Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo đức kinh doanh và giáo lý nhà Phật

30/08/201012:34(Xem: 10166)
Đạo đức kinh doanh và giáo lý nhà Phật

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ GIÁO LÝ NHÀ PHẬT
HT. Thích Chơn Thiện
none
none

I. Tổng quan về đạo đức (Ethics):

Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện.

Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.

Từ điển giáo dục của Mc Graw-Hill Book Company, New-York, Toronto, London (1959) định nghĩa:

“ Đạo đức học là môn học về cách cư xử của con người không phải chỉ để tìm thấy sự thật như thực của sự vật, mà còn tìm hiểu giá trị hay điều thiện của các hành vi của con người; là khoa học về đức tính con người; liên hệ đến sự phán xét về bổn phận hay nghĩa vụ (cái đúng, cái sai, cái phải làm) và liên hệ tới các phán xét về giá trị (tốt xấu)”.

Socrate, tư tưởng gia lớn của Hy Lạp, thế kỷ thứ III trước Tây lịch, quan niệm:
“ Một nền đạo đức không thể căn cứ vào một giáo lý mơ hồ, ta có thể tạo dựng một nền luân lý hoàn toàn không lệ thuộc vào thần học, hoàn toàn thích hợp với con người có tôn giáo cũng như không có tôn giáo, thì xã hội ổn định”.

(“Câu Chuyện Triết Học”, Will Durant, dg Bửu Đích, Tu thư Đại Học Vạn Hạnh, 1971, tr.18)

Platon, danh triết môn đệ xuất sắc của Socrate, quả quyết rằng:

“ Mỗi cá nhân là một sự phối hợp của các ước muốn, các tình cảm và ý nghĩ. Nếu các yếu tố ấy được điều hòa thì cá nhân sẽ tồn tại và thành công...

Tất cả những sự xấu xa ở trên đời đều do sự thiếu hòa điệu giữa con người và vũ trụ, giữa con người với con người, và giữa các yếu tố trong tâm hồn của mỗi người”. (Sđd., tr.60)

Aristotle, triết nhân tầm cỡ môn đệ kiệt xuất của Platon, thì xem đạo đức là mục đích của đời sống, là hạnh phúc của cá nhân, Ông viết:

“Mục đích trực tiếp của cuộc đời không phải là cái hay cái đẹp, mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của con người”.(Sđd.,tr.92)

Spinoza, một triết gia thế kỷ thứ XVII, rất nổi tiếng, có cùng quan điểm về đạo đức như Aristotle. Ông nói:

“ Hạnh phúc là mục đích của mọi hành động. Hạnh phúc là sự có mặt của các cảm giác thoải mái, và sự vắng mặt của khổ đau”.(Sđd., tr.228)

Gennady Batygin, trong tạp chí Newtime số 46, tháng 11/ 1988, thì viết:

“Đạo đức không phải là sức mạnh, dần dần trở nên một nhân tố rõ ràng trong quan hệ quốc tế”.

Đại thi hào, văn hào Nguyễn Trãi, trong “Gia Huấn Ca” đã nhận định:

“ Trời nào phụ kẻ có nhân,

Người mà có đức muôn phần vinh hoa”

Câu chuyện Lạc Long Quân và âu Cơ mở đầu lịch sử và văn hóa Việt Nam xem mối liên hệ tình cảm giữa các công dân của đất nước như là tình anh em một nhà, cùng chung bào thai mẹ, gọi là “tình đồng bào”. Đây là nét hành xử của đạo đức Việt Nam, rất lịch sử Việt Nam và rất văn hóa Việt Nam.

II. Vài nét tiêu biểu về đạo đức nhà Phật:

- Đức Phật dạy trong nhiều kinh rằng:

“Hãy trở về nương tựa mình và nương tựa pháp”

Giáo lý nhân quả và nghiệp báo xác định rõ trách nhiệm của cá nhân về mọi hành động của mình dẫn đến khổ đau hay hạnh phúc.

Pháp “bố thí” là giúp tha nhân thoát xa khỏi nỗi khổ của nghèo túng, sầu muộn, thiếu văn hóa, và sợ hãi.

Giới luật tựu trung giúp người đời (các cư sĩ) không gian lận, không đánh cắp, không tà hạnh, không say sưa, không gây tổn hại đến các sinh mệnh khác, không dối trá,... hình thành tốt nhân cách con người.

