Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VII: Nhục thân Bồ Tát và Cố cung

23/05/201319:50(Xem: 8022)
Chương VII: Nhục thân Bồ Tát và Cố cung


Bhutan có gì lạ?

Thích Như Điển

◄♣►

Chương VII. Nhục thân bồ tát và cố cung

Ngày 27 tháng 4 năm 2001 đó, trước khi đi về chốn cố cung, phái đoàn được hướng dẫn bởi anh Kunzang và 2 Thầy Bhutan đi thăm nhục thân Bồ Tát trong chốn Hoàng Cung. Nơi nầy gọi là Tashichhodzong. Chữ Dzong đứng sau cùng theo nghĩa tiếng Bhutan là Tu Viện. Tu Viện nầy nằm ngay chỗ Vua và các vị Bộ Trưởng làm việc.

Chúng tôi leo lên những từng gác có cầu thang dựng đứng để vào chánh điện. Sau khi vào chánh điện lễ Phật thì mọi người được hướng dẫn vào nơi Tổ Sư Đường để tụng kinh, dâng lễ và nhận nước gia trì. Có kẻ thì uống, có người thì xoa lên đầu. Chúng tôi được biết rằng vị Đại Sư nầy sau khi thị tịch, xác thân không bị rữa thối, cho nên Vua Chúa và quan lại cũng như nhân dân mới mang vào đây thờ và kính trọng Ngài như là một vị Thánh hiển linh.

Điều nầy cũng dễ hiểu thôi. Vì những bậc Đại Sư sau khi thị tịch thường hay để lại một cái gì đó cho hậu thế chiêm ngưỡng và từ đó phát khởi nên lòng tin. Ví dụ như Đức Phật, các vị Bồ Tát, các vị A La Hán để lại Xá Lợi. Không những chỉ ở Ấn Độ mà ở Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam cũng đều có như thế.

Tại Việt Nam chúng ta nơi Chùa Đậu thuộc tỉnh Hà Tây cách Hà Nội 24 cây số về phía Nam hiện có tôn trí 2 nhục thân của 2 vị Thiền Sư tên là Vũ Khắc Minh pháp danh là Đạo Chân và Thiền Sư Vũ Khắc Trường pháp danh là Đạo Tâm. Hai vị nầy là hai chú cháu cùng tu tại một chùa và cùng chứng đạo cách đây 300 năm về trước. Chùa nầy được xây dựng từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11. Ban đầu có tên là Thành Đạo Tự và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử tên chùa lần lượt thay đổi như sau: Pháp Vũ Tự, Chùa Vua, Chùa Bà, Chùa Đậu. Chùa nầy hiện đang trùng tu. Nếu quý Phật Tử nào có cơ duyên về thăm quê, nên đến đây để đảnh lễ nhục thân của 2 vị Bồ Tát nầy. Chứng tỏ rằng Việt Nam chúng ta cũng có vị tu chứng, chứ không nhất thiết phải là Tây Tạng hay Trung Hoa.

Tại tỉnh Quảng Đông thuộc thôn Thiều Quang nơi Nam Hoa Thiền Tự hiện còn thờ 3 nhục thân của 3 vị Bồ Tát. Đó là: Ngài Lục Tổ Huệ Năng, Ngài Đan Điền và Ngài Hám Sơn. Tất cả những chơn thân nầy đã trải qua trên dưới 1.000 năm rồi, nhưng thân thể ấy vẫn còn ngồi kiết già nguyên vẹn như thế.

Đúng là bất khả tư nghì. Chỉ có pháp Phật mới giải thích được, chứ ngoài ra thì không có một hiện tượng gì của thế gian mà giải thích nổi. Nhưng một điều cũng không kém phần quan trọng mà chúng ta nên hiểu rằng tất cả mọi pháp đều bất định. Có nghĩa là không có gì chắc thật cả. Hôm nay là như thế mà ngày mai lại thay đổi. Hôm nay tốt, ngày mai xấu hoặc ngược lại. Có kẻ hôm qua là sát nhân; nhưng hôm nay sau khi hối hận ăn năn là Bồ Tát. Cho nên chúng sanh và Bồ Tát không khác nhau là vậy. Hãy đừng kẹt vào nhị nguyên và vào sự chấp trước thì chúng ta sống thoải mái vô cùng. Còn ai đó nếu không hiểu giáo lý của Đạo Phật cứ chạy theo bắt bóng chứ hình thật thì không bao giờ có được.

