Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một cảm thông đáng trân quý

08/04/201313:00(Xem: 6481)
Một cảm thông đáng trân quý

Chua Vien Giac (15)


Một cảm thông đáng trân quý

Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp

Như mọi người đều biết, Đạo Phật trong suốt những thập niên qua đã có nền tảng khá vững chắc tại phương Tây. Riêng tại Đức, sự tìm hiểu và tu tập giáo lý Phật Đà của người bản xứ ngày càng nhiều thấy rõ. Ở điểm này có rất nhiều lý do để dẫn chứng. Một trong những yếu tố chính là „sự phá sản vũ bảo của xu hướng tiêu và hưởng thụ vật chất“. Vì vậy, con người ở phương Tây rất mong muốn quay về với cuộc sống tâm linh, nhất là tìm hiểu những tư tưởng Đông phương, đặc biệt là Phật giáo với nhiều truyền thống tu tập.

Từ đó, những yêu thích nếp sống văn hóa, hình ảnh, . . . hoặc những biểu tượng Đông phương được kinh doanh trên thương trường, đồng hành với sự tìm hiểu và tu tập. Cũng từ nhân tố đó mà tại Đức có rất nhiều doanh nghiệp đại lý sản xuất ra những mặt hàng có in hình Phật, hoặc những biểu tượng Phật giáo như: lá cờ Phật giáo thế giới, hình Bồ tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm), chày kim cương, bánh xe pháp luân v.v… Riêng chữ Vạn (srivatsa – laksana) thì họ không dùng, vì muốn tránh ngộ nhận với dấu hiệu của Đức quốc xã trước kia! Không riêng gì ở bình diện sản phẩm, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp các ngành thương mại khác nhau: như hàng quán, khách sạn, phòng trà khiêu vũ, quãng cáo xe, đồ gia dụng . . ., cũng dùng chữ Buddha hay những biểu tượng Phật giáo để quãng cáo, tiếp thị và cạnh tranh.
Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều tổ chức Phật giáo tại Đức viết thư lên tiếng yêu cầu các doanhh nghiệp này hãy lưu tâm đến niềm tin tôn giáo của người Phật tử. Họ yêu cầu các doanh nghiệp này hãy loại ra những mặt hàng có in hình Phật v.v. . . để tránh xúc phạm đến niềm tin tín ngưỡng.

HT Nhu Dien
Trước khi Thượng Tọạ Phương Trượng Chùa Viên Giác đi hoằng pháp tại Mỹ, trong thời gian từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5 năm nay, Thầy có nhận một cuốn mục sách quảng cáo sản phẩm của Đại lý Schneider ở Wedel, do một Phật tử gửi đến. Thầy đã dạy chúng tôi viết thư đề nghị Đại lý này hãy thông cảm loại ra những mặt hàng khăn vải có in hình Phật thủ (đầu Đức Phật). Y giáo phụng hành, chúng tôi thay mặt Hội Phật Tử VN Tỵ nạn tại Đức đã viết thư đến Đại lý Schneider, như lời chỉ dạy của Thầy. Từ trước đến nay, những thư gủi đi như vậy chưa hề có sự trả lời của các doanh nghiệp. Nên sự mong đợi có thư trả lời là chuyện rất mơ hồ.
Riêng đối với Đại lý Schneider, thật là một sự bất ngờ. Đúng hai tuần sau khi gửi thư đi, chúng tôi nhận được hồi âm có nội dung cảm thông rất đáng trân trọng của Ông Carsten Muuß, điều hành Ban Giám đốc Đại lý Schneider ở Wedel.
Để tán thán sự cảm thông này của Đại lý Schneider, chúng tôi xin dịch lại thư gửi của Hội PT và thư hồi âm của Đại lý Sản phẩm Schneider, để mọi người cùng tùy hỷ chia sẻ niềm cảm thông này.


