Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[04] Năm giới The Five Precepts

20/05/201319:41(Xem: 7298)
[04] Năm giới The Five Precepts

Hỏi Hay Đáp Đúng
"Good Question, Good Answer"

Nguyên tácTỳ kheo Shravasti Dhammika
Việt dịchTỳ kheo Thích Nguyên Tạng
---o0o---

Chương 4

Năm giới

The Five Precepts

Những tôn giáo khác rút ra được những điều đúng và sai từ những lời dạy của Thượng Đế hay đấng giáo chủ của họ. Bạn là Phật tử không tin vào Thượng Đế thì làm sao biết được đâu là đúng và đâu là sai?

Bất cứ ý nghĩ, lời nói hay hành động nào bắt nguồn từ tham lam, sân hận và si mê đều là xấu và đẩy chúng ta ra xa với Niết bàn và bất luận ý nghĩ, lời nói hay hành động nào phát xuất từ bố thí, thương yêu và trí tuệ thì đều rõ ràng là tốt và đưa ta đến Niết bàn

Để biết được cái gì là đúng và cái gì là sai, chính bạn phải phát triển cái nhận thức và chánh kiến của mình, và đạo đức phải được đặt trên sự hiểu biết, luôn luôn mạnh hơn những gì chúng ta tuân theo một lời phán quyết.

Trong các tôn giáo lấy Thượng đế làm tâm điểm để nhận biết cái nào tốt cái nào không tốt, tất cả cần phải làm theo lời răn dạy. Nhưng Phật giáo lấy con người làm tâm điểm để biết điều đúng hoặc sai, bạn phải tự phát huy sự tỉnh giác và hiểu biết một cách sâu rộng.Và đạo đức được dựa trên sự hiểu biết thì luôn mạnh mẽ hơn là đáp ứng theo một mệnh lệnh.

Như thế muốn biết đúng sai, người Phật tử nên xem xét ba điều: ý định, tác dụng và hành động sẽ ảnh hưởng đến ta và người khác. Nếu ý định tốt (phát xuất từ lòng thương, bố thí và trí tuệ) sẽ giúp cho chính mình (có lòng từ bi hơn, bố thí nhiều hơn, khôn ngoan nhiều hơn) và cho cả người khác (giúp họ phát triển tâm bố thí nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn và khôn ngoan nhiều hơn), việc làm và hành động đó được xem là thiện nghiệp, tốt và đạo đức. Cố nhiên, có nhiều sự khác nhau trong vấn đề này. Có lúc ta hành động với ý tưởng tốt nhưng nó có thể không mang lại lợi ích cho chính mình và cho người chung quanh. Đôi khi ý định của ta không tốt nhưng hành động của ta lại giúp kẻ khác. Thỉnh thoảng ta hành động theo ý nghĩ tốt và có lợi ích cho ta nhưng có lẽ nó là nguyên nhân gây ra khổ đau cho người khác. Trong những trường hợp như thế, những hành động của ta đã lẫn lộn giữa những cái tốt và cái xấu. Khi những ý nghĩ xấu và hành động đó hoặc giúp cho chính ta hoặc giúp cho kẻ khác, hành động như vậy là sai. Và khi nào ý định của ta tốt và hành động của ta có lợi ích cho cả ta và người khác, thì hành động đó hoàn toàn đúng.

Other religions derive their ideas of right and wrong from the commandments of their god or gods. You Buddhists don't believe in a god, so how do you know right from wrong?

Any thoughts, speech or actions that are rooted in greed, hatred and delusion and thus lead us away from Nirvana are bad and any thoughts, speech or actions that are rooted in giving, love and wisdom and thus help clear the way to Nirvana are good.

To know what is right and wrong in god-centred religions, all that is needed is to do as you are told. But in a man-centred religion like Buddhism, to know what is right and wrong, you have to develop a deep self-awareness and self understanding. And ethics based on understanding are always stronger than those that are a response to a command.

So to know what is right and wrong, the Buddhist looks at three things - the intention, the effect the act will have upon oneself and the effect it will upon others. If the intention is good (rooted in giving, loving and wisdom), if it helps myself (helps me to be more giving, more loving and wiser), then my deeds and actions are wholesome, good and moral. Of course, there are many variations of this. Sometimes I act with the best of intentions but they may not benefit either myself or others. Sometimes my intentions are far from good, but my actions helps others nonetheless. Sometimes I act out of good intentions and my acts help me but perhaps cause some distress to others. In such cases, my actions are mixed - a mixture of good and not-so-good. When intentions are bad and the action helps neither myself nor others, such an action is bad. And when my intention is good and my action benefits both myself and others, then the deed is wholly good.

Vậy, Phật giáo có nguyên tắc đạo đức nào không?

Có, đó là năm giới. Năm giới này là căn bản của đạo đức Phật giáo. Giới thứ nhất là không chém giết hay sát hại mọi chúng sanh. Giới thứ hai là không trộm cắp. Giới thứ ba là không tà dâm. Giới thứ tư là không nói dối và giới thứ năm là không uống rượu và các chất làm say người.

So does Buddhism have a code of morality?