Mới đây chúng tôi có dịp đi Ý để làm lễ và thuyết giảng tại Niệm Phật Đường Viên-Ý, quý Đạo Hữu có dẫn chúng tôi đến nhà thờ St. Antonio tại Padova. Nơi đây còn tàng trữ cái lưỡi và quai hàm của Thánh Antonio. Mặc dầu Thánh đã mất cách đây mấy trăm năm rồi. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà tôn giáo nào cũng có cả, chứ không phải chỉ Phật Giáo mới có. Quý vị nào ở Ý hay ở các quốc gia khác, nếu có cơ hội, nên đến Padova để xem những hình thức Xá Lợi của Đạo Thiên Chúa.

Thượng Tọa Quảng Bình, tôi và Thầy Đồng Văn cũng đã đến thành phố Firenze tại Ý và vào trong nhà thờ, nơi mà ông Gallilé đã phát minh ra rằng: Quả đất hình tròn chứ chẳng phải hình vuông và quả đất xoay xung quanh mặt trời chứ không phải ngược lại như Thánh Kinh đã nói. Sau đó Tòa Án của La Mã đã kết án tử hình và bảo ông phải nói lại cho giống Thánh Kinh; nhưng ông đã không làm điều đó và trước khi bị chết, ông vẫn nói những điều như ông đã phát minh. Ngày nay La Mã vẫn còn và những sự thật vẫn còn. Ai muốn nghiên cứu lịch sử thì hãy đọc sách hoặc đến tận chỗ để xem thì có lẽ tận tường hơn; nhưng một điều căn bản mà chúng ta phải hiểu là không có gì nhất định cả. Vì mọi vật đang thay đổi; nên pháp cũng phải thay đổi vậy thôi.

Sau khi thăm nhục thân Bồ Tát tại Tashichhodzong phái đoàn chúng tôi về lại khách sạn và chuẩn bị hành lý để đi Punakha và sẽ không về lại đây nữa. Đường đi từ Thimphu đến Punakha không xa mấy, cách Thimphu về hướng Đông độ chừng 77 cây số; nhưng xe chạy qua đèo, quanh đi quẩn lại phải tốn đến 4 tiếng đồng hồ. Punakha nằm cạnh con sông Mo Chhu (con sông mẹ) và Pho Chhu (con sông cha).

Trên đường đi chúng tôi nhìn ngắm hai bên thật thỏa chí. Ai mệt thì nghỉ và thỉnh thoảng cũng có những cánh đồng xanh đây đó, có bầy chim hay bầy quạ bay ngang vỗ cánh kêu lên thất thanh mấy tiếng như nhắc nhở mọi người là đừng quên cảnh đẹp thiên nhiên đấy nhé!

Anh tài xế xe nhỏ đưa chúng tôi đến khách sạn trước; nhưng theo chúng tôi được biết là vị Thị Trưởng thành phố Punakha đang chờ ở đó cũng như Đại Sư Giám Viện. Do vậy tôi hối anh tài xế là nên đưa chúng tôi đến Tu Viện Punakha gấp. Mà thật thế, khi xe nhỏ chúng tôi đến thì xe Bus đưa đoàn của chúng tôi cũng vừa đến. Lúc đến đây ai cũng mệt; nhưng nhìn chung quanh Tu Viện rất đẹp; nhất là những hàng cây trổ bông màu tím vây kín cố cung. Hai bên Tu Viện là 2 con sông với dòng nước êm ả đang lững lờ trôi. Quả là một phong cảnh rất hữu tình.

Cố Cung và bây giờ là Tu Viện Punakha Dzong

Ở đây xin nhắc qua một chút lịch sử của Punakha Dzong. Tu Viện nầy là một Tu Viện quan trọng đứng hàng thứ 2 của Bhutan. Nhiều năm về trước cho đến đời vua thứ 2 thì nơi đây là thủ đô của chính phủ. Việc kiến tạo Punakha được Guru Rimpochi mô tả như sau: "... Có một người tên là Namgyal muốn đến một ngọn đồi và thấy đó như là một con voi". Sau đó Shabdrung đến Punakha và thấy rằng đây là một nơi như con voi đang nằm ngủ, nằm yên 2 bên con sông Mo Chhu và Pho Chhu. Đây là nơi nên xây một Tu Viện.

