Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương V. Làm thế nào để đi đến được thành công

13/05/201314:03(Xem: 6991)
Chương V. Làm thế nào để đi đến được thành công

Cảm tạ xứ Đức

Thích Như Điển

Phật lịch 2546 - 2002

Trung tâm văn hóa xã hội Phật Giáo Việt Nam

---o0o---

Chương V. Làm thế nào để đi đến được thành công

Lâu nay có nhiều sách vở và Thầy dạy học trực tiếp truyền trao kinh nghiệm nầy cho quý vị rồi. Tuy nhiên mỗi sách chỉ một khác, mỗi Thầy dạy phương pháp cũng khác nhau; chẳng ai giống ai bao giờ. Ở đây không phải là một khuôn mẫu để quý vị áp dụng hoàn toàn vào trong cuộc sống, lối làm việc của mình, mà là một sự giảo nghiệm, chọn lọc. Nếu thấy thích hợp thì hãy dùng, còn không, hãy cho nó vào nơi quên lãng, không cần thiết để cố gắng hoặc gượng ép để áp dụng. Vì sao vậy ? Vì lẽ thực phẩm là một loại thức ăn cho con người, kể cả những loài động vật khác; nhưng không phải là mọi người đều thích hợp một loại thực phẩm nhất định nào đó, mà mỗi cơ thể thích hợp khác nhau là lẽ đương nhiên. Đừng bao giờ ứng dụng phương pháp ấy không đúng rồi bảo rằng người kia sai. Ở đây sai hay đúng nó cũng chỉ có tính cách tương đối mà thôi.

Tôi bắt đầu đi học từ lúc 6 tuổi cho đến bây giờ 54 tuổi vẫn còn học; nhưng vẫn thấy chưa đủ thiếu vào đâu. Từ lúc học Mẫu Giáo cho đến xong Tiểu Học năm 1961 vì không có kinh nghiệm, vả lại cũng chẳng có ai chỉ bày nên đã thua kém bạn bè xa; đến năm 1964, lúc xuất gia vào chùa đi học đời và đạo, tự chọn cho mình một lối tu và một lối học, có rất nhiều kết quả và sau đó (1972) ra ngoại quốc cho đến nay (2002) tôi vẫn ứng dụng như thế. Do vậy, hôm nay xin mách cho quý vị một số phương pháp đơn giản dễ thực hiện, có thể nói ai cũng có thể thành công, nếu biết cố gắng thay đổi. Về cuộc đời lúc tuổi thơ và thanh thiếu niên, tôi sẽ biên lại một tập Hồi Ký trong những năm tháng tới, quý vị chờ đọc tập sách nầy. Riêng phần ở ngoại quốc từ 1972 đến nay dưới nhiều hình thức khác nhau tôi đã tự giới thiệu với cả một tấm chân tình của cuộc đời của mình rồi. Thiết nghĩ không cần phải mô tả chi tiết gì nữa.

Sau đây là một số phương thức thiết thực để đi đến thành công :

* Nếu có ai đó mời bạn một ly trà, nhưng họ cố tình rót thật đầy và nước gần tràn ra mé tách, đoạn mời bạn uống. Bạn phải làm thế nào đây cho nước khỏi đổ để chứng tỏ rằng mình là người lịch sự và trân quý người đối diện ?

- Có thể bạn sẽ bảo - chia đôi ly nước ra à ? cũng sẽ bị đổ ra bên ngoài. Làm sao đây ? Hoặc giả không uống ? Cũng không thể được.

Nếu là người lịch sự, bạn sẽ lấy một cây gạt nhỏ để ngang tách trà, gạt ngang qua một cái thật nhẹ, nước trà sẽ chảy ra ngoài; nhưng điều ấy không có nghĩa là bạn làm đổ trà, mà đó là một cử chỉ đẹp. Đoạn bạn mang ly trà lên uống thì người đối diện sẽ nhoẻn miệng cười ngay và ngầm bảo rằng: bạn là người biết thưởng thức trà. Nếu bạn là người nữ thì cung cách nầy càng đẹp hơn nữa.

- Nếu bạn là nam giới, có thể kê miệng mình xuống để hớp bớt một ít trà, sau đó mình sẽ nâng ly. Động tác nầy hơi thô kệch. Mặc dầu bạn không làm đổ trà ra ngoài đó; nhưng cử chỉ cúi xuống để hớp trà trông ra nó chẳng thanh lịch chút nào.

Người Nhật, người Đại Hàn, người Trung Hoa và ngay cả người Việt Nam cung cách uống trà rất quan trọng, đã trở thành một cái đạo; nên tiếng Nhật gọi là Trà Đạo (Chado). Bạn muốn thành công có thể chọn một trong 2 phương pháp trên.