Nguyên văn tiếng Đức hai bức thư trên được phổ biến trên trang nhà Chùa Viên Giác, trang dành cho người Đức: http://viengiac.de/


Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp
ghi (15.05.2008)



Thư của Hội Phật Tử VN Tỵ Nạn tại Đức:



Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Chi Bộ Đức quốc C.V.B.K (Gemeinnütziger Verein e.V.)
Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Đức quốc V.B.V.F. (Gemeinnütziger Verein e.V.)
c/o Chùa Viên Giác, Karlsruher Str. 6, 30519 Hannover, Tel. 0511-871809, Fax. 0511-8790963,
www.viengiac.de, Email: [email protected]
Hannover ngày 15 tháng 4 năm 2008



Kính gửi: Đại lý Sản phẩm Schneider GmbH
- Ban Giám đốc - Quý Ông Risto Pfalz và Carsten Muuß
Strandbaddamm 2 – 4, 22880 WEDEL

Kính mong sự thông cảm
Về việc: Quảng cáo của quý vị - Lọat hàng vải in hình „Đức Phật“ – trong cuốn quảng cáo Schneider mới nhất.


Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.
Kính thưa quý Ông Pfalz và Muuß,
Kính thưa quý vị.
Chúng tôi có nhận được một mục sách quảng cáo các mặt hàng do quý vị sản xuất vào dịp Lễ Phục Sinh năm 2008. Mục sách trình bày rất phong phú và thật trang nhã. Trên trang 326 mục sách quảng cáo có giới thiệu những sản phẩm khăn vải in hình Đức Phật với dòng chữ „Lọat hàng vải in hình Phật thủ“. Chúng tôi mong quý vị cảm thông rằng, những hình ảnh này đã làm chấn động và tổn thương đến niềm tin tín ngưỡng Phật giáo.
Chúng tôi, những Phật tử hiện sống tại Đức có cảm xúc rằng, Đức bổn sư của chúng tôi,là Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã giác ngộ trước đây 2500 năm tại miền Bắc Ấn, đã bị bôi bác vì những sản vật như thế. Giáo lý của Thế Tôn đặt nền tảng trên sự hiểu biết để xóa bỏ tham, sân và si. Những sản vật như thế sẽ mang tính cách miệt thị và làm giảm gía trị giáo lý Phật Đà.

Dĩ nhiên chúng tôi biết rằng, sự quảng cáo và tiếp thị của quý vị nhắm vào mục đích phục vụ thị hiếu của một số khách hàng nào đó. Vấn đề quảng cáo và cạnh tranh thị trường trong một xã hội tiêu thụ đa văn hóa là quyền của qúy vị để cống hiến những mặt hàng có thể bán được hầu có lợi tức thu nhập cao.
Thị trường kinh tế tự do bó buộc nhà doanh thương phải sử dụng mọi phương tiện để giữ vững doanh nghiệp, công ty của họ trên thị trường và có đủ khả năng để cạnh tranh. Nói cho cùng, tất cả công nhân viên làm việc cho quý vị cũng vẫn phải sống vào sự thành công của công ty.

Nhưng rất tiếc những hình ảnh về Phật giáo vẫn luôn được dùng trong thương trường không có sự đắn đo suy nghĩ và chọn lựa – và cũng không cần tìm hiểu ý nghĩa thật sự của nó. Và chính hình thức phổ biến này đã xúc phạm và tổn hại đến niềm tin những người tu tập và hành trì giáo lý Phật Đà, cũng như sự tôn kính phẩm giá an lành và hài hòa của Phật giáo.

Sống trong nước Đức, chúng tôi chân thành cảm tạ Hiến pháp của sở tại, như điều 4 khoảng 1 sau đây: „Quyền Tự do Tôn giáo, Tự do tư tưởng và Tự do theo đạo và niềm tin đối với nhân sinh vũ trụ quan, là quyền bất khả xâm phạm“.

Mặt khác, chúng tôi hoàn toàn tán đồng tinh thần tự cam kết của doanh nghiệp quý vị ghi như sau: „Công ty luôn theo đuổi đường lối triết lý của mình và không chạy theo bất kỳ một xu hướng khác, . . .“ Trích từ: http://www.schneider.de/schneider/controller/about_einkauf.