Tu Viện nầy được bắt đầu xây năm 1637 và hoàn thành vào những năm sau đó. Tên đầu tiên là Druk Punythang Dechhen Phodrang có nghĩa là cung điện đại hỷ. Sau đó thì bị Tây Tạng chiếm đóng vào năm 1639. Chiến tranh cũng đã làm hư hại rất nhiều. Tăng Sĩ Shabdrung thành lập Tu Viện nầy với 600 vị. Khi mà thủ đô được dời về Thimphu thì Punakha vẫn được xem như là cung điện mùa Đông với sự có mặt của chư Tăng đại biểu. Tu Viện cũng là trụ sở của chính phủ. Khi Punakha còn là thủ đô thì Vua Jigme Dorji Wangchuck cũng đã tập trung các đại biểu về đây dự hội nghị vào năm 1952.

Tu Viện Punakha Dzong nầy chiều dài 180 mét, ngang 72 mét, có độ cao của 6 tầng lầu. Tháp chuông bằng vàng được xây dựng vào năm 1676 bởi Punakha Dzong Gyaltsen Tenzin Rabgye. Một cây cầu được xây qua giữa 2 sông bắt ngang qua Tu Viện được xây năm 1720 đến 1730 thì hoàn thành. Ngài Shabdrung Ngawang Namgyal đã viên tịch nơi đây và nhục thân của Ngài cũng đang tôn trí tại Machey Lhakhang trong Tu Viện nầy. Không phải là ai cũng có thể vào đây và có thể mở cửa được. Ngoài 2 Lạt Ma Machin Zimpon và Machin Simpon ra thì chỉ có nhà Vua và vị Je Khenpo mới có thể vào phòng nầy. Cả 2 vị nầy vào đây để cầu nguyện trước khi họ lâm triều.

Đầu tiên thì vị Thị Trưởng thành phố Punakha tên là Drabi Lopen tiếp chúng tôi khi mới xuống xe. Hôm ấy ông ta mặc đại lễ phục của triều đình, có gươm báu đeo bên mình, theo sau là quân lính hầu; cũng như đứng chào chúng tôi ở tư thế là một quốc khách. Vị Thị Trưởng nói tiếng Anh rất lưu loát. Đường lên Tu Viện có 3 ngõ. Ngõ giữa chỉ để dành cho Vua và các bậc Đại Sư đi. Hôm đó tôi được hân hạnh đi con đường nầy. Đường 2 bên dùng cho quan và dân đi, và phái đoàn đã đi con đường đó.

Chụp chung với vị Thị Trưởng thành phố Punakha và các vị Dân Biểu địa phương

Đường nào thật ra cũng dẫn đến một đích duy nhất thôi; nhưng ngày xưa thì có phân chia ra như thế; chứ bây giờ đã dân chủ nhiều rồi; không có còn phân biệt nặng nề giữa vua và dân cũng như giữa người lãnh đạo và thân tộc nữa. Mới đây nước Đức có một điều đặc biệt mà truyền hình nhà nước vẫn thường hay lưu tâm chiếu đi chiếu lại nhiều lần như sau:

Sau khi ông Schröder lên làm Thủ Tướng của nước Đức, ông ta muốn tìm lại người cha đã mất tích sau đệ nhị thế chiến và cuối cùng thì nhân lễ Phục Sinh năm 2001 người ta đã tìm ra tông tích là mồ mả của cha ông Thủ Tướng hiện chôn tại một vùng nhỏ ở Tiệp Khắc và gia đình còn lại là Mẹ già, em trai, chị gái đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bây giờ thì họ nhìn lại nhau, chứ ngày trước không biết vì lý do gì mà gia đình bỏ ông Thủ Tướng sống một mình nơi nước Đức, còn mọi người thì lưu lạc sang Đông Âu. Câu hỏi ấy vẫn chưa được trả lời. Có lẽ lý do chiến tranh là chính; nhưng cũng có thể vì đông con quá nuôi không nổi cho nên gia đình đẩy ông ta đi xa hơn để tự sống. Thế rồi ông ta làm đủ thứ nghề. Từ nghề đồ gốm cho đến đi bỏ báo và tự học từ nhỏ đến lớn. Đến khi đang học Đại Học thì cực hơn, ban ngày đi làm và ban đêm đi học để cuối cùng tốt nghiệp Tiến Sĩ và ông cũng đã tham gia chính trị để leo lên đến tột đỉnh của quyền uy trước khi làm Thủ Tướng của nước Đức ông là Thủ Tướng của Tiểu Bang Niedersachsen thuộc Đảng SPD đang cầm quyền.