* Một hôm nào đó chúng ta được mời đi dự một buổi tiệc thật sang trọng ở nhà một người mình mới quen. Khi đến nhà người ấy, bạn được mời ngồi ở một chiếc ghế hết sức lịch sự sang trọng. Điều ấy chứng tỏ rằng người mới quen ấy rất nể trọng bạn. Nếu bạn sau khi chào hỏi và nhún nhường có thể từ chối không ngồi vào chiếc ghế đó để tỏ ra rằng bạn biết phép xã giao. Nhưng bạn phải hiểu rằng chiếc ghế đó chỉ đặc biệt dành cho bạn, bạn phải làm sao đây ?

- Có nhiều cách khác nhau: Nếu bạn là người lịch sự và tế nhị, bạn chỉ cần xích chiếc ghế ấy sai đi vị trí cũ một chút là được rồi; nếu chiếc ghế ấy nhẹ. Đoạn bạn ngồi xuống. Lúc ấy nếu bạn để ý gương mặt của người chủ, bạn sẽ thấy họ vui lòng ngay.

- Nếu trường hợp chiếc ghế quá nặng, bạn không thể nào nhấc nổi, thì bạn hãy nên thận trọng một chút là mời mọi người đối diện ngồi xuống trước và bạn là người ngồi xuống sau cùng, mặc dầu bạn là người khách quý nhất được chủ nhà mời đến dự tiệc. Thế là bạn đã thành công rồi đó. Dĩ nhiên là người ta sẽ xem cách ăn uống của bạn và cách xã giao cũng như cách gợi chuyện; nhưng hình ảnh đẹp lúc ban đầu ấy sẽ tạo cho những người đối diện một ấn tượng tốt, bạn từ từ sẽ thành công ở những điểm tiếp theo.

* Giải quyết như thế nào để một công việc cho hoàn hảo ?

Việc đời, việc đạo, việc gia đình, việc chùa, việc con cái, việc đệ tử, việc tình duyên, việc tu học v.v... Cái nào nó cũng có cái khó khăn nhất định của nó. Nếu người có suy nghĩ, hiểu biết, tính toán thì không có vấn đề nào mà không giải quyết được. Nếu rối trí, loạn tâm lên thì vấn đề nó còn rối bời hơn lên nữa. Riêng tôi có một câu châm ngôn tự mình đặt ra là: Phải giải quyết vấn đề chứ không chạy trốn vấn đề. Nhưng giải quyết như thế nào đây ?

- Ở đây có thể chia ra làm bốn loại người và sự giống nhau như một vật cản to lớn nằm trước mắt, mỗi người có một cách giải quyết khác nhau để đi đến thành công.

a) Nếu bạn là người có ý chí và sức mạnh thì hãy cố gắng hết mình nhảy ngang qua vật cản ấy không cần suy nghĩ, tính toán. Thế là cái đích thành công đang chờ bạn bên kia rồi đấy.

b) Nếu bạn ngại sức bạn không có, bạn do dự và tính nhẩm rằng: Nếu ta nhảy qua khúc cây lớn kia, cục đá lớn nọ chắc không nổi; chi bằng ta đi quanh qua phía phải để đến phía bên kia. Tuy có tốn thì giờ chút đỉnh, nhưng cái đích trước sau rồi sẽ đến.

c) Nếu bạn thấy quá khó khăn, không thể vượt qua cũng không thể đi quanh qua khúc cây, hòn đá ấy và bạn tự nghĩ mình không có đủ khả năng cũng như sức lực; nên cứ hiển nhiên đứng chờ cho khúc cây kia mục đi, hòn đá kia mòn đi, tự nhiên bạn sẽ thấy đích. Mặc dầu thời gian tốn kém nhiều lắm đó.

d) Cũng có thể khúc cây kia quá lớn, hòn đá ấy quá vĩ đại. Do vậy bạn đối diện với vật cản trở, điều đầu tiên là bạn có ý muốn quay về liền, không có ý tự chủ phấn đấu. Nghĩa là bạn đầu hàng trước khó khăn trở ngại.

Trên đây là bốn ví dụ điển hình, bạn nên xem mình nằm trong trường hợp nào và thử giải quyết theo phương pháp như trên, có được kết quả không ?

Chúng ta phải biết rằng cuộc sống nầy nó như một cuộn chỉ rối, phải biết phăng mối rối mà gỡ, không nên quẩn trí làm cho nó bị rối thêm lên. Cuối cùng rồi cuộc đời nầy nó sẽ trở nên vô dụng. Bạn thấy đó cuộc đời nầy nó có ý nghĩa lắm chớ. Tại sao cũng trong cuộc đời nầy mà sản sinh ra những nhà Bác học tài ba, đem lợi lạc không ngừng cho khoa học và các ngành nghề khác. Còn ta tại sao vậy ? Ta và nhà Bác học, Học giả kia nó khác nhau cái gì ? Có phải ý chí phấn đấu ? Lòng tự tin ở mình ? hay họ là những nhà thông thái đã được sắp đặt trước ?

Người có đầu óc tổ chức, tính toán thì xem vấn đề không có khó. Nếu người không có khả năng và suy luận thì việc gì cũng là một trở ngại trong cuộc đời mình. Do vậy, ý nghĩ thủ phận, quyên sinh, giam mình vào bóng tối luôn luôn hiện hữu với những tâm hồn như thế. Còn người yêu đời, thiết tha với sự sống cũng như biết lối rẽ nào mình sẽ sang thì đối với họ cuộc sống nầy nó đầy đủ ý nghĩa vô cùng.