Vì thế chúng tôi rất tin tưởng rằng, quan điểm của chúng tôi sẽ được Quý vị hoan hỷ hưởng ứng.
Qua văn thư này, chúng tôi kính đề nghị Quý vị hãy loại ra những mặt hàng vải có in hình Đức Phật trong loạt hàng quảng cáo của Quý vị. Ngoài ra kính mong Quý vị hãy lưu tâm những mặt hàng sản xuất có ảnh hưởng đến tín ngưỡng Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo và nhiều Tôn giáo khác. Chúng tôi rất hoan hỷ việc làm này của Quý vị.

Trong tư cách đại diện những người Phật Tử Việt Nam cũng như ngoại quốc khác, chúng tôi chân thành tri ân sự hiểu biết cảm thông của Quý vị.
Đặc biệt, chúng tôi vui mừng chờ đón sự trả lời của Quý vị.
Chúng tôi kính chúc công ty của Quý vị, tất cả công nhân viên của công ty nhiều thành công, cuộc sống hài hòa, nhiều sức khoẻ và luôn an lành trong niềm tin Phật Đà.

Trân trọng kính thư
Ký tên: Ngô Ngọc Diệp, Cử nhân Kỷ sư Cơ khí
Hội trưởng Hội Phật Tử VN Tỵ nạn tai Đức quốc.
Đóng dấu Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Đức quốc.
(Xem nguyên văn tiếng Đức Verständnisschreiben_an_Versand_Schneider_15042008)



Thư trả lời của Đại lý Schneider:

Schneider. Đại Lý Sản phẩm Schneider Holding GmbH
Strandbaddamm 2-4, 22880 Wedel
Fax: (04103) 809 583, Điện thọai: (04103) 809 379
Phân khu: Ban Giám đốc,
Trách nhiệm: Carsten Muuß


Ngày: 29.04.08.

Kính gửi: Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất

c/o Chùa Viengiac, Ông Ngọc Diệp

Karlsruher Straße 6, 30519 Hannover

Về việc: Trả lời thư của Ông đề ngày ngày 15 tháng 04 năm 2008 .
Kính gởi ông Diệp,
Chúng tôi rất cảm thông và ghi nhận lời yêu cầu của Ông. Điều xảy ra không phải do sự cố ý của chúng tôi, tuy nhiên không ngờ điều nầy đã làm tổn thương đến cảm xúc của người Phật Tử.
Đối với chúng tôi, những sản phẩm có in hình Đức Phật trong thời gian qua đã có nhiều ý nghĩa lớn. Chúng tôi chưa hề nghĩ đến tính cách tôn giáo của nó, mà chỉ tìm cách cung ứng những sản phẩm cho khách hàng ưa chuộng các kiểu cách Đông phương. Chúng tôi trân trọng ghi nhận sự lưu ý của quý vị và sẽ lọai những khăn tay có in hình Phật ra khỏi mặt hàng quảng cáo.

Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, trong quá khứ chúng tôi cũng đã từ chối những mặt hàng như những điều quý vị đã nêu ra. Dù thế, trong tương lai người ta cũng khó hiểu được cảm xúc của người khác văn hóa và tôn giáo, để không làm tổn thương và xúc phạm, khi chính họ không cùng nền văn hóa như vậy.

Vì thế, kính mong quý vị thông cảm chúng tôi, khi chúng tôi trong tương lai thực hiện không rốt ráo được. Tuy nhiên quý vị có thể tin chắc một điều rằng, chúng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai để tránh những sự đáng tiếc như vậy xảy ra.


Trân trọng. Chữ ký của ông C. Muuß


(xem thư nguyên văn Antwortschreiben_Schneider_06Mai2008)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/02/2011(Xem: 9454)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
16/02/2011(Xem: 5925)
Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân, thư giãn tinh thần.
16/02/2011(Xem: 6755)
Yêu thương và được yêu thương là hai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
15/02/2011(Xem: 11091)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
15/02/2011(Xem: 6968)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 10806)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7310)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7297)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8493)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8607)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]