Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ III: Các bài sám văn - báo hiếu - cầu an

10/05/201318:01(Xem: 16325)
Phần thứ III: Các bài sám văn - báo hiếu - cầu an

Tuyển tập các bài sám văn - Tập IV: 55 Bài sám văn chọn lọc

Phần thứ III: Các bài sám văn - báo hiếu - cầu an

Thích Đồng Bổn sưu tập

Nguồn: Thích Đồng Bổn sưu tập

194. SÁM HIẾU TỪ
(Sám báo hiếu 11)


Nước sông nọ có nguồn mới chảy.
Hạt thóc kia có cấy mới lên
Phàm phu cho đến Thánh Hiền
Nếu không cha mẹ sao nên thân người
Trong mười tháng mặt xanh da bủng
Vì nuôi con bụng ỏng lưng eo
Ba năm bú mớm nâng niu
Cam sài mẹ chịu hẩm hiu mẹ buồn
Hai bầu sữa nước nguồn khôn ví
Dạ nuôi con sá kể nhọc nhằn.
Ðêm đông ấp nệm ủ chăn
Chiếu giường ẩm ướt dành thân mẹ nằm
Năm canh những âm thầm với bóng
Mong cho con chóng lớn nên người
Tháng hè như nấu như sôi
Tay xoa tay quạt mồ hôi đầm đìa.
Hàm răng cũng thường khi biếng xỉa.
Ðài gương soi cũng để bụi mờ
Xuân xanh mấy chốc đã già.
Trời cao bể rộng khôn mà ví ơn.
Còn cha phải tìm cơm lo cháo
Vì con lo quần áo đơn mền.
Một ngày dần một lớn lên
Ðón Thầy tìm bạn bút nghiên học hành
Dạy ăn nói cho thành khuôn phép
Ðạo làm người dạy biết nông sâu
Lại cho dựng vợ gả chồng
Gây cơ lập nghiệp nối dòng mai sau
Công đức nặng trên tày non Thái
Ðạo làm con ta phải biết ngần
Sớm khuya phụng dưỡng chuyên cần
Ðem lòng phụng Phật sự Tăng mới là
Khi ăn ở vào ra hầu hạ
Dung nhan thường hòa nhã vui tươi
Không may trái nắng trở trời
Tìm thầy tìm thuốc đêm ngày dưỡng nuôi
Mùa nóng nực không ngơi tay quạt
Tiết ngày đông sắp đặt màn chăn
Vì cha mẹ quý hơn thân
Nhẹ bên tình ái, nặngï phần cù lao
Gương hiếu hạnh kể sao cho xiết
Muôn điều lành kể liệt đầu tiên
Kìa như Nghiêu Thuấn vua hiền
Bởi tùy thuận ý chẳng phiền lòng cha
Ông Mạnh Tử sương sa rét mướt
Mảnh áo lau cảm được lòng từ
Gương con nuôi mẹ chuyện xưa
Kìa ông Quách Tử trời cho lọ vàng.
Chẳng qua đấng anh hùng hào kiệt
Hiếu có tròn sự nghiệp mới cao,
Muốn người thoát khỏi trần lao
Công ơn cốt dục nỡ nào làm quên
Vứt bỏ tấm thân nên chẳng đoái
Quyết mọi điều ân ái bước ra
Sắc trần chẳng chút nhuộm qua
Giàu sang trò ảo, vinh hoa chuyện đời
Chí Lục độ bằng mười rắn rỏi
Chữ Từ ân thúc gọi bên tai
Vì mình thoát khỏi trần ai
Mẹ cha hẳn được lên đài tiêu dao
Ðấng Ðại giác kề bao nhiêu kiếp
Vì sinh thành chịu chết cũng cam
Mục Liên dốc một hiếu tâm
Thần thông đắc đạo ơn thâm trả đêàn.
Mẹ ngục tối trở lên Tịnh độ
Con như ngài tiến bộ mới cao
Ba la mật thác sinh vào
Là ngài Ðịa Tạng má đào lạ thay
Gậy tích trượng ra tay cứu mẫu
Ngọc minh châu soi thấu cõi đời
Kiếp sau lại trở làm người
Với tên Quang Mục đứng ngồi nghiêm trang
Thích trứng cá mẹ mang tội báo
Vào ngục ngài hóa đạo sinh thiên
Hiếu như thế mới nên đại hiếu
Tu như ngài mới hiểu đường tu
Dẫu như thế tục khư khư
Ngọt bùi ấm lạnh chăm lo thân thờ.
Một ngày yên giấc ngàn thu
Hồn mê ngơ ngẩn bây giờ nương đâu ?
Hiếu thế tục, chỉ trầu cơm nước
Hiếu Phật đà giải thoát luân hồi
Dám khuyên khắp cả mọi người
Báo ơn khá tỏ chớ sai lầm đường
Khuyên cha mẹ ngày thường niệm Phật
Miệng hằng nên nói thật ăn chay
Chúng sanh nghiệp sát đừng gây
Tu hành thập thiện trồng cây phúc lành
Dù một kiếp chưa thành chánh giác.
Song nhân lành quả chắc có phen
Làm người phải dứt trần duyên
Tu hành gắng gỏi báo đền ơn sâu
Khỏi mang tiếng cạo râu cắt tóc
Không thẹn thân khoát phúc điền y
Phật nhà trước hãy thờ đi.
Phật nhà chưa biết, biết chi Phật chùa
Lời thành thật con vừa trình tấu
Cầu Thế Tôn hiểu thấu lòng con
Từ bi tế độ vuông tròn (vong hồn)
Siêu sanh lạc quốc ngồi trên đài vàng.
Nam Mô Siêu Lạc Ðộ Bồ Tát Ma Ha Tát.

 Bài truyền khẩu chép lại - chưa rõ xuất xứ - do Dương Kinh Thành cung cấp.
 Tìm thấy trong tập bản thảo đánh máy của tủ sách Giác Ðạo Như Tâm - Thủ Ðức 1979.

195. VĂN PHÁT NGUYỆN BÁO ÂN PHỤ MẪU
(Sám tụng Vu lan 7)


Cúi đầu kính lạy Phật
Từ tôn trên ba cõi
Dủ lòng thương cứu độ
Chúng sanh khắp mười phương
Con này phát nguyện lành
Trì tụng kinh báo ân
Ðáp nghĩa cùng mẹ cha
Ðược nghe tám thứ tiếng
Cùng với năm lời nguyền
Hay là mọi khổ hạnh
Thâm ân chẳng thể đền
Lòng con nay dũng mãnh
Trì tụng lễ Tam bảo
Ðền cả bốn trọng ân
Khắp giúp ba đường khổ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát Bồ đề tâm
Ðền đáp báo thâm ân
Khuất còn đều lợi lạc
Ai trì tụng kinh nầy
Sau đây cũng thành Phật
Xin Phật cởi mở cho
Tất cả các chúng con
Ðều trọn thành Phật đạo.
Nam Mô Ðại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.
 Trích trong "Nghi thức tụng niệm " - Chùa Niệm Phật Bình Dương ấn hành 1970. - Là bài phát nguyện trước hoặc sau khi tụng kinh Báo Ân tháng bảy hằng năm.

196. SÁM DƯỢC SƯ CẦU TIÊU TAI
(Sám tán cầu an 4)


Lòng thành đệ tử xin cầu
Nhờ ơn đức Phật cứu âu tai nàn
Vì trong bá tánh chẳng an
Nương kinh công đức lập đàn Dược Sư
Nguyên do những khổ bấy chừ
Thảm thương dân chúng quá ư đau lòng
