Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ Lục

10/05/201320:30(Xem: 4748)
Phụ Lục

HỌC PHẬT QUẦN NGHI
(Giải thích những nghi vấn trong Phật học)
Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

---o0o---

PHẦN PHỤ LỤC



HỌC PHẬT BẰNG CÁCH NÀO ?

Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó. Ví như môn toán học, người học trò trước phải biết số, kế học thuộc cửu chương, học cách cộng trừ nhơn chia, lên nữa phải học công thức, phương trình v.v... Môn văn chương, trước phải biết chữ cái, học ráp vần, viết chánh tả, học văn phạm, tập cách làm văn v.v... Phương chi Phật pháp là môn học giác ngộ, mà không có phương pháp riêng của nó hay sao ?

Phương pháp học Phật tức là ba môn Huệ học : Văn huệ, Tư huệ, và Tu huệ. Bởi vì muốn vào cửa giác ngộ, không phải anh tướng trí huệ thì không sao vào được. Phật pháp là chân lý là những sự thật, nếu không có ngọn đuốc trí huệ soi sáng, làm sao chúng ta thấy mọi sự vật ở chung quanh, không cần trí huệ, chỉ dùng lòng tin đến với đạo Phật, để học Phật pháp, thật là sai lầm lớn lao. Đây là chứng bệnh trầm trọng của Phật tử hiện thời. Cần chữa lành bệnh này. Chúng ta phải ứng dụng triệt để ba môn Huệ học vào công trình tu học Phật pháp.

THẾ NÀO LÀ VĂN HUỆ ?

Văn là nghe, do nghe giáo lý của Phật pháp, trí huệ mở sáng, gọi là Văn huệ. Chúng ta nghe Phật pháp qua lời giảng dạy của chư tăng, của thiện hữu tri thức đã tu học trước ta. Những lời giảng dạy ấy xuất phát từ kinh điển của Phật, trong đó chứa toàn lời lẽ chơn chánh, chỉ bày mọi sự vật cho chúng sinh. Càng nghe trí huệ chúng ta càng sáng. Hoặc chúng ta trực tiếp đọc kinh sách Phật, khiến mở mang trí huệ cũng thuộc Văn huệ. Chịu khó nghe giảng dạy, chịu khó nghiên cứu kinh sách Phật, đó là người biết từ cửa Văn huệ tiến thẳng vào ngôi nhà Phật pháp.

THẾ NÀO LÀ TƯ HUỆ ?

Tư là suy xét phán đoán, do suy xét phán đoán những lời dạy trong Phật pháp, trí huệ càng tăng trưởng. Chúng ta được nghe lời chỉ dạy của thầy bạn, dẫn từ trong kinh Phật ra, song nghe rồi tin liền là chưa đủ tư cách học Phật. Buộc chúng ta phải dùng trí phán đoán xem đúng hay sai, nếu quả thật đúng, từ đó chúng ta mới tin. Có thể, mới thực hành đúng câu "các người phải tự thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp", trong kinh Pháp Cú. Chúng ta muốn mở mang trí huệ, song tự mình làm sao mở được, phải mồi ngọn đuốc trí huệ của mình với ngọn đuốc chánh pháp của Phật, trí huệ mới phát sáng.

Mồi bằng cách nào ?

Ví như chúng ta nghe vị Sư giảng rằng : "Tất cả thế gian đều là vô thường". Sau đó phải dùng trí huệ của mình phán đoán xem đúng hay không. Chúng ta tự đặt câu hỏi : tất cả thế gian đều là vô thường, có sự vật nào thoát ngoài luật lệ ấy chăng ? Nếu có, câu nói này chưa phải là chân lý. Bằng không, mới thật đúng chân lý, chúng ta sẽ hoàn toàn tin. Thế rồi, ta tự khảo sát :

Con người có phải vô thường không ? Từ ông bà đến cha mẹ chúng ta đều sanh ra, lớn lên, bệnh hoạn, già yếu, rồi chết. Kể luôn cả ta, khi nào còn nhỏ bé, lớn lên, bệnh hoạn, già yếu, rồi cũng sẽ chết. Trong gia đình thân tộc chúng ta đã thế, ngoài xã hội cũng thế, cả nhơn loại trên thế giới cũng thế; ngàn xưa là thế, mãi sau này cũng thế. Quả là con người vô thường.

