Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người canh giữ tiếng chuông Phật học viện Hải Đức - Nha Trang

14/01/201512:20(Xem: 7580)
Người canh giữ tiếng chuông Phật học viện Hải Đức - Nha Trang


GacChuong_Hai_Duc_Nha_Trang







Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
 
Tiếng chuông trong hiện thực hay trong văn học đời nào cũng hiện hữu thì PGVN vẫn tồn tại. Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh. Điều ấy chứng tỏ các vị Tăng, những người con kiên định của PHV biết phát huy lý tưởng khổ hạnh giải thoát của mình, công phu gióng lên tiếng chuông nhiệm mầu không những cho thế gian này mà đến cả Thiết Vi. Riêng người viết bài này, từ niệm thù ân cội nguồn mà điểm lại một chặng đường lịch sử bể dâu. 
 
Có một thời, không phải riêng tôi mà tất cả đồng môn hành điệu nơi này đã sớm chiều công phu gióng lên tiếng chuông trên đồi cao lộng gió. Nhưng rồi cái thời thánh thiện ấy cũng nhanh chóng qua mau, như “nồi kê chưa kịp chín”. Vào thời điểm mở cửa, nên cũng kịp góp vốn xoay xở làm ăn, để cho sự tồn tại không phải đạp xích lô hay làm kẻ gánh thuê ở chợ Đà Lạt như các tri thức lỡ vận của xứ này... Một thời học kinh bằng chữ Hán rồi được nâng lên từ đại học Vạn Hạnh nên cái vốn Hán Nôm cũng đủ lận lưng để giúp tôi rà soát, chỉnh sửa lại những bản dịch Luật của thầy. Cái “bất tu” ấy lại hiện thực tính biện chứng của nó từ đây.
Khoảng những năm cuối của thập niên 70, tôi được ông bà cụ, nhà ở gần nhà thờ Tin lành, Xóm Bóng, là ông bà ngoại của người bạn dạy cùng trường Vĩnh Hải - Đồng Đế cho ở nhờ trong gian phòng nhỏ riêng biệt và cho tôi đóng góp vào hai bữa ăn do cụ bà nấu nướng… Hai cụ có người con rể là mục sư Tin lành, tất nhiên hai cụ là tín hữu ngoan đạo, thường thuyết giảng giáo lý Tin lành cho tôi nghe, có lần rủ tôi đi dự lễ Chúa giáng sinh…Tôi lắng nghe và làm theo như một tín hữu từ bi… Hai bữa cơm trưa, tối, trước khi ăn, tôi nghiêm chỉnh lắng lòng nghe hai cụ cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn Chúa: “Chúa tạo ra sự sống, Chúa đã cho con thức ăn này, thức ăn này từ Chúa mà có… Chúng con biết ơn chúa…” Tôi cung kính lắng nghe và tâm niệm theo kiểu của tôi, hai cụ rất hài lòng… 
 
Ngày nọ cụ bà hỏi tôi: Bên Phật có cầu nguyện như thế này không? 
 
- Thưa cụ, còn hơn thế nữa cụ ạ! Tôi đáp lời. 
- Thầy có thể nói cho tôi nghe nội dung được không? 
 
Tôi từ tốn thưa rằng: Có 3 điều nguyện và 5 việc phải xét mình.
 
Ba nguyện là: Nguyện dứt bỏ điều ác, nguyện làm các điều thiện, nguyện cứu giúp mọi người. 
 
Năm xét là: a) Xét vật thực, công của ít nhiều này từ đâu đến, b) Xét đo mình có đủ đức hạnh hay khiếm khuyết rồi mới ăn, c) Khi ăn phải ngăn chận tâm tham lam tội lỗi, d) Xem vật thực này là loại thuốc tốt để chữa bệnh khô gầy, đ) Phải thành đạo nghiệp mới nhận thức ăn này. 
 
Thưa hai cụ, các điều nguyện và xét cháu vừa trình bày, quả thật, trừ tu sĩ, phần lớn Phật tử chỉ niệm Phật, ít ai chú nguyện trước khi ăn như bên hai cụ. Gương hai cụ là bài học cho cháu đấy.
 
Thời gian đan xen nhiều thứ ác và thiện, rủi ro và may mắn, khổ đau hay sung sướng... nói khác đi thời gian của “nhị nguyên”. Sau đó không lâu tôi dời chỗ ở và mãi đến một, hai năm sau, ngày ấy, khi hay tin bà cụ kéo nước tưới cây, hệ thống ròng rọc bị gãy đổ, bà cụ ngã nhào rơi xuống giếng sâu, phải mất mấy tiếng sau, trong đêm, người nhà mới phát hiện ra khổ nạn đau lòng này. Tôi đến thăm, cả nhà đang cầu nguyện giữa hoa và đèn sáp lung linh. Tôi xin được cùng tham dự.
 
