễ mới thực sự thọ nhận việcđảnh lễ, nếu có thấy việc đảnh lễ thì nên thấy là đang đảnh lễ Phật pháp, đảnh lễ ý chí cao thượng,đảnh lễ Phật tánh nơi chính mình. Hơn nữa việc đảnh lễ ấy không chỉ có tác dụng cho 2 vị Tăng Ni ấy mà nhiều vị trong hàng bảy chúng xuất gia rồi đều sẽ trông thấy. Nếu họ (bảy chúng xuất gia) đều cảm thấy việc Tỳ kheo Tăng đảnh lễ Ni giới là xuôi thuận mà trong tâm không thấy có gì trục trặc, tác ý hay thắc mắc cả, nếu đạt được tất cả những điều kiện như vậy, thì Tỳ kheo Tăng có thể đảnh lễ (lạy) Tỳ kheo Ni. Nếu Tỳ kheo Tăng đảnh lễ Tỳ kheo Ni theo như tấm gương và tinh thần đảnh lễ của Thường Bất Kinh Bồ tát đảnh lễ tất cả mọi người đảnh lễ Phật tánh Thiện Tài Đồng Tử đảnh lễ Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Di, đồng nữ - đảnh lễ đạo hạnh, chí nguyện cao quý – và Phật đảnh lễ xương khô - tất cả chúng sanh là cha mẹ, nếu ai cũng quán sát và hiểu được như vậy thì có gì là trở ngại nữa?

2/ Điều thứ hai là ni không được an cư ở nơi không có Tăng : Tỳ kheo Ni ngày nay cảm thấykhông cần thiết trong việc phải an cư gần Tăng chúng ư? Trong thời đức Phật thì việc Ni chúng an cưgần Tăng chúng rất là cần thiết cho việc bảo đảm an ninh và học hỏi, cũng như khi tiến hành các việcbố tát, sám hối, tự tứ, khi bản chất vật lý về khả năng tự vệ phụ nữ là yếu đuối, trong rừng núi khôngbảo đảm an ninh. Vậy thì tại sao lại trách Phật lại bó buộc Ni giới với điều này? Còn bây giờ nếu như không thể tìm đến nơi an cư gần Tăng chúng được, hoặc đang lo làm trụ trì, Phật sự không thể rời bỏ trú xứ được trong khi đại chúng Tăng đang ở xa thì thôi chứ sao? Khái niệm gần và xa chỉ là tương đốikhi mà điều kiện giao thông, liên lạc ngày nay tiến xa hơn thời xưa rất nhiều và thế giới đang nhích lại như một nhà. Vậy nếu như Ni chúng an cư ở xa Tăng chúng mà vẫn có phần tu tiến, an lạc thật sự và những lúc cần thiết thì liên hệ với chư tôn đức Tăng qua phone, hoặc các phương tiện internet… thì cũng tốt rồi. Thời đức Phật, Ni chúng thiếu thốn phương tiện để học hỏi chỉ còn chờ đợi các thời Pháp từ đức Phật và chư Tăng, còn ngày nay phương tiện học tập và tham khảo đầy đủ, ngồi một chỗ họccả đời vẫn không hết, kinh luật luận được lưu trữ trên websites, sách vở, CDs, VCDs, DVDs, cassettes,báo chí, ti vi, đài…và không có nhu cầu hướng dẫn chỉ dạy của Tỳ kheo Tăng trong mùa an cư nữa thìTỳ kheo Ni quyết định phương hướng an cư và sinh hoạt vậy. Kinh nghiệm tu tập, sinh hoạt, làm Phật sự, hoằng pháp… rất là quan trọng và chư Tăng thường quen sinh hoạt hằng ngày trong những lĩnh vực ấy nên có thể truyền trao cho Ni giới trong mùa an cư. Nếu các Tỳ kheo Ni cảm thấy còn nhiều điều có thể học hỏi từ những tôn đức Tăng thì hãy tự sắp xếp để an cư gần gũi hoặc thỉnh chư tôn đức đến hướng dẫn, giảng dạy trường hạ. Vậy an cư gần chư Tăng chủ yếu là xét đến việc lợi lạc cho Tỳ kheo Ni chứ đức Phật có dạy bảo là Ni chúng phải phục dịch chư Tăng trong mùa an cư đâu mà bảo là bất công đối với Ni giới?