Đến những sự vật, nào nhà cửa, bàn ghết, xe cộ v.v... có bị vô thường không ? Chính cái nhà của mình, khi mới cất thì tốt đẹp lành lặn, qua vài ba năm thấy cũ dần, đến năm mười năm thì hư sập. Cái bàn viết cũng thế, khi mới đóng xem bóng loáng tốt đẹp, dùng mấy năm thấy đã cũ, tróc sơn khờn mặt, rồi đây sẽ mục nát hư hoại. Chiếc xe đạp khi mới mua đem về mới toanh, chạy được một năm võ đã rách, cổ lỏng, các con ốc lờn... vài năm nữa sẽ hư. Thế là, nhà cửa, bàn ghế, xe cộ... những vật cần dùng bên cạnh chúng ta thảy bị vô thường chi phối. Cho đến trăm ngàn vật khác, nếu khảo sát đều thấy đồng một số phận như nhau.

Chúng ta có thể kết luận rằng : "Tất cả thế gian là vô thường", quả thực là chân lý. Ta tin chắc lẽ này, dù có ai nói khác đi, cũng không làm lay động được lòng tin của ta. Bởi lòng tin này đã được gạn lọc qua sàng lý trí, nên nó vững chắc không dễ gì lung lay.

Lại một thí dụ, chúng ta nghe vị Sư giảng lý luân hồi, bảo rằng : "Muôn vật ở thế gian đều xoay quanh vòng luân hồi". Ta tự đặt câu hỏi : Tại sao muôn vật đều luân hồi ? Có vật nào không luân hồi chăng ? Chúng ta bắt đầu xét từ thực vật :

Cây cối thành hình bắt nguồn từ hạt, hạt nẩy mầm tăng trưởng thành cây, nở hoa, kết trái; trái sanh hạt, hạt lại nẩy mầm... lộn đi đảo lại không cùng. Song đó là sự lộn đi đảo lại từ cây này sang cây khác, ngay bản thân cây ấy có đảo lộn vậy không ? Cũng lộn đi đảo lại như thế. Thân cây hiện sống đây, do châm rễ hút đất nước... nuôi dưỡng mới được sinh trưởng, dần dần thành đại thọ. Rễ hút đất nước nuôi dưỡng thân cành lá, lá rụng biến thành phân đất, càng gãy mục cũng thành phân đất, thân cây ngã gục cũng trở về đất nước. Thân cây nhờ đất nước sinh trưởng, khi ngã mục lại trở về đất nước.

Nước do ánh nắng bốc thành hơi, hơi lên cao gặp khí lạnh đọng lại, rơi xuống thành nước, nước lại bốc hơi... mãi mãi không cùng.

To như quả địa cầu vẫn quay tròn quanh cái trục, sáng rồi tối, tối lại sáng. Căn cứ vào sự quay tròn của nó, người ta chia ra ngày, giờ, tháng năm, thời tiết xuân hạ thu đông, xoay vần thế mãi không cùng.

Do sự khảo sát trên, chúng ta khẳng định rằng "muôn vật ở thế gian đều xoay quanh vòng luân hồi" là sự thật không còn gì phải nghi ngờ.

Trên đây tạm cử vài ví dụ làm căn bản cho công cuộc suy xét phán đoán Phật pháp. Căn cứ vào đây, chúng ta phán xét những lời Phật dạy, hoặc chư Tăng dạy trong những trường hợp khác. Có thể, mới phân biệt được chánh tà và mới đúng tinh thần người học Phật.

THẾ NÀO LÀ TU HUỆ ?