Trong thời gian tạm ngụ tại nhà hai cụ, khuya nào tôi cũng nghe được tiếng chuông chùa. Sau một thời gian kiểm nghiệm âm thanh vang vọng từ bên này và bên kia sông Cái, rồi nhớ lại độ ngân thuở mình là nhân chứng, tôi vui mà cả quyết rằng âm thanh ấy là từ tiếng chuông Phật Học Viện Hải Đức - Nha Trang. Còn đó dòng sông Cái, một lăng kính khúc xạ âm thanh bàng bạc làm chứng cho điều xác quyết của tôi. 
 
Thời ấy, Phật Học Viện như “tan đàn xẻ nghé” nhưng lớp sau vẫn canh giữ tiếng chuông đều đặn bất chấp thịnh hay suy. Đến nỗi tại đây chỉ còn lại một hai thầy vẫn kiên trì sớm khuya canh giữ tiếng chuông. Trong Phật pháp luôn nói đến điều nhiệm mầu và chính điều này tác động lên cái tâm thanh tịnh của các vị Tăng: Phước Niệm, Phước An, Tâm Pháp… đã vô ngôn trong hạnh nguyện của mình. Nhưng riêng Tâm Pháp út ít nguyện làm người canh giữ tiếng chuông Phật Học Viện đến trọn đời. Thời gian còn lại so với mấy mươi năm công phu gióng chuông chẳng là bao, nhất định thầy Phượng tròn hạnh nguyện và như thế Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang vẫn tồn tại theo tiếng chuông canh giữ của thầy và chắc chắn tiếng chuông sẽ mãi mãi tương tục với thời gian. Công đức ấy là vô lượng, cho nên, việc thiếu thốn cơm, áo, gạo, tiền là chuyện có gì phải đáng quan tâm, nhất định sẽ có Hộ pháp ủng hộ, và sự khỏe mạnh cùng tiếng chuông tinh tấn của thầy Phượng, suốt thời gian qua là một minh chứng. Hạnh đầu đà thời nào cũng vẫn thế, và như thầy đã biết Thế Tôn ca ngợi, tán dương hạnh đầu đà của tôn giả Ca Diếp như thế nào rồi. Hãy soi gương Tôn giả Ca Diếp mà tự tại trên non Trại Thủy gió lộng bốn mùa này. Còn có cõi về nào hơn thế nữa!? Hãy sống tròn hạnh nguyện với nó, hỡi một Phước An, Tâm Pháp còn lại! Ừ! Tâm Pháp là ai nhỉ?! Là đệ tử của ngài Trừng San, quê Diên Khánh, tục danh là Nguyễn Dư, thường gọi là thầy Phượng. Thầy vào Phật Học Viện năm 1969 và nguyện canh giữ tiếng chuông Phật Học Viện đến trọn đời. Chỉ cần nghe tiếng chuông của thầy gióng lên từ cội nguồn là đủ cho tôi tự tại đi giữa lòng trần thế mà điều xấu ác nhiều hơn điều thiện như vây bọc kiếp người.
 
