Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Lời Dạy Thực Tiễn Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

21/08/201021:15(Xem: 7550)
Những Lời Dạy Thực Tiễn Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN

CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité»
Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong

97822661708571-Khi cảm thấy hoang mang, mất tự tin, hãy nghĩ ngay đến tiềmnăng tuyệt vời được sinh làm thân con người, tấmthân ấy chỉ ước mong được nẩy nở. Vì thế, hãy nhìnvào kho tàng quý giá đó đang được cất giữ trong ta đểtìm lấy nguồn hạnh phúc : hân hoan là một sức mạnh, hãykhơi động và chăm lo cho xúc cảm ấy.

2-Những gì cốt yếu có thể đem đến hạnh phúc chính là biếthàilòng với những gì đang là chính mình trong những giây phúthiện tại.Sự hoan hỷ nội tâm sẽ biến cải cảmquan của ta khi phóng nhìn vào vạn vật chung quanh, và ta sẽtìm được sự anh bình cho tâm thức.

3-Khi có kẻ nào làm ta tổn thương, đừng do dự một chút nàocả, hãy tha thứ cho họ. Vì khi biết nghĩ đếnnhững gì đang kích động họ và đưa họ đến những hànhvi ấy, ta sẽ hiểu chính đấy là những khổ đau mà họ đangphải gánh chịu, không phải họ quyết tâm và cố tình làmta thương tổn và gây thiệt hại cho ta. Tha thứ là một mộtphương cách xử sự tích cực dựa vào sự suy nghĩ, khôngphải là một hành động bỏ qua. Tha thứ là một hành độngý thức, căn cứ trên sự hiểu biết và chấp nhận hiệntrạng thực tế của những cảnh huống xảy ra cho ta.

4-Hãybố thí cho kẻ khác, không mong đợi sự hồi đáp và cũngkhông tính toán gì hết ; bố thí để tìm lấy sựsung sướng và để yêu thương, chính đấy là cách tạo ranhững phúc hạnh lớn lao nhất. Đạo đức chính là nhữnggì căn cứ trên lòng quyết tâm giúp đỡ kẻ khác. Điềuduy nhất có khả năng gom tất cả chúng sinh có giác cảm lạigần với nhau chính là Tình thương.

5-Hãycám ơn kẻ thù của ta, họ là những vị thầy lớnnhất cho ta. Họ tập ta đương đầu với khổ đau và giúpta phát huy sự nhẫn nhục, lòng rộng lượng và từ bi, nhưngkhông chờ đợi bất cứ một sự hồi đáp nào.

6-Những trang sức đẹp nhất mà ta có sẳn chính là tìnhthương và lòng từ bi. Nếu ta tìm hiểu những điềukiện nào có thể giúp ta đạt được hạnh phúc và tạo đượcan vui, ta sẽ nhận thấy những điều kiện ấy nằm trong khảnăng con người và sự vận hành của tâm thức, và ta hoàntoàn có đủ khả năng để tạo ra những điều kiện ấy.

7-Khôngthể thực hiện sự giải trừ vũ khí bên ngoài, nếu khôngcó sự giải trừ vũ khí trong nội tâm. Bạo lực làmphát sinh bạo lực. Chỉ có an bình trong tâm thức mới cóthể tạo ra một sự sống trong sáng, không hàm chứa nhữngxung năng đối nghịch. Sự giải binh toàn cầu là một trongnhững giấc mơ tha thiết nhất của tôi. Chỉ là một giấcmơ thôi...

8-Khổđau tinh thần và tình cảm ta đang gánh chịu chính là ngườihướng dẫn vạch cho ta thấy thái độ của ta đúng hay sai.Tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống mà ta đang sống có thể làmnhẹ bớt hoặc vượt hẳn lên trên những khổ đau mà ta đangphải chịu đựng, điều ấy có nghĩa là ta cần phải biếncải sự vận hành của chính tâm thức ta.

9-Hãy biết hân hoan với hạnh phúc của kẻ khác,vì mỗi một dịp may như thế đồng thời cũng là một phútgiây vui sướng cho riêng ta. Hãy hân hoan khi ta được hạnhphúc, bởi vì yêu thương kẻ khác khó có thể thực hiệnđược nếu ta quên yêu thương lấy chính ta, và sự hân hoanđó sẽ giúp ta tin tưởng và vững tâm hơn. Tùy vào cách cảmnhận trước những cảnh huống xảy ra trong sự hiện hữu,mà các thể dạng như trung hoà, hạnh phúc hay khổ đau sẽphát sinh trong cuộc sống của chính mình.

cat4_dl10-Yêuthương và từ bi sẽ xoá bỏ mọi sợ hãi khi phải sống,vì khi nào những xúc cảm tich cực ấy hiển lộ trong ta, sựvững tin sẽ hiển hiện trong nội tâm và sự sợ hãi sẽtan biến. Chính tâm thức ta tạo ra cái thế giới mà ta đangsống.

11-Tập khắc phục tâm thứcchẳng những sẽ giúpta sống trong an bình với chính ta mà đối với kẻ khác nữa,điều ấy cũng giúp ta tìm thấy sự hoan hỷ cho nội tâm trongbất cứ trạng huống nào mà ta vấp phải. Không có một điềugì hay bất cứ ai có thể làm cho một người khác cảm thấybất hạnh, nếu người này có một tâm thức tinh khiết đãloại bỏ được những xúc cảm phát sinh từ những xung năngđối nghịch.

12-Chúngta không thể nào tìm thấy hạnh phúc nếu chỉ biết ham thíchảo giác và không nhìn thẳng vào hiện thực. Hiệnthực không tốt đẹp cũng chẳng sấu xa. Vạn vật là nhưthế, không thể nào bắt buộc chúng phải hiển hiện đúngvới ý muốn của riêng ta. Thấu hiểu và chấp nhận điềuấy chính là một trong những chìa khoá của hạnh phúc.

13-Phật giáo giảng rằng giây phút trước khi chết thậthệ trọng, bởi vì những giây phút đó là dịp maycuối cùng giúp ta hiện hữu trong giai đoạn trung ấm (bardo)– tức thế giới chuyển tiếp giữa cái chết và sự táisinh – xảy ra sau khi đã trút hơi thở cuối cùng. Để cóthể sống với một tâm thức an bình trong những giây phútcuối cùng phải chuẩn bị suốt một cuộc đời tu tập, vàtrong những giây phút ấy cần phải tập trung tâm thức hướngvào những xúc cảm nhân từ thật sâu xa, hoặc hướng vàomối giây tình cảm buộc chặt thầy và môn đệ, hoặc hướngvào Tánh không và Vô thường, làm được như thế ta sẽ táisinh trong một hoàn cảnh tốt đẹp. Những giây phút trướckhi lâm chung thật quan trọng vì đó là lúc ta nắm giữ trongtay phần số của ta trong kiếp tái sinh.
Khiđã hiểu được cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nàosẽ giúp ta sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại và nằmxuống trong an bình.

14-Giậndữ và hận thù cần có một đối tượng để bộc phát,giống như lửa cần có củi khô để cháy. Khi phải đốiđầu với những hoàn cảnh hận thù, chẳng hạn có kẻ muốnkhiêu khích hay tìm cách ám hại, ta hãy dùng sức mạnh củanhẫn nhục để chận đứng ngay sự chi phối của những xúccảm tiêu cực có thể xảy ra. Nhẫn nhục phát sinh từ khảnăng chịu đựng, đừng để bất cứ gì làm cho ta dao động,dù trong tình huống nào cũng thế. Nếu biết dựa vào nhẫnnhục, sẽ không có một kẻ nào đủ sức khuấy động đượctâm thức ta.

15-Hãy tổ chức sự sống của ta nhắm vào những gì hàmchứa một giá trị đích thực có thể đem đến một ý nghĩacho sự sốngcủa ta, nhưng không nên hướng vào lạcthú và cuộc sống phù phiếm, cuốc sống ấy chỉ đẩy taxa thêm, ra bên ngoài sự sống của chính ta. Hãy xây dựngmột cuộc sống dựa vào một trách nhiệm quan trong nhất,đó là trách nhiệm mà ta phải phục vụ kẻ khác.

16-Không có một hành vi đạo hạnhnào gọi là nhỏhay lớn, bởi vì mỗi hành vi đạo hạnh đều góp phần vàosự xây dựng hoà bình trên thế giới này. Điều đáng kểduy nhất là hiến dâng tất cả cho kẻ khác và lấy đó làmniềm hạnh phúc. Phẩm tính lớn nhất của khả năng con ngườilà lòng vị tha.

17-Đừngđánh mất thì giờ vì ganh tị và cải vả. Hãy suytư về vô thường để ý thức được giá trị của sự sống.Nếu muốn thực hiện an bình trong tâm thức và trong tim, cầnphải thay đổi những thói quen suy nghĩ có sẳn trong đầu.Nếu không muốn hoá điên vào lúc bắt buộc phải rời bỏthế giới này, thì ta phải tu tập ngay từ bây giờ để hiểurằng không nên bám víu vào mọi sự vật và đừng mơ tưởngđó là những thứ mà rồi đây ta có thể mang theo khi chết.

18-Đừngbỏ mặc tấm thân này, cũng đừng quan tâm đến nó một cáchquá đáng,nhưng phải kính trọng nó và chăm sóc chonó như một thứ dụng cụ quý giá và cần thiết có thểgóp phần giúp cho tâm thức đạt được Giác ngộ.

19-Hànhvi mà ta thực thi phản ảnh từ tư duy và xúc cảm của chínhta. Tự nơi chúng, những hành vi ấy không mang tích cáchtích cực hay tiêu cực, tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vàonhững ý đồ tiềm ẩn đã thúc đẩy ta. Ý đồ sẽ giữvai trò quyết định cho nghiệp, tức quy luật về nguyên nhânvà hậu quả, nghiệp sẽ tạo ra cho ta một cuộc sống vàtrong cuộc sống ấy ta sẽ có cảm giác như là đang hạnhphúc hay đang khổ đau.

20-Bốthí trước hết phải tập thế nào để đừng va chạm đếntự ái và làm tổn thương kẻ khác. Làm được nhưthế có nghĩa là tránh không làm hại đến chính ta, vì làmtổn thương kẻ khác chính là tự làm tổn thương đến tatrước đã.

21-Khôngthể nào nắm bắt được hiện tại. Không có gì tồn tạitrong thế giới này, không có gì tự nơi chúng có thể hiệnhữu được. Vậy thì, cố gắng nắm bắt và chiếmgiữ những đối tượng của các giác quan mà ta cảm nhậnđược trong hiện tại để làm gì ? Chúng không mang một thựcthể nào cả. Chúng chỉ là hậu quả của trùng trùng điệpđiệp những nguyên nhân và điều kiện khác đã tác tạora chúng. Chúng không sinh ra để tồn tại bởi vì chúng biếnđổi từng giây phút một. Do đó, chớ nắm bắt gì cả.

22-Thamvọng không kềm giữ được sẽ biến tâm thức con ngườithành nô lệ và sẽ không bao giờ để cho tâm thức đượcyên, khi nào ham muốn lạc thú vẫn còn thúc đẩy tâmthức để tạo ra vô số cảnh huống khác nhau trong mục đíchgiúp thoả mãn những tham vọng trong sinh hoạt hằng ngày, thìkhi đó tâm thức vẫn còn nô lệ và bất an. Tham vọng khiđã được kềm chế và khắc phục sẽ giải thoát con ngườira khỏi mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh hạnh phúc hay khổđau cũng thế, và sẽ đem đến an bình trong tim và trong tâmthức.

