Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VII.Thay lời kết

13/05/201316:21(Xem: 7656)
Chương VII.Thay lời kết

Có và Không

Thích Như Điển

Phật lịch 2544 - 2000

Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam

tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Xuất Bản

---o0o---

Chương VII

Thay lời kết

Hôm nay là ngày 20 tháng 7 năm 2000 nhằm ngày 19 tháng 6 năm Canh Thìn, tôi viết lời kết nầy trong khi bên ngoài bầu trời rất trong và đẹp, không như những ngày tháng trước, nhất là khi bắt đầu viết cuốn sách nầy vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000. Kể từ hôm đó đến nay hơn 43 ngày rồi; nhưng dường như trời chẳng nắng được một ngày nào trọn vẹn cả.

Hôm nay cũng đúng 7 giờ 30 phút, tôi đã dùng trà xong và bắt đầu viết như thường lệ; nhưng ngày hôm nay có 3 sự kiện đáng ghi nhớ.

Sự kiện thứ nhất là ngày 20 tháng 7. Ngày nầy vào 46 năm về trước; nghĩa là ngày 20 tháng 7 năm 1954 nước Việt Nam chúng ta đã bị chia đôi tại sông Bến Hải bởi Hiệp Định Genève. Từ vĩ tuyến 17 trở về Bắc thuộc chế độ Cộng Sản và từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc chế độ dân chủ Cộng Hòa. Nước Việt Nam đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là nối kết lại hai miền và đến năm 1976 Việt Nam chính thức đã thống nhất và sống dưới chế độ Cộng Sản cho đến hôm nay. Trên thế giới nầy hiện có gần 200 quốc gia lớn nhỏ. Đa phần theo chế độ dân chủ, lấy luật pháp để cai dân trị nước, có lẽ cũng hơn 100 nước. Có những nước không qua chế độ quân chủ mà từ thời lập quốc đến nay chỉ có một nền dân chủ. Đó là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Suốt 200 năm lập quốc cho đến ngày nay chưa có một vị nào làm vua cả, mà chỉ toàn là Tổng Thống.

Trong gần 100 nước còn lại đó một số lớn theo quân chủ lập hiến. Nghĩa là có Vua Chúa hay Nữ Hoàng đứng đầu; nhưng chỉ có tính cách tượng trưng; còn Thủ Tướng và Quốc Hội mới có quyền biểu quyết mọi đạo luật. Trong nầy có các nước ở Âu Châu như Anh, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Ở Á Châu có các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Bhutan, v.v...

Những nước còn lại nằm trong Liên Hiệp Pháp hoặc Liên Hiệp Anh như Úc, Canada v.v... Tuy nhiên những nước nầy vẫn có chủ quyền của họ. Một số nước còn lại ở Phi Châu thì có Tộc Trưởng hay sống với một đời sống hoang dã, chưa thành hình định chế nào. Ngày nay trên thế giới chỉ còn có 4 hay 5 nước theo chủ nghĩa Cộng Sản mà thôi. Đó là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Tuy nhiên các chế độ xã hội chủ nghĩa nầy cũng đã thay đổi đường lối để tự tồn và hướng theo chủ nghĩa tư bản. Đó là chưa kể những nước lớn như Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức v.v... đã hoàn toàn chuyển theo tư bản chủ nghĩa sau khi đã chung sống với xã hội chủ nghĩa 70 năm mà không có tiến bộ gì. Chỉ 10 năm, sau khi thay đổi chủ nghĩa thì các nước nầy đã trăm hoa đưa nở.

Thật sự ra trong cuộc đời nầy chẳng có cái gì là chắc thật cả. Chủ nghĩa nào mà không hợp lòng dân rồi cũng phải đổi thay. Tất cả chỉ có tính cách giai đoạn, mà lịch sử thì luôn luôn sang trang chứ không đứng yên một chỗ. Chỉ có chân lý trí tuệ, từ bi, giải thoát và giác ngộ thì muôn đời cũng chỉ vậy thôi, không có gì để thay đổi và cũng chẳng có ai vào đó để chiếm giữ ngôi vị độc tôn cả.

Riêng ngày hôm nay là ngày Vía của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Mỗi năm Phật Giáo Trung Hoa và Việt Nam làm lễ kỷ niệm Ngài 3 lần. Đó là ngày 19 tháng 2; 19 tháng 6 và 19 tháng 9, tính theo âm lịch.

Ngày 19 tháng 2 gọi là ngày Đản Sanh của Ngài

Ngày 19 tháng 6 gọi là ngày Thành Đạo

Ngày 19 tháng 9 gọi là ngày Nhập Niết Bàn.

