Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trường Sa Ơi (sách)

26/08/201008:06(Xem: 15692)
Trường Sa Ơi (sách)
HT_Thich_Minh_Tam_Truong_Sa_1


Lời Ngỏ

Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng.

Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường.

Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn.

Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.

Hoàng Sa giặc Tàu đang chiếm, Trường Sa chúng cũng muốn xâm lăng và đã xâm lăng nhiều đảo. Ta còn giữ được những gì đang giữ, và người trực tiếp ôm giữ chính là các chiến sĩ Trường Sa.

Tôi viết những giòng trong tiểu phẩm này trong hơi thở 12 ngày với biển đảo Trường Sa.

Tâm tình trãi dài trên biển, bút giấy chỉ là những hạt cát nhỏ nhoi thì làm sao tránh khỏi thiếu sót, nhầm lẫn, nếu có, xin các vị đồng hành trong chuyến đi số 9 cảm thông mà tha thứ.

Nguyện cầu Tam Bảo chứng minh, xin hồn thiêng đất nước gia hộ, xin anh linh các anh hùng liệt sĩ của bao chế độ từ thời mở nước cho đến bây giờ đã bỏ mình trong suốt chiều dài lịch sử giữ nước, đặc biệt ở Hoàng Sa, Trường Sa chứng giám.

Khởi viết trên tàu HQ-571 ngày 01/05/2013 và kết thúc khi tàu neo tại Vũng Tàu ngày 12/05/2013

Thích Khinh An


DUYÊN ĐẾN

Đang tranh thủ viết bài cho cuốn sách “1963 – chan hòa huyết lệ” để kịp xuất bản trong mùa Phật đản, kỷ niệm 50 năm Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam.

Điện thoại reo lúc 10 giờ tối ngày 26/04/2013, tiếng thầy Giác Nghĩa ở bên kia đầu giây: “A lô, ôn MT đó hả, con muốn thỉnh ôn đi Trường Sa, ủy lạo chiến sĩ hải quân, lập đàn cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, do Bộ Ngoại giao và Bộ tư lệnh Hải quân mời”.

Đi Trường Sa? Xem lịch công tác! Từ ngày 23/03 đến 03/04 AL chỉ kẹt giảng lễ Hằng thuận cho hai đệ tử ở Vũng Tàu. Đi đâu thì còn xét lại chứ đi Trường Sa, Hoàng Sa thì cũng gỡ cho hết kẹt mà đi, đi thăm biển đảo của Tổ quốc, thì đi về rồi có chi cũng “đồng ý”, chúng tôi vui đùa với nhau như vậy.

Vậy là, cám ơn thầy Giác Nghĩa, ghi tên, số CMND, chuẩn bị lên đường mang theo một tinh thần, một ý nguyện với quê hương, đất nước, một niệm hướng đến các anh hùng liệt sĩ, thương mến các chiến sĩ xa xôi đang gìn giữ biển đảo của Tổ quốc.

Tôi tranh thủ suốt 5 ngày, ăn qua loa, ngủ qua loa, viết gấp cho xong tiểu phẩm “1963 – chan hòa huyết lệ” để đưa lên cho Bạch Hoa đánh máy.

Điện thoại cáo lỗi với hai đệ tử ở Vũng Tàu, thầy thất tín vì việc này trọng đại hơn, xin hai con thông cảm.

Ngày 01/05/2013, nhờ Hiếu Niệm chở đi giải quyết việc thờ Phật, việc về nhà mới của Trung Nhàn cho xong rồi vợ chồng Ca Thúy đón về nhà ở lại. Nhà mới, rộng rãi thoáng mát, Thanh Thúy có thiện ý bồi dưỡng sức khỏe, lo thực phẩm thuốc thang cho thầy để hôm sau “làm thủy thủ” hải trình xa xôi trên biển cả, có sức chịu đựng sóng gió. Cám ơn cô em gái và chú em rể đã lo xa.