3/ Điều thứ 3 là các Tỳ kheo Ni phải thỉnh giáo giới trong các kỳ Bố tát.

Điều này có trong thời Đức Phật phải là một nhu cầu tất nhiên thôi. Ni chúng vừa vào giáo đoàn, gặptrường hợp Đức Phật vì bận rộn không đến giáo giới cho Tỳ kheo Ni, thì ai giáo giới? Ngay cả Tỳ kheo Ni Ma ha Ba Xà Ba Đề đi nữa thì giáo giới cho Ni chúng làm sao lợi lạc nhiều bằng các Trưởng lão Đại Đức Tăng? Trong các kỳ nhóm họp sinh hoạt chung với nhau trong đại chúng Ni nên thỉnh giáo giới Tăng qua để hướng dẫn sinh hoạt là tốt đẹp quá đi chứ? Nên nhớ lúc ấy chưa có giới bổn Tỳ kheo Ni và cũng không có một cuốn sách hay phương tiện audio, video nào để căn cứ vào đó mà sinh họat. Dù cho sau khi Tỳ kheo Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề đắc quả A La Hán đi nữa thì cũng không thể nói khả năng trình bày, diễn thuyết dạy bảo của Tỳ kheo Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề có tác dụng ngang bằng với NgàiXá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, A Nan, Ưu Ba Ly, Phú Lâu Na… Hơn nữa các Tỳ kheo Ni trẻ dễ dàng học hỏi các vị Tỳ kheo Ni trưởng lão trong tiếp cận hàng ngày rồi, vậy thì những lúc nhóm họp chung (Bố tát) là cơ hội để học thêm tinh hoa của chư Tăng chứ? Hấp thụ tinh hoa từ hai bộ chúng: Tỳ kheo Ni chúng và Tỳ kheo Tăng chúng không tốt hơn là chỉ học hỏi trong nội bộ Ni chúng sao? Vậy thìbất công đối với Ni giới chỗ nào? Còn việc ai làm giáo giới sư cho đại chúng Tăng thì đại chúng Tăng tự lo. Nếu như trong một vùng nào đó, trong một thời đại nào đó, toàn bộ Tỳ kheo Tăng là không có đủ tư cách để giáo giới trong khi Ni chúng có nhiều người xuất sắc để làm giáo giới sư, bên Ni chúng đã có các vị Ni Sư xuất sắc để lo giáo giới và chỉ dạy, không cần sự dạy dỗ chỉ bảo gì từ bên Tỳ kheoTăng nữa trong khi bên Tăng chúng đang thiếu chư tôn đức có đầy đủ khả năng để hướng dẫn và giảng dạy và nếu không nhờ chư Ni đến giảng dạy thì thiệt thòi lớn lắm, lúc đó hãy tính sau. Khi xét việc này nên nhớ là: giáo giới sư cần phải kiêm đủ cả học và tu, tuệ giác và phạm hạnh cũng như kinh nghiệm tu học, Phật sự và thuyết pháp độ sanh.