Yes it does. The five precepts are the basis of Buddhist morality. The first precept is to avoid killing or harming living beings. The second is to avoid stealing, the third is to avoid sexual misconduct, the fourth is to avoid lying and the fifth is to avoid alcohol and other intoxicating drugs.

Nhưng chắc chắn có lúc sát hại là điều tốt. Chẳng hạn sát hại những vi trùng gây bệnh hoặc một ai đó muốn giết bạn?

Điều đó có thể là tốt cho bạn. Nhưng đối với vật và người bị giết thì sao? Tất cả đều ham sống như bạn. Khi bạn quyết định giết một sinh vật gây bệnh, ý định của bạn có lẽ được đan xen giữa sự quan tâm chính bạn (tốt) và sự lây bệnh (xấu). Hành động đó sẽ có ích cho chính bạn (tốt) nhưng rõ ràng nó sẽ làm hại con vật kia (xấu). Vì thế, trong lúc giết hại có thể là điều cần làm, nhưng hoàn toàn không được xem là điều tốt.

But surely it is good to kill sometimes. To kill disease-spreading insects, for example, or someone who is going to kill you?

It might be good for you. But what about that thing or that person? They wish to live, just as you do. When you decide to kill a disease-spreading insect, your intention is perhaps a mixture of self-concern (good) and revulsion (bad). The act will benefit yourself (good) but obviously it will not benefit that creature (bad). So at times it may be necessary to kill but it is never totally good.

Là Phật tử, sao bạn quá quan tâm đến côn trùng như kiến và sâu bọ?

Người Phật tử cố gắng phát huy lòng từ bi mà không có sự phân biệt và tất cả đều như nhau. Họ thấy rằng thế giới này là một thể thống nhất, nơi mà mọi người, mọi loài đều nương vào nhau để sinh sống. Người Phật tử tin rằng trước khi chúng ta muốn hủy diệt hay muốn đảo lộn mọi sự cân bằng tinh tế và trật tự của thiên nhiên, chúng ta phải cẩn thận. Thử nhìn xem vào những quốc gia đã mạnh mẽ khai phá thiên nhiên, cho đến lúc đó không còn có cơ hội để phục hồi được nữa, họ đã xâm chiếm và tàn phá chúng. Thiên nhiên bị đảo lộn. Bầu không khí bị nhiễm độc, sông ngòi trở nên ô nhiễm và khô chết, có quá nhiều loài thú bị tuyệt chủng, núi rừng bị trơ trọi và xói mòn. Thậm chí khí hậu cũng bị thay đổi. Nếu con người có một chút ưu tư về sự tàn phá, hủy hoại và chém giết thì sự khủng hoảng này sẽ không gia tăng. Và chúng ta nên cố gắng phát triển tinh thần tôn trọng giá trị của sự sống. Đó là những gì mà giới cấm thứ nhất đã đề cập.

You Buddhists are too concerned about ants and bugs.

Buddhists strive to develop a compassion that is undiscriminating and all-embracing. They see the world as a unified whole where each thing and creature has its place and function. They believe that before we destroy or upset nature's delicate balance, we should be very careful. Just look at those cultures where emphasis is on exploiting nature to the full, squeezing every last drop out of it without putting anything back, conquering and subduing it. Nature has revolted. The very air is becoming poisoned, the rivers are polluted and dead, so many beautiful animal species are extinct, the slopes of the mountains are barren and eroded. Even the climate is changing. If people were a little less anxious to crush, destroy and kill, this terrible situation may have not arisen. We should all strive to develop a little more respect for life. And this is what the first precept is saying.

Giới thứ ba nói đến việc tránh tà dâm. Vậy, tà dâm là gì?

Nếu chúng ta dùng thủ đoạn gian trá, đe dọa, hay ép buộc một người khác quan hệ tình dục với mình, hành vi ấy gọi là tà dâm. Ngoại tình cũng là một hình thức tà dâm, vì khi chúng ta cưới nhau có hứa rằng sẽ chung thủy với nhau, nhưng khi ta phạm phải tội tà dâm thì chúng ta đã phá bỏ lời cam kết cũng như phản bội lại lòng tin của người kia. Vấn đề tình dục phải biểu lộ tình yêu và việc quan hệ mật thiết giữa hai người là góp phần duy trì tình cảm trong đời sống lứa đôi.

The Third Precept says we should avoid sexual misconduct. What is Sexul misconduct?

If we use trickery, emotioal blackmail or force to compel someone to have sex with us, then this is sexual misconduct. Adultery is also a form of sexual misconduct because when we marry we promise our spouse that we will be loyal to them. When we commit adultery we break that promise and betray that trust. Sex should be an expression of love and intimicy between two people and when it is it contributes to our mental and emotional well-being.

Quan hệ tình dục trước hôn nhân có phải là tà dâm không?

Không hẳn, nếu cả hai người đều đồng ý và yêu thương nhau. Tuy nhiên không nên quên rằng do cấu tạo sinh học có thể dẫn đến việc mang thai và nếu một phụ nữ chưa lập gia đình mà có mang thì sẽ tạo ra nhiều việc rắc rối. Nhiều người biết suy nghĩ và chững chạc cho rằng tốt hơn hết phải để việc ấy cho đến sau khi làm lễ cưới.

