Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chính Trị và Kinh Tế

30/08/201012:25(Xem: 9440)
Chính Trị và Kinh Tế

CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ
Nguyên tác: Đức ĐạtLai Lạt Ma - Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách:Ethics for the New Millennium

Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảng của mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương vềchính trị và kinh tế.

Chúng ta biết hơn nửathế giới hiện nay đang thiếu thốn về các nhu cầu căn bản như thức ăn, nhà ở,thuốc men và giáo dục. Tôi tưởng nghĩ chúng ta nên đặt câu hỏi, phải chăngchúng ta đang theo đuổi một chiều hướng sáng suốt nhất đối với các vấn đề này?

Tôi tin rằng không. Nếunhư năm mươi năm qua, chúng ta có thể hoàn toàn diệt trừ hết nạn nghèo đói thìsự phân chia không quân bình các tài sản hiện nay của chúng ta may ra còn cóthể bào chữa. Nhưng trái lại, nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, điều chắc chắnlà người nghèo lại càng nghèo hơn. Chỉ riêng ý thức căn bản của chúng ta về sựcông bằng và hợp lý đã đề nghị rằng chúng ta không nên bằng lòng để cho sự việctrên tiếp tục xảy ra.

Dĩ nhiên, tôi không biếtnhiều về kinh tế. Nhưng tôi thấy khó tránh để kết luận rằng tài sản của ngườigiàu được bảo vệ qua sự bỏ mặc không quan tâm đến những kẻ nghèo khổ, đặc biệtdo phương tiện của các món nợ quốc tế.

Nói lên điều này tôikhông có ý bảo rằng các quốc gia nghèo kém mở mang khỏi cần phải chia xẻ tráchnhiệm đối với các vấn đề khó khăn của họ. Cũng chẳng phải chúng ta nên quitrách tất cả mọi điều xấu xa về chính trị cũng như kinh tế cho các chính trịgia và nhân viên công quyền.

Tôi không phủ nhận ngaycả trong thế giới có nền dân chủ vững mạnh nhất cũng vẫn thường thấy xuất hiệncác nhà chính trị đưa ra những lời hứa hẹn không thực tế và ồn ào phô trương vềnhiều việc họ sẽ làm sau khi đắc cử. Nhưng các người ấy không phải từ trên trờirớt xuống.

Do vậy, nếu các nhàchính trị ở một quốc gia nào đó tham nhủng, chúng ta thường lên án rằng xã hộiấy thiếu đạo đức và những cá nhân tạo thành dân tộc đó sống không có luân lý.Trong các trường hợp này, thực sự không mấy công bằng khi chỉ có những cử trichỉ trích các chính trị gia.

Mặt khác, khi người tacó những giá trị cao quý và khi họ thực hành giới luật đạo đức trong đời sốngbiết quan tâm giúp đỡ mọi người thì các công chức sinh ra từ xã hội đó đươngnhiên cũng biết tôn trọng cùng thứ giá trị ấy. Cho nên, mỗi người chúng ta đềugiữ vai trò trong việc xây dựng một xã hội đặt trên nền tảng của tình thương,dành ưu tiên cho sự quý trọng và lo nghĩ đến người khác.

Trên phương diện áp dụngcho chính sách kinh tế, cùng ý tưởng đó cần được thực hiện trong sinh hoạt củamỗi người. Một ý thức về trách nhiệm toàn cầu rất quan trọng. Tuy nhiên, tôiphải nói rằng rất khó đề nghị những ý kiến thực tiễn cho sự áp dụng các giá trịtinh thần trong lãnh vực thương mại. Bởi lẽ sự cạnh tranh đóng vai trò chủ yếu.Vì lý do đó, liên hệ giữa thiện ý và lợi tức rất mỏng manh.

Nhưng tôi chẳng hiểu tạisao không thể tạo một sự cạnh tranh xây dựng. Yếu tố căn bản là động cơ củanhững người tham dự. Khi chủ ý là lợi dụng hoặc tiêu diệt kẻ khác, hẳn nhiênhậu quả sẽ không thể nào tích cực. Nhưng khi sự cạnh tranh được hướng dẫn vớimột tinh thần nhân đạo và thiện chí thì kết quả, mặc dù gây nên sự khổ đau chongười thua lỗ, nhưng ít ra cũng không đến nỗi quá tàn hại.