Thế rồi mùa tranh cử năm 1998 vừa qua SPD đã thắng và ông ra tranh cử chức Thủ Tướng cũng đã thành công. Riêng nói về cuộc đời của ông thì quá khổ sở, có 3 hay 4 đời vợ; nhưng bà nào cũng có vấn đề rồi ly dị. Lương của ông phải phân chia cho nhiều bà nên chẳng còn lại là bao nhiêu. Bây giờ sau khi làm Thủ Tướng ông đã tìm lại cội nguồn và đã gặp lại tất cả. Những bà chị và em của ông nói tiếng Thổ rất rành và khi mặc đồ Thổ thì người ta không thể phân biệt được là người Thổ hay người Đức nữa. Em ông làm thợ ống cống. Chị ông làm trong các tiệm tạp hóa vẫn bình thường như mọi người. Chỉ có điều là tên họ của họ đã đổi khác và họ vẫn còn nói được tiếng Đức rất rành. Nếu là người Việt Nam mà làm lớn như thế thì cả họ được nhờ rồi, chứ nói gì đến anh em trong gia đình.

Khi phỏng vấn bà chị của ông Thủ Tướng thì bà ta cho biết rằng tôi rất vui khi em tôi làm Thủ Tướng; nhưng khi tôi đến thăm em tôi thì không phải tôi thăm Thủ Tướng mà tôi thăm đứa em bé nhỏ của tôi tự thuở nào. Đúng là một câu trả lời tuyệt mỹ vậy. Đa phần khi người ta "giàu thì bỏ bạn, sang thì bỏ vợ"; nhưng ở trong trường hợp nầy chúng ta có nhiều bài học để rút tỉa ra lắm.

Thứ nhất không phải là: Thời thế tạo ra anh hùng mà chính khả năng của ông Schröder tự vươn lên trong cuộc sống và tự tin ở chính mình nên mới được như ngày hôm nay, trong khi em ông vẫn là những người dân lao động rất bình thường và vẫn bị thất nghiệp như bao nhiêu người khác vậy.

Thứ hai là không bao che, bè phái hay gia đình trị. Nghĩa là bổn phận của ai nấy làm. Điều nầy khác hẳn với các chế độ vua chúa ngày xưa và các chế độ độc tài hay Cộng Sản ngày nay có mặt khắp nơi trên thế giới.

Trước Tu Viện Punakha Dzong

Cùng với các quan chức địa phương.

Khi chúng tôi vào trong Tu Viện thì mới thấy cái hùng vĩ của cố cung nầy. Đi đâu cũng thấy lính hầu và cột nhà, cột chùa, cột cung điện, tất cả đều được bao bọc bởi vàng lá có chạm hình rồng nổi. Khi chúng tôi lên đến tầng trên cùng thì có gặp vị Đại Sư Dasho Dzongda, giống như là Tu Viện Trưởng của Tu Viện nầy. Được biết tại đó có 350 Tu Sĩ đang tu học; nên Sư Bà Bảo Quang, Ni Sư Diệu Phước và một số Phật Tử khác hùn tiền lại để cúng dường một cách phổ đồng mỗi vị 30 Nu.

Chúng tôi cũng được biết là chùa đang chuẩn bị đốt nến để chuẩn bị cho pháp hội Di Đà; nên mọi người đều chung tiền để hỗ trợ công việc Phật sự ấy. Khi quý vị đảnh lễ, tôi có giới thiệu về truyền thống Ni bộ Việt Nam cũng như những Phật Tử đi cùng cho Đại Sư nghe. Nghe xong, Đại Sư có cho mỗi người một sợi chỉ thì phải và bảo rằng để bảo hộ cho tấm thân; chứ nhiều khi đi xe bị tai nạn hay máy bay có sự cố, thì chính những sợi chỉ gia trì nầy sẽ giúp cho. Lúc ấy chúng tôi chẳng để ý, mà dẫu cho có người để ý đến nữa thì cũng nghĩ rằng mình đang ở trong hoàn cảnh tốt làm sao có những sự cố như thế được.

Phái đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cố cung 

Ở đời có nhiều việc mình không chờ đợi; nhưng nó vẫn đến để trả nghiệp. Hoặc ngược lại có nhiều việc mình chờ đợi mà nó vẫn không đến. Đó là duyên chưa thành thục, chín muồi vậy. Âu tất cả cũng là nhân duyên thôi. Giống như tôi đi Bhutan cũng là nhân duyên, mà tôi bị ở lại Bhutan mấy ngày cũng là việc bị nhân duyên chi phối mà thôi; chứ không có gì khác cả.