4/ Điều thứ tư là Ni phải làm lễ Tự Tứ, tự nói lỗi của mình trước hai bộ Tăng và Ni về ba vấn đềthấy, nghe và nghi:

Có phạm lỗi mà biết sám hối là hạng người cao quý. Việc sám hối được tiến hành trong sự chứng kiếncàng đông, càng nhiều người phạm hạnh càng tốt vì như vậy sẽ nghe lời nhắc nhở, chỉ giáo, sự khuyến khích tu niệm, ấn tượng và lực của Đại chúng tác động lâu dài. Chư Tăng phải chịu khó ngồi nghe, quan tâm, góp ý và nâng đỡ cho mình tiến bộ chứ có ai cố ý xúc phạm Ni giới làm gì? Như thế là giúp cho Ni giới thành tựu phạm hạnh, chứ ai gây rối cho cá nhân của Tỳ kheo Ni hay tập thể Ni chúngđâu? Ni chúng nên tri ân về thời gian, sức lực, đạo lực mà Tăng chúng đã dành cho các kỳ tự tứ, sao lại trách là việc này bất công và phiền phức cho Ni chúng?

Nên nhớ rằng là khi tự tứ có thể tự mình nói ra lỗi của mình hoặc là người khác nêu ra lỗi mình theo nơi họ thấy, nghe hay nghi về mình. Nhiều Tỳ kheo Ni thời đức Phật xuất gia vì hoàn cảnh buồn phiềntrong cuộc sống và tìm chỗ nương tựa nơi Ni đoàn để có nguồn an ủi tinh thần mà sống chứ không phải là họ đã giác ngộ và có ý nguyện xuất gia cao quý từ đầu (nhiều người trong 500 thể nữ theo Dì Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề xuất gia là vì hoàn cảnh nếu ở lại hoàng cung không biết nương tựa vào ai và trong Trưởng lão Ni kệ cũng ghi lại nhiều người phụ nữ đi xuất gia với tâm trạng bất đắc chí). Vậy thì tập nhiễm thế gian họ còn nhiều, gây lỗi nhiều. Lúc tự tứ họ nêu lỗi lẫn nhau theo nhiều cách chủ quan mà nhiều trường hợp khiến cho Trưởng Lão Tỳ kheo Ni cũng không đủ sức hòa giải những bấtđồng ý kiến giữa những Tỳ kheo Ni, hoặc biện biệt mọi vấn đề cho rõ ràng bởi vì lúc ấy không căn cứ vào bộ luật ghi đầy đủ rành rành để phân tích đánh giá về lỗi mà chỉ căn cứ nơi phần giáo (lời dạy củaThế Tôn) trong khi Ni giới chưa học nhiều. Vậy nên cần có Tăng chúng hiện diện trong các kỳ Ni chúngtự tứ để quyết nghi các vấn đề đó và làm cho Ni chúng cảm thấy được tâm thông, ý thông và mọi vấn đề sáng rõ.

Còn việc Tăng làm lễ tự tứ, Ni chúng không chứng kiến thì sao? Vậy càng khỏe cho Ni chúng chứ sao? Sao lại phải lo lắng cho chư Tăng không thành tựu việc tự tứ? Nếu việc sám hối, tự tứ mà khôngthành tựu thì thiệt thòi Tỳ kheo Tăng ráng chịu, lúc ấy Tỳ kheo Tăng sẽ than thở là đức Phật đã bất công với họ, không tạo điều kiện cho Ni chúng đến giúp trong các kỳ tự tứ. Ni chúng nên nghĩ là: phần mình thì cứ lo cho trọn, Tỳ kheo Tăng giúp mình là tốt rồi, đến phiên Tỳ kheo Tăng tự tứ, Tỳ kheo Tăng không cần nhờ đến mình thì thôi, mình làm chuyện khác, sao cứ trách là Tỳ kheo Tăng không cần nhờ mình để làm gì? Chừng nào Tăng chúng cảm thấy cần phải thỉnh mời Ni chúng đến tham dự thì buổi tự tứ đó mới thành tựu thì họ liên hệ Ni chúng và tìm cách giải quyết sau.

5/ Điều thứ năm, Ni phạm giới tăng tàn, phải thực hiện hình phạt ý hỷ nửa tháng trước hai bộ Tăng và Ni.