Thật sự ra thì Đức Quan Thế Âm Bồ Tát không có lịch sử rõ ràng như Đức Phật Thích Ca. Vì Ngài không hiện hữu nơi cõi Ta Bà nầy mà Ngài là một trong 2 vị đệ tử đang hầu cận cho Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tuy nhiên người Trung Hoa đã mang tinh thần Đại Thừa giáo ấy vào quần chúng Phật Tử; nên đã lấy sự thị hiện của một số vị Bồ Tát mà tạo ra tứ đại danh sơn ở Trung Quốc, cũng như các ngày lễ vía để kỷ niệm. Tất cả những ngày lễ nầy chỉ là tính cách tượng trưng mà thôi. Tuy nhiên Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của từ bi; nên kỷ niệm những ngày lễ vía của Ngài cũng nhằm nhắc nhở cho chúng ta nên thực hiện hạnh nguyện nầy như Ngài vậy.

Sau khi đảnh lễ danh hiệu các vị Phật, các vị Bồ Tát xong thì tất cả Tăng chúng tại chùa đã đảnh lễ về 12 lời nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài có 32 hóa thân, do vậy mà thân nào cũng là thân của Đại Sĩ cả. Chúng ta nhớ ơn Ngài phải cố gắng thực hiện theo hạnh nguyện của Ngài.

Sự kiện thứ 3 cũng xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 2000 nầy là chính ngày hôm nay sẽ làm lễ tuần thất thứ 3 cho Thầy Thiện Thông và sau đó cốt của Thầy ấy sẽ được gởi máy bay về Việt Nam để nhập tháp tại chùa Phước Quang thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong phần tiến Giác Linh của Thầy hôm ấy, tôi đã đọc phần cung thỉnh theo văn bạch bằng tiếng Việt trong quyển "Pháp Sự Khoa Nghi 2" của Hòa Thượng Thích Giải Hòa, tức Hòa Thượng Thích Huyền Quang, như sau:

Nhớ Giác Linh xưa :

Dòng họ thế gia,

Môn phong Nho giáo

Tuổi thơ nhập đạo,

Chí lớn xuất trần

Thế rồi người :

Theo Thầy học đạo chuyên cần,

Và, tùng chúng tu thân tinh tấn.

Người,

Vuông tròn bổn phận:

Phục dịch chúng ta;

Đầy đủ khả năng:

Dắt dìu Phật Tử.

Vì vậy người được:

Thầy Tổ phân đăng bổ xứ

Phước Quang trác tích trụ trì

Từ đó,

Người sống cuộc đời:

Một bát ba y,

Xuân thu du hóa.

Chín tuần mười hạ,

Năm tháng tịnh tu.

Và cũng như ai,

Người có nhiều:

Tăng Ni bốn chúng tùng du;

Và Phật Tử mười phương qui ngưỡng.

Người là bậc:

Sơn Môn Hòa Thượng,

Và hàng:

Hải chúng trung tôn.

Rường cột pháp môn,

Nối dòng đạo giáo.

Chơn tâm hạo hao,

Pháp tướng nguy nguy.

... Thiệu phái truyền y

... kế đăng tục diệm.

Phật pháp chu toàn trách nhiệm,

Sư mô đầy đủ oan nghi.

Trau giồi trí tuệ từ bi,

Nuôi dưỡng pháp thân tuệ mạng

Người:

Thờ Thầy kính bạn,

Giữ nước - giúp dân

Trọn đời lạc đạo an bần,

Suốt kiếp nghiêm thân tấn đạo.

Hoằng dương Phật Giáo,

Hàng phục ma quân.

Xử thế đãi nhân,

Tiếp tăng độ chúng.

Tùy duyên ứng cúng,

Thác chất phân thân.

Giới nghi tề chỉnh mọi phần,

Tế hạnh trang nghiêm đủ vẻ.

Lợi danh sạch sẽ,

Thân thế phôi pha.

Ai biết lòng xà,

Nào hay phàm Thánh ... 

Thôi thì ba lạy nầy để tiễn Thầy về Phật cảnh và mong rằng giữa chốn trần ai tục lụy nầy nếu Thầy còn đoái thương chúng xuất gia đệ tử cũng như người tại gia nghiệp nặng trần ai thì Thầy hãy về lại Ta Bà nầy mà du hóa, mà độ sanh để thỏa chí người tu như trong văn cảnh sách Ngài Quy Sơn đã dạy. 

"Phù xuất gia giả

Phát túc viễn phương

Tâm hình dị tục

Thiệu long thánh chủng

Chấn nhiếp ma quân

Thượng báo tứ ân

Bạt tế tam hữu

Nhược bất như thử

Tắc loạn Tăng luân ... 

Như thế đó, Thầy đã hoàn thành đại nguyện. Xin cầu chúc cho Thầy cứ thẳng gót về Tây và nhớ thêm lần nữa là đoái hoài đàn hậu học ở ngưỡng cửa Ta Bà nầy vậy. 