23-Traudồi nhẫn nhục là tập phát huy lòng từ bi hướng vào nhữngkẻ đã đem đến thương tổn cho ta, nhưng không phảivì thế mà chấp nhận cho họ tàn phá ta. Lòng từ bi là vịlương y tốt nhất để chữa chạy cho tâm thức. Từ bi sẽgiải thoát cho ta trước những bám víu và những xung năngđối nghịch.

24-Chỉvì vô minh và thiếu nhận xét minh bạch, nên ta tiếp tụctạo ra những điều bất hạnh cho chính ta. Tâm thức luôn luôn bị giằng co giữa những gì ta ưa thích và ghétbỏ. Ta hành động giống như có thể lẩn tránh được nhữngcảnh huống đang hiện ra với ta. Ta quên mất là tất cảkhông có gì tồn tại và tự nó hiện hữu. Ta cũng quên làta có thể chết bất cứ lúc nào.

25-Bámvíu vào những đối tượng của giác cảm sẽ làm cho tâmthức thèm thuồng và bịnh hoạn. Tom góp được nhiềucủa cải không có nghĩa là làm cho tâm thức được an bìnhmột cách tương xứng. Hãy nhìn vào những kẻ có đầy đủtiện nghi vật chất, họ có thể tự cung phụng cho đến hếtcuộc đời, nhưng họ vẫn sống trong buồn bực, lo âu, bấttoại nguyện và khép kín. Họ không hiểu rằng hiến dângsẽ đem đến niềm hân hoan to lớn nhất. Họ không thể hiểuđược là không cần phải có thật nhiều của cải mới đủsức hiến dâng một nụ cười để giúp cho kẻ khác đượcsung sướng. Những điều kiện vật chất của họ thật đầyđủ, nhưng không đem đến cho họ một mảy may hạnh phúc,vì chưng chỉ có một thứ duy nhất có thể cải thiện đượccuộc sống nội tâm trong bất cứ hoàn cảnh vật chất nào,ấy chính là sự tu sửa tâm linh.

26-Tôiước nguyện sẽ xử dụng không dám phí phạm một giây phútnào trong sự hiện hữu của tôi để góp phần vào việc giảithoát chúng sinh khỏi khổ đauvà những nguyên nhângây ra khổ đau và giúp chúng sinh tìm thấy hạnh phúc cũngnhư nhìn thấy những nguyên nhân nào sẽ đem đến hạnh phúc.Tôi xin phát nguyện để ghi nhớ rằng phát lộ lòng từ biđối với chúng sinh khởi sự bằng từ bi đối với chínhmình, nhưng không hàm chứa một chút bóng dáng nào của sựích kỷ, vì mỗi người trong chúng ta đều là thành phầncủa cộng đồng chúng sinh.

27-Phươngpháp thiền địnhphân tích đem đến sự vững tin giúpta biến cải tâm thức. Sự biến cải đó đòi hỏi nhiềuthời gian, và cách tập luyện cũng rất gần với các phươngpháp khoa học. Những xúc cảm làm đảo điên và kích độngta là những đối tượng giúp cho cho ta quan sát, để từ đóchọn lấy những liều thuốc hoá giải hiệu nghiệm nhấtkhả dĩ giúp đạt được mục đích mong muốn, tức giảithoát ta ra khỏi ảnh hưởng của những xúc cảm bấn loạnđể đạt được Giác ngộ. Nên ghi nhớ rằng hai thể dạngxung khắc nhau không thể nào hội nhập chung với nhau cùngmột lúc trong tâm thức. Vì thế, thí dụ nếu ta đang nổigiận với một người nào đó, hãy nghĩ ngay đến việc phátlộ tình thương đối với người ấy. Nếu ta phát lộ đượcyêu thương, giận dữ sẽ biến mất trong tâm thức. Tình thươnglà liều thuốc hoá giải sự giận dữ.

28-Tấtcả đều mang tính cách vô thường, nhờ đó ta có thểbiến cải được tâm thức và những xúc cảm bấn loạn làmdấy động tâm thức. Chẳng hạn như hận thù hay giận dữ,chúng phải tùy thuộc vào bối cảnh để hiển hiện. Tựnơi chúng, chúng không phải là những hiện thực, chúng khônghiện hữu một cách thường xuyên trong tâm thức ta, vì thếta có thể khắc phục, biến cải và loại trừ chúng được.Để giúp thực hiện việc ấy, cần nhất là phải tái tạochúng trong bối cảnh mà chúng đã phát sinh, phân tích bốicảnh nào đã làm cho chúng bộc phát và tìm hiểu nguyên docủa sự bộc phát ấy. Thực hiện được một thể dạngphúc hạnh lâu bền có nghĩa là loại trừ ra khỏi tâm thứcnhững xúc cảm tiêu cực.

29-Khổđau không phải phi lý nhưng cũng không phải vô ích,chẳng qua chỉ vì nghiệp mà chúng phát sinh, nghiệp ở đâycó nghĩa là quy luật nguyên nhân và hậu quả chi phối chukỳ của mọi hiện hữu. Chu kỳ hiện hữu có thể sẽ khóhiểu nếu không tin vào hiện tượng tái sinh. Tư tưởng vàhành vi của ta trong nhiều kiếp sống liên tiếp từ trướcsẽ tạo ra hậu quả tích cực hay tiêu cực tùy theo ý đồthúc đẩy làm phát sinh ra tư tưởng và hành vi. Nguyên tắcấy cũng xảy ra chung cho cả một dân tộc hay một quốc gia.Những gì xảy ra cho dân tộc Tây tạng là hậu quả của nghiệp.Nhưng điều ấy cũng không cấm cản đi tìm một giải pháplàm thế nào để nhân quyền ở Tây tạng được tôn trọng,kể cả nền văn hoá ngàn năm, tư tưởng triết học và tôngiáo đặc thù của nền văn minh chúng tôi. Không nên hiểulầm nghiệp với định mệnh, nhưng phải rút tỉa kinh nghiệmtừ những bài học mà ta gặp phải trong sự sống để hànhđộng trong chiều hướng tích cực và ý thức.

30-Làmthế nào để có thể phát triển hoà bình trên thế giớinếu chúng ta không biết kính trọng thiên nhiên ? Từcon người đến muôn thú, tất cả đều liên kết với nhautrong một ước vọng chung có tính cách phổ quát, tức lẩntránh khổ đau và tạo được những điều kiện thuân lợiđem đến an lành và bình an cho sự sống. Thật hết sức quantrọng phải luôn luôn tự nhắc nhở về điều ấy, vì lẽlẩn tránh khổ đau là quyền căn bản của mọi chúng sinhcó giác cảm. Để giúp cho mọi người biết tôn trọng cáiquyền căn bản đó, chính chúng ta phải làm gương cho kẻkhác trước đã.

31-Thựcthi từ bi là tâm điểm của việc tu tập Phật giáo.Phát huy phẩm tính ấy thật cần thiết vì nó sẽ giúp tahành động một cách đúng đắn để đem đến an vui cho kẻkhác và đồng thời thực hiện được từ bi cũng sẽ giúpta không gây thêm những nguyên nhân mới tạo ra khổ đau chochính mình và cho kẻ khác, tức không tạo thêm những nghiệp« xấu ». Từ bi là một thứ xúc cảm sâu xa phát lộ khôngmột mảy may phân biệt trước tất cả mọi con người đangphải gánh chịu khổ đau. Từ bi phát sinh từ uớc vọng sâuxa được giúp đỡ kẻ khác. Trong việc tu tập Phật giáo,muốn duy trì sức mạnh của ước vọng đó, hằng ngày phảilập đi lập lại lời nguyện ước như sau : « Tôi nguyệnước sẽ giúp đỡ mọi chúng sinh có giác cảm loại trừđược khổ đau và các nguyên nhân gây ra khổ đau và cũnggiúp chúng sinh thấu hiểu được nguyên nhân và những điềukiện nào có thể giúp họ đạt được giác ngộ ».

32-Tấtcả chúng ta đều mong ước được hạnh phúc, không ai muốnkhổ đau, nhưng điều quan trọng là ta có muốn biếncải tâm thức ta hay không. Khi ý thức được sự cần thiếtđó, một sự dịu dàng bao la và một tình thương vô biênđối với đồng loại sẽ nảy sinh trong tâm thức. Nhưng chỉcó thể thực hiện được điều ấy khi nào ta đủ sức biếttỏ lộ tình thương và sự kính trọng đối với chính ta.Thật là hão huyền nếu tin rằng ta có đủ sức yêu thươngkẻ khác trong khi ta thù ghét chính ta và không chấp nhận thựctrạng của chính ta.

33-Nguyênlý tương liên giữa chúng sinh và mọi hiện tượng cho thấyta luôn luôn liên hệ chặt chẽ với kẻ khác, với thiên nhiênvà cả vũ trụ. Tất cả chúng ta đều tương liên vớinhau, điều ấy có nghĩa là chúng ta phải gánh chịu tráchnhiệm về cách suy nghĩ, cách sinh sống và từng hành vi nhỏnhặt, vì chúng sẽ ảnh hưởng chung đến toàn thể vũ trụ.Hơn nữa, vì chưng tất cả những gì hiện hữu đều tươngtác chặt chẽ với nhau, nên chúng ta có bổn phận phải giúpđỡ tất cả chúng sinh có giác cảm loại bỏ khổ đau, đểtất cả có thể nhìn thấy nguyên nhân của hạnh phúc. Giúpđỡ chúng sinh có nghĩa là ta cũng phải biết chận đứngcác nguyên nhân đưa đến khổ đau liên quan trực tiếp đếnchính ta. Hiểu được như thế mới thật sự hiểu đượcnguyên lý tương liên.

34-Dùcho có hay không có một vị thầy đứng ra giúp đỡ, thì mỗingười trong chúng ta cũng phải tự tìm lấy một phương cáchtu tập thích nghi nhất cho mình, thích hợp với những nhu cầuriêng của mình.Tiêu chuẩn trên đây hết sức cầnthiết để biến cải nội tâm, đem đến an bình cho tâm thứcvà phát huy các phẩm tính tích cực để tự biến cải đểtrở thành một người tốt. Vì thế, một vị tu hành phảibiết thuyết giảng như thế nào cho phù hợp với xu hướngtâm linh và khả năng tinh thần của từng người, giống nhưPhật đã từng thuyết giảng khi còn tại thế trong thời đạicủa Ngài. Cũng thế, quý vị đâu có ăn uống giống như nhữngngười hàng xóm của quý vị – mỗi người ẩm thực tùytheo cấu tạo cơ thể của mình –, đối với những món ăntinh thần cũng thế mà thôi.

35-Hạnhphúc của chính ta lệ thuộc vào hạnh phúc của kẻ khác,vì thế thật hết sức hệ trọng phải cố gắng làm tấtcả những gì làm được để giúp kẻ khác đạt được hạnhphúc. Đôi khi ta cũng có cảm giác bất lực không làmnổi hoặc không đủ sức cứu giúp kẻ khác, nhưng dù saođiều quan hệ là đừng thất vọng và cứ cố gắng tiếptục hành động trong chiều hướng tích cực, vì làm như thếta mới có thể khai triển trong ta khả năng phát huy lòng vịtha đích thực giúp ta thực hiện sự an bình trong tâm thức.