Hơn nữa điều có thể phảnđối là trong thực trạng thương mại, chúng ta không thể nào hy vọng các thươngvụ đặt con người vượt lên trên lợi tức. Nhưng ở đây, chúng ta nên nhớ rằngnhững kẻ điều hành ngành kinh doanh và các thương vụ trên thế giới cũng vẫn làcon người. Ngay các phần tử cứng rắn nhất, chắc hẳn đều phải nhận thấy rằng đi tìmlợi tức mà không nghĩ đến hậu quả tai hại là sai lầm. Nếu điều ấy đúng thì buônbán ma tuý cũng chẳng sai.

Cho nên một lần nữa,điều cần thiết đòi hỏi ở đây là mỗi người chúng ta nên tự phát triển tâm từ bicủa mình. Chúng ta càng gia tăng được điều đó thì công việc doanh thương càngphản ảnh được các giá trị đạo đức căn bản của con người.

Trái lại, nếu chúng takhông quan tâm đến các giá trị ấy thì thương mại chắc chắn cũng sẽ không chú ýtới chúng. Đây không phải là vấn đề lý tưởng. Lịch sử chứng minh cho thấy trongxã hội con người có nhiều phát triển tích cực diễn ra do kết quả của lòng từbi. Chẳng hạn sự huỷ diệt thương vụ buôn bán người nô lệ.

Nếu nhìn vào sự tiến hoácủa xã hội loài người chúng ta thấy cần thiết phải có viễn ảnh nhằm mang lạicác thay đổi tích cực. Lý tưởng là động cơ thúc đẩy cho sự tiến bộ. Không biếtđiều này và chỉ bảo rằng chúng ta cần phải “thực tiễn” trong chính trị là mộtsai lầm nghiêm trọng.

Các vấn đề của chúng tatrong việc phân phối kinh tế thiếu quân bình đã tạo nên một thử thách lớn laocho toàn thể gia đình nhân loại. Tuy nhiên, khi chúng ta bước vào thiên niên kỷmới, tôi tin rằng có nhiều lý do để lạc quan. Trong những năm đầu và giữa thếkỷ 20, có một nhận thức tổng quát rằng quyền lực chính trị và kinh tế là hậuquả chứ không phải sự thật. Nhưng tôi nghĩ ý tưởng đó nay đã thay đổi.

Ngay cả các quốc giagiàu có và hùng mạnh nhất đã nhận biết rằng không thế bỏ quên những giá trị cănbản về nhân sinh. Ý niệm về đạo đức dành cho bang giao quốc tế ngày càng đượcxây dựng vững chắc. Đó là chưa kể đến những điều đã được diễn tả biến thành cáchành động ý nghĩa, ít ra là những danh từ như “sự hoà hợp”, “bất bạo động” và“sự cảm thông” đã trở thành các từ ngữ của nhiều chính trị gia ngày nay. Đó làmột sự phát triển hữu ích.

Theo kinh nghiệm cá nhântrong những chuyến công du ngoại quốc đã ghi nhận, tôi được yêu cầu thuyếtgiảng về hoà bình và từ bi trước cử toạ đoàn, thường vượt quá số ngàn. Tôikhông tin khoảng bốn mươi hay năm mươi năm về trước, các đề tài đó được lôicuốn hấp dẫn số đông người như thế. Những tiến triển trên đây chứng tỏtập thể loài người chúng ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các giá trị cănbản như sự công bằng và chân lý.

Tôi cũng rất an tâmtrước sự kiện là, nền kinh tế thế giới càng phát triển, sự tuỳ thuộc vào nhaucàng rõ ràng. Kết quả, mỗi quốc gia này, không nhiều thì ít đều phải liên hệđến một quốc gia khác. Nền kinh tế tân tiến, như là môi sinh không có biêngiới. Ngay cả những quốc gia thù nghịch với nhau cũng phải hợp tác trong việcsử dụng các tài nguyên thiên nhiên của thế giới.

Lấy ví dụ thông thườnghọ phải tuỳ thuộc chung vào một con sông. Và sự liên hệ kinh tế của chúng tacàng nương nhờ vào nhau thì tương quan chính trị càng phải hợp tác với nhau. Dovậy, chúng ta đã chứng kiến, chẳng hạn sự lớn mạnh của Liên Hiệp Châu Âu, khởiđầu chỉ từ vài khách hàng trao đổi mậu dịch nho nhỏ dẫn đến sự kết hợp của cácquốc gia thành một liên bang với số thành viên hiện nay đã tăng gấp đôi.