Vì Tu Viện đang tu bổ; nên chúng tôi không có chỗ lễ Phật nơi chánh điện. Tuy nhiên chúng tôi được chiêm ngưỡng cách tạo tượng của các nghệ nhân của Bhutan cũng rất tài tình, không khác gì những nghệ nhân điêu luyện của Trung Quốc và Nhật Bản. Ở chính giữa chùa vẫn là thờ Đức Phật, cao chừng 10 mét. Hai bên thờ Ngài Liên Hoa Sanh và người có công thống nhất Bhutan. Hình dáng các vị nầy là những dũng tướng; nhưng rất mực từ bi.

Ở giữa sân Tu Viện nầy có một cây Bồ Đề rất lớn. Tôi không hiểu nổi là khí hậu ở đây rất lạnh mà vẫn trồng được cây nầy; trong khi ở xứ Đức, tôi trồng cây Bồ Đề 20 năm; nhưng vẫn còn nằm trong một chậu kiểng. Kể ra việc thực hiện sự giác ngộ, giữa Đông và Tây có nhiều điều khác nhau lắm. Cũng ví như ngày nay Phật Giáo đã tràn vào phương Tây, thôi thì đủ Mode, đủ cỡ, đủ loại. Thật là trăm hoa đua nở. Đẹp chứ có sao đâu; nhưng thỉnh thoảng cũng có nhiều loài hoa mang theo những tai họa dị ứng cho kẻ khác.

Người Tây Phương không nặng về hình thức tín ngưỡng đã đành; nhưng tin Phật Giáo chỉ có Thiền Tông không thì quả rằng chưa đủ. Người ta nghĩ rằng Thiền có thể giải quyết mọi vấn đề; nhưng điều đó hẳn không đúng. Vì Phật dạy có vô lượng pháp môn tu để đi đến chỗ giải thoát; chứ không phải chỉ duy nhất có một con đường độc tôn như thế. Hiện tại ở Đức có ít nhất là 450 Tu viện, Chùa, Trung tâm Thiền học Phật Giáo và cũng đã có nhiều Cư Sĩ đi tu, trở thành Tăng Sĩ của các truyền thống Phật Giáo Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Tây Tạng v.v... nhưng cũng có nhiều Cư Sĩ chuyên để diễn giảng Phật học cho các tầng lớp Cư sĩ khác.

Phái đoàn chúng tôi ra về mà lòng bâng khuâng nhớ nghĩ về quê hương, trong đó có bài thơ "Thăng Long Thành Hoài Cổ" của Bà Huyện Thanh Quan. Chắc là ai cũng đã rõ và nhất là bài: Cố đô giờ đã ra sao? của Thượng Tọa Thích Tịnh Đức, thì trong lòng tôi sao mà nó xao xuyến lạ lùng. Đến đây cũng để học hỏi thêm rằng Phật Giáo tại xứ Bhutan nầy đã giúp cho quốc gia phát triển về chiều sâu của tinh thần thật không có bút mực nào tả hết được. Nhờ Phật Giáo mà môi sinh mới được tôn trọng như thế. Nhờ Phật Giáo mà quê hương nầy mới được để ý đến và phải nói rằng nhờ những Vua là những Phật Tử thuần thành nên mới tôn trọng đức tin và thể hiện đức tin nầy vào con người cũng như sự vật; nên mới có thể thành tựu như vậy đó.

Khi về khách sạn Zangto Pelri thì được biết rằng khách sạn nầy do vợ của ông Bộ Trưởng Văn Hóa đứng trông nom và khách sạn nầy xây theo cách Tây Phương nên rất thoáng mát cũng như sạch sẽ. Tối đó tôi không ăn cơm nước được nữa, mà nằm liệt nơi giường. Có quý Thầy, Cô và Phật Tử đến thăm cũng như cạo gió. Hầu như lần nào tôi đi hành hương cũng đều bị như thế cả. Có lẽ vì đã gắng sức quá nhiều; nên đã không đủ lượng Vitamin C dự trữ trong người. Thế là thuốc và thuốc tới tấp bay vào phòng ở của tôi.