Cho đến nay, đối với tôi ở mọi phương diện như chuyện tu, chuyện học, chuyện làm việc, chuyện ngoại giao, chuyện thi cử, chuyện dạy học v.v... có thể nói là thành công từ 90 đến 95%, chỉ có chừng 5% là thất bại. Nói tóm lại một câu là biết đắc nhân tâm. Nghĩa là phải làm sao cho được lòng người. Mà như bạn biết đó, người xưa thường nói:

"Dò sông dò biển dễ dò

Nào ai lấy thước mà đo lòng người"

Sông sâu bao nhiêu, bể rộng đến bao nhiêu người ta còn đo được; chứ lòng người thì không có đáy, không có giới hạn cho nên khó có thể đo được; nhưng người xưa cũng có nói:

Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân

Nghĩa là cái gì mình không muốn thì đừng cho người khác. Nếu ứng dụng được điều nầy vào cuộc sống thì mình sẽ thành công. Xem lại thử mình muốn cái gì và mình không muốn cái gì ? Có phải mình muốn rằng công việc của mình phải được ông chủ của mình quan tâm không ? hãy làm như sau:

Khi một nhân viên làm việc nặng hoặc việc bụi bặm dơ nhớp. Bạn là ông giám đốc, bạn chỉ cần hỏi thăm vài lời về công việc. Hoặc tốt hơn bạn nên xăng tay áo lên, lấy cái chổi và quét vài đường thì bạn sẽ được đổi lại bằng cái cười thông cảm của người thợ và họ sẽ giành hết công việc và sẵn sàng làm không than thở và cũng không kể đến giờ giấc nữa. Bạn phải đặt vị trí của bạn vào vị trí của người làm công thì bạn sẽ hiểu họ nhiều hơn.

* Nếu bạn giao cho người bên dưới một công việc nào đó, bạn phải làm gì ?

- Thứ nhất là bạn phải tin tưởng thuộc hạ của mình bạn mới giao công việc. Bạn không cần phải kiểm soát thường xuyên họ. Vì như kinh nghiệm của bạn thì rõ. Khi nào bạn đang thực hiện một chương trình chưa xong mà Chef của bạn cứ can thiệp vào hoài, bạn cảm thấy ra sao thì phải thông cảm với người thuộc hạ của mình cũng như vậy, trừ phi họ có ý hỏi bạn.

- Thứ hai là bạn phải giao công tác cho rõ ràng như thời gian và số lượng. Nếu đến thời điểm A, B, C nào đó mà công việc không xong thì bạn mới có thái độ. Nếu xong trước và công việc tốt đẹp thì sẽ có thưởng. Nếu trễ nải thời hạn và sai trái nguyên tắc, hư hao của hãng xưởng, của chùa viện v.v... lúc ấy bạn mới có quyền khiển trách thuộc hạ và khi ấy lời nói của bạn mới có giá trị. Nếu lúc nào bạn cũng nói, cũng cằn nhằn, hóa ra mình là ông chủ khó tính và ít có người muốn gần mình.

* Bạn nhiều lúc nổi nóng ? Làm như thế để làm gì ?

- Để chứng minh quyền uy của bạn. Điều ấy đúng nhưng không cần thiết đối với thuộc hạ của mình. Còn đối với kẻ trên lại là điều không nên làm như thế nữa. Vì thiếu lễ độ và thiếu tư cách.

Một người giận dữ, nóng nảy. Vì họ biết bạn làm sai và họ có ý chỉ lại cho bạn; nhưng như thế cũng chả giúp được gì cho người kia cả. Vì họ cũng tự ái như bạn đã tự ái dưới cái quyền của người trên bạn nữa mà. Tốt nhất, muốn thành công, bạn nên từ tốn khuyên bảo thì thuộc hạ của bạn sẽ nghe lời của bạn ngay; đâu có cần thiết để nổi nóng và chứng minh rằng mình là người có uy quyền. Vì dẫu sao đi nữa bạn là người có quyền rồi đó. Nếu không có quyền do sự học, do tiền bạc tạo nên thì làm sao bạn có thể làm Chef của những người kia được.