Is sex before marriage a type a sexual misconduct?

Not if there is love and mutual agreement between two people. However, it should never be forgotten that the biological function of sex is to reproduce and if an unmarried woman becomes pregnant it can cause a great deal of problems. Many mature and thoughtful people think it is far better to leave sex until after marriage.

Còn nói dối là gì? Có thể sống mà không nói dối được chăng?

Nếu thật sự không thể tránh được việc nói dối trong xã hội, thì tình trạng hối lộ và sai trái cần được thay. Phật tử là người cương quyết làm điều gì đó thực tế mà sự trung thực là trên hết cả.

But what about lying? Is it possible to live without telling lies?

If it is really impossible to get by in society or business without lying, such a shocking and corrupt state of affairs should be changed. The Buddhist is someone who resolves to do something practical about the problem by trying to be more truthful and honest.

Còn vấn đề rượu thì sao? Uống chút ít không hại gì chứ?

Người ta không uống vì hương vị. Khi họ uống một mình là để tìm cách thư giản những căng thẳng và khi họ uống xã giao, thường là để hòa đồng với mọi người. Ngay cả một lượng rượu nhỏ cũng lạc dẫn ý thức và làm mất đi sự tỉnh thức. Dùng một lượng lớn, hậu quả của nó có thể bị tàn phá.

Well, what about alcohol? Surely a little drink doesn't hurt!

People don't drink for the taste. When they drink alone it is in order to seek release from tension and when they drink socially, it is usually to conform. Even a small amount of alcohol distorts consciousness and disrupts self-awareness. Taken in large quantities, its effects can be devastating.

Nhưng uống chỉ một chút thì có phạm giới phải không? Đó chỉ là một việc nhỏ thôi mà.

Có, đó chỉ là một việc nhỏ nhưng nếu bạn không chịu tập để buông bỏ, thì việc phạm giới và lời cam kết này không phải là lớn sao?

Drinking a small amount wouldn't be really breaking the precept, would it? It's only a small thing.

Yes, it is only a small thing and if you can't practise even a small thing, your commitment and resolution isn't very strong, is it?

Năm giới cấm trên có tính tiêu cực, nó bắt buộc bạn không được làm mà nó không đưa ra điều gì bạn được phép làm.

Năm giới ấy là nền tảng đạo đức của người Phật tử. Nhưng đó không phải là tất cả. Chúng ta bắt đầu nhận ra những thói hư tật xấu của mình và cố gắng loại bỏ chúng. Sau khi ta đã loại bỏ những việc xấu, chúng ta bắt đầu làm những điều thiện. Chẳng hạn như lời nói. Đức Phật dạy rằng chúng ta nên nói chân thật, hòa ái, lịch sự và nói đúng lúc. Đức Phật dạy:

"Khi từ bỏ vọng ngữ sẽ là người nói chân thật, đáng tin, có thể tin cậy được, vị ấy không lừa dối thế gian. Không nói lời nói ác độc, không lặp lại những gì mình nghe ở đây, cũng không lặp lại những gì mình nghe ở kia để gây ra sự bất hòa giữa nhiều người. Vị ấy hòa giải những người bị chia rẽ và mang những người bạn lại gần nhau. Hài hòa là niềm vui, là tình yêu, là hạnh phúc của vị ấy; nó là động cơ của lời nói của vị ấy. Không nói lời thô bỉ, lời nói vị ấy không trách mắng, dễ nghe, hợp lòng người, tao nhã được mọi người yêu thích. Từ bỏ tật ngồi lê đôi mách, vị ấy nói hợp thời, đúng chuyện, có liên quan đến giáo lý và giới luật. Vị ấy nói những lời đáng trân trọng, đúng thời, hợp lý, rõ ràng và chính xác.." (MI 179)

The five precepts are negative. They tell you what not to do. They don't tell you what to do.

The Five Precepts are the basis of Buddhist morality. They are not all of it. We start by recognizing our bad behaviour and striving to stop doing it. That is what the Five Precepts are for. After we have stopped doing bad, we then commence to do good. Take for example, speech. The Buddha says we should start by refraining from telling lies. After that, we should speak the truth, speak gently and politely and speak at the right time. He says:

"Giving up false speech he becomes a speaker of truth, reliable, trustworthy, dependable, he does not deceive the world. Giving up malicious speech he does not repeat there what he has heard here what he has heard there in order to cause variance between people. He reconciles those who are divided and brings closer together those who are already friends. Harmony is his joy, harmony is his delight, harmony is his love; it is the motive of his speech. Giving up harsh speech his speech is blameless, pleasing to the ear, agreeable, going to the heart, urbane, liked by most. Giving up idle chatter he speaks at the right time, what is correct to the point, about Dhamma and about discipline. He speaks words worth being treasured up, seasonable, reasonable, well defined and to the point".



--- o0o ---
Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2013(Xem: 9419)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 11506)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 10062)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 7575)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10081)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
22/08/2013(Xem: 8576)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 11558)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 7547)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14225)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 7875)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]