Cũng vậy, vị Tỳ kheo Ni phạm trọng tội phải thực hiện hình phạt ý hỷ nửa tháng trước hai bộ Tăng và Ni, đó là cơ hội để Tỳ kheo Ni phục hồi lại bản thể thanh tịnh như trước. Nên nhớ là trong Tăng chúngthời đức Phật có nhiều vị là thầy đã từng dạy bên Ni chúng. Vậy thì trong những sự tuột dốc và lỗi lầmlớn của cuộc đời mình, lúc đang suy sụp như thế mà được sự cảm thông, từ bi, giúp đỡ của nhiều người phạm hạnh mà mình đặt trọn niềm tin tưởng trong đó có uy đức tỏa ra để nhiếp hộ của những bậc Thầy thân kính nữa thì có tác dụng lớn lắm chứ. Đó là những giây phút tiếp nhận lực bẩy để vượt ra ngoài hố sâu tội lỗi và làm lại cuộc đời. Như vậy là đức Phật và Tăng chúng từ bi, ủng hộ Ni chúngchứ có gì là bất công ở đây? Còn tại sao Phật không chế Tỳ kheo Tăng phạm trọng tội phải thực hiệnhình phạt ý hỷ nửa tháng trước hai bộ Tăng và Ni là vì chư Tăng rất ít gặp chư Ni (chỉ có giáo giới sưmới có nhiều lần gặp gỡ Ni chúng), chư Tăng không thọ ân giáo hóa của chư Ni và rõ ràng là chư Nixuất gia với nhiều động cơ khác nhau và hay phạm tội lỗi như họ đã thấy thì uy lực của đại chúng Ni không có tác dụng nhiều với Tỳ kheo Tăng – dù muốn chấp nhân hay không thì điều này vẫn là thực tếđối với tâm lý của những vị Tăng đã phạm trọng tội. Còn ngày nay, như trên kia tôi có phân tích, nhiềuTỳ kheo Tăng khi tu học chưa thuần thục vẫn còn mang bản tánh nam giới: ngang ngạnh, tự ái nặng - nhất là đối với những người phạm tội nặng như là tăng tàn - vậy thì cách chữa trị phải tùy tánh ý và căn bệnh của bệnh nhân. Vấn đề ở đây không phải là lập một sự công bằng trên hình thức mà cái chính là chữa trị căn bệnh cho Tỳ kheo ấy như thế nào? Hơn nữa, nhiều chư Tăng có ý tưởng và việc làm cao xa, tuy hình thức thì bị buộc phạm tội tăng tàn nhưng trong bản chất là xuất phát từ Bồ tát hạnh, sự vượt thoát và không câu chấp… vậy thì Ni chúng chứng kiến trong trường hợp buộc và xử phạt trọng tội này chỉ thêm rắc rối, vướng mắc tâm ý và phiền nhiễu cho Ni chúng và bản thân Tỳ kheoTăng cáo buộc trọng tội đó mà thôi.

6/ Điều thứ sáu là Thức-Xoa-Ma-Na phải tuân thủ các học giới trong vòng hai năm trước khi thọ giới Tỳ-kheo-Ni và phải được sự đồng thuận của hai bộ Tăng và Ni.
Như thế thì tốt lắm chứ vì chư Tăng góp phần hun đúc giáo dục giới tử Ni ấy, quyết định và chứng minh cho giới tử Ni bước lên một nấc thang cao quý, tam giới tôn xưng là một dấu ấn sẽ được ghi nhớ suốt hành trình giải thoát. Ở đây là sự quan tâm quán sát, chỉ dạy và tạo điều kiện cho giới tử ni trở thành Tỳ kheo Ni, sao lại gọi là bất công được?

7/ Điều thứ bảy là Tỳ kheo Ni không được chỉ trích và chửi bới chư Tăng dù với bất kỳ lý do gì.