* Khi giao tiền bạc hoặc công việc cho thuộc hạ làm, bạn cũng cần phải thoải mái. Không cần phải kiểm soát thường xuyên. Vì người dưới bạn sẽ khó chịu. Chỉ thỉnh thoảng thôi, mình ghé mắt vào một chút. Có thể một tuần hay một tháng một lần, tùy theo công việc nhiều hay ít, lớn hay nhỏ. Không nhất thiết là ngày nào hay lúc nào cũng quan tâm một cách thái quá, sinh ra việc không tin tưởng thuộc hạ. Nếu đã không tin tưởng thì không nên giao tiền bạc và việc làm. Bạn phải là người quyết định những vấn đề quan trọng như thế trước khi bạn giao, mà khi đã giao rồi thì tin tưởng. Lúc nào họ không làm xong, đến khi đó mới được quyền khiển trách. Ví dụ bạn giao con của bạn cho một người khác bồng thì bạn phải biết trước rằng người ấy có thể bồng được con mình hay không ? chứ người ta đang bồng con của bạn, tự nhiên bạn vào giựt con của mình lại thì hóa ra bạn là người không hiểu biết chút nào. Cũng có thể bạn chưa có kinh nghiệm nên bạn đã trao con lầm người giữ; nhưng điều ấy cũng chẳng muộn màng gì. Bạn hãy yên chí, đứa trẻ nó cũng có những cảm nhận tự nhiên; nếu người đối phương không thương nó thì nó cũng sẽ khóc nhòe và cuối cùng rồi đứa bé ấy nó cũng sẽ đòi trở lại với bạn cho được thôi.

* Phải tin tưởng nơi người khác thì bạn mới dễ thành công và điều quan trọng hơn là bạn phải làm sao cho họ tin tưởng mình, mới xứng đáng là người lãnh đạo.

- Lúc nào cũng luôn luôn đúng giờ. Không được đến quá sớm, mà cũng không được đến quá trễ trong buổi họp, hay lúc tụng kinh, khi ngồi thiền, khi thuyết pháp v.v... Bạn là người quan trọng đấy. Nếu để họ chờ quá lâu thì sự tin tưởng, sự chừng mực và chính xác nơi bạn, họ sẽ lơi dần. Có nghĩa là lần sau họ đến sẽ trễ hơn; thế là những việc dự định của bạn tiếp theo sau đó sẽ hỏng. Nếu đã hứa một việc gì, bắt buộc phải thực hiện như tăng lương, hoặc thưởng phạt v.v... không thể nói rồi quên; chứng tỏ rằng mình không giữ lời hứa.

Có thể một lời hứa bạn không giữ đúng, ví dụ như hứa đi cắm trại với các Đoàn sinh của Gia Đình Phật Tử chẳng hạn; nhưng chẳng may bị trời mưa. Thế là bạn có lý do chính đáng để không đi cắm trại, mà không lâm vào việc hứa cuội. Tuy nhiên, theo tôi, tốt nhất bạn nên tìm cách để đi, dầu cho trời có mưa đi chăng nữa. Điều ấy sẽ khiến bạn dễ thành công sau nầy, khi bạn đề nghị một điều gì.

Tuổi trẻ nhớ rất lâu và chờ đợi trông cậy nơi người lớn. Công nhân viên có niềm hy vọng nơi ông giám đốc. Học trò, đệ tử đang chờ đợi ở ông Thầy và Sư phụ, do đó không thể nuốt lời hứa và không được phản bội lời hứa của mình. Có nhiều người vui miệng cứ hứa vô tội vạ. Cuối cùng việc nào cũng chẳng thực hiện cho hoàn hảo, làm cho cả người trên lẫn người dưới đều không tin tưởng nơi mình.

Sau đây là một số điểm căn bản khác có thể làm cho bạn đi đến thành công một cách dễ dàng. Đó là tánh thuyết phục, phải làm cho kẻ khác kính, phục và nể mình. Muốn làm được vậy không phải đơn giản. Vậy bạn phải là người như thế nào có thể đi chinh phục kẻ khác được ?

Một cậu thanh niên đi cua một cô thiếu nữ. Nếu cậu ta có mẫu mã đẹp trai, ăn mặc bảnh bao, nói năng lưu loát v.v... đó cũng là một cách để chinh phục người đẹp; nhưng điều ấy không quan trọng bằng sự thành thật. Nếu sau nầy mà cô thiếu nữ ấy phát hiện ra rằng anh chàng nầy là một cái thùng rỗng thì sẽ nguy to. Vậy sự chinh phục hoặc thuyết phục ấy không thành công trọn vẹn.

- Bạn phải là một người đứng đắn; không thô lỗ và vụng về đối với người nam và đặc biệt là người nữ. Dầu trước mặt họ hay sau lưng họ, bạn phải là một người tử tế, có tư cách; chứ không phải là một kẻ quân tử giấy. Có nghĩa là chờ không có ai thì bạn sẽ dở trò hạ tiện đối với thuộc hạ của mình. Dầu bạn có đem tiền bạc ra để mua chuộc, đem quyền thế ra để lấn áp và đặc biệt là đem chỗ làm ra để hù dọa là cho thất nghiệp v.v... tất cả những điều đó không có ý nghĩa gì hết cả đối với những người biết tự trọng nhân cách của mình. Họ có thể thôi việc, đi tìm việc khác; chứ không nhất thiết phải làm ở hãng của bạn.

- Muốn cho người ta phục bạn, bạn chứng tỏ khả năng của mình là người tài giỏi; nhưng không phách lối. Xem nhẹ chuyện tâng bốc và hối lộ, mà lúc nào cũng chứng tỏ khả năng lèo lái của mình. Tuy bạn thỉnh thoảng cũng có vài điều làm cho họ bất như ý; nhưng vì họ phục bạn có tài; nên họ có thể tha thứ và công việc còn có thể tiếp tục chạy được.