36-Nếu như giúp đỡ kể khác tỏ ra quá khó đối với ta, thìcứ hành động như một người ích kỷ cũng được, nhưng phải thông minh, tức bằng cách cố gắng hiểu rằng làm đượcđiều tốt cho kẻ khác sẽ tạo ra mối giây liên hệ thânthiện hơn với họ, và như thế sẽ tạo ra những điều kiệnthuận lợi giúp đạt được hạnh phúc và sự trong sáng chochính ta.

37-Cácphương pháp thực thi lòng từ bi phải được phát triển songhành với sự hiểu biết và trí tuệ,trong mục đíchgiúp ta hành động đúng đắn và thích nghi. Sự hiểu biếtvà trí tuệ không thể thiếu sót trong việc tìm hiểu bảnthể đích thực của vạn vật, và cả bản thể căn bảncủa tâm thức. Một sự thẩm định chính xác những gì tacảm nhận và những gì ta đang sống chỉ có thể thực hiệnđược bằng cách quan sát một vật thể hay một cảnh huốngdưới nhiều góc cạnh khác nhau, trong mục đích tìm lấy mộtgiải đáp thích nghi và thật minh bạch giúp ta vượt lên trênnhững phản ứng và những xúc cảm tiêu cực.

38-Muốnđạt được Giác ngộ, điều quan trọng là phải cảm nhậnmột cách đúng đắn thực tại.Trong cách tu tập Phậtgiáo, và trong mục đích giúp cho sự cảm nhận được dễdàng hơn, ta phải cần đến hai khái niệm gọi là hai sựthực, sự thực tương đối và sự thực tuyệt đối. Sựthực tương đối là sự thực mà ta cảm nhận được bằngcác giác quan của ta. Sự thực tuyệt đối không mô tả rađược bởi vì nó vượt lên trên mọi khái niệm. Theo kinhsách, hai sự thực đó bổ khuyết cho nhau, không thể táchrời khỏi nhau và luôn luôn lệ thuộc lẫn nhau, giống nhưcon chim cần có đôi cánh để bay bổng. Hiện thực chính làcách ý thức căn cứ đồng loạt trên cả hai sự thực ấy.

(Lờighi chú thêm của người dịch : sự thực tương đối là sựthực quy ước và nhị nguyên, nhận biết được bằng giáccảm và bằng sự hiểu biết công thức và quy ước, sự thựctương đối ấy luôn luôn biến động và đổi thay, tức nằmtrong quy luật của vô thường. Sự thực tuyệt đối là Tánhkhông, tức bản chất đích thực và tối hậu của của mọivật thể và hiện tượng, sự thực tuyệt đối vượt lêntrên mọi hiểu biết nhị nguyên, đối nghịch và quy ước).

39-Thôngthường ta cảm nhận bản chất của mọi vật thể một cáchsai lầm. Sự sai lệch giữ những gì đúng thực và nhữnggì ta cảm nhận chính là nguyên nhân đưa đến khổ đau.Biến cải tâm thức để nhìn thấy hiện thực tức là cáchtập nhìn hiện thực đúng với hiện thực, không diễn đạt,trung thực trong giây phút hiện tại. Ta sẽ không còn nắmbắt hiện thực tùy thuộc vào những phóng ảnh của tâm thứcnữa. Đó là điều kiện căn bản để phát huy an bình trongtâm thức.

40-Đứngtrước khổ đau của kẻ khác, có thể ta sẽ cảm thấy bấnloạn và bị tràn ngập bởi những khổ đau của họ, và sựliên lụy đó chỉ làm gia tăng thêm những khó khăn cho chínhta. Những cảm nhận ấy không phải là những kinh nghiệmphát sinh từ lòng từ bi. Lòng từ bi khi đã hiển lộ đíchthực, thay vì cảm thấy bất an và lo âu, một sự can đảmvô biên hiển hiện trong ta. Ước vọng làm bất cứ gì cóthể được để làm nhẹ bớt khổ đau cho kẻ khác, sẽ giúpta vượt lên trên những khổ đau của chính ta. Hành độngvì từ bi sẽ đem đến niềm hân hoan vô biên.

41-Nhữngvật thể cấu hợp chỉ để tan biến mà thôi, chúng đềuvô thường, nhất thời và giai đoạn.Thân xác ta cũngthế, nhưng tiếc thay ta thường hay quên chuyện ấy, chẳngqua vì ta quá bám víu vào thân xác. Đối với một số người,ý thức được sự thực ấy sẽ làm cho họ khổ đau vô ngần.Nhận thức được thế nào là bản thể đích thực của mọivật, ta sẽ chấp nhận chẳng có gì tự nó hiện hữu, kểcả bản chất của khổ đau cũng thế, cũng phù du, nhất thờivà không tự nó hiện hữu. Nắm vững được điều ấy sẽgiúp ta thêm can đảm mỗi khi gặp phải những cảnh huốngkhó khăn và bực dọc trong sự sống hoặc phải đối đầuvới một số thử thách nào đó.

42-Mộtsố tham vọng hay ước muốn có thể chấp nhận được trênđường tu tập tâm linh. Chẳng hạn, một người tutập Đạo Pháp thì ước mong khắc phục được tâm thức,một kẻ nào đó tin có Trời thì ước vọng làm cho Trờiđược vui lòng. Những ước vọng như thế đều là nhữngước vọng chính đáng. Trái lại, những ham muốn hướng vàonhững sự vật bên ngoài sẽ tạo ra bám víu hay những xúccảm tiêu cực trong tâm thức, những ham muốn ấy thật khôngchính đáng một chút nào cả. Cần phải giới hạn nhữngloại thèm muốn hay lệ thuộc đó. Quả thật là một ảogiác khi nghĩ rằng thế giới bên ngoài một ngày nào đó sẽcó thể làm thoả mãn được những dục vọng của ta.

43-NgườiTây tạng rất quan tâm đến việc mang thai, từ khi thụ thaiđến suốt thời gian hài nhi còn trong bụng, người mẹ phảigiữ tinh thần thật thanh thản, hạnh phúc và an bình đểhài nhi được nẩy nở một cách hài hoà. Trong thếgiới Tây phương, càng ngày người ta càng khuyến khích cáchgiữ gìn ấy và ý thức rằng một người mẹ lo âu, giậndữ, tham lam, ganh ghét, sẽ làm cho hài nhi trong bụng phảigánh chịu những hậu quả không tốt. Chúng ta cũng nên khuyếnkhích người mẹ cho con bú nếu có thể được, vì sữa mẹtượng trưng cho lòng thương mến của con người. Các khámphá y khoa cũng cho biết sự chăm lo và âu yếm giữ một vaitrò quan trọng trong sự phát triển của bộ nảo.

44-Tutập tâm thức đôi khi có vẻ như khó thực hiện đối vớinhững người phương Tây trong khung cảnh sinh hoạt của xãhội tân tiến.Những còn tùy vào là sức mạnh củaquyết tâm, vì sức mạnh đó sẽ đem đến lòng nhiệt tâmvô biên giúp ta bước thẳng vào sự tu tập, dù đang ở trongbất cứ một hoàn cảnh nào. Vì thế, nếu thực tâm, ta vẫncó thể khởi sự ngay việc tu tập để biến cải tâm thức,dù đang phải tiếp tục quan tâm đến các hoạt động nghềnghiệp, đời sống gia đình, các sinh hoạt và bổn phận hàngngày.

45-Biếncải tâm thức, phát triển khả năng yêu thương và lòng từbi để tự cải thiện lấy ta, tất cả đều do nơi sức mạnhcủa lòng quyết tâm.Để củng cố và làm bộc phátsức mạnh đó, cần phải quay nhìn vào nội tâm, quan sát lấychính ta một cách cẩn thận, gia tăng ước vọng muốn đượccải thiện và học hỏi. Nhờ vào trí thông minh, ta củng cốthật vững chắc vị thế tích cực ấy và rồi trí tuệ sẽtăng trưởng một cách tương xứng. Ít ra trong bước đầutrên đường tu tập, cách tiến hành như trên đây cần dựavào trí tuệ và lý trí.

46-Sinh hoạt nghề nghiệp thường nhật trói buộc mọi ngườirất nhiều, nhưng điều đó đâu cấm cản được họ giảitrí, đi dạo mát, đi chơi cuối tuần và nghỉ hè. Nếu nhưta thật sự ước muốn tự biến cải, thì ta vẫn có thểtìm được thì giờ để thực hiện việc ấy. Chỉ cần ướcmuốn thật sâu xa.

47-Giai đoạn đầu lúc mới bước vào con đường tu tập tâmlinh có thể rất chông gai. Nhưng sau đó, khi đã có kinh nghiệm,ước vọng và quyết tâm tu tập sẽ từ từ trở nên vữngvàng, kiên quyết và hăng hái hơn, giúp ta cải thiện tâm thứctrong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là nơi làm việc hay tronggia đình, hoặc trong khi sinh hoạt thường nhật. Và từ đóta sẽ trở nên tỉnh táo và chăm chú hơn. Cách tu tập ấysẽ phản ảnh qua sinh hoạt và cách xử sự của ta đối vớikẻ khác.

Tutập Đạo Pháp tức là ra sức tu sửa trong từng giây phútmột, vì thế phải sử dụng thì giờ một cách thật ý thức.

48-Nếu ta cảm thấy ghen ghét một đồng nghiệp khi người nàythành công hơn ta, hoặc ganh tị khi thấy một kẻ nào đócó một vật gì quý giá, thì hãy tìm cách biến đổi ngaytâm thức bằng một liều thuốc hoá giải chống lại nhữngxúc cảm tiêu cực ấy. Trong các trường hợp vừa kể, phảitập phát lộ sự hân hoan và vui sướng trước hạnhphúc của kẻ khác.

49-Không có một ranh giới nào có thể ngăn cản lòng nhiệt tâmcủa ta trước ước mong tìm hiểu tâm linh và khả năng pháthuy những phẩm tính con người. Ta có thể ước muốn khônggiới hạn đối với những điều ấy, không bao giờ có thểgọi là đủ những thành quả đã đạt được.
Vìthật sự, phát lộ lòng từ bi, tình thương và rộng lượngkhông bao giờ có thể gọi là đầy đủ ?
Ứcvọng phát huy những phẩm tính nội tâm ấy phải thậtsâu xa, không lệ thuộc và vô giới hạn.

50-Ta phải canh chừng, nếu những động cơ thúc đẩy ta mangtính cách nhân từ, thì hành vi trên thân xác, ngôn từ vàcả tâm thức cũng sẽ ảnh hưởng theo. Biến cải thói quentinh thần thật cần thiết để cải thiện tâm thức và nhữnghành vi xuất phát từ tâm thức. Thật quan trọng phải tránhkhông tạo ra sự lầm lẫn cho kẻ khác, phải chú tâm khôngđể bị chi phối bởi kiêu ngạo, ganh ghét, không để chosự tính toán hơn thua lôi cuốn ; khi nào những xúc cảm tiêucực không còn xâm chiếm ta nữa, thì cách cư xử của ta cũngsẽ biến đổi theo, ta biết thương người hơn và đồng thờicách xử thế của ta cũng sẽ đem đến lợi ích và tốt đẹpcho kẻ khác.