Chứ nếu như Tỳ kheo Ni mà chỉ trích và chửi bới chư Tăng thì thật là khó coi. Phật cũng không hề cho phép Tỳ kheo Tăng chỉ trích và chửi bới chư Ni thì sao gọi là bất công. Đức Phật chỉ ngăn ngừa, răn dạy như thế, ấy vậy mà sau này nhiều Tỳ kheo Ni vi phạm đó và Ưu Ba Ly, Ngài Ca Diếp, Ngài Bàn Đặc… đã từng là nạn nhân của họ.

Chư Tăng giúp xây dựng phạm hạnh chư Ni trong các kỳ bố tát, Tự tứ, sám hối,… chứ không chỉ tríchvà chửi bới chư Ni khi có việc gì đó xảy ra.

Điều này được ghi trong sách “Đức Phật và Phật Pháp” như sau:

7- Bất luận ở trường hợp nào, Tỳ khưu Ni không có quyền khiển trách hay nặng lời với tỳ khưu.[32]

8/ Điều thứ tám là chư Ni không được phép quở trách khuyên lơn chư Tăng, nhưng chư Tăngđược quyền quở trách chư Ni.

Điều thứ tám này được ghi chép trong sách: “Đức Phật và Phật Pháp” là “Tỳ khưu không được sám hối vớ Tỳ khưu Ni, nhưng Tỳ khưu Ni có thể sám hối với những Tỳ khưu.”[33]

Và được ghi trong sách “Phật Học Khái Luận” như sau: “Chỉ có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo về các Tỷ-kheo-ni, mà không có sự giáo giới phê bình giữa các Tỷ-kheo-Ni về các Tỷ-kheo (Tăng Chi III-A, tr. 250).” [34]

Bởi vì Ni chúng không tham dự các kỳ tự tứ, sám hối, xử phạt của Tăng chúng thì làm sao quở trách,phê bình hoặc chứng kiến việc sám hối của Tỳ kheo?
Lời nhận định “Cho nên, chúng ta không thể buộc chư Ni phải chấp nhận sự quở trách, mà trong khi đó không được quyền khuyên lơn lại với chư Tăng, đây là điều rất là vô lý” là nói quá sự thật. Thầy Nhật Từ dịch từ văn bản nào ra mà có cái cụm từ “không được quyền khuyên lơn” vậy?

Bát Kính Pháp không cấm Tỳ kheo Ni đến bạch trình đức Phật và tác bạch thưa trình với Tăng đoànđể xử phạt những Tỳ kheo Tăng nào cố ý gây phiền nhiễu Tỳ kheo Ni, mọi người đọc kỹ lại xem phải vậy không? Chỉ có điều Ni chúng không đòi hỏi hiện diện để xem vị Tăng ấy sẽ bị xử phạt ra sao? Sau khi tác bạch trình bày xong duyên sự và mọi việc muốn nói, trước sự hiện diện của Tỳ kheo nào đã gâyphiền toái với Tỳ kheo Ni hoặc Ni chúng ấy, thì Tỳ kheo Ni hoặc Ni chúng có thể về trụ xứ của mình vàTăng chúng đảm bảo là vị Tăng ấy sẽ không tái phạm nữa nếu như vị Tăng ấy còn muốn tiếp tục con đường phạm hạnh. Ni chúng đừng lo, Tăng chúng sẽ xử lý rất nghiêm túc và triệt để vị Tăng nào gây khó khăn trong cuộc sống và tu học, sinh hoạt của Ni giới, vậy thì bất công ở chỗ nào?