Còn nể ? Nếu bạn muốn người khác nể nang bạn, thì bạn phải là người có khả năng và trình độ; lời nói và việc làm luôn luôn đi đôi với nhau; không thể nay nói thế nầy mai nói thế khác được. Người ta thường hay nói "Tôi nể ông lắm đó, cho nên tôi mới đến đây". Nể trong trường hợp nầy có nghĩa là: nếu người khác thì tôi không đến, nhưng với ông là chỗ quen biết, hoặc ơn nghĩa nhau, hoặc so tài nhau mà mình thua, nên mình mới nể người ta.

Còn kính trọng ? Đây là điểm tốt nhất của người lãnh đạo. Ai là người sẽ được kẻ dưới, thuộc hạ, đệ tử và ngay cả những người bên trên kính và trọng ? Dĩ nhiên không phải là người tầm thường và bình thường rồi. Kẻ đó phải là kẻ siêu phàm; kẻ có đạo đức cao cả; người mà được mọi người tôn xưng vì đức hạnh, vì lòng từ bi hoặc trí tuệ. Có như vậy thì người ta sẽ đảnh lễ sát chân mình để lãnh hội tôn ý, để được ban phước, để gội nhuần tấm lòng từ ái từ bên trên ban xuống. Điều kính trọng nầy chỉ có nơi các bậc lãnh đạo Tôn Giáo, chứ thông thường trong cuộc sống ngoài thế gian ít có loại người được như vậy. Có thể là Thánh Gandhi, là Albert Einstein v.v... nhưng không nhất thiết phải lễ bái những người nầy.

Tôi vẫn thường hay nói với Đại chúng chùa Viên Giác rằng: Nếu anh có được cả 3 đức tính ấy thì tốt. Nghĩa là anh là người có tu, có học và có hạnh. Nếu không thì phải có 2 trong 3; hoặc giả ít nhất là 1 trong 3 điều đã trình bày ở trên, Còn nếu anh hay chị chẳng có một điều nào cả thì không nên lãnh đạo quần chúng. Nếu anh lãnh đạo họ, họ không theo anh mà họ còn hướng dẫn anh nữa là đằng khác; như thế là hỏng mất đại sự rồi đó.

Một hôm Chúng Viên Giác đang học về một đề tài nào đó của Đại Trí Độ Luận, quyển thứ 51, tôi có đem một câu chuyện đễ giảng giải như sau: Nguyên là trong một chùa nọ có chia ra 4 phe, mỗi phe cầm đầu độ 10 người và phe nào cũng muốn Thầy trụ trì đứng về phía họ. Vậy theo Thầy, Cô thì phải theo phe nào ?

Có Thầy trả lời rằng: Con sẽ không theo phe nào hết, mà con sẽ đứng lên trên tất cả mọi phe để lèo lái họ.

- Tốt, rất tốt! Tôi trả lời như thế. Nhưng nếu muốn làm được điều đó không phải việc đơn thuần. Thầy phải là người gồm cả 3 đức tính như bên trên tôi mới trình bày, mới có thế giữ yên 4 nhóm được. Nếu không có đủ 3 đức tính ấy thì Thầy theo một nhóm cũng chưa yên, làm sao đứng trên 4 nhóm và lãnh đạo họ được. Nếu Thầy đã lãnh đạo họ được, làm gì có 4 nhóm bị chia phân ra như thế. Trong trường hợp nầy tốt nhất mình đóng vai trò là mình không biết gì cả và không có ý kiến trong bất cứ một nhóm nào. Đây cũng là một thành công nhỏ của bạn đấy. Có thể bạn đóng vai trò người mù, người câm, người điếc; nhưng trong trường hợp nầy bạn sẽ không bị lỗ vốn. Vì lẽ bạn không phải là đối tượng để mọi người đáng sợ. Từ đó bạn có thì giờ để tự rèn luyện kinh nghiệm nhiều hơn. Ở trong đời nầy có nhiều người giả ngu, giả dại để được việc, không phải là họ không biết điều đâu, mà họ biết an phận. Vì họ nghĩ rằng: Nếu không nắm hết được quần chúng, tổ chức, mọi người, thì ít ra cũng nằm đó để chờ ngày tiến xa hơn nữa. Đây có lẽ là mục đích của nhiều chính trị gia. Còn người Tăng sĩ không nhất thiết phải như vậy, mà phải tự rèn luyện đạo đức, tác phong, tư cách, nghiêm trì giới luật để được lãnh đạo mọi người.

Người lãnh đạo cũng giống như một người đang mặc một chiếc áo trắng; nếu bị lầm lỗi, dầu nhỏ bao nhiêu đi chăng nữa, cũng giống như một chấm mực đen đã bị dính lên áo rồi, ai cũng dễ nhận diện ra được. Trong khi quần chúng, tín đồ, họ là một tổng thể, cũng giống như một miếng vải nâu; nếu có thêm màu chàm vào cũng khó mà phát hiện được. Do đó bạn muốn thành công hãy học cách làm người trước. Sau đó sẽ đi vào lãnh vực quần chúng thì mới có kết quả được.