51-Mỗi con người đều có một bản chất riêng và xu hướngkhác nhau, vì thế thật khó để bảo rằng một thứ gì đólại có thể hữu ích chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên,tôi vẫn có thể khuyên nhủ mọi người hãy trau dồi tinhthần giác ngộ, ý tưởng thương người, tự cải thiện đểgiúp đỡ kẻ khác và suy tư về vô thường dưới tất cảmọi khía cạnh.

Vôthường « thô thiển » dễ nhận biết vì nó biểu lộ trongmọi thể dạng vật chất của sự hiện hữu, nhưng vô thường« tinh tế » cũng đang hiển hiện từng giây phút một trongta, chung quanh ta và cả trong tâm thức ta. Suy tư về vô thườngsẽ giúp hiểu được bản chất đích thực của khổ đau,điều đó cũng giúp tránh khỏi những điều kiện và nguyênnhân tạo tác ra thể dạng tiêu cực trong các kiếp sống củata, và cũng sẽ giúp ta phát huy an bình trong tâm thức.

52-Chúng ta thường đặt tầm quan trọng quá lớn cho quá khứvà tương lai. Ta sống và xem quá khứ lẫn tương lai đang hiệnhữu rành rành ra đó, để rồi ta quên sống với hiện tại.Thật ra, sống trong giây phút hiện tại quan trọng hơn nhiều,vì đó là giây phút duy nhất mà ta có thể thật sự hànhđộng để biến cải tâm thức và phát huy những xúc cảmtích cực hướng ta vào việc giúp đỡ kẻ khác.

53-Thiền định và suy tư giúp ta nắm bắt hiện tại dễ dànghơn, và sống với hiện tại một cách trong sáng hơn, khôngphóng nhìn vào quá khứ hay tương lai để khỏi bị ám ảnhbởi những gì có thể làm cho ta thích thú hay ghét bỏ. Khita gặp một khó khăn nào đó, cần nhất phải đánh giá biếncố ấy đúng với tầm quan trọng của nó. Nếu có giải phápthì đem ra thực hành ngay. Nhưng nếu không có giải pháp thìdù có lo âu cũng vô ích, chỉ làm tăng thêm sự bất an chota mà thôi. Vậy thì lo âu để làm gì ?
Nếuphân tích các nguyên nhân và điểu kiện gây ra tình huốngđó, ta sẽ nhận thấy con số nguyên nhân và điều kiện nhiềuvô kể. Biết phát huy tầm nhìn bao quát trên những gì ta đangsống sẽ giúp ta không còn đổ lỗi cho một nguyên nhân duynhất hay một kẻ duy nhất đã gây ra khổ sở hay đem đếnphúc hạnh cho ta, điều đó cũng giúp ta phân tích chính xáchơn những gì xảy đến cho ta và giúp ta bớt lệ thuộc vàonhững nguyên nhân bên ngoài.

(Giảithích thêm của người dịch : nguyên nhân và điều kiện lànhững gì thuộc quy luật tương liên của vạn vật, tất cảmọi hiện tượng đều liên hệ và tương tác chằng chịtvới nhau, không thể tách rời để quy tội hay gán phúc chobất cứ một nguyên nhân hay một điều kiện nào. Có thểhiểu đơn giản là mọi biến cố bên ngoài chỉ là duyên,chúng tương tác với nghiệp tức ý đồ và hành vi của ta,để tạo ra quả cho chính ta).

54-Tư duy và xúc cảm tiêu cực che lấp bản thể đích thựccủa ta, một bản thể thật rạng ngời. Tư duy và xúc cảmtiêu cực lại quá nhiều, nếu ta không đủ sức khắc phụcchúng, chúng sẽ lôi kéo ta đi đâu tùy ý chúng. Dù cho ta khôngphải là một Phật tử đi nữa, ta vẫn có thể suy nghĩ vàtự hỏi xem ta có dám quả quyết và không sợ sai khi phátbiểu như sau : « Có một ‘’ cái tôi’’ và nó đang suynghĩ rằng chính ‘’ tôi ‘’ đây ».

Cũngthế, có đúng là có một « cái tôi » và một cái «ngã » đang ở một vị trí nào đó hay không ? Tu tập và biếtsuy tư sẽ giúp ta phân biệt được giữa một người đangcảm nhận xúc cảm (chẳng hạn như ganh ghét, giận dữ, hậnthù) với chính xúc cảm đang hành hạ người đó. Khi đãquen dần, ta sẽ xác định dễ dàng hơn những gì đang xảyra trong ta để tách riêng những thứ đó với phần tâm thứcđang đứng ra kích động chúng, ấy cũng là cách giúp cho tachủ động được chúng.

55-Khi bị căng thẳng, lo âu, và không thể tự kềm chế được,nhưng nếu biết nhìn vào « cái tôi » và quan sát « nó »đang lo âu và đang thao túng ta, và sau đó chịu khó tìm hiểubản chất đích thực của « cái tôi » ấy là gì, thì cáchquan sát nội tâm như thế sẽ giúp ta làm nhẹ bớt đi nhữnglo sợ đang phát hiện trong ta.

(Giảithích thêm của người dịch : nếu « cái tôi » làm đốitượng không có thì những tác nhân lo âu và căng thẳng sẽkhông tạo ra được một hiệu quả nào, đồng thời nếu« cái tôi » làm chủ thể cũng không có, thì « nó » cũngkhông thể gây ra một tác động nào)

56-Tìm hiểu thế nào là sự tương liên giữa con người và mọihiện tượng sẽ giúp phát huy đức tính bất bạo động vàđem đến hoà bình cho toàn thể thế giới và trong mỗi conngười. Nguyên lý tương liên là một trong những nguyên lýcăn bản trong giáo lý nhà Phật. Tất cả mọi vật thể, tấtcả mọi sinh linh chỉ có thể hiện hữu bằng cách tươngliên với những sinh linh khác và cả thế giới này. Khôngcó gì tự nó hiện hữu, tất cả phải lệ thuộc vào mộtchuỗi dài nguyên nhân và điều kiện, các nguyên nhân và điềukiện lại tiếp tục lệ thuộc lẫn nhau.

57-Các hiện tượng đều biến đổi không ngừng vì nguyên lýtương liên giữa mọi sinh linh và hiện tượng. Chúng ta đangbiến đổi không ngừng vì các nguyên nhân và điều kiệntương liên với nhau. Nhưng người ta lại thường có khuynhhướng đổ lỗi cho một nguyên nhân chính yếu duy nhất màthôi, dù cho đấy là một nguyên nhân tốt hay xấu cũng thế.

Ngườita thường huy động tất cả sức lực để đạt được nguyênnhân này hay loại trừ nguyên nhân khác, tùy theo các đấylà một nguyên nhân ích lợi hay nguy hại.

Tháiđộ như thế cho thấy ta không hiểu gì cả về nguyên lýtương liên giữa tất cả mọi sinh linh và mọi hiện tượng.

58-Không thể có một nguyên nhân duy nhất hay một con ngườiduy nhất tạo ra phúc hạnh hay khổ đau cho ta. Muốn nắm vữngđiều đó, cần phải có một tầm nhìn thật bao quát, trêntoàn diện mọi sự vật, và biết mở rộng sự hiểu biếtcủa ta về hiện thực. Nói như thế để thấy rằng nhữnggì ta đang sống là kết quả của vô lượng nguyên nhân vàđiều kiện liên kết với nhau.

Vậythì, thật hết sức hoài công khi quy lỗi cho một kẻ nàođó chẳng hạn, một kẻ duy nhất nắm giữ quyền lực tạora cảnh huống khổ sở cho ta. Vì lý do vừa kể, hãy thay đổicách cư xử đừng để thốt lên : « tại vì lỗi của kẻkhác », hoặc là « tại vì lỗi của hoàn cảnh đưa đẩy».

Cáchnhận thức hiện thực như thế là sai lầm. Chính ta phảichịu trách nhiệm về những gì xảy ra trong cuộc sống củata, dù tốt lành hay tệ hại cũng thế. Đó là quy luật củanghiệp, quy luật của nguyên nhân và hậu quả, quy luật ấyáp dụng đồng đều cho tất cả mọi người. Hiểu biếtvà chấp nhận quy luật ấy sẽ giúp ta tìm được an bìnhtrong tâm thức.

59-Người ta thường bảo rằng một người tâm trí hẹp hòilà một người không đủ trí tuệ. Nhưng nếu người ấycó tầm nhìn bao la hơn, người ta lại gọi người ấy làmột hiền nhân. Nắm vững nguyên lý tương liên, kèm thêmtrí tuệ và sự hiểu biết sẽ mở rộng tâm thức và giúpta biết lùi lại để nhìn thẳng vào những gì ta đang sốngmột cách thật ý thức.

60-Đề cập đến quy luật tương liên, hiểu được nguyên lýấy là gì, có nghĩa là quan sát được bản thể đích thựccủa vạn vật và thấy được hiện thực đang vận hành nhưthế nào. Điều ấy sẽ giúp ta biến cải cách cảm nhậnvề thế giới này và làm thay đổi các thói quen sẳn có cũngnhư cung cách của ta.

Vìthế, khi ta phải chịu đựng một tình huống đớn đau, tạisao phải tự trói mình trong cảnh tuyệt vọng và tự nhủrằng thật bất công ? Hãy nghĩ đến tất cả những kẻ kháccũng đang chịu đựng cùng một thứ đớn đau như ta và nhưthế ta sẽ phát hiện được một tầm nhìn bao quát hơn vềvạn vật.

Hãynhận lãnh đớn đau và hiến dâng sức chịu đựng của tađến những ai đang gánh chịu cùng một thứ đớn đau nhưta để họ được nhẹ nhỏm. Mặc dù lúc đầu việc ấytỏ ra khó thực hiện, vì nó đòi hỏi phải dẹp bớt íchkỷ, nhưng dần dần khi đã thành công, tự nhiên ta cảm thấyhiển lộ một sự an bình đích thực trong tâm thức.

Loạitu tập trên đây cũng áp dụng cho trường hợp khi ta tìm thấymột niềm hạnh phúc lớn lao. Hãy hiến dâng hạnh phúc đócho tất cả chúng sinh.

61-Trí tuệ giúp ta cảm nhận được thế nào là nguyên lý tươngliên. Sự hiểu biết lại giúp ta nhận biết được thế nàolà bản thể đích thực của vạn vật. Ghi nhớ những điềuấy trong tâm để khai triển lòng từ bi và tình thương yêukẻ khác sẽ giúp ta nhận thấy rõ ràng việc phát lộ tìnhthương và lòng từ bi đến kẻ khác không những sẽ đem đếntốt lành cho kẻ khác mà còn cho cả ta nữa, ngược lại,nếu ta gây ra thiệt hại cho kẻ khác, có nghĩa là ta tự làmhại cho chính ta.

Trongtrường hợp thứ nhất, có hai người được lợi. Trong trườnghợp thứ hai, cả hai người đều thiệt hại.

