Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Áp dụng tinh thần Phật giáo xây dựng văn hoá doanh nghiệp

30/08/201010:32(Xem: 5929)
Áp dụng tinh thần Phật giáo xây dựng văn hoá doanh nghiệp
lotus_52

ÁP DỤNG TINH THẦN PHẬT GIÁO
XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Minh Thạnh
none
none

Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui.

Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.

Một khi giữa các con người với nhau có sự truyền thông rõ ràng thì mọi ý kiến, lời nói và hành động dễ dàng được trao đổi, tiếp cận và hiểu rõ. Những tranh chấp và mẫu thuẫn nội bộ diễn ra là thiếu sự truyền thông, thiếu chia sẻ thông tin và thiếu đồng thuận, cho nên mọi mục tiêu khác không được truyền tải một cách đúng hướng, dẫn đến thiếu vắng thành công trong thực hiện mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn.

Xây dựng các mối quan hệ trên nền tảng thiết lập truyền thông, thành lập các kênh phân phối và thu nhận thông tin, đồng thời tạo không gian cởi mở và lắng nghe cho môi trường làm việc.

Bảo vệ truyền thông giữa người với người chính là bảo vệ môi trường, trong đó ta đề cao vai trò con người trong mọi khuynh hướng phát triển của doanh nghiệp. Khi truyền thông với người khác được thực tập trôi chảy, ta có khả năng hợp tác được với rất nhiều người và hàng trăm vệ tinh tự nhiên xuất hiện quanh ta, hỗ trợ cho ta và ta nhanh chóng thành công trong công việc.

Tiếp theo truyền thông giữa người và người là truyền thông giữa người và cộng đồng. Tiếp xúc với cộng đồng không mang lại cho ta sự phiền toái mà là sự thực tập đa dạng hóa cho bản thân. Đây là trách nhiệm to lớn của doanh nghiệp, xảy đến doanh nghiệp như một điều tự nhiên, giúp ta hàn gắn mọi xa cách, liên kết với cộng đồng và cảm nhận yếu tố cộng đồng trong ta.

Sự tương tác giữa ta và cộng đồng là phương thức cho thấy ta không bao giờ bơ vơ, cộng đồng đang cưu mang ta, sát cánh bên ta và ủng hộ ta thành tựu. Ta làm bạn với cộng đồng thì dĩ nhiên cộng đồng sẽ bảo vệ ta, ta thử nghĩ một doanh nghiệp sẽ đi về đâu nếu bị cộng đồng quay lưng, không thèm để ý đến ta nữa.

Điều cuối cùng ta nên tái lập truyền thông với thiên nhiên. Vấn đề môi trường luôn dính dáng sâu sắc đến phát triển kinh tế, thiết lập hòa bình và nâng cao công bằng xã hội. Tất cả mọi quyết định dù là kinh tế hay văn hóa đều liên quan đến môi trường và nếu không có sự truyền thông giữa con người và môi trường, các quyết định đó khó thực hiện được hoặc chẳng bao giờ thành công thực sự.

Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui.

Trong một bữa cơm gia đình có năm người cùng ăn các món ăn như nhau, cùng ngồi trên một mâm mà tất cả năm người đều cảm thấy thoải mái, đều nhìn nhau mỉm cười, đều ăn cơm ngon miệng thì cả gia đình đó rất hạnh phúc.

Doanh nghiệp sinh ra là để tìm kiếm những hạnh phúc chung như vậy, thành công không phải của riêng ai, không phải của sếp, của phòng ban này hay phòng ban kia, không phải của nhân viên A hay nhân viên B, không phải là tẩy chay được công ty này hay công ty kia, hạnh phúc được tạo ra khi tất cả mọi người đều thành công ở vị trí của họ.

Mà muốn thành công như thế, không ai có thể đứng một mình, tất cả đều nương tựa vào nhau để thành công. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu không thể thành công nếu không có sự đóng góp của phòng kế toán, bộ phận vận chuyển hàng, bộ phận thu mua, ngành giao nhận, ngành ngân hàng,… Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nếu không hợp tác và chia sẻ thông tin với các phòng ban hay ngành nghề khác thì sức mấy công việc thành công.

Sứ mệnh doanh nghiệp là không ngừng lắng nghe, học hỏi và chấp nhận sự khác biệt. Đối với người quản lý, lắng nghe không phải là việc làm dễ dàng. Ta thường thích lắng nghe những quan điểm tương đồng, hợp với định kiến của mình, nhưng lắng nghe quan điểm khác biệt, trái với định kiến của mình thì không dễ chút nào.