Sau khi chùa Viên Giác mua đất xong thì chuẩn bị kêu các hãng đến đấu thầu. Hãng nào cũng cho giá khá đắt và họ xem đồ án vẽ, họ tính không có cái nào dưới 2 triệu Đức Mã, đó là chỉ mới xây khung sườn thôi và đặc biệt các hãng thầu bảo tôi rằng phải có tiền 2 phần 3 trong ngân hàng họ mới bắt đầu thi công.

Tôi thuyết phục hãng được chọn là Mehmel như thế nầy: Nếu ông đợi đủ hai phần ba tiền thì vĩnh viễn sẽ không bao giờ có. Vì chúng tôi là một hội đoàn tôn giáo. Người tín đồ chỉ cúng dường, hỗ trợ khi nào thấy công việc của chúng tôi đang tiến hành. Còn bây giờ chỉ thấy một miếng đất hoang mà bảo họ cúng vào để xây thì khó thực hiện lắm.

Sau đó ông Mehmel thấy có lý và chấp nhận xây cho chùa và quả nhiên đúng như vậy, xây đến đâu thì bà con cúng dường đến đó. Đến 2 phần 3 công chuyện tiền đã cạn, khó kêu gọi. Lúc ấy tôi thuyết phục ông Mehmel là ông nên cho xây hết đi, có 2 cái lợi - Thứ nhất là danh dự của hãng ông. Thứ hai là công việc của chúng tôi cũng tạm xong và từ đó tôi sẽ trả góp cho ông trong nhiều năm của số tiền còn lại. Quả đúng như thế! Ông ta xây hoàn thành ngôi chùa Viên Giác và tiền trả góp cho ông cũng đã lên gần 1 triệu rưỡi Đức Mã không gián đoạn từ năm 1994 đến nay. Số nợ còn lại không nhiều, chỉ trả trong vài năm nữa thì hết.

Trong khi đó tôi phải chạy mượm thêm nơi ngân hàng 700.000 Đức Mã nữa. Nhà băng đến xem công trường và bảo :

- Nếu ông mượn để xây nhà thờ Tin Lành hoặc xây nhà thờ Thiên Chúa thì tôi cho mượn, chứ mượn xây chùa thì khó có thể cho mượn.

- Tại sao vậy ? Tôi hỏi.

Ông ta trả lời rằng:

- Nếu nhà thờ Tin Lành trả nợ không được thì còn bán lại cho nhà thờ Thiên Chúa giáo, chứ chùa thờ Phật thì bán ai mua !

Tôi nghe câu trả lời của nhà băng mà đau nhói cả tim gan và tôi trả lời rằng:

- Thật ra tôi đâu có muốn các ông bán chùa của chúng tôi; nhưng tôi xin hỏi: Nếu một người bình thường đi mượn tiền của nhà băng, ông cần những điều kiện gì ?

- Phải có công ăn việc làm và tiền thâu nhập vào đều đặn. Ông ta trả lời như thế.

- Điều ấy hẳn đúng thôi. Tuy chúng tôi không có tiền đều đặn hằng tháng, nhưng như ông thấy đó, từ chỗ không có gì hết; nhưng nay qua sự cúng dường, chúng tôi đã xây xong phần sườn của ngôi chùa cũng không dưới 2 triệu Đức Mã mà. Vậy tôi xin hỏi ông: Nếu người đi làm bị thất nghiệp thì sao ?

Ông ta không trả lời câu hỏi của tôi, mà tuần sau ông ta đến chùa và bảo với tôi rằng:

- Ông Thầy nói có lý. Vậy tôi sẽ ký giấy cho ông mượn 700.000 Đức Mã.

Từ tháng 7 năm 1992 đến tháng 7 năm 2002, chúng tôi đã trả tổng cộng 700.000 Đức Mã tiền lời cho ngân hàng và bắt đầu 5 năm còn lại trả tiền vốn, kể cả của chùa đóng và của hãng bảo hiểm đóng thêm vào. Như vậy, tuy không có công ăn việc làm, tuy Phật Tử không đóng tiền định kỳ thường xuyên; nhưng chúng tôi đã trả được nợ của ngân hàng. Như vậy chỉ cần một lời hứa và sự tin tưởng cũng như tính thuyết phục. Nếu người đứng đầu một Tổ Chức, một Tôn Giáo mà thiếu sự tin tưởng, thiếu tính thuyết phục thì khó có thể đi đến chỗ thành công được. Đó là chưa kể về phương diện giấy tờ của chính quyền, của nhà băng, của hãng xưởng gởi đến tới tấp. Bạn phải làm sao đây ?