Chúng ta cũng nhận thấyhình thức tương tự, mặc dù kém phát triển, sự hợp tác trên thế giới của ba tổchức: Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEANS), Tổ Chức Phi Châu HợpNhất (OAU) và Tổ Chức các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Hoả (OPEC). Mỗi tổ chức chứngminh một động lực nhân sinh về sự hợp tác vì lợi ích chung và phản ảnh sự liêntục tiến hoá không ngừng của xã hội con người.

Khởi đầu từ các bộ lạcnho nhỏ đã phát triển hình thành các đô thị tiểu quốc rồi đến quốc gia và hiệnnay là các đồng minh bao gồm nhiều trăm triệu người, tiếp tục lớn mạnh vượttrên mọi lằn ranh phân chia địa dư, văn hoá và chủng tộc. Đây là chiều hướngtôi tin rằng sẽ và phải tiếp tục.

Tuy nhiên, chúng takhông thể phủ nhận rằng, song song với sự tăng trưởng của các liên minh chínhtrị và kinh tế, rõ ràng còn có sự tập hợp lớn lao hơn vượt các đường ranh phânchia giữa chủng tộc, ngôn ngử, tôn giáo và văn hoá - lại thường có bạo độngtiếp diễn theo việc huỷ bỏ sự liên kết vào thể chế quốc gia.

Chúng ta nên làm gìtrước sự kiện có vẻ mâu thuẫn đó - một bên là khuynh hướng hợp tác vượt quốcgia, còn phía kia là sự thúc đẩy của địa phương hoá? Thực ra, không cần thiếtcó sự chống đối giữa hai mặt. Chúng ta có thể hình dung nhìn thấy các cộng đồngđịa phương hợp tác trong chính sách mậu dịch, xã hội và kế hoạch an ninh chung;nhưng vẫn duy trì được sự đa dạng độc lập về nhân chủng, văn hoá, tôn giáo vàcác thứ khác.

Có thể thiết lập một hệthống luật pháp, bảo vệ nhân quyền căn bản trong các cộng đồng lớn hơn mà vẫnđể cho các cộng đồng nhỏ có quyền tự do theo đuổi đường lối sinh hoạt riêng củahọ. Đồng thời, điều quan trọng trong việc xây dựng các loại hợp tác đó là sự tựnguyện và đặt nền tảng trên nhận thức về quyền lợi của các phần tử đều đượcphục vụ tốt đẹp hơn qua sự hợp tác. Họ không bị áp đặt.

Thực vậy, sự thử tháchcủa thiên niên kỷ mới chắc chắn là sự đi tìm phương cách nhằm đạt đến sự hợptác quốc tế - hay tốt hơn nữa, cộng đồng toàn thế giới - trong đó sự đa dạngcủa loài người được công nhận và quyền lợi của tất cả được tôn trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 11267)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
18/04/2012(Xem: 10039)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 10397)
Chức năng đặc trưng của đại bi là gì? Như Liên Hoa Giới[1]nói trong Những Giai Tầng Thiền Quán: Khi chúng ta cảm thấy bi mẫn tự động phát sinh nguyện ước tiêu trừ hoàn toàn khổ đau của tất cảchúng sinh - giống như nguyện ước của một bà mẹ làm vơi bớt nổi khổ đau vì bệnhtật của đứa con yêu mến ngọt ngào của bà - thế thì lòng bi mẫn của chúng ta làhoàn toàn và do thế được gọi là đại bi[2].
17/04/2012(Xem: 10217)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
16/04/2012(Xem: 7109)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
16/04/2012(Xem: 8617)
ột vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế.
16/04/2012(Xem: 9165)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
14/04/2012(Xem: 8479)
Phật giáo dùng một thí dụ dễ hình dung và đầy thi vị để tượng trưng cho sự tu tập : « vượt sang bờ bên kia của đại dương khổ đau». « Vượt sang bờ bên kia» là nghĩa từ chương của chữ Ba-la-mật,tiếng Phạn là Paramita, kinh sách gốc Hán gọi là « đáo bỉ ngạn» (đến được bờ bên kia). Nhưng thật ra ý nghĩa của chữ Ba-la-mật thường được hiểu theo nghĩa bóng là « Hoàn hảo», « Hoàn thiện», « Siêu nhiên», « Đạo hạnh siêu phàm», « Đạt đuợc trí tuệ siêu việt»…
14/04/2012(Xem: 8096)
Cólẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưanhư trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sáchvở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiêndù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có baogiờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lầntrong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vaitrò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tântiến ngày nay ?
13/04/2012(Xem: 14690)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]