Người làm việc ở vị trí càng cao, cái tôi càng lớn, sĩ diện càng nhiều, cho nên thường hay nhất nhất quan điểm của mình và không thèm để ý đến lời nói của ai nữa. Cải thiện việc lắng nghe sẽ vun bồi và phù sa cho các dự án hay kế hoạch đi đến thành tựu nhanh chóng bởi vì mọi khía cạnh của vấn đề đều được soi sáng, điều mà một mình người quản lý không thể ôm đồm hết, khi đó muốn đưa doanh nghiệp đi lên sẽ không khó khăn.

Một mình tổng thống trong một quốc gia không thể tạo nên điều gì nếu như không có nội các, sứ mệnh của quốc gia do tổng hợp của hàng trăm ý kiến mang lại, không xuất phát đơn thuần từ một vị tổng thống, cho nên tổng thống phải biết nghe bởi vì nghe là một thứ quyền lực, người mà không biết lắng nghe coi như rất yếu kém và không phát huy được quyền lực của mình.

Nghe là để học hỏi, ta không nghe ta chẳng học được gì. Nếu cứ để cho cái tính ngạo mạn, khoe khoang lấn át hết tất cả, ta chẳng thể học gì nhiều hơn ngoài cái mà ta ôm khư khư trong mình, nhiều khi cái ta ôm khư khư đó chỉ là một thứ tri giác sai lầm nhưng bởi vì chẳng chịu nghe ai, nên ta cứ mãi sai lầm với nó.

Sứ mệnh doanh nghiệp là học hỏi, học để thay đổi và tiến bộ, đưa doanh nghiệp đến một tầm cao mới. Doanh nghiệp cứ mãi đặt ra sứ mệnh là phải đứng vị trí thứ mấy, thị phần tăng bao nhiêu phần trăm hay trở thành ai trong vòng 5-10 năm tới, nhưng để làm tất cả điều này, ta hãy suy xét đến khía cạnh học hỏi, không học thì các mục tiêu đặt ra chỉ như mò kim đáy biển hay ngón tay chỉ mặt trăng.

Khi lắng nghe kỹ càng, ta sẽ nhận thấy trong những ý kiến khác biệt có những cái rất hay, trước đây ta cứ cho là nhân viên đưa ra ý kiến đó chống đối ta và ta bị cái tính đó che lấp nên không thấy được nhân viên này đang rất sáng tạo và đang hết sức hợp tác với ta, vậy mà ta bỏ qua một cách oan uổng. Khi chấp nhận được điều khác biệt rồi, ta dễ dàng tìm ra cơ hội đúng đắn để có những kế hoạch hay dự án đúng đắn.

Sứ mệnh doanh nghiệp là chung tay làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, đoàn kết và đạo đức hơn. Ta cứ nghĩ khi đặt ra mục tiêu kinh doanh thì phải là lợi nhuận, cổ tức, vị trí xã hội hay giành chiến thắng trên thương trường. Ta chẳng bao giờ chịu hiểu làm việc ở bất cứ hình thức nào đều phục vụ cho làm đẹp cuộc sống.

Tinh thần doanh nghiệp chính là sự độ lượng và biết ơn với người khác. Cuộc sống trở nên tươi đẹp khi rủ bỏ vẻ thô cứng bên ngoài để tiếp xúc với tình người trong công việc. Ta hãy biến công việc thành niềm vui trong việc thực tập độ lượng, khoan dung, ân cần và tỏ lòng biết ơn.

Ta biết ơn người cho ta công việc, người làm việc chung với ta và người tạo cho ta cơ hội đi tiếp. Ta ân cần với người trân quý sự có mặt của ta, cho ta biết là ta có giá trị và người đã vì ta mà hợp tác. Ta khoan dung và độ lượng với những điều nhỏ nhặt, giúp đỡ người khác, sẻ chia thành công, bỏ qua những hơn thua kém bằng.

Trong công ty có rất nhiều điều kỳ diệu diễn ra mà ta không để ý như một lời khen tặng, nụ cười thân thiện, lời thăm hỏi chân thành hay giúp nhau rót một tách cà phê. Ta thật sự có duyên nên mới làm chung với nhau, tập thể phải gắn bó và đoàn kết, xem việc đánh giá là cách nhìn ra ta để tiến bộ và thay đổi.

Đoàn kết để làm cuộc sống thêm đẹp, làm việc là cuộc sống của ta, đừng vì những ghen tị nhỏ nhoi làm mất đi tính đoàn kết. Ta thuộc về nhóm, về tập thể, về cộng đồng doanh nghiệp, và cuộc sống đang có mặt ở từng thành phần như vậy, cho nên phải trân quý tất cả.