62-Hiểu biết được thế nào là nguyên lý tương liên sẽ rấthữu ích để hiểu được khủng bố và cuồng tín là gì.Người ta cứ nghĩ rằng loại bỏ được những thứ ấy làgiải quyết được vấn đề. Quả thật không thể nào khôngnhìn nhận tính cách nghiêm trọng về những gì do những kẻcực đoan gây ra, thực thi những việc ấy là một sự sailầm. Nhưng ta cũng phải hiểu rằng những hành vi đó sinhra từ rất nhiều nguyên nhân và điều kiện. Một con sốlý do hết sức to lớn góp phần vào sự hình thành loại tháiđộ ấy. Một số người vì quá lệ thuộc vào truyền thốngtôn giáo của mình thường có những quan điểm khép kín, khôngnhìn thấy được hiện thực, do đó đã tạo ra cách cư xửcủa họ.

Mộtquan điểm bao quát và sáng suốt hơn về vạn vật trong cảhai lãnh vực ngắn hạn và lâu dài sẽ giúp cho họ vững tâmhơn, đạt được nhiều nghị lực hơn, và rồi hậu quảđem đến sẽ có thể giúp họ biết chọn lấy một cách cưxử khác hơn.

63-Tự tạo riêng cho mình những kỷ cương là điều cần thiếtgiúp biến cải nội tâm, những kỷ cương đó dù bất cứtrong trường hợp nào cũng không thể được áp đặt từbên ngoài, nhưng phải phát sinh từ sự hiểu biết của tavề vạn vật và từ những điều tốt lành mà ta có thểrút tỉa được từ sự hiểu biết ấy, và nhất là phảibiết đem chúng ra để áp dụng vào thực tế.

64-Muốn trau dồi nghề nghiệp hoặc muốn tìm hiểu thêm vềmột chủ đề nào đó, ta sẳn sàng dành thời giờ để nghiêncứu và thực hành. Ta suy nghĩ và xác định những gì ưu tiên,những gì cần thiết hơn hết, và từ đó cố gắng ra sứcđể thực hiện mục đích hay ước vọng đã chọn. Trong đờisống tâm linh cũng vậy, hãy chọn lấy một kỷ cương phùhợp với mình.

65-Tất cả chúng ta đều là những con người như nhau, chúngta đều có những khát vọng giống nhau. Tôi đây cũng giốngnhư quý vị. Mỗi khi tôi phải đối đầu với một khó khănnào đó, tôi cố gắng nhìn ngược vào tâm thức tôi, phântích những gì đang xảy ra để tìm lấy một chút sáng suốt.Điều đó rất tích cực và mỗi người trong chúng ta đềucó thể làm được.

Chúngta sống trong những xứ sở mà những điều kiện vật chất,kỹ thuật và tiện nghi rất phát triển ; nhưng chúng ta cũngđừng đặt tất cả ước vọng hạnh phúc của chúng ta duynhất vào bối cảnh bên ngoài.

Anvui, trong sáng và an bình phát hiện bên trong tâm thức. Thậthết sức cần thiết phải cần tìm kiếm những điều kiệnnội tâm thuận lợi để làm cho chúng tăng trưởng thêm.

66-Chúng ta phải cố gắng thực hiện sự an vui trong lâu dài.Làm tan biến những lo âu trong chốc lát cũng dễ mà thôi.Ví dụ như uống bia ướp lạnh giúp ta trở nên vui vẻ, nhờchất rượu trong bia. Sự vui vẻ đó rất hời hợt và phùdu, những mối lo buồn vẫn còn nguyên.

Muốnkiến tạo an vui lâu dài và thường xuyên, phải cải thiệncách vận hành của tâm thức. Đấy là những lời tôi thườngdùng để khuyên nhủ tất cả những người bạn của tôi.

67-Không cần thiết phải theo một tôn giáo nào cả mới có thểbiến cải được tâm thức. Việc biến cải tâm thức cóthể thực hiện được đối với tất cả mọi người, khôngcần đòi hỏi họ phải là một tín đồ. Các truyền thốngtinh thần có thể giúp thêm phương tiện để đạt đượcmục đích ấy, nhưng không phải là một con đường khôngthể thiếu sót.

Vìlý do rõ rệt như thế, nên tôi thường nhắc nhở chỉ cầnmột « nền đạo đức lâu đời »* cũng có thể đem ra ápdụng cho tất cả mọi người, không cần phải tin tưởngở một tôn giáo nào cả.

(Ghichú thêm của người dịch : ngoài khía cạnh tôn giáo và triếthọc, Phật giáo cũng là một « nền đạo đức lâu đời», hơn hai ngàn năm trăm năm).

68-Tất cả mọi chủ nghĩa đặc thù về tôn giáo hay văn hoáđều đi đến chỗ lỗi thời, do đó muốn cho tất cả mọisinh linh có thể tìm thấy vị trí của mình trong một nềnđạo đức thế tục, thì nền đạo đức đó phải đượccăn cứ trên những nguyên tắc có tầm vóc nhân loại và tínhcách toàn cầu.

Thựchiện được như thế mới là một cuộc cách mạng tâm linhthực sự, một cuộc cách mạng dựa trên những phẩm tínhcon người, chẳng hạn như lòng từ bi, tình thương, sự rộnglượng, biết tôn trọng, và ý thức được trách nhiệm củamình.

69-Vì sự tốt lành của tất cả chúng sinh, đừng gây ra saitrái, đừng làm hại đến một sinh linh nào cả, đấy lànhững gì thật căn bản được vạch ra từ nền đạo đứcPhật giáo. Căn bản đó làm nền móng cho cách cư xử bấtbạo động, lòng từ bi và tình thương yêu kẻ khác. Nếunhư mục đích tối hậu đem đến tốt lành và thực hiệnnhững nghĩa cử lớn lao cho kẻ khác là chính đáng, thì phảinên làm bất cứ gì có thể làm được, trong từng giây phútmột, để đạt được mục đích đó.

70-Giới luật (shila) là một trong những yếu tố giúp đạt đượcGiác ngộ, các yếu tố khác là sự thiền định (samadhi),sự hiểu biết hay trí tuệ (prajna). Các thành phần ấy bổkhuyết cho nhau.

Sốngkhông giới luật là một cách sống làm hại đến kẻ khác.Sống theo cách đó, không những ta sẽ làm những điều khôngtốt lành cho kẻ khác, nhưng ta còn gieo những hạt giống khổđau cho chính ta. Ta phải ý thức rõ rệt điều đó trong mụcđích phát huy giới luật đạo đức, dựa trên sự hiểu biếtvà trí tuệ. Khía cạnh cao nhất của đạo đức là đặthạnh phúc của kẻ khác lên trên hạnh phúc của chính mình.

71-Những xúc cảm bấn loạn làm cho tâm trí u mê, không kịpsuy nghĩ đến hậu quả do các hành vi đưa đến, và nhữngxúc cảm ấy sẽ kích động ta xử sự một cách tiêu cựcđối với kẻ khác. Biến cải tâm thức có nghĩa là làm tanbiến hoàn toàn những yếu tố tâm thần mang tính cách tànphá đang ẩn trú trong ta.

Muốnthực hiện được điều đó, ta cần suy tư và nghĩ đếnnhững lợi ích sẽ mang đến từ một cuộc sống đạo đứcđúng đắn và biết từ bỏ những ước mơ ích kỷ mà tahằng ấp ủ. Như thế, khi tập hướng sự chăm lo của tavà những suy tư của ta đến người khác trong chiều hướngtích cực, dần dần từng chút một, ta sẽ đạt được mụcđích tối thượng của việc thực hiện đạo đức, tứcđem đến sự tốt lành cho tất cả chúng sinh. Nhưng tất cảnhững thứ ấy chỉ có thể thực hiện được khi nào ta biếtdựa vào giới luật để cư xử ngay thật, đúng đắn vàchân thành.

72-Nếu ta hiểu rằng ta đang cất giữ trong ta một tiềm năngvô tận giúp ta tỏ lộ sự triều mến, thì ta sẽ cảm thấythừa sức phát lộ sự diệu dàng, tình thương yêu và lòngtư bi đối với kẻ khác. Trong số tất cả chúng ta, bấtcứ ai cũng có khả năng hướng về kẻ khác, xu hướng đóbiểu lộ một cách tự động và hiển nhiên giống như giữangười mẹ và đứa con mình trong tay. Nếu không có mẹ, chúngta đâu có thể sống còn từ thuở sơ sinh. Đó là một thứtình cảm nội tại nơi con người, bởi thế, tất cả chúngta đều có khả năng tỏ lộ sự ân cần.

73-Có một khía cạnh đạo đức mà ta thường hay quên mặc dùrất quan trọng, đó là cách xử thế đối với chính ta. Takhông nên làm thiệt hại kẻ khác, nhưng cũng đừng làm thiệthại cho ta. Ta không thể đem đến sự tốt đẹp cho kẻ khácnếu ta thù ghét chính ta ! Phải hiểu rằng tất cả chúngta đều ước mong thật sâu xa sẽ đạt được hạnh phúc,và điều đó là một khát vọng chính đáng. Công nhận điềuấy và tạo ra điều kiện để được sung sướng sẽ giúpta lợi dụng và trải rộng sự sung sướng đó để hướngvề kẻ khác.

Nhưthế, khi ước nguyện noi gương người Bồ-tát giúp đỡ tấtcả chúng sinh đạt đến Giác ngộ, ta cũng cần phải nguyệncầu giúp đỡ cho ta nữa.

74-Cũng có trường hợp vô tình ta gây ra điều không tốt chokẻ khác. Tác động của nghiệp mà ta tạo ra trong trườnghợp đó không giống với tác động của nghiệp khi ta thựcthi một hành vi mang tính cách cố tình. Chính động cơ thúcđẩy ta thực thi một hành vi sẽ xác định hậu quả liênquan đến nghiệp, nghiệp sinh ra từ hành vi và tư tưởng củata.

75-Trên phương diện tạo ra hậu quả của nghiệp, động cơthúc đẩy giữ một vai trò quan trọng hơn cả hành vi. Chẳnghạn, nếu ta có ý định làm hại một người nào đó, nhưngbề ngoài và trong cấp thời ta vẫn giữ im lặng không hềthốt lên một lời cọc cằn hay làm bất cứ gì gây ra thươngtổn cho người ấy, nhưng cũng không phải vì thế mà làmnhẹ bớt hậu quả từ những tư tưởng đang được phátlộ một cách hung hãn trong ta. Thực ra, ta đang mong muốn làmhại kẻ đó nhưng bên ngoài ta lại xử thế một cách đạođức giả. Một sự mâu thuẫn nảy sinh giữa tư tưởng vàhành động của ta trong trường hợp trên đây. Theo quan điểmcủa Phật giáo, cũng như trên mặt đạo đức và nghiệp,thì động cơ đứng ra thúc đẩy và lèo lái tư tưởng củata giữ một vai trò thật hệ trọng.

76-Đức Phật có nói : « Chúng ta là những gì mà chúng ta đangsuy nghĩ, chúng ta tạo ra thế giới này bằng tư tương củachính mình ». Cách cư xử và biết giữ đạo đức đúng đắnsẽ ảnh hưởng một cách tích cực vào thế giới này, điềuđó có nghĩa là không phải tất cả mọi vật thể đều lànhững phóng ảnh của tâm thức.