Nếu bạn không có khả năng ngoại ngữ, bạn phải đành để chờ cho học trò của bạn đến thăm nhà, thăm chùa đọc dùm, sau đó sẽ giải quyết; nhưng như thế công việc đã quá chậm trễ rồi. Nếu chẳng may học trò, đệ tử của bạn bảo rằng: Tuần nầy con bận lắm, xin Thầy, Cô để lại tuần sau, con đến, con sẽ giải quyết. Như vậy là bạn hoàn toàn lệ thuộc về phương diện ngôn ngữ rồi đấy. Bạn phải làm sao không phải bị lệ thuộc về phương diện nầy, thì bạn chỉ có một con đường là phải học ngoại ngữ thôi.

Tôi chừng tuổi nầy mà mỗi tuần vẫn còn học tiếng Phổ Thông Trung Quốc. Vì lẽ tôi muốn học hỏi để đệ tử noi theo. Đồng thời tôi sẽ được độc lập, tự chử hơn khi đi Trung Quốc. Vì ở Trung Quốc, nhất là những vùng nhà quê, ít người giỏi tiếng Đức, tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, mà họ chỉ nói tiếng Trung Quốc là chính. Do vậy tôi phải học tiếng Trung Quốc. Đây cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng trong vấn đề ngoại giao và ngôn ngữ cũng như tránh lệ thuộc vào người khác nhiều chừng nào hay chừng ấy.

Đó là chưa kể những sự lệ thuộc về tiền bạc hay tình cảm rắc rối. Nếu bạn bị như thế thì hãy xem những phương pháp cởi trói rắc rối như bên trên đã hiến kế để bạn trở lại làm con người bình thường, sau đó hãy từ từ vực dậy và đi lên theo chiều thăng tiến của xã hội vậy.

Đa phần thì bạn phải biết tự chủ và tự làm được mọi vấn đề, từ chuyện nhà bếp đến chuyện văn phòng, chuyện trên chánh điện cho đến nơi thư viện. Ở phòng học, trên giảng đường, chỗ lễ tang, đám cưới v.v... nghĩa là bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể làm được, thì cái cán của sự thành công nó ở nơi bạn. Nếu không, bạn là người chỉ nắm có cái ngọn của sự việc thì bạn chỉ có thể đi vào nước bí, một là sẽ bị đứt tay khi cầm cái mũi dao; hai là bạn sẽ vụt hết tất cả những gì ở ngoài tầm tay của bạn. Vì vậy bạn phải là người biết đánh máy, nếu thư ký làm eo sách. Bạn phải là người biết nấu ăn, nếu có người làm reo. Bạn sẽ là người biết cách tổ chức nơi văn phòng, nơi thư viện. Bạn cũng có thể làm chủ lễ cho một lễ cưới hay một đám tang, một đám cúng vong hay một cuộc tiếp rước Thủ Tướng chính phủ. Nhiều khi bạn cần phải biết hát hoặc ngâm thơ để điều khiển một chương trình văn nghệ nữa. Ôi thôi! thì nhiều chuyện để phải làm, nếu bạn muốn công việc ấy thành công. Còn ngược lại, xin tùy ý bạn chọn lựa.

Trên đây là một số phương thức căn bản mà tôi đã thực hiện trong mấy chục năm qua, đem ra áp dụng và giới thiệu với bạn trong cuộc sống tương đối nầy. Tôi xin nhắc lại, ở đây nó chỉ có tính cách tương đối thôi. Nếu bạn là những người tu theo tánh không của Đại Thừa, hoặc Bát Nhã, hoặc tu theo tinh thần vô ngã của Đạo Phật thì tất cả những gì tôi giới thiệu bên trên đó, nó chẳng có ích lợi gì cho bạn cả và bạn cũng không cần phải bận tâm đến chúng nữa, mà hãy đem chúng vứt vào thùng rác là xong. Vì sao vậy ? Vì những điều tương đôi bên trên nó không có giá trị nơi cõi tuyệt đối vô sanh của chư Bồ Tát và chư Phật.

Tôi mong rằng những sự đóng góp nho nhỏ của tôi đó cũng là những đóng góp cho nước Đức nầy để tạ ơn quê hương nầy đã nuôi dưỡng tự do cho tôi được trọn vẹn, nhằm thực hiện bổn phận của một người tu, chứ không chỉ thuần tôi và quý vị đến đây để chỉ ăn bám vào xã hội nầy, làm cho người địa phương nghĩ rằng chúng ta là những sự trở ngại của quê hương họ. Tôi mong rằng mọi người sẽ đóng góp được một chút ý thức của mình là xã hội nầy sẽ đẹp đẽ hơn lên. 