Bây giờ nhiều nhân viên trẻ hơn thua với người chủ từng giờ làm việc, từng đồng lương hay từng phần thưởng, làm như vậy có đáng gì, điều đó chẳng khẳng định được cái tôi hay cái đẹp gì cả, chỉ chứng tỏ ta là người yếm thế, đầy bực tức và sợ hãi. Khi cống hiến thì hãy cống hiến hết mình, đến lúc nào đó cũng sẽ được tưởng thưởng, nhưng cống hiến mà còn đòi hỏi tưởng thưởng thì đâu có bằng cống hiến không cần đòi hỏi.

Những người anh hùng dân tộc sở dĩ được tôn vinh là vì họ cống hiến không đòi hỏi, còn ta thì chẳng được tôn vinh vì ta cứ đòi hỏi đủ thứ, chẳng trách chẳng bao giờ ta là anh hùng cả.

Đức Phật dạy về sứ mệnh của con người là hoàn thiện bản thân phục vụ cho hòa bình. Sứ mệnh của doanh nghiệp là hoàn thiện doanh nghiệp phục vụ cho hòa bình. Doanh nghiệp hòa bình thì ít rủi ro, ít có thăng trầm.

Câu nói có gan làm giàu không còn ý nghĩa nhiều nữa vì kinh doanh là làm giàu trong hòa bình, còn làm giàu mà cứ tối ngày lo rầu, căng thẳng, mệt mỏi, bất an, cách làm giàu này chỉ mang tính hủy diệt. Sứ mệnh của doanh nghiệp không thể đi theo con đường như vậy.

Sứ mệnh của ta là thực tập hành động, lời nói và tư duy lành mạnh. Ta không cần phải là ai, không cần phải đi về đâu, không cần phải ra sao trong vòng 5-10 năm tới. Ta chỉ cần biết bây giờ và ở đây, ta đang là doanh nhân, ta đang làm việc với khách hàng, ta đang hợp tác với hàng trăm nhân viên, ta đang làm ra sản phẩm và ta đang thực sự sống.

Ta cứ việc toàn tâm toàn ý tập trung cao độ vào việc ý thức ta là doanh nhân, ý thức ta đang làm việc với khách hàng, ý thức ta đang sản xuất sản phẩm… thì mọi việc ta làm trở rõ ràng và kết quả tốt đẹp nhất, còn ta cứ miên man rong ruổi trong tương lai mới biết rõ ta là ai và doanh nghiệp ta sẽ trở thành cái gì thì biết khi nào ta mới biết được ta và doanh nghiệp ta.

Ngay trong giờ phút hiện tại mà ta còn không biết ta và doanh nghiệp ta thế nào thì sức mấy ta biết ta và doanh nghiệp ta trong tương lai.

Theo sách - Áp dụng Tinh thần Phật giáo Xây dựng VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - Minh Thạnh

Minh Thạnh
(phattuvietnam.net)

03-03-2009 08:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 18712)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 4947)
Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc thượng thiện tụ hội. Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, hay nói cách khác, tâm không thanh tịnh, thì bất luận người đó dụng công thế nào, ...
10/04/2013(Xem: 7853)
Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?
10/04/2013(Xem: 7197)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 6621)
Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xoá bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.
10/04/2013(Xem: 5219)
Muốn sống một cuộc sống đạo đức, trước tiên chúng ta nên nghĩ đến nhu cầu của người khác nhằm đáp ứng hạnh phúc của họ, có nhiều liên quan đến xã hội ngày nay. Nếu chúng ta tu sửa nội tâm, tự loại bỏ các ý nghĩ và tình cảm tiêu cực để xây dựng, chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới.
10/04/2013(Xem: 5949)
Pháp giới bao la vô biên vô tận không thể nghĩ bàn, nhưng trong tất cả, pháp giới chỉ là cội nguồn tánh thể chân như; tánh đó hiện lên vô vàn hiện tượng, hóa thành vô số màu sắc, dệt thành hằng hà sa số thế giới không thể nghĩ bàn. Cũng vậy tính thể thanh tịnh, tính chất Thánh nhân chỉ là một, nhưng phương tiện nhân duyên hiển hiện lại mang đủ hình tướng hoạt động của hết thảy hình ảnh phàm nhân.
10/04/2013(Xem: 16891)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
10/04/2013(Xem: 4484)
Ai đã từng đi trong mưa, gió bão bùng mới thấy được giá trị thực sự của túp lều nhỏ ven đường. Đối với biển cả Phật pháp mênh mông vi diệu, bốn năm học ngắn ngủi chưa phải là sự thành tựu thoả mãn của một thế hệ trẻ đang khát khao chuyển mình.
10/04/2013(Xem: 6720)
Năm nay là năm Thìn, mà Thìn nằm ở Can Nhâm, nên đối với những trang nam tử có tuổi Thìn lại thi cử đỗ đạt hay lập nên công danh sự nghiệp trong năm nầy; thì quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567