Thiền định thì giúp tâm thức mở ra nhiều nguồn năng lượng, cảm xúc. Với mục tiêu thiết thực trong hoạt động xã hội, chung quy nhằm vào bốn đối tượng tập trung:

+ Theo dõi hơi thở vào, ra, và giữ lặng tư duy;

+ Theo dõi các cảm nhận, cảm xúc, cảm thọ, và giữ lặng tư duy;

+ Theo dõi các tâm lý buồn, vui, hân hoan, tham lam, nóng vội,..., và giữ lặng tư duy;

+ Theo dõi cái nhìn sự thật của thân, tâm và ngoại cảnh, và giữ lặng tư duy.

Công phu thực hành này sẽ dẫn đến các thành quả:

Điềm tĩnh, sáng suốt, tự chủ, an vui,..., và có điều kiện làm bung dậy nguồn tâm lý sáng tạo.

Giáo lý Từ bi, theo kinh Từ bi (Tiểu bộ kinh), cụ thể con người thường khởi lên các tâm niệm:

- Mong cho mọi người được an lạc, hạnh phúc.

- Mong cho mọi người không có ai dối gạt ai, không có ai gây tổn hại ai, không có ai khinh khi, nhục mạ ai.

- Mong cho mọi người che chở, bảo vệ nhau như bà mẹ chăm sóc, che chở cho người con duy nhất của mình.

- Giáo lý trí tuệ giúp con người thấy rõ sự thật của mọi hiện hữu, của khổ đau, hạnh phúc: đấy là sự thật “Duyên khởi” (Dependent Origination – Paticcasamuppada) soi sáng rằng:

- Mọi hiện hữu đều có mối liên hệ không thể tách ly, theo đó thì lợi nhuận có liên hệ mật thiết đến đạo đức, môi sinh, văn hóa, xã hội, an ninh khu vực và toàn cầu, và ngược lại.

- Lợi nhuận của doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với thái độ hành xử của chủ doanh nghiệp và các thành viên...
- Môi trường và thành quả kinh doanh có ảnh hưởng qua lại...

- Khổ đau, hay khó khăn, tại nơi này có ảnh hưởng đến các nơi khác, và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh...

Toàn bộ giáo lý nhà Phật đều nhằm mục tiêu diệt khổ, hay nhằm vào mục tiêu hạnh phúc. Nếu đạo đức đồng nghĩa với hạnh phúc, thì giáo lý nhà Phật là một hệ thống đạo đức.

III. Đạo đức kinh doanh dưới ánh sáng Phật giáo:

Để ý nghĩa của đạo đức kinh doanh và các tiêu chuẩn của đạo đức kinh doanh được nêu bật, phần lý giải của bài viết nầy đề cập đến một số điểm theo đó, các nhà doanh nghiệp cần tôn trọng sự thật và biểu lộ sự đồng tình như:

1. Doanh nhân cũng là một con người, một công dân, vì thế hoạt động kinh doanh không chỉ vì cạnh tranh và lợi nhuận, mà còn vì đất nước, dân tộc, và rộng ra đến khu vực và toàn cầu.

2. Hoạt động kinh doanh và mục tiêu kinh doanh, dưới ánh sáng “Duyên khởi” của Phật giáo, phải được đặt vào tổng thể sinh hoạt của cộng đồng, xứ sở, phát triển song hành (hay nhịp nhàng) với mục tiêu của bản thân, gia đình, đất nước, và của thiên niên kỷ.

3. Lãnh vực kinh doanh thì rất rộng rãi: các dịch vụ giáo dục, y tế, môi trường, kiến trúc, xây dựng, giao thông, vận tải, năng lượng, lương thực - thực phẩm, v.v... do vậy mục tiêu lợi nhuận của hoạt động kinh doanh cần được phát triển song hành với các mục tiêu xã hội, ít nhất không gây tổn hại đến các mục tiêu xã hội.

- Về bản thân và gia đình, mục tiêu là hạnh phúc, vì thế kinh doanh không phải chỉ vì công việc kinh doanh và lợi nhuận, mà còn vì sự phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, và hài hòa giữa cá nhân và gia đình.

- Về đất nước, mục tiêu là độc lập, tự chủ, phát triển hưng vượng, tốt đẹp các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, môi sinh, an ninh, quốc phòng,... hoạt động kinh doanh, vì thế, hướng vào phục vụ các mục tiêu xã hội ấy, ít nhất là không gây phương hại.

- Về mục tiêu thiên niên kỷ,

Vào tháng 9 năm 2000, một trăm tám mươi chín Chính phủ của hai bán cầu, tại Đại hội đồng Thiên Niên Kỷ Liên Hiệp Quốc, đã cam kết xây dựng một thế giới “an toàn hơn, thịnh vượng hơn, và công bằng hơn” vào năm 2015, qua đó, tám mục tiêu cụ thể đã được thỏa thuận:

- Xóa bỏ trình trạng nghèo quá mức;

- Phổ cập giáo dục bậc Tiểu học;

- Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường cho vai trò nữ giới;

- Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em;

- Tăng cường sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em sơ sinh;

- Chống lại HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác;

- Bảo đảm môi trường bền vững;

- Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển.