Ni giới hoàn toàn có quyền khuyên lơn chư Tăng nhưng không được quyền quở trách. Nếu có cơ hội,Ni giới có quyền trình bày, có quyền khuyên lơn, nhưng không nặng lời và buộc Tỳ kheo Tăng sám hốihay xin lỗi mình trực tiếp. Cách tốt nhất là Ni giới đến trước vị Trưởng lão quản chúng Tăng hoặc và trình bày trước Tăng chúng về những điều gì mà Tỳ kheo đã làm mà Ni giới cảm thấy không phù hợpphạm hạnh một vị Tăng cũng như kiến nghị đến chư Tăng nguyện vọng của mình trong chuyện này. Xong việc rồi trở về trú xứ, còn việc hành xử thế nào thì đại chúng Tăng tự lo chứ đừng nặng lời khiển trách nọ kia, hoặc đòi hỏi Tỳ kheo ấy phải sám hối trực tiếp với mình.

Như thế là quá tốt cho Ni giới. Khi gặp một Tỳ kheo Tăng có điều gì đó không hoàn hảo, hoặc phiền nhiễu ni chúng, thì Ni giới mong muốn tích cực 2 điều:

1/ Tỳ kheo Tăng đó không còn tái phạm, gây phiền nhiễu đến Ni chúng nữa.

2/ Tỳ kheo Tăng sẽ thay đổi tốt hơn.

Ni chúng chỉ cần đến trình bày với đại chúng Tăng rồi thì đại chúng Tăng sẽ tự bảo đảm lo tốt hai việc ấy. Điều này giúp cho Ni giới thanh thản, không nhọc lòng đối xử và tranh biện với Tỳ kheo, mà quytrách nhiệm cho đại chúng Tăng cùng quan tâm xử lí vi phạm của Tỳ kheo Tăng. Vậy không có gì bất công cho Ni giới cả mà giúp cho Ni giới khỏe nhẹ, sự việc gì bất như ý do Tỳ kheo Tăng gây ra thì giao cho Tăng chúng xử lý.

TÓM LẠI: Cách nhìn nhận sự kiện và những nguyên tắc ứng xử lẫn nhau ở trong đạo Phật và ngoài cuộc sống không hoàn toàn giống nhau.

Đức Phật không muốn làm một nhà cách mạng xã hội triệt để mà là một người hướng dẫn chúng sanhhoàn thiện mình và mọi người. Câu nói của Chúa Jesus rất được khen ngợi và nhắc nhở là: “nếu ai tát má bên phải; bạn đưa thêm má bên trái cho họ tát”. Nhưng nếu đòi hỏi sự công bằng trong xã hội thì phải nói thế này: “nếu ai tát má bạn một cái thì bạn hãy tát má họ lại một cái” và chẳng hạn phim Tàu - kiếm hiệp Trung Quốc xây dựng trên quan điểm “Ân đền, oán trả” còn Phật giáo thì “Ân đền oán xả” hoặc là “Lấy ân báo oán”. Nghĩa là đối với sự công bằng thế gian thì nếu ai giết cha mẹ bạn thì bạn hãy giết cha mẹ và cả người ấy nữa nhưng mà với Phật giáo thì bạn không nên làm như vậy. Vậy thìtại sao chúng ta phải cố gắng để khiến cho mọi cách ứng xử trong Phật giáo giống với cách ứng xử thế gian?

Đạo Phật nhắm vào an lạc, thanh tịnh và giải thoát chứ không phải tạo một hình thức bình đẳngsuông mà thông thường là đưa tới sự hưởng thụ, tôn vinh bản ngã hoặc là đòi quyền tố tụng lẫn nhau. Căn cứ vào nếp sinh hoạt của phụ nữ, đặc tính khác nhau về cơ thể vật lý và yếu tố tâm sinh lýcủa nam nữ, sự non trẻ của Ni đoàn và cả bối cảnh xã hội lúc đó nữa, đức Phật chế ra Bát Kính Pháp.Nếu không có những sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới thì đức Phật đã cho Dì Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề đi xuất gia ngay khi Dì Mẫu xin lần thứ nhất.