Sau khi phán xét lời Phật dạy là đúng, chúng ta đem áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình, khiến chánh lý càng bày hiện sáng tỏ, là tu huệ. Ví như, biết rõ "Tất cả thế gian là vô thường", chúng ta ứng dụng sự vô thường vào đời sống mình, trong những trường hợp như sau :

Đã biết rõ thế gian là vô thường, khi gặp vô thường đến với bản thân, với gia đình ta, ta vẫn giữ bình tỉnh không hốt hoảng sợ hãi. Vì biết chắc điều đó ở thế gian không ai tránh khỏi, sợ hãi kinh hoàng chỉ làm rối thêm vô ích. Bởi không sợ nên tâm ta bình tỉnh sáng suốt, giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp. Chúng ta vẫn đủ sáng suốt để khuyên giải cho những người đồng cảnh ngộ bớt đau khổ.

Biết rõ thế gian là vô thường, mọi sự tranh giành danh lợi, tài sắc... lòng ta nguôi lạnh. Tranh giành những thứ bạm bợ ấy làm gì, để rồi chuốc khổ về mình, gây đau khổ cho người, rốt cuộc chỉ thành việc mò trăng bắt bóng. Lòng tham lam giành giật dục lạc thế gian, do đây dứt sạch.

Do thấy rõ lẽ vô thường, chúng ta không thể ngồi yên chờ chết. Phải cố gắng làm mọi việc lành, nếu cơn vô thường đến, chúng ta có muốn làm cũng không sao làm được. Lại biết quý tiếc thời giờ, một ngày qua rồi không tìm lại được, phải cấp bách nỗ lực làm lợi mình lợi người, không thể chần chờ.

Đó là ba trường hợp do biết "thế gian vô thường", chúng ta khéo ứng dụng tu hành trong cuộc sống hiện tại của mình. Bao nhiêu sự lợi ích tốt đẹp sẽ theo đó mà tăng trưởng. Sự tu hành ấy, đi đôi với tâm trí tỉnh táo sáng suốt, nên gọi là "Tu huệ".

Ví dụ khác, chúng ta nhận rõ "muôn vật luân hồi", liền ứng dụng lý luân hồi vào cuộc sống của mình. Nếu phải luân hồi, chúng ta chọn cái luân hồi nào tốt đẹp, an ổn hơn. Ví như, biết các loài thảo mộc từ hạt, nẩy mầm, sinh trưởng thành cây, đơm hoa, kết quả; hạt lại nẩy mầm... chúng ta nên chọn lựa hạt tốt giống ngon đem ương. Để sau này kết quả ngon, cho ta và mọi người được tthưởng thức vị ngon. Cũng thế, trong vòng luân hồi bản thân ta cũng không thoát khỏi, ta cần tạo những nhơn tốt, nhơn an vui, để mai kia có lăn lộn cũng lăn lộn trong chỗ tốt, chỗ an vui.

Đã biết muôn vật luân hồi, chúng ta phải tìm xem nguyên nhân nào lôi cuốn vào trong ấy. Biết rõ nguyên nhân rồi, phải tìm cách thoát ra ngoài vòng luân hồi. Không đầu hàng khuất phục, để chịu lăn mãi trong luân hồi. Như các nhà khoa học nghiên cứu biết sức hút của quả đất, sau đó tìm cách chế phi thuyền đủ sức mạnh vượt ra ngoài vòng hút của quả đất, đi thẳng vào quỹ đạo v.v... Biết luân hồi để tìm cách thoát ra, chính là tinh thần "Tu huệ".

Văn huệ, Tư huệ rất cần thiết, song tu huệ lại càng quan trọng hơn. Nếu có văn huệ, tư huệ mà thiếu tu huệ thì chỉ là huệ rỗng, không lợi ích thiết thực cho đời sống con người. Nhờ tu huệ mới thẩm định được giá trị văn, tư ở trên và giúp cho văn, tư được kết quả viên mãn.