Các nhà doanh nghiệp thế giới cần ủng hộ tám điểm mục tiêu ấy, hay ít nhất, không được hoạt động trái tám điểm mục tiêu đó.

-Về mục tiêu doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp,

Để có lợi nhuận cao và có điều kiện phát triển mạnh doanh nghiệp, ngoài tính năng động, chuyên môn giỏi, ngoài sự nhạy bén về thời cơ và thị trường, ngoài việc xây dựng thương hiệu, ngoài tài năng tổ chức và quản lý, nhà doanh nghiệp cần có thái độ hành xử thích đáng đối với công nhân, nhân viên như: quan tâm giúp đỡ gia đình các công nhân, nhân viên nghèo; Chăm lo sức khỏe cho công nhân, nhân viên; tạo điều kiện cho công nhân, nhân viên phát triển học vấn, khả năng chuyên môn; Tặng học bổng cho con em của các gia đình công nhân, nhân viên nghèo; Tặng thưởng hậu cho các sáng kiến phát triển doanh nghiệp; Xử sự thân tình như là các thành viên của một gia đình. Hẳn là, đáp lại, các công nhân, nhân viên sẽ dốc lòng làm việc, trung thành bảo vệ doanh nghiệp. Tại đây, lòng từ bi, nhân ái của nhà Phật được vận dụng hiệu quả.

Đến đây, cần có sự thống nhất nhận thức rằng:

Doanh nhân cũng như các chiến sĩ bộ đội, công an, các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, y tá, các nhà giáo, các nhà khoa học, các công nhân, nông dân... đều có chung trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước. Từ đó, nhà kinh doanh biết mình cần phải có thái độ hành xử như thế nào cho hợp. Thái độ hành xử ấy là nội dung của đạo đức kinh doanh.

4. Đạo đức kinh doanh:

Một số phát biểu trên các diễn đàn doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh đáng chú ý như:

“Đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp là doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột lao động”.

“Toàn bộ quy tắc chuẩn mực của hành vi trong hoạt động kinh doanh là đạo đức kinh doanh”.

“Khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh là thái độ lãnh đạo của công ty đối với các nhân viên”.

Tại đây, từ các phần được giới thiệu ở trên, một số tiêu chí ứng xử của các nhà doanh nghiệp, được hiểu là đạo đức, có thể được cô kết vào một số điểm tiêu biểu, như:

Nghiêm túc tôn trọng các luật pháp, luật lệ kinh doanh của quốc nội, quốc tế.

Trung thực với các đối tác, giới tiêu dùng, thương hiệu, quảng cáo. (# giới của nhà Phật)

Có một nhân cách tốt: nhân văn, công bằng, nhân ái, vì cộng đồng. (# từ bi của nhà Phật)

Có sự tập trung tâm thức cao, điềm tĩnh, sáng suốt. (# Thiền định nhà Phật)

Có cái nhìn trí tuệ thấy rõ sự thật của thị trường, xã hội, các giải pháp tối ưu, và các mối quan hệ xã hội, khu vực, và quốc tế. (# trí tuệ của nhà Phật)

Tin tưởng vào quy luật “nhân quả” của tự nhiên: điều thiện (hay đạo đức) đem lại an vui, hạnh phúc cho mình và người; điều ác (hay phi đạo đức) sẽ gieo rắc khổ đau cho mình và người (# giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo của nhà Phật).

Trên thực tế, đạo đức của doanh nhân cũng thuộc phạm trù đạo đức của con người, mà tiêu điểm hướng đến là hạnh phúc, đã được bao hàm trong tên nước của Việt Nam: “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”.

HT Thích Chơn Thiện
(Người Đại Biểu Nhân Dân)