Ai cũng lo vì tôi là Trưởng phái đoàn mà bị đau và phải ở lại nhiều ngày tại đây thì nguy lắm. Nhưng dù sao đi nữa khách sạn nầy cũng đẹp; nên chúng tôi đã yêu cầu được ở lại thêm một ngày nữa. Một phần để dưỡng sức và một phần để chiêm nghiệm cảnh đẹp của thiên nhiên tại đây. Nếu trong đoàn có Bác sĩ thì lúc ấy tôi đã đỡ rồi; nhưng lần nầy đi chẳng có Bác sĩ nào đi theo; nên tôi đành nằm đó để chờ cho khỏe.

Sáng hôm sau khi mặt trời chiếu qua song cửa sổ thì tôi cũng đã bắt đầu thấy khỏe khoắn lại. Cố gắng lên dùng cháo và có gặp một số người Nhựt tại đây. Dẫu sao đi nữa ngày hôm ấy là một ngày trọng đại, tôi không thể không đi được.

---- ♣----

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2020(Xem: 6704)
“Khi tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bị giằng xé giữa mong muốn cứu thế giới và thiên hướng thưởng thức nó” - E.B. White Đời sống tâm linh ban đầu có thể tập trung vào sự tự diễn biến, nhưng khi chánh niệm và từ bi tâm phát triển, chúng ta tự nhiên trở nên chú ý đến các giá trị của xã hội chung quanh chúng ta. Khi chúng ta thực hành như vậy, chúng ta có thể thấy lời nguyện phổ biến về hạnh phúc thông qua sự tham lam và chủ nghĩa tiêu dùng xa xỉ dư thừa ngày càng nông cạn và sai lầm. Trái tim của tôi trở nên thông minh hơn và hài lòng hơn.
03/08/2020(Xem: 5956)
Giáo sư Lewis Lancaster sinh ngày 27 tháng 10 năm 1932, Giáo sư danh dự của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á (East Asian Languages and Cultures) tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, đã từng là Chủ tịch, Giáo sư phụ trợ, Chủ tịch Hội đồng xét Luận án (Chair of the Dissertation Committee) của đại học University of The West (California) từ năm 1992. Ông còn là Giáo sư Danh dự của khoa Ngôn ngữ Đông Á (East Asian Languages), Khoa trưởng Khoa Phật học (Buddhist Studies) thuộc đại học UC Berkeley; và đã từng giữ chức vụ Viện trưởng (2004-2006).
02/08/2020(Xem: 6298)
Trong khoảng chục ngày nay, các báo Việt Nam đưa tin toàn chuyện dịch bệnh CoViD-19 , vì nó đang đe dọa trở lại sau một thời gian 3 tháng tạm thời im ắng. Ngay lúc này, giở ra đọc lại sách Chớ quên mình là nước - Tạp văn, khảo luận về nước và môi trường của Văn Công Tuấn mà tôi đã được tác giả gởi tặng từ một tháng trước, ý thức về tầm quan trọng đối với môi trường sống của tôi càng trở nên đậm nét.
02/08/2020(Xem: 8468)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì một mục đích duy nhất làm cho tất cả chúng sanh được giác ngộ, thoát khỏi khổ đau được an lạc giải thoát. Vì thế, trong kinh nói: “Như Lai thị hiện nơi cuộc đời này, là để xua tan bóng tối vô minh và chỉ cho nhân loại con đường đi đến sự đoạn tận của khổ đau”.
01/08/2020(Xem: 6152)
Cư sĩ Sandy Huntington sinh ngày 24 tháng 2 năm 1949, ông sinh ra và trưởng thành tại East Lansing, Michigan, một thành phố thuộc quận quận trong tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ và học đại tại bang Michigan. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đi du lịch đến Na Uy, học tiếng Na Uy và bắt đầu say mê học ngôn ngữ và văn học suốt đời.
01/08/2020(Xem: 5137)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.Từ thời cổ xưa con người sống trong hang đá rừng rậm chưa có chữ viết chưa có lời nói, nên con người phát biểu tình cảm hay ý muốn bằng âm thanhgầm gừ,ậm ừ … từ trong cổ họng, hoặcbiểu lộ bản năng cảm xúc bằngánh mắt hay cử chỉ quơ tay động chân.Đời sống của con người lúc ấy không mấy khác với đời sống của thú rừng hoang dã.
29/07/2020(Xem: 6712)
Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?
10/07/2020(Xem: 8288)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
09/07/2020(Xem: 7338)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6485)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]