Vì thế, Đức Phật dạy hàng Phật tử đi chùa là cốt gặp Sư tăng, Sư ni, gặp Tăng ni rồi cần phải thưa hỏi Phật pháp, thưa hỏi xong phải ghi nhớ, ghi nhớ rồi cần phải phán xét, phán xét rồi phải tiến tu. Được vậy mới đúng tinh thần Phật tử (Phỏng theo bài kinh Ma Ha Nam trong Tạp An Hàm). Bồ Tát Quán Thế Âm cũng trình với Phật, thuở quá khứ lâu xa Ngài gặp Phật dạy tu phương pháp văn, tư, tu được vào chánh định và cho hiệu là Quán Thế Âm (Kinh Lăng Nghiêm). Chính trong giới Bồ Tát, Phật cũng dạy "dù ở xa trăm ngàn dặm, nghe có người nói kinh luật, người mới thọ giới Bồ Tát cũng phải mang kinh luật đến đó học (Kinh Phạm Võng). Quả nhiên Đức Phật không chấp nhận đệ tử tu hành tối dốt, phải đầy đủ ba môn Huệ học, mới xứng là đệ tử của Ngài.

Ba môn Huệ học này hoàn toàn thích hợp với tinh thần khoa học hiện nay. Bất luận môn học nào, trước tiên học lý thuyết, kế phê bình lý thuyết, sau thí nghiệm hay thực hành lý thuyết. Lý thuyết tức là văn huệ; phê bình tức là tư huệ, thí nghiệm tức là tu huệ. Có như vậy môn học mới tiến bộ và phát minh những điều mới lạ.

Tuy nhiên về mục tiêu chính yếu Phật học vẫn khác khoa học. Khoa học cốt phát minh mọi sự thật của ngoại giới, chinh phục giành quyền làm chủ thiên nhiên, bắt thiên nhiên làm theo ý muốn con người, để tạo vật chất dồi dào sung túc cho nhơn loại. Phật học xoay lại ngự trị bản thân mình, gạn lọc đào thải những tâm thức nhơ xấu, kiến tạo một tâm hồn trong sáng an vui tự tại. Bởi khoa học gây tạo điều kiện vật chất dồi dào, nên con người dễ tranh đua giành giật kình chống lẫn nhau, Phật học cốt xây dựng tâm hồn trong sáng, nên người biết tu theo, lòng sẽ mở rộng thương yêu bảo học lẫn nhau.

Vì thế, ba môn Huệ học đều đặt căn cứ trên nguyên tắc "xem lại chính mình". Nắm vững nguyên tắc này, đọc kinh sách Phật, chúng ta nhận định phán xét không bị sai lầm.

Trích trong "Bước đầu học Phật" của Thiền sư Thích Thanh Tử

[^]



BỐN BÀI THƠ CỦA THIỀN SƯ TÔNG BỒN

BÀI 1 :

Sơn cư cổ cảnh cửu mai trần

Kim nhật trùng ma khí tượng tân

Ngân cấu tịnh trừ quang thủy hiện

Phân minh diện kiến bổn lai nhân

Ở núi gương xưa bấy lâu vùi

Nay mới lau chùi dáng vẻ tươi

Bợn n nhớp sạch rồi gương lấp lánh

Rõ ràng tận mặt bất nay người

CHÚ :

Gương xưa tức bản thể của tự mình, con người thật xưa nay, tức là tự tánh thanh tịnh tâm. Từ bản thể lấy niệm và lao theo, tức nhiên vô vàn đau khổ, sinh tử luân hồi bày hiện. Chính ngay bản thể một bề trong lặng, niệm dấy liền buông. Nơi đây mọi oan kết tức thời chìm lặng và con người thật xưa nay trước mắt.

Chỉ khéo sống và sống an nhiên thôi.

BÀI 36 :

Sơn cư khiển hứng ngẫu thành thi

Nhơn dược đam thi diệc thị si

Sanh tử mạng căn như vị đoạn

Mõc cồn tri kiến bả tâm khi

Ở núi khiển hứng chợt thành thi

Nhưng nếu mê thi cũng lại si

Sống chết mạng căn như chửa dứt

Chớ đem thấy biết để lòng khi

CHÚ :

Chấp kiến chính nó là một thứ chướng ngại lớn trên đường Đạo, cũng chính nó là sở tri ngu rất khó trừ. Người hạ thủ công phu tu hành, phải nên đề phòng kiến chấp này. Hơn nữa người dựng công tu hành trong lòng nếu còn mảy may tình niệm nào chưa buông thì, đó là đam mê, cũng là một thứ si. Phải mạnh dạn bước lên đầu sào trăm trượng, đẩy sinh mạng mình vào cùng lộ, chỗ tuyệt hậu để rồi đón nhận một sự sống vĩnh cửu. Then chốt của vấn đề sinh tử, ta chưa giải quyết ổn đáng, tức nhiên có ngày quỷ Dạ Xoa kéo cổ ta đến điện Diêm La bắt đền cơm áo.