Trong phần vào sách tôi có hứa với quý vị là sẽ tường thuật về kết quả EXPO sau khi viết xong quyển sách nầy. Do vậy mà tôi xin lượt qua một vài điều. Đúng ra thì quyển sách nầy hoàn thành quá sớm, lẽ ra viết phải 3 tháng mới xong; nhưng không ngờ chỉ trong có 43 ngày thì đã hoàn thành, dĩ nhiên phần dịch ra tiếng Đức phải cần có nhiều tháng như thế nữa; nhưng so với những tác phẩm khác thì quyển nầy viết hơi nhanh. Có lẽ vì ý đã có sẵn, mà EXPO thì cuối tháng 10 mới xong. Nên không thể tường thuật hết được.

EXPO khai diễn vào ngày 1 tháng 6 và kết thúc vào ngày 31 tháng 10 năm 2000. Cho đến hôm nay là gần 2 tháng; nhưng kết quả thật không như Ban Tổ Chức mong muốn. Có lẽ lỗ ít nhất là hơn hai tỷ Đức Mã. Đó là về phương diện vật chất. Chưa biết là Ban Tổ Chức sẽ tính sao. Mặc dầu đã có nhiều cách khác nhau để giảm giá vào ban ngày và ban đêm; nhưng số người đến không đông như đã dự định. Vì vậy mọi dịch vụ chỉ có tính cách cầm chừng thôi, chứ không sôi nổi mấy. Ví dụ như tháng 6, tháng 7 thì lấy tiền bãi đậu xe mỗi ngày 20 Đức Mã, rồi xuống còn 10 Đức Mã, và cuối tháng 7 trở đi thì không lấy tiền. Nghĩa là người đem xe vào bãi đậu tự do cả ban đêm lẫn ban ngày; nhưng bãi đậu xe vẫn còn trống. Người ta chờ đợi nghỉ hè thì dân Đức và Âu Châu đi đông hơn; nhưng trên thực tế cho đến hôm nay thì đã nghỉ hè độ 10 ngày rồi; nhưng học sinh vẫn ít thấy, chỉ thấy dân Đức địa phương là đến nhiều. Còn người Âu Châu cũng ít lai vãng. Chỉ tiếc là những công trình xây dựng trong EXPO rất đẹp, mà tôi đã có lần xem qua, nhưng ít người đi tham quan quả là rất đáng tiếc vậy.

Riêng chùa cũng bị ảnh hưởng lây. Nếu có các tổ chức khác bảo trợ thì không bị chi thâm vào quỹ chùa. Đằng nầy kết quả các buổi hội thảo thì rất tốt, cũng như những tháng ngày triển lãm các tranh ảnh khác nhau đã tạo cho người đi xem có một cái nhìn sâu sắc về Phật Giáo. Các buổi hòa tấu về âm nhạc Phật Giáo cũng đã thành công. Cứ mỗi tuần như vậy độ trung bình 150 người lai vãng. Một tháng 600 người và suốt 5 tháng ấy độ 3.000 người Đức. Thật ra con số ấy rất khiêm nhường; nhưng cũng đã nói lên được phần nào về sự quan tâm của người Đức đối với nền triết học Phật Giáo tại đây.

Lời về mặt tinh thần mà lỗ về mặt vật chất cũng không sao. Chỉ tiếc một điều là không giống như Ban Tổ Chức Buddha Dharma Expo đã dự phòng, trong đó có Hạnh Hảo. Điều ấy cũng giống như một nhà báo Đức đã nhận xét về tổ chức EXPO tại Hannover như sau:

"EXPO không phải do chính phủ Đức đứng ra tổ chức; chỉ do những quốc gia và những tổ chức tư nhân độc lập đứng ra gánh vác, cho nên phần lỗ lã phải chịu về mình. Vả lại thành phố Hannover không có gì đặc biệt để hấp dẫn du khách; nên số khách đến tham dự ít là phải. Không lẽ người ta đến EXPO để ăn món ăn Ý hay thưởng thức Bia của Đức, thì liệu điều ấy đâu có hấp dẫn hết được mọi người, những điều ấy người ta tìm bên ngoài EXPO cũng có; nhưng dẫu sao đi nữa nước Đức sau 11 năm thống nhất Đông Tây phải chứng tỏ cho thế giới thấy rằng: Đây là sức mạnh của nước Đức, thì việc tổ chức EXPO vẫn là điều đáng ca ngợi vô cùng". 

Tôi cũng chấm dứt phần cuối cuốn sách nầy ở câu kết luận nầy. Dầu dở, dầu hay, dầu tốt., dầu xấu, dầu có, dầu không, dầu còn, dầu mất, dầu được, dầu thua v.v... nó cũng chứng minh được một điều là chúng ta đã nỗ lực và đã cố gắng. Chỉ đơn giản thế thôi và xin cầu chúc cho mọi loài mọi người thâm nhập vào bể tri kiến của Như Lai.

Viết xong vào ngày 20 tháng 7 năm 2000

tại thư phòng chùa Viên Giác

vào một ngày hạ đẹp trời 

Tác giả THÍCH NHƯ ĐIỂN

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 17078)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 6997)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9181)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7302)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
30/07/2014(Xem: 6784)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 8759)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 8689)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 10558)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 9659)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
21/07/2014(Xem: 10500)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]