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2021(Xem: 3716)
Nữ diễn viên nhìn vào trong hồ nước và trông thấy một khuôn mặt tuyệt vời, hàm răng hoàn hảo và một thân hình xứng hợp. Cô hỏi: “Chao ơi, sao tôi lại không thành một tài tử?” Con nhái nói: “Tôi có thể làm cho cô thành minh tinh.” Cô diễn viên la lên: “Mi là ai vậy?”
12/06/2021(Xem: 4615)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Ba (June 08) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Tikabigar và Kutitya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 377 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 377 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
12/06/2021(Xem: 5062)
Bài này được viết để hồi hướng các thiện hạnh có được để nguyện xin bình an và giải thoát cho tất cả đồng bào nơi quê nhà, vá cho chúng sanh khắp ba cõi sáu đường. Trong bài là một số ghi chú trong khi đọc Kinh luận, không nhất thiết theo một thứ tự nào. Các đề tài phần lớn ít được nhắc tới, nhưng đa dạng, có thể là quan tâm của nhiều người, từ thắc mắc rằng có khi nào Đức Phật đã dạy về ăn chay, cho tới câu hỏi có cần tu đầy đủ tứ thiền bát định hay không, và vân vân. Nơi đây sẽ tránh các lý luận phức tạp, chủ yếu ghi các lời dạy thực dụng từ Kinh luận để tu tập. Bản thân người viết không có thẩm quyền nào, do vậy phần lớn sẽ là trích dẫn Kinh luận.
10/06/2021(Xem: 14482)
NGỎ Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh "Phật thuyết A-di-đà" bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều. Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
09/06/2021(Xem: 5380)
Mới đó mà Ông ra đi đã 5 năm rồi! Tháng 5 lại trở về. Nhớ đến Ông tôi lại muốn viết mà có lẽ viết bao nhiêu cũng không đủ. Ông ra đi đã để lại một niềm xúc động trong trái tim tôi, và không chỉ riêng tôi mà còn biết bao người, bao gia đình đã được Ông cứu vớt từ con tàu CAP ANAMUR khi những con thuyền người Việt lênh đênh trên đường vượt biên ngày nào. Ông chính là đại ân nhân của gia đình tôi, vì nếu không có Ông, con tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Chính vì vậy, gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời và cũng thật bàng hoàng đau đớn lúc hay tin Ông đã lìa cõi trần. Bây giờ ngồi nhớ lại nỗi đau ấy vẫn còn như đâu đây.
09/06/2021(Xem: 4885)
Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương giáo lý Phật đà. Nhằm tiếp nối tinh hoa tuệ giác siêu việt của chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Tổ sư đã kinh qua trong suốt nhiều đời, nhiều kiếp mới có được sự kế tục đến ngày hôm nay. Nếu dùng thời gian hiện tại của kiếp nầy, kể từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni giáng thế đến nay chỉ trên 2.500 năm, mà chúng ta đã có vô số văn kiện và dữ liệu để tham cứu học hỏi, tu niệm, và cần bàn đến. Gần gũi và trung thực nhất là hai bộ thánh điển Phật giáo của truyền thống Nam và Bắc truyền. Nếu căn cứ theo đó để nghiên cứu thì chúng ta sẽ có một đáp án tương đối chính xác để ghi nhận những giá trị về Văn hóa và Giáo dục xuyên qua nhiều tâm lực và nguyện lực của các bậc tiền nhân.
09/06/2021(Xem: 5708)
NHƯ LỜI GIỚI THIỆU CỦA ARTHUR Zajonc, cuộc gặp gỡ Tâm thức và Đời Sống lần thứ mười đã đưa chúng ta vào một hành trình dài, từ những thành phần đơn giản nhất của vật chất đến sự phức tạp của ý thức con người. Cuốn sách này theo dõi hành trình đó diễn ra trong suốt một tuần trong một căn phòng chật cứng tại tư dinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên ngưỡng cửa của dãy Himalaya. Làm thế nào để bắt đầu theo dõi quỹ đạo đầy tham vọng, dường như bao la này? Chúng ta sẽ bắt đầu với tuyên bố mờ đầu thuyết trình của Steven Chu, nhà vật lý đoạt giải Nobel: “Điều quan trọng nhất mà chúng ta biết là thế giới được tạo ra từ các nguyên tử. Đây là quan điểm mà hầu hết các nhà vật lý ngày nay, vào đầu thế kỷ XXI, đồng ý với quan điểm này ”.
09/06/2021(Xem: 5843)
Trong Phật bảo, pháp bảo và Tăng bảo, Chúng con quy y cho đến khi đạt đến giác ngộ. Qua công đức của thực hành sáu ba la mật, Nguyện cho chúng con thành tựu quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
07/06/2021(Xem: 13565)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
07/06/2021(Xem: 14171)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 1 tháng 8 năm 2020, nhằm ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2564, Phật Đản lần thứ 2644, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68. Hôm nay cũng là ngày có nhiệt độ cao nhất, 32 độ C, trong mùa dịch Covid-19 đang lan truyền khắp nơi trên thế giới. Sau hơn 5 tháng ròng rã, tôi đã đọc qua 8 tập kinh Việt dịch trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, từ tập 195 đến tập 202, thuộc Bộ Sự Vị, được dịch từ 2 tập 53 và 54 của Đại Chánh Tạng.1 Nguyên văn chữ Hán 2 tập này gồm 2.260 trang.2 Bản dịch sang tiếng Việt của 2 tập này là 15.781 trang, chia thành 8 tập như đã nói trên. Như vậy, trung bình cứ mỗi trang chữ Hán dịch ra tiếng Việt khoảng 7 trang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]