BÀI 51 :

Sơn cư cao ẩn bạch vân trung

Đa thiếu manh mê bất kiến tung

Hướng ngoại tầm chơn chơn chuyển viễn

Khắc chu cầu kiếm uổng thi công

Ở núi cao ẩn tận trong mây

Nhiều kẻ mù mê chẳng biết tung

Hướng ngoại tìm chơn chơn lánh mãi

Ghi thuyền mò kiếm uổng ra công

CHÚ :

Non nước là quê hương, là nơi cao ẩn của kẻ đã buông lại buông. Người đầy mộng mơ chưa thể tìm được gì ở nơi nầy, nếu gượng tìm cũng chẳng khác kẻ nhằm bên ngoài tìm chân như hoặc ghi thuyền mà mò kiếm báu, chỉ mất công không ích lợi gì cả. Thế thì người tìm chơn, thì phải làm sao ? Tìm ở đâu ? Hãy thong thả đi, nhìn lại gót chân mà đi, vất mọi sở hữu, sở kiến, dần dần khôi phục phận vị nguyên xưa của mình, được vậy là về gần đến nhà và, nhận ra ông chủ nguyên xưa chân thật của mình.

BÀI 55 :

Sơn cư tham học chí cô cao

Vị Đáo vong xu bất đạn lao

Tọa đáo ngũ canh thiên dục hiểu

Thanh tùng trích lộ thấp thiền bào

Ở núi tham học chí riêng cao

Vì Đạo quên mình chẳng nại lao

Ngồi đến canh năm trời rựng sáng

Tùng xanh móc nhiễu ướt thiền bào

CHÚ :

Người học Đạo phải đầy đủ ý chí, luôn luôn nêu cao tinh thần cầu tiến, phấn đấu bất khuất, tập trung cao độ ý chí vào công tác duy nhất là : "Quên mình vì Đạo, thành tựu đại nguyện". Nhắm thẳng tới trước, bất chấp mọi gian nguy, lấy giác ngộ làm kỳ hẹn, không kéo dài mạng sống cho cuộc đời mà dồn hết sinh mạng cho việc sáng Đạo, phát huy năng lực cho việc hành Đạo, tận dụng mọi phương tiện để hoàn thành sứ mạng đạt Đạo.

Thượng cầu Phật Đạo

Hạ hóa chúng sanh.

** Các bài thơ trên trích trong tập "Sơn Cư Bách Vịnh" của Thiền Sư Tông Bổn do T.T. Thích Nhật Quang dịch giải.


--- o0o ---

Chân thành cảm ơn ĐĐ Thích Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này.


Vi tính : Hải Hạnh
Trình bày :Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2012(Xem: 4458)
Điều 1- Người Phật tử chân chính thờ phượng hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát, A-la-hán và Thánh Tăng để được chiêm bái, học hỏi qua công hạnh độ sinh, không biết mệt mỏi, nhàm chán mà vẫn an nhiên tự tại để làm gương sáng cho cuộc đời, nhằm làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội.
14/06/2012(Xem: 6611)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
05/06/2012(Xem: 28484)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 8553)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
27/05/2012(Xem: 6038)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
26/05/2012(Xem: 6294)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
26/05/2012(Xem: 6237)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
26/05/2012(Xem: 6222)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bi và trí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
25/05/2012(Xem: 7816)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
25/05/2012(Xem: 7604)
Đây là một vùng đất huyền bí và diệu kỳ nhất trên thế giới. Trên rìa của Hy Mã Lạp Sơn, trên góc cạnh sâu kín nhất của Ấn Độ, tôi đã du hành nửa vòng trái đất để đến nơi này, đến nơi trú ngụ của một bậc hiền nhân được cho là hóa thân của Đức Phật, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567