03-03-2009 08:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2021(Xem: 12428)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
05/06/2021(Xem: 6069)
Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca theo Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565- 2021 có đoạn ghi “Bản nguyện của ngài là gì khi hóa thân đến trần gian này?” Một câu hỏi mang đầy ý nghĩa nhất cần phải khai triển. Sự hóa thân xuống trần này với mục đích mở một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên cho đến ngày nay chưa từng có của loài người, đó là một kỷ nguyên trí tuệ và từ bi. Trước khi đi sâu vào trí tuệ và từ bi, trước hết ta quán chiếu đầu tiên sự xuất hiện bằng cách hóa thân của ngài xuống trần gian này.
03/06/2021(Xem: 5640)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Chủ Nhật (May 30) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Rampur Village & Katiya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 363 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 14 cây số.
03/06/2021(Xem: 3256)
Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè họ nói Chuyện người chuyện sói. Sói nói tiếng người
01/06/2021(Xem: 4242)
Tranh chăn trâu Thiền tông gồm mười bức rất nổi tiếng được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu trình bày tinh hoa, cốt tủy của Thiền Trung Quốc. Mười bức tranh này là: 1. Tầm ngưu: tìm trâu, 2. Kiến tích: thấy dấu, 3. Kiến ngưu: thấy trâu, 4. Đắc ngưu: được trâu, 5. Mục ngưu: chăn trâu, 6. Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà, 7. Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người, 8. Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên, 9. Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội và 10. Nhập triền thùy thủ: thõng tay vào chợ.
01/06/2021(Xem: 4414)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 6 May 28 vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Chowra Village & Sundapur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thuc phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 17 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 367 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
29/05/2021(Xem: 4527)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Tăng là bậc từ hòa, nghiêm tịnh Dứt trần lao, đạo quả viên thành Lục căn tịnh lặng vô sanh Ứng cúng cao thượng, phước lành thế gian . Từ quá khứ vô vàn Tăng chúng ở đương lai vô lượng Thánh Hiền Đời nay Tăng Bảo phước điền Con xin kính lễ gieo duyên Niết Bàn..''
27/05/2021(Xem: 11400)
Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, lễ kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và Niết bàn của Đức Phật (Vesak), đã được tổ chức trọng thể tại Tòa Bạch Ốc ngày hôm nay. Để tôn vinh Đại lễ Vesak, một tuyên bố chính thức từ Tòa Bạch Ốc đã được Tổng thống Biden công bố: “Jill và tôi gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới các Phật tử ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khi họ kỷ niệm Vesak, một ngày tôn vinh sự đản sanh, giác ngộ. , và Niết bàn của Đức Phật. Nghi lễ thắp sáng một ngọn đèn, biểu tượng của ngày lễ đã được tổ chức hơn 2.500 năm này, nhắc nhở chúng ta về những lời dạy từ bi, khiêm tốn và vị tha của Phật giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Vào ngày này, chúng tôi cũng tưởng nhớ nhiều đóng góp của các Phật tử ở Mỹ, những người đã làm giàu cho cộng đồng và đất nước của chúng tôi khi tất cả chúng ta cùng nhau hướng tới những ngày tươi sáng hơn ở phía trước. ”
27/05/2021(Xem: 9613)
Sáng nay, 20-5-2021, chén trà móc câu Thái Nguyên miên man hương vị quê nhà trở lại với mình sau hơn một năm dài vắng bóng. Lâu nay, vì đại dịch phải uống mãi trà Tàu, trà tứ xứ. Hương trà cũ lại phảng phất hồn quê khi cùng lúc có tin một bé gái người Việt thuộc thế thứ ba trên đất Mỹ đang ở cùng thành phố Sacramento với mình, vừa được giải “thi sĩ khôi nguyên” của tổ chức Thi sĩ Tuổi Trẻ Toàn quốc (National Youth Poet Laureate - NYPL) tại Hoa Kỳ: Đó là Alexandra Huynh (Huỳnh Thụy An), 18 tuổi, vừa đoạt giải.
27/05/2021(Xem: 7302)
THÔNG TƯ AN CƯ KIẾT HẠ & KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU KỲ 32 - 2021 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính gởi chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni Kính gởi quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử Kính thưa quý vị, Ngày Tưởng Niệm Đại Lễ Phật Đản PL 2565 - 2021 trọng đại linh thiêng của Phật Giáo, vẫn còn tiếp diễn đó đây trên trú xứ Âu Châu nói riêng và khắp năm châu nói chung. Đây cũng là bắt đầu bước vào 3 tháng thời gian đặc biệt của hàng Trưởng Tử Như Lai. Là 3 tháng thúc liễm thân tâm, 3 tháng huân bồi công đức, 3 tháng tăng trưởng giới định, 3 tháng thời gian huệ pháp viên dung, là nhân duyên chuyển phàm thành Thánh. Do vậy, sau ngày Rằm tháng tư âm lịch chư Tăng Ni hành tác pháp đối thú an cư kiết hạ từ 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, gọi là 3 tháng an cư kiết hạ và chư Tăng Ni giới hạn đi ra ngoài, ngoại trừ có những Phật sự quan trọng cần thiết, hoặc cha mẹ lâm bệnh nặng; hoặc thân quyến qua đời, nhưng khi ra khỏi đạ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]