Phươngcách mà ta cảm nhận thế giới này là một phóng ảnh, mộttác tạo của tâm thức và tất nhiên là những gì riêng biệtcho mỗi người. Bằng cớ là cùng một vật đối với haingười khác nhau, một người có thể cho là đẹp, ngườikia lại cho là xấu. Kinh sách cho biết phương cách mà ta cảmnhận thế giới này là kết quả sinh ra từ tổng thể củatất cả các nghiệp mà ta tích lũy từ vô lượng kiếp trước.Người ta có thể nói rằng thế giới như chúng ta đang trôngthấy với tư cách con người, là phản ảnh của những cảmnhận phát sinh từ nghiệp, xuyên qua tri thức của ta trong dòngtiếp nối của vô lượng kiếp.

77-Phải tin tưởng nơi con người. Trong sâu thẳm, con ngườirất tốt và từ bi, bởi vì con người hàm chứa tiềm năngthuộc vào bản thể của Phật. Tuy đó là một điều khẳngđịnh, nhưng cũng cần phải thật sáng suốt để nhìn thấynhững xung năng đối nghịch có thể chất chứa trong con ngườivà kích động con người hành động.

78-Sự phán đoán hợp lý, kinh nghiệm, quan sát, y khoa, đều côngnhận một tâm thức khi đã được khắc phục, không hung bạo,sẽ giúp ta sống trong an bình và hài hoà hơn. Ác cảm, hậnthù, ám ảnh có thể ảnh hưởng quan trọng trên thân xácvà làm suy thoái thể dạng sức khoẻ tự nhiên. Ngược lại,thái độ trong sáng và thư giản sẽ tác động một cách tíchcực trên sự biến chuyển của một căn bịnh.

79-Hạnh phúc và khổ đau của ta buộc chặt với hạnh phúc vàkhổ đau của tất cả chúng sinh. Ý thức được sự tươngliên đó tất nhiên sẽ đưa đến những xúc cảm cởi mở,biết yêu thương và chăm lo cho kẻ khác. Tất cả chúng taai cũng có thể làm được việc ấy, chẳng cần phải nhờđến các quan điểm lý thuyết do các trường phái triết họchay các truyền thống tôn giáo chủ trương.

80-Mỗi khi nhận thấy một số dục vọng hay bấn loạn nổilên trong tâm thức, thì phải quan sát ngay những tư duy vànhững xúc cảm nào mang tính cách tiêu cực để không rơivào vòng kiềm toả của chúng. Khi ý thức được sự hiệnhữu của chúng, ta có thể tránh và không phạm vào nhữnghành vi tạo ra nghiệp tiêu cực. Thí dụ như có một kẻ nàonguyền rủa ta, tức thời ta phản ứng bằng sự giận dữ,ấy chính là trường hợp ta đang bị « lèo lái » bởi sựgiận dữ và sẽ không kịp suy nghĩ chín chắn để chọn lấymột thái độ thích nghi cho cảnh huống. Trong những trườnghợp như thế, ta không còn chủ động được các hành vi củachính mình.

81-Tự giữ kỷ cương cho chính ta không có nghĩa là tự nhủ: « Tôi không nên làm cái này hay cái kia vì tôi không đượcphép làm như thế », nhưng phải biết suy nghĩ về hậu quảphát sinh từ những suy tư và những hành vi của chính mình,trong ngắn hạn, trong thời gian sắp tới và cả trong lâu dài,để ý thức rằng một số hành vi nào đó có thể gây rakhổ đau cho chính ta và cho kẻ khác nữa. Muốn ý thức đượcthứ kỷ cương ấy phải dùng đến lý luận và phân tích,không giống như thứ kỷ luật phát sinh một cách dễ dàngtừ sự sợ hãi khi có sự hiện diện của một người lính.

82-Vai trò đạo đức được quan tâm càng ngày càng nhiều trongcác xã hội tân tiến. Ngược lại với những gì xảy ra trướcđây, ngày nay các cơ quan truyền thông và quần chúng trởnên cảnh giác hơn đối với những nhân vật chính quyền,từ những nhà chính trị, bác sĩ, khoa học gia, quan toà vàkể cả những người khác nữa..., bằng cách nhìn vào khíacạnh đạo đức trong cách xử thế của họ. Nếu họ khôngbiết giữ đạo đức, quần chúng và các cơ quan truyền thôngsẽ tố cáo thái độ của họ một cách gay gắt. Cách phảnứng như thế buộc những người tham gia chính quyền nên tựsửa đổi để hành động đạo đức hơn, và bớt đạo đứcgiả hơn.

83-Vai trò của các cơ quan truyền thông rất quan trọng trong cácxả hội dân chủ, nơi chúng ta đang được hưởng tự do.Các cơ quan truyền thông phải cố gắng quảng bá những giátrị quan trọng về nhân bản và phải giữ thật khách quan.Tôi thường nói rằng cần có một cái vòi voi đánh hơi khắpmọi nơi để tố giác bất công và những bế tắc trong xãhội. Nhưng nếu chuyện đó thực hiện được thì cũng đừngquên đặt lên hàng đầu những gì tích cực phát hiện trongthế giới này. Thông thường khi có thảm họa xảy ra và trởthành « tin tức », người ta thường có chiều hướng nhắcđi nhắc lại tin tức ấy quá nhiều. Những tin tức tai ươnghoặc buồn thảm tràn ngập các phương tiện truyền thông,nhiều đến đỗi những hành vi tích cực được thực hiệnhàng ngày khắp nơi trên thế giới không được quan tâm đúngmức. Thật đáng tiếc, vì những hành vi tích cực có thểlàm gương cho nhiều người noi theo. Nếu chỉ nói đến nhữngkhía cạnh tiêu cực của bản chất nhân loại, cuối cùngngười ta có thể ngờ vực đến cả căn bản tốt lành củacon người.

84-Ngũ giác góp phần tác tạo ra xúc cảm nơi con người. Vìthế âm nhạc, hội họa, nghệ thuật thiêng liêng, thông thườngảnh hưởng trên xúc cảm của ta và có thể giúp ta biếncải những gì tiêu cực, bằng cách chận đứng chúng.
Rõrệt nhất là trường hợp đối với âm nhạc, vì âm nhạctạo ra một tiến trình có khả năng lôi ta trở lại vớinhững thể dạng sâu xa hơn trong con người*.

(Ghichú thêm của người dịch : âm hưởng của những câu thầnchú và âm thanh tụng niệm cũng giữ một vai trò quan trọngtrong việc tu tập)

85-Thông thường, thật hết sức quan trọng phải tránh khôngđược làm hại kẻ khác bằng bất cứ một hình thức bạolực nào. Mặc dù như thế, nhưng trong một số trường hợpđặc biệt, một đau đớn nhỏ có thể giúp để tránh đượcmột đau đớn lớn hơn. Do đó, không nhất thiết phải ápdụng một cách tuyệt đối các quy tắc tổng quát, nhưng phảiluôn luôn đánh giá thật đúng hoàn cảnh mà ta phảiđối đầu trên thực tế. Vậy thì, tùy theo từng trườnghợp phải cân nhắc để so sánh giữa khổ đau và an vui, làmthế nào để xảy ra khổ đau ít nhất.

86-Tất cả chẳng qua cũng tùy vào động cơ thúc đẩy, đốivới khoa học cũng thế. Chẳng hạn như khi xử dụng nhữngtiến bộ về di truyền học để chữa trị bịnh tật, thìcó thể xem đó làm một điều mừng. Nhưng nếu dùng nhữngtiến bộ về di truyền học để làm hại kẻ khác thì đólà một hành vi bạo lực.

87-Khi bàn về vấn đề tâm linh, không nhất thiết tôi phảibắt buộc đề cập đến vấn đề tôn giáo. Không nên chờđợi an lành và hạnh phúc do các tác nhân từ bên ngoài đemđến, nhưng cần phải tìm hiểu phương cách vận hành củatâm thức để có thể biến cải được nó. Đối với tôi,vấn đề tâm linh chính là biết suy tư và hành động mộtcách vị tha.

Tiếntriển tâm linh không thể phát sinh từ những điều kiện vàtiến bộ bên ngoài, từ một máy vi tính, hoặc bằng cáchbiến đổi và chữa trị bộ não, nhưng chỉ có thể phátsinh từ những gì trong nội tâm của ta, từ quyết tâm sâuxa muốn tự cải thiện để trở thành một con người caocả hơn. Phải thực hiện như thế, và chỉ có như thế sựtiến triển tâm linh mới có thể xảy ra được.

88-Những xúc cảm tiêu cực hiển hiện trong tâm thức, chi phốivà khống chế tâm thức, biến một con người thành nô lệcho chính mình...Phần nhiều, những xúc cảm tiêu cực phátsinh và biến mất một cách đột ngột, cũng giống như khichúng được sinh ra. Nói như vậy không có nghĩa là ta khôngcần phải sợ sức mạnh của chúng, vì sức mạnh đó cóthể tàn phá ta và cả kẻ khác một cách thật kinh khiếp.Phật giáo dạy ta nhiều phương pháp để ngăn chận và biếncải những xúc cảm đó khi chúng mới hiển hiện, nhưng đồngthời ta cũng nên quan tâm đến những gì đang xảy ra trongta. Khi đã hiểu được lý do thúcđẩy thì sự cố gắng ấymới có thể thực hiện được. Chính đó là sự khác biệtgiữa những kỷ cương tự ý chấp nhận để thăng tiến theomột chiều hướng mong muốn, và những kỷ cương được ápđặt từ bên ngoài ; đối với những gì áp đặt từ bênngoài thì sớm hay muộn, người ta cũng sẽ nổi lên để chốnglại. Vậy, khắc phục được tâm thức có nghĩa là phân tíchnhững nguyên nhân nào đã thúc đẩy ta chọn con đường ấy,và như thế mới có thể củng cố sự tự tin và quyết tâmcủa ta.

89-Chấm dứt nghiệp, tức quy luật nguyên nhân hậu và quả tácđộng trên các chu kỳ hiện hữu, có nghĩa là làm chấm dứtvô minh căn bản đang chi phối toàn thể các kiếp sống củata. Vô minh sẽ đương nhiên làm phát sinh tham vọng, hận thù,ganh ghét, thèm muốn, cũng như tất cả những xúc cảm tiêucực khác đang chế ngự tâm thức để rồi biến nó thànhnô lệ, và cứ như thế cho đến khi nào đạt được Giácngộ và loại bỏ được tất cả mọi khổ đau. Điều đóđáng cho ta suy nghĩ để biết lo tu tập trong mục đích thoátra khỏi sự mê lầm.

90-Tu tập không phải chỉ thực hiện trong những nơi thờ phượng,mà là cả ở bên ngoài, trong cảnh giới của thế tục, nơimà chúng ta phải đối đầu với những cảnh huống thậtsự của sự sống và là nơi mà những con người có thểtạo ra hận thù, yêu thương, tham vọng...

Dùtu tập theo một tôn giáo nào cũng thế, không phải đơn giảnchỉ có tụng niệm, nhưng phải biết phát huy những xúc cảmtích cực, tức lòng thương người, từ bi, thiện tâm, rộnglượng, biết ý thức trách nhiệm của chính mình, bố thíkhông đắn đo cho bạn hữu và cho cả kẻ thù mà không chờđợi sự một sự hồi đáp nào.

91-Nếu muốn vượt lên trên những xúc cảm tiêu cực, cần phảixử dụng đến trí thông minh và khai triển sự hiểu biếtđể phát huy thật mãnh liệt những xúc cảm tích cực trongta, chẳng hạn như lòng từ bi, lòng tốt, sự tin tưởng vàlòng nhân từ.