Không khí thân mật vui hòa, thầy trò ngon miệng ăn nhiều dù buổi chiều chỉ là “Dược thực”.

4 giờ sáng ngày 02/05/2013, vợ chồng Ca Thúy đã thức dậy rang muối mè, nấu cơm niêu để thầy lót lòng mà đi biển như chuẩn bị cho “ngư phủ ra khơi”.

Điện thoại lại reo, thầy Giác Nghĩa và quý ngài đang đợi ở Bộ Tư lệnh Hải quân. Thanh Thúy mở cửa gara, Ca làm tài xế đưa đi cho kịp giờ hẹn.

Đến nơi, 5 giờ 30 quý thầy đã có mặt ở phòng đợi, thầy Giác Nghĩa dẫn vào giới thiệu, Tu sĩ và Cư sĩ Phật tử đón chào thân mật, nhiều vị khách đang quan sát nhìn theo với ánh mắt hơi tò mò, biết ra thì thành phần đi có đủ: Ban Tôn giáo Chính phủ, Sĩ quan ở Bộ Tư lệnh Hải quân, đại diện của các tôn giáo bạn: Thiên Chúa có hai linh mục, một soeur, Tin Lành có hai mục sư, đại diện Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo, Tịnh độ Cư sĩ và một số khá đông Việt kiều khắp thế giới, Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Canada, Úc, Thụy Sĩ, Nga, Hà Lan, Lào, Ấn Độ, Thái, Nhật, Cộng hòa Séc, và các ca sĩ, nghệ sĩ múa, nhạc sĩ, nhạc công, nhân viên đài truyền thanh, truyền hình, báo chí rất đông đảo, dễ thương nhất là các chiến sĩ Hải quân, tới xách va ly, mang giỏ, chuyển hàng, chuyển lễ phẩm, pháp khí cho quý thầy và ban lễ nhạc.

10 phút sau thì xe đến, mời mọi người lên xe, trước khi xe lăn bánh, thẻ lên tàu có ghi tên cá nhân trên thẻ, số hiệu của khách, phòng ở trên tàu, tên tàu là Trường Sa Hải Quân 571. Tôi quan sát, dù đông đảo nhưng thấy cách điều hành khá cẩn thận và chu đáo.

Tại bến cảng rất đông vui, máy chụp ảnh, máy quay phim chớp lia lịa, anh em Hải quân đã túc trực sẵn, sĩ quan, binh sĩ giúp đoàn chuyển hành lý xuống tàu, tìm phòng ở sau khi đã rà soát kỹ danh sách tại một bàn thư ký lộ thiên. Lên tàu, thầy Giác Nghĩa cho tôi xem một bài thơ, chỉ vỏn vẹn 4 câu mà vô cùng súc tích, tôi xem đây cũng là lời của pháp hữu tiễn chân tôi ra Trường Sa, nên tôi bước lên tàu mà lòng tràn phấn khích:

THẦY LÀM THƠ TIỄN GIÁC NGHĨA

ĐI TRƯỜNG SA

Hãy ra đi vì biên cương biển đảo
Đi ra đi cỡi sóng vượt trùng dương
Đi đi đi cho yên bình hiện hữu
Đi bước đi để ổn cố sơn hà.
Thích Tâm Trí
Trú trì chùa An Dưỡng (Nha Trang)
28/04/2013
HT_Thich_Minh_Tam_Truong_Sa_2

(xem nội dung sách)




Xin liên hệ:

Thích KHINH AN (Minh tâm)

Chùa PHẬT ÂN

Long Thành – Đồng Nai

ĐT: 0613.844.618 – 0612.643.400 – 0933.451.848

***

Trang Nhà Quảng Đức chân thành cảm ơn Thầy Trung Đạo và Thầy Hiếu Niệm đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này (Thích Nguyên Tạng, 17-10-2013)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 10135)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
02/11/2010(Xem: 8358)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 8867)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 9760)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 10518)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 10010)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 8490)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9450)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8802)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 8187)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]