Rồi một ngày tôi quay về chùa Phước Điền để gặp gỡ huynh đệ cựu tăng. Tôi nghe pháp hữu Giác Tuệ nói như vầy: hằng khuya tôi ở Xóm Dừa bên kia một “nhánh sông đen” cạnh “phố” Phường Củi, nghe tiếng chuông Phật Học Viện ngân vọng rất ấm lòng. Được biết thầy Tâm Pháp thiếu gạo ăn, chúng ta xin cúng dường phần này được không? Hình như biên bản cuộc họp có ghi rõ sự nhất trí cao ý nguyện cúng dường này. Riêng tôi, từ khi nghe tiếng chuông đến lúc gặp mặt đầu đà Tâm Pháp trên 30 năm…Tôi rất hỗ thẹn nhưng vô cùng hạnh phúc được đóng góp công đức nhỏ nhoi muộn mằn này. Thầy Phượng đã ôm choàng tất cả huynh đệ trong buổi hội ngộ… Chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại trong kiếp luân hồi nào đó, dù dưới hình hài nào đi nữa. Trong đó có thể xác quyết tiếng chuông Phật Học Viện hôm nay là nhân lành của chúng tôi nói riêng và cảnh giới khác nói chung
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2021(Xem: 12566)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
05/06/2021(Xem: 6088)
Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca theo Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565- 2021 có đoạn ghi “Bản nguyện của ngài là gì khi hóa thân đến trần gian này?” Một câu hỏi mang đầy ý nghĩa nhất cần phải khai triển. Sự hóa thân xuống trần này với mục đích mở một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên cho đến ngày nay chưa từng có của loài người, đó là một kỷ nguyên trí tuệ và từ bi. Trước khi đi sâu vào trí tuệ và từ bi, trước hết ta quán chiếu đầu tiên sự xuất hiện bằng cách hóa thân của ngài xuống trần gian này.
03/06/2021(Xem: 5663)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Chủ Nhật (May 30) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Rampur Village & Katiya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 363 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 14 cây số.
03/06/2021(Xem: 3272)
Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè họ nói Chuyện người chuyện sói. Sói nói tiếng người
01/06/2021(Xem: 4249)
Tranh chăn trâu Thiền tông gồm mười bức rất nổi tiếng được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu trình bày tinh hoa, cốt tủy của Thiền Trung Quốc. Mười bức tranh này là: 1. Tầm ngưu: tìm trâu, 2. Kiến tích: thấy dấu, 3. Kiến ngưu: thấy trâu, 4. Đắc ngưu: được trâu, 5. Mục ngưu: chăn trâu, 6. Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà, 7. Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người, 8. Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên, 9. Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội và 10. Nhập triền thùy thủ: thõng tay vào chợ.
01/06/2021(Xem: 4432)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 6 May 28 vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Chowra Village & Sundapur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thuc phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 17 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 367 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
29/05/2021(Xem: 4546)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Tăng là bậc từ hòa, nghiêm tịnh Dứt trần lao, đạo quả viên thành Lục căn tịnh lặng vô sanh Ứng cúng cao thượng, phước lành thế gian . Từ quá khứ vô vàn Tăng chúng ở đương lai vô lượng Thánh Hiền Đời nay Tăng Bảo phước điền Con xin kính lễ gieo duyên Niết Bàn..''
27/05/2021(Xem: 11430)
Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, lễ kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và Niết bàn của Đức Phật (Vesak), đã được tổ chức trọng thể tại Tòa Bạch Ốc ngày hôm nay. Để tôn vinh Đại lễ Vesak, một tuyên bố chính thức từ Tòa Bạch Ốc đã được Tổng thống Biden công bố: “Jill và tôi gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới các Phật tử ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khi họ kỷ niệm Vesak, một ngày tôn vinh sự đản sanh, giác ngộ. , và Niết bàn của Đức Phật. Nghi lễ thắp sáng một ngọn đèn, biểu tượng của ngày lễ đã được tổ chức hơn 2.500 năm này, nhắc nhở chúng ta về những lời dạy từ bi, khiêm tốn và vị tha của Phật giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Vào ngày này, chúng tôi cũng tưởng nhớ nhiều đóng góp của các Phật tử ở Mỹ, những người đã làm giàu cho cộng đồng và đất nước của chúng tôi khi tất cả chúng ta cùng nhau hướng tới những ngày tươi sáng hơn ở phía trước. ”
27/05/2021(Xem: 9730)
Sáng nay, 20-5-2021, chén trà móc câu Thái Nguyên miên man hương vị quê nhà trở lại với mình sau hơn một năm dài vắng bóng. Lâu nay, vì đại dịch phải uống mãi trà Tàu, trà tứ xứ. Hương trà cũ lại phảng phất hồn quê khi cùng lúc có tin một bé gái người Việt thuộc thế thứ ba trên đất Mỹ đang ở cùng thành phố Sacramento với mình, vừa được giải “thi sĩ khôi nguyên” của tổ chức Thi sĩ Tuổi Trẻ Toàn quốc (National Youth Poet Laureate - NYPL) tại Hoa Kỳ: Đó là Alexandra Huynh (Huỳnh Thụy An), 18 tuổi, vừa đoạt giải.
27/05/2021(Xem: 7336)
THÔNG TƯ AN CƯ KIẾT HẠ & KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP ÂU CHÂU KỲ 32 - 2021 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính gởi chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, quý Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni Kính gởi quý Thiện Hữu Tri Thức Nam Nữ Phật Tử Kính thưa quý vị, Ngày Tưởng Niệm Đại Lễ Phật Đản PL 2565 - 2021 trọng đại linh thiêng của Phật Giáo, vẫn còn tiếp diễn đó đây trên trú xứ Âu Châu nói riêng và khắp năm châu nói chung. Đây cũng là bắt đầu bước vào 3 tháng thời gian đặc biệt của hàng Trưởng Tử Như Lai. Là 3 tháng thúc liễm thân tâm, 3 tháng huân bồi công đức, 3 tháng tăng trưởng giới định, 3 tháng thời gian huệ pháp viên dung, là nhân duyên chuyển phàm thành Thánh. Do vậy, sau ngày Rằm tháng tư âm lịch chư Tăng Ni hành tác pháp đối thú an cư kiết hạ từ 16/4 âm lịch đến 16/7 âm lịch, gọi là 3 tháng an cư kiết hạ và chư Tăng Ni giới hạn đi ra ngoài, ngoại trừ có những Phật sự quan trọng cần thiết, hoặc cha mẹ lâm bệnh nặng; hoặc thân quyến qua đời, nhưng khi ra khỏi đạ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]