Ngoàiviệc phát huy những xúc cảm tích cực, còn cần phải khaitriển thêm trí tuệ và sự hiểu biết, không những nhắmvào mục đích giúp ta vượt lên trên những xúc cảm tiêucực, mà còn để giúp ta vĩnh viễn loại trừ chúng.

92-Khổ đau tinh thần có thể bộc phát mạnh liệt hơn nhiềuso với khổ đau thân xác. Một người dù đang ốm đau hoặcđang sống trong một hoàn cảnh bấp bênh và bần hàn vẫncó thể cảm thấy hạnh phúc, nếu họ biết giữ tâm thứcan bình và trong sáng.

Ngượclại, trạng huống sẽ khác hẳn đối với những ai tuy sốngtrong khung cảnh hài hoà, nhưng tâm thức luôn luôn bị nhữngxung năng thù nghịch làm cho dao động. Những gì quan trọnghơn hết có thể giúp ta sống trong an vui chính là sự an bìnhtrong tâm thức.

93-Hận thù, bám víu, ghen ghét có thể làm cho tâm thức bị đảođiên, làm mất đi sự trong sáng và cách nhìn bình đẳng khôngphân biệt đối với tất cả chúng sinh. Chọn thái độ khôngthiên vị và trong sáng không có nghĩa là vô tình hay tự cảmthấy không dính dấp gì với khổ đau của kẻ khác. Tráilại, chọn thái độ như thế chính là cách phát huy lòng từbi và tình thương đối với tất cả, xem chúng sinh bình đẳngnhư nhau, không chọn lựa và loại trừ bất cứ một chúngsinh nào, và làm tất cả những gì có thể được, không phậnbiệt chúng sinh, để tất cả cùng nhau bước vào Giác ngộ.

94-Thói thường, đối với một kẻ mà ta giúp đỡ, ta chờ đợihọ tỏ lộ sự biết ơn đối với ta, bằng cách này hay bằngcách khác. Nếu người này không biết bày tỏ ơn nghĩa đốivới ta, có thể sự giận dữ hoặc hận thù sẽ phát hiệntrong lòng ta, và cũng có thể ta sẽ mong muốn làm hại kẻấy... Vậy hãy suy nghĩ và nhìn ngược vào tâm thức đểquan sát những gì đang xảy ra trong ta, chỉ có cách đó mớicó thể chận đứng quá trình đang diễn tiến trong tâm thứcvà làm tan biến những xúc cảm bấn loạn có thể đẩy tavào những phản ứng hung bạo.

Tốthơn nữa và lại càng dễ thực hiện hơn nữa, là nếu tabiết xem kẻ đang đối đầu với ta là một vị thầy đangđứng ra thuyết giảng cho ta và tạo cơ hội giúp ta thựcthi lòng nhẫn nhục và từ bi. Hãy tập suy tư như thế, vàsau này nếu chẳng may khi rơi vào môt cảnh huống tương tợ,ta lợi dụng ngay dịp ấy để cố gắng thực hiện một bướcđầu, sau đó việc xử thế sẽ trở nên ít khó khăn hơn,và sẽ giúp ta phát huy dễ dàng hơn sự an bình trong tâm thức.

95-Có nhiều phương pháp tu tập về kiên nhẫn. Sư hiểu biếtquy luật về nghiệp là một trong các phương pháp đó. Vậy,khi ta gặp phải những khó khăn trong công việc hoặc phảiđối đầu với một vần đề nào đó, hãy nghĩ ngay là chínhta phải chịu trách nhiệm về những khổ đau mà ta đanggánh chịu và nhất định là những khổ đau đó sinh ra từcác nguyên nhân do chính ta gây ra.

Tuynhiên, dù cho sự nhận chịu đó không giải quyết đượctình huống đi nữa, nhưng vẫn có thể giúp ta làm giảm bớttầm quan trọng, để có thể lùi lại tìm mọi cách khônggây ra thêm nghiệp mới bằng những tư tưởng và hành vi «không tốt ».

96-Vững tin nơi ta và những phẩm tính của ta không có nghĩalà kiêu ngạo. Thật quan trọng phải tin tưởng vào chính mình,vào những năng khiếu và các khả năng đặc biệt của mình,để vững tin nơi sự hiện hữu của ta, vì chưng những khảnăng của ta nhờ vào sự hiện hữu đó mới có thể pháthuy được những phẩm tính như lòng tốt, sự thân thiện,lòng từ bi và tình thương đối với kẻ khác. Lòng tin cẩnvà vững tin thật cần thiết để khai triển những phẩm tínhcon người. Đó là những mãnh đất mầu mỡ giúp cho nhữnghạt giống nảy mầm và phát sinh thành những xúc cảm tíchcực.

97-Người lớn, dù có phải là cha mẹ của những đứa trẻđược đặt dưới sự chăm sóc của mình hay không, đềuphải quan tâm tìm cách tỏ sự thân thiện và triều mến đốivới chúng. Giáo dục không phải chỉ là việc phát triểntrí óc, nhưng còn phải làm nẩy nở sự thông minh của contim và những phẩm tính con người, chẳng hạn như lòng từbi, sự ân cần, tình thân thiện, biết ý thức trách nhiệm.

Giáodục cũng là cách giảng dạy cho trẻ nhỏ hiểu rằng tấtcả chúng ta đều liên hệ với nhau trên khắp thế giới này,mục đích để đứa bé phát huy ý thức sâu đậm về nhữnghậu quả do tư tưởng và hành vi sẽ đem đến về sau.

Sauhết, điều thật quan trọng là người lớn phải làm gươngcho những đứa trẻ mà họ phải hướng dẫn và dạy dỗ,vì làm gương là phương pháp giáo dục tốt nhất về nhữnggì ta muốn truyền lại sau này.

98-Thật hết sức phù du khi nghĩ rằng có thể biến cải kẻkhác trước khi tự biến cải lấy mình. Tiến triển hoà bìnhtrên thế giới bắt đầu bằng cách giảm bớt những xungđột trong một vài quốc gia nào đó, làm cho chiến tranh chấmdứt. Muốn làm giảm bớt bất công xã hội để kiến tạomột thế giới tốt đẹp hơn phải bắt đầu bằng cách biếncải chính ta trước nhất, để sau đó ảnh hưởng đến môitrường chung quanh : tức những người gần gũi với ta vàgia đình ta.

Saukhi đã trải rộng được lòng từ bi, sự ân cần, nhân từvà hân hoan trong chu vi nhỏ hẹp đó, ta mới có thể mở rộngsự thành công ra một chu vi lớn hơn : bạn hữu, láng giềng,và cứ tiếp tục như thế.

Khiđã biến cải được tâm thức, ta mới biết quan tâm nhiềuhơn đến kẻ khác, đấy là nhờ vào lòng vị tha đã nẩynở trong ta. Bằng tình thương ta có thể ảnh hưởng đếntoàn thể địa cầu này và góp phần vào việc xây dựng hoàbình giữa con người và các quốc gia. Đấy là một điềuthật căn bản.

99-Trong cuộc sống thường nhật, ta cũng hiểu là khi tâm thứccàng vững chắc, thanh thản và toại nguyện, ta càng cảm nhậnđược hạnh phúc nhiều hơn. Khi tâm thức bất trị, tiêucực, không được tập luyện, ta sẽ cảm thấy khổ đau cảtinh thần lẫn thể xác. Vì thế, thật rõ ràng một tâm thứckỷ cương và trong sáng sẽ là nguồn gốc đem đến hạnhphúc cho ta.

Thểdạng tâm thức kỷ cương và trong sáng ấy, khi được khámphá và đưa nó vượt lên một mức độ thật cao, sẽ gọilà « sự thật trên con đường đưa đến chấm dứt». Mọi ảo giác có sẳn sẽ bị loại trừ và tách rời khỏitâm thức, bởi vì từ nguyên thủy, ảo giác đã sinh ra trongtâm thức chỉ vì lý do khinh thường coi nhẹ và bám víu vàomọi vật thể và biến cố.

100-Kinh sách Phật giáo cho biết trên dòng tiếp nối liên tụccác kiếp sống của ta, tất cả chúng sinh đều đã từnglà cha hay mẹ của ta vào một lúc nào đó trong quá khứ. Tinvào điều ấy giúp làm suy giảm tức khắc sự xung đột cóthể sinh ra giữa hai ngưòi với nhau và làm cho ta thay đổicách nhìn đối với những người mà ta gọi là kẻ thù. Phảihiểu rằng tất cả những cảm nhận tiêu cực đều là hậuquả từ nghiệp quá khứ làm biến dạng phong cách mà ta phóngnhìn vào một người mà vì định kiến ta cho là kẻ thù củata. Kẻ đó chỉ là những biểu hiện bên ngoài phát sinh từnhững yếu tố do chính ta góp phần để tạo dựng lên, hiểuđược như thế sẽ làm thay đổi sự cảm nhận của ta đốivới kẻ ấy. Nếu muốn tránh những xúc cảm tiêu cực trướcmột người hay một yếu tố nào từ bên ngoài, thì thậtlà quan trọng phải ý thức rằng người ấy, yếu tố ấyđúng ra chẳng có một chút trách nhiệm nào cả về nhữnggì xảy ra cho ta.

101-Cần phải hoà mình trong thế giới này để giúp đỡ kẻkhác, muốn làm được như thế phải hội nhập với hiệnthực và thời đại mà ta đang sống.

Vớitrách nhiệm của một người tu hành, tôi không được trễnải và phải cố gắng đặt vào tầm tay của mọi ngườitruyền thống tu hành của tôi, và phải làm thế nào đểtruyền thống đó có thể ứng dụng dễ dàng vào đời sốngtân tiến ngày nay.

102-Trong những nước dân chủ, tuy nhân quyền được tôn trọng,nhưng quyền của thú vật bị chà đạp quá đáng. Dù rằng,theo nguyên lý tương liên giữa mọi sinh linh và hiện tượng,tất cả đều liên đới với nhau. Chúng ta thường dễ quênvà không phân tích để hiểu rằng những hậu quả phát sinhtừ cách cư xử tiêu cực sẽ ảnh hưởng vào cuộc sốngcủa ta, trong ngắn hạn và trong lâu dài. Sự khai thác quáđáng súc vật và thiên nhiên sẽ gây ra trong tương lai nhữnghậu quả độc hại trên thực phẩm và sức khoẻ. Nếu biếtsuy nghĩ thêm một chút, ta sẽ hiểu rằng cần phải thiếtlập cách tổ chức như thế nào để bảo vệ môi trườngvà súc vật.

103-Phần lớn các nguyên lý tôn giáo đều phát sinh từ sự quansát về cách giao tiếp và tình cảm giữa con người. Các nguyêntắc ấy nhắm vào mục đích làm gia tăng những phẩm tínhtích cực, chẳng hạn như lòng từ bi, lòng tốt, sự ân cần.Những lời giáo huấn và sự tu tập giúp cho người theo Phậtgiáo thực hiện được niết bàn, tức sự giải thoát khỏimọi khổ đau. Ước vọng đạt được mục đích tối thượngđó, không có nghĩa là lơ là không quan tâm đến sự sinh sốngcủa ta. Tạo được những hoàn cảnh sinh sống thuận lợi,ta mới có thể giúp đỡ hữu hiệu những người khác. Chẳnghạn, không thể sống được nếu không có tiền. Vậy sựquan trọng của đồng tiền không thể nghi ngờ, nhưng phảiđặt vị trí đồng tiền đúng chỗ, đừng xem nó như làmột vị trời toàn năng. Thật là sai nếu xem đồng tiềncó đủ khả năng làm thoả mãn những nhu cầu thiết yếuvà căn bản của ta. Ưu tiên hơn hết là đạt được mộttâm thức lành mạnh, vận hành theo chiều hướng tích cực,giúp cho tâm thức an bình. Tất cả những thứ khác sẽ tựđộng đến sau.