Bát Kính Pháp chế ra không phải là bất công cho Ni giới mà là tạo nhiều điều kiện và ủng hộ Ni giớithành tựu phạm hạnh. Nhìn về hình thức thì có vẻ bất công hoặc là Tỳ kheo Ni ở tư thế thấp hơn Tỳ kheo Tăng nhưng cái chính là khiến cả hai bên đều lợi lạc và đưa đến giác ngộ giải thoát. Nếu chư Ni ngày nay không cần sự ưu tiên, không cần sự chăm sóc của Tăng đoàn, muốn chứng tỏ mình đủ bản lãnh rồi về mọi mặt và hễ chư Tăng ra sao thì chư Ni cũng ngang bằng như thế, vậy thì hãy cứ tự nhiên thi thố cho thỏa chí mình. Khi tâm tịnh thì thế giới hiển bày an tịnh. Thực ra khi chúng ta nhìn vàoBát Kính Pháp mà thấy có vấn đề thì là đang nhìn với ảnh hưởng của tập khí và chấp ngã nơi mình.

Đời sống Tăng Ni không phải là đòi hỏi mọi thứ công bằng theo hình thức mà là an tịnh, hài hòa, ac lạc, giải thóat. Bát Kính Pháp mở cánh cửa cho Ni giới xuất gia và bảo hộ cuộc sống tu tập Ni giớitrong đạo lộ giải thoát. Mục tiêu của Ni giới là chứng Thánh quả ra ngoài luân hồi sanh tử chứ không phải là nằm mãi trong Ni đoàn để đòi hỏi quyền bình đẳng trong cư xử và sinh hoạt. Một khi đã chứng ngộ vào thật tánh vạn pháp thì không còn gì trở ngại nữa. Sống trong thế giới của hình tướng, còn trệ ngại bởi hình tướng nên đức Phật chế ra giới tướng như thế cũng là phương tiện để đối trị. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, chúng ta có thể quên đi hình tướng miễn là trong mọi hình thức sinh hoạtnào đó vẫn khiến cho: Tăng già an ổn hòa hợp, mỗi thành viên Tăng già đều thuận tiện trong tu tập, gieo tạo niềm tin Tam bảo đối với tất cả mọi ai thấy nghe, và tất cả đều thấm nhuần thanh tịnh, an lạc,hướng thượng và giải thoát. Một khi “qua sông rồi thì bỏ đò”, nhưng hãy cẩn thận đừng bỏ đò khi mình đang ở giữa dòng sông mà sức mình tự bơi thì chưa đủ để lội ngược dòng và đến bờ bên kia.

Chú thích:

[1]-"Priests and Politicians", Second revised edition, Cologne, West Germany, p.27
[2]- Tăng Chi Bộ Tập I, Kinh Các vị ở Kesaputta
[3]- Tứ phần luật – Tăng sự, Việt dịch quyển IV, chương XVII, Tỳ kheo Ni, hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng.
[4]- Hòa thượng Hộ Giác, Tình đời, Ý đạo - Cuộc đời Thánh tăng Ananda – phần: Lệnh bà Mahà Pajàpati.
[5]- Tứ phần luật – Tăng sự, Việt dịch quyển IV, chương XVII, Tỳ kheo Ni, hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng.
[6]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Phật và Bà Di Mẫu Maha Pajapati Gotami.
[7]- Hòa thượng Hộ Giác, sđd
[8]- Hòa thượng Narada, sđd
[9]- Quy Sơn Cảnh Sách Văn, Đại Viên Thiền Sư
[10]- Cuộc đời Đức Xá-lợi-phất (Sarìputta) - Nguyễn Điều (1966)
[11]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Phật và Bà Di Mẫu Maha Pajapati Gotami – Con Đường Hoằng Pháp.
[12]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Cung Thỉnh Truyền Bá Giáo Pháp
[13]- Phẩm 'Như Lai Thọ Lượng' - Thứ Mười Sáu - KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
[14]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Phật nhập Đại Niết Bàn.
[15]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Phật và thân quyến.
[16]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Ananda và Giới Phụ Nữ.
[17]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Ananda và Giới Phụ Nữ.
[18]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Con Đường Hoằng Pháp.
[19]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Phật và Bà Di Mẫu Maha Pajapati Gotami
[20]- Tham khảo Source: http://www.saigon.com/~anson/uni/u-truyenco/tc1-1.htm
[21]- Source: http://www.thuvienhoasen.org/101ct-01-10.html
[22]- Có thể tham khảo source http://abhidhamma.org/arahants06.htm để tìm hiểu thêm về sự kiện này
[23]- Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận -- Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, In Lần Thứ Hai – 1997, Chương Ba - Tăng Bảo, Tiết I: Đời sống của chư Tăng
[24]- Source: http://www.vietsuns.com/phorum/topic.asp?TOPIC_ID=3528&whichpage=3
[25]- Source: Truyện cổ Phật giáo
[26]- Trùng-Quang Nguyễn Văn Hiểu, Trên đường hoằng pháp của Phật tổ Gotama, Phần I : Sự-tích của Phật-tổ GOTAMA (Cồ-đàm).
[27]- Thích Minh Châu, Pháp Hiển, Nhà chiêm bái, Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997), Phần III: Những tư liệu lịch sử và bán lịch sử do Pháp Hiển ghi lại.
[29]- Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận -- Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, In Lần Thứ Hai – 1997, Chương Hai - Pháp Bảo, Tiết VIII Giới học.
[30]- Sdd (Ibid).
[31]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Phật và Bà Di Mẫu Maha Pajapati Gotami.
[32]- Hòa thượng Narada, Phạm Kim Khánh dịch Việt 1998, Đức Phật và Phật Pháp, (The Buddha and His Teachings), phần: Đức Phật và Bà Di Mẫu Maha Pajapati Gotami.
[33]- Sdd (Ibid).
[34]- Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, In Lần Thứ Hai – 1997, Chương Ba - Tăng Bảo, Tiết I: Đời sống của chư Tăng.

(PhapThoại.Net)
15-08-2006

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2018(Xem: 5406)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 4896)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8704)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5732)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
11/08/2018(Xem: 7247)
Vào sáng Thứ Năm 2 tháng 8, tại trường Trung Học Grand Terrace thuộc Học Khu Colton Joint (Quận Hạt San Bernadino, Nam California), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi thuyết trình với đề tài “Phát Triển Kỹ Năng Chuyên Môn Của Giáo Viên Nhờ Vào Sự Tỉnh Thức”. Có khoảng 100 giáo viên đến tham dự hai buổi thuyết trình. Và họ đã tỏ ra rất thú vị, quan tâm đến đề tài này.
11/08/2018(Xem: 7280)
THANH TỊNH TÂM Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học.
11/08/2018(Xem: 12738)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
09/08/2018(Xem: 7227)
Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Chết, His Holiness Dalai Lama, Jefrey Hopkins, Toàn Không
09/08/2018(Xem: 9998)
Nghiệp tạo ra số phận và chỉ có đức năng mới thắng số mà thôi. Đức chính là đức độ tích lũy được thông qua những hành vi thiện thân khẩu ý đem lại. Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
07/08/2018(Xem: 8991)
Kính bạch Thầy, xã hội VN và thế giới càng ngày càng nhiều não loạn, có lẽ ít người được an bình như những người con Phật, con xin gửi đến Trang Nhà quangduc.com một bài thơ để tự sách tấn mình và cũng để tán dương công đức những Phật tử cống hiến điều thiện lành, mang niềm vui đến cho người, làm vơi bớt khổ đau cho kiếp người như việc gởi tịnh tài phụ giúp chữa bệnh của Hòa Thượng Bangladesh Ajitananda Mahathera , trên trang nhà hay giúp đở qua các hoạt động từ thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]