104-Quyền năng thật sự mà ta có thể đạt được là phục vụkẻ khác. Theo tôi, quyền năng đó là chính đáng và tích cực.Tất cả những hình thức quyền lực khác, đặc biệt làquyền lực dựa vào tiền bạc, đòi hỏi những trách nhiệmlớn lao, nhưng thông thường các người có trọng trách lạikhông ý thức được những trách nhiệm ấy. Họ phải thậtcẩn thận cân nhắc để tìm hiểu những động cơ nào thúcđẩy những hành vi của họ.

Đốivới những người làm chính trị cũng thế. Dân chủ dựavào sự phân quyền ; hành pháp, lập pháp và tư pháp phảitách rời nhau. Cách phân chia như thế là cách bảo vệ chốnglại những kẻ điên rồ có thể đứng ra nắm giữ quyềnhành.

105-Trên phương diện con người, đối với tôi không có gì khácbiệt giữa một vị lãnh đạo quốc gia và một công dân đơngiản. Tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau. Chúngta đều có những nhu cầu căn bản như nhau. Tu tập tâm linhcần thiết cho tất cả. Nói như thế, tức tôi muốn nhấnmạnh là sự tu tập rất cần thiết cho một người đứngra nắm giữ trọng trách quốc gia, sự cần thiết đó cấpbách hơn nhiều so với một người chọn con đường tu hànhđã ẩn cư bên ngoài thế tục. Một vị lãnh đạo chính phủ,một chính trị gia hay một chủ nhân xí nghiệp là những ngườiquan trọng trong xã hội. Những hành vi tích cực hay tiêu cựccủa họ sẽ gây ra nhiều tác động trong đời sống củamột số lớn con người. Để duy trì tính cách tích cực vàgiữ được những động cơ thúc đẩy nhân từ, họ cầntu tập tâm linh để tránh không làm thưong tổn đến kẻ kháctrên một bình diện lớn lao. Thật hết sức khẩn cấp, nhữngngười lãnh đạo phải phát huy thái độ thương người vàbiết ý thức trách nhiệm. Thế giới này cần đến nhữngcon người như thế để hướng về hoà bình.

106-Cách nay vài mươi năm, chẳng có ai quan tâm đến môi sinh.Các người lãnh đạo và cả quần chúng đã sai lầm khi chorằng tài nguyên trên Địa cầu sẽ bất tận. Ngày nay, hầuhết các đảng phái chính trị đều nói đến môi sinh. Sựchuyển hướng ấy căn cứ trên những kinh nghiệm thực tế.Dù rằng các chính quyền lãnh đạo chưa hành động để bảotoàn tài nguyên thiên nhiên ; ảnh hưởng nhà kính và tệ nạnphá rừng vẫn còn gia tăng, nhưng rồi dần dần các chínhquyền ấy cũng sẽ bước vào con đường đã được vạchra từ những sự kiện trên đây. Vững tin vào điều đó giúpcho tôi can đảm để tiếp tục hành động trong mục đíchkiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn.

107-Những sinh linh giác ngộ* là những tấm gương cho tất cảnhững người tu tập noi theo. Các sinh linh giác ngộ khích lệngười tu tập nên cố gắng nhiều hơn nữa để bước theohọ, để thực thi trí tuệ và từ bi giống như họ. Trí thôngminh giúp thực hiện mục đích đó, và khi thực hiện đượcnhư thế, trí thông minh sẽ không còn là công cụ lèo láibởi những xúc cảm tiêu cực và độc hại, nguồn gốc củakhổ đau. Vì vậy, trí thông minh khi được thúc đẩy bởinhững lý tưởng tốt đẹp sẽ trở thành một sức mạnhtrợ lực quý giá vô ngần.

(Chúthích thêm của người dịch : *Những sinh linh giác ngộ lànhững vị Thầy đích thực, những Vị chân tu, những Con ngườiđạo hạnh và cao cả đã thành đạt trong việc tu tập. Dù đang sinh hoạt trong một bối cảnh nào của xãhội, tư tưởng, ngôn từ, hành vi và lối sống của họ cũngđều phù hợp với Đạo Pháp, không đi ra ngoài ĐạoPháp. Từ bi và yêu thương phát lộ trong lòng họ, hiểnhiện trong đôi mắt, trong từng lời nói và trong hai bàntay để ngữa của họ. Những sinh linh ấy đang sống trongcõi sắc giới bên cạnh chúng ta, chỉ cần mở rộng lòng ta để nhìn thấy họ. Những sinh linh giác ngộ cũng hiệnhữu thật nhiều trong cõi vô sắc giới và luôn luôn âu locho chúng ta, nhưng cần phải có một tâm hồn tinh khiết đểnhìn thấy họ).

108-Tình mẫu tử buộc chặt người mẹ với người con khôngphải là một thứ tình cảm bám víu phát sinh từ dục vọng.Người mẹ không bao giờ chờ đợi bất cứ điều gì nơiđứa con mình, một đứa hài nhi trong tay, mà chỉ nghĩ đếnbổn phận của chính mình, luôn luôn mong mỏi đem đến niềmvui và sự an lành cho con mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.Tình thương đó, nếu không bị biến dạng, sẽ rất gầnvới lòng từ bi đích thực, trong sâu thẳm của lòng từ bikhông có một chút bóng dáng nào của sự bám víu. Chính vìthế mà lòng từ bi đích thực phải được phát huy khôngphân biệt giữa bạn hữu và kẻ thù. Khi đã đạt đượccấp bậc tu tập ấy, ta sẽ không còn phân biệt giữa tấtcả chúng sinh, ta cầu mong sự tốt đẹp cho tất cả, và taluôn luôn âu lo cho việc ấy, vô điều kiện và không kỳthị, ngay cả trường hợp đối với một người đang đứngtrước mặt ta và đang tìm cách ám hại ta. Tình huống đókhông thể làm cho ta xao xuyến vì ta đã phát huy được sựan bình trong tâm thức. Tuy thế, điều ấy cũng không cấmcản ta thận trọng tìm giải pháp ngăn ngừa, nhưng không đượcphát lộ hận thù, giận dữ hay oán hờn.

HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2021(Xem: 7176)
Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
22/12/2021(Xem: 7055)
Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
16/12/2021(Xem: 6421)
Nhận được sự quan tâm giúp đỡ đồng bào Phú Yên của chư Tôn Đức & Phật tử hải ngoại, tuần lễ vừa qua Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã thực hiện một đợt phát quà cho 120 hộ bà con lao động nghèo trong hoàn cảnh khó khăn do bão lụ gây ra. Buổi phát quà đã được Ni Sư Thích nữ Bổn Tánh tại Phú Yên phụ trách. Mỗi phần qua trị giá 300 ngàn + phong bì 200 ngàn VND. Kính mời quí vị hảo tâm xem qua vài hình ảnh phát quà do Ni Sư Bổn Tánh cung cấp :
15/12/2021(Xem: 5820)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Sẻ chia trong lúc hoạn nạn, khó khăn, mãi là điều quý giá nhất trên đời, vào đầu tuần này, Monday (13 Dec 2021) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong hoàn cảnh thiếu thốn triền miên bởi ảnh hưởng nền kinh tế suy thoái do Đại dịch gây nên .. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 346 hộ tại 2 ngôi làng Chandigard Village and Sumant Raj Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 23 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, muối, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiền mặt (Mỗi phần quà trị giá: 14usd.45cents x 346 hộ = ... (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn). Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
14/12/2021(Xem: 5987)
Tiến sĩ Sneha Rooh, một nhà nghiên cứu y khoa, bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân đến từ Hyderabad, một thành phố ở phía nam Ấn Độ. Cô đã và đang phát triển một chương trình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, hướng dẫn các vị tu sĩ Phật giáo cách chăm sóc người bệnh nhân đang hấp hối, cận tử nghiệp và bệnh nan y.
14/12/2021(Xem: 4688)
Chúng ta đang sống trong một thế giới giảm dần. Chúng ta đang sống trên một tấm lụa, một màn hình máy chiếu. Vấn đề tâm linh duy nhất, hành trình tâm linh của chúng ta là trải nghiệm, và xác định những bức tranh sơn dầu thời xưa đều sử dụng vải canvas căng trên khung gỗ rồi sáng tạo hình vẽ, cho dù đó là hình ảnh địa ngục khổ đau hay thiên đường tươi đẹp an lạc hạnh phúc.
11/12/2021(Xem: 4927)
Mae Chee Sansanee Sthirasuta là một nữ tu sĩ nổi tiếng ở Thái Lan, người đã sáng lập Trung tâm thiền Phật giáo Phật Sathira Dammasathan tọa lạc ở ngoại ô Bangkok vừa viên tịch vào lúc 8 giờ hôm thứ Ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 (4/11/Tân Sửu). Sư nữ Mae Chee Sansanee Sthirasuta, người nổi tiếng ở Vương quốc Phật giáo Thái Lan, người sáng lập Trung tâm thiền Phật giáo Sathira Dammasathan tọa lạc ngoại ô thủ đô Bangkok. Nơi đây thường xuyên tổ chức các chương trình tu học dành cho mọi đối tượng, lứa tuổi, v.v nhằm nỗ lực vì hòa bình, phá vỡ chu kỳ bạo lực và phân biệt đối xử trong cộng đồng.
11/12/2021(Xem: 18302)
Hương trầm thơm ngát cả rừng thiền, Vườn tuệ chiên đàn nguyện kết nên. Đao Giới vót thành hình núi thẳm, Lư lòng thắp sáng nguyện dâng lên.
11/12/2021(Xem: 14954)
Tuần lễ cuối, tháng 11 năm Tân Sửu, một Đại Hội đã khai diễn qua hình thức mới mẻ với kỹ thuật tin học tân tiến hiện đại để quy tụ được thành phần khắp thế giới cùng tham dự. Đó là Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, lần thứ nhất đã trực tuyến diễn ra qua hệ thống Zoom Meeting. Đại Hội được sự đồng chủ toạ của nhị vị là Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ, vị Tỳ Kheo khâm thừa di chúc của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, để hiến dâng tâm-lực, trí-lực nhận trọng trách bảo tồn, hoằng dương Chánh Pháp; và Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát vị Thiền sư uyên thâm Kinh, Luật, Luận qua những cổ ngữ Phạn, Hán, Pali. Trước ngày Đại Hội khai diễn, nhiều bức tâm thư được lần lượt phổ biến, nêu những điểm chính sẽ được thảo luận trong Đại Hội cũng như giới thiệu thành phần các ban đã được thành lập gồm Chư Tôn Đức đại diện các châu lục cùng quý cư sỹ Phật tử có khả năng góp trí lực và tâm lực, cùng điều hành pháp-sự.
10/12/2021(Xem: 6583)
Today before you think of saying an unkind word - Think of someone who can't speak. Before you complain about the taste of your food – Think of someone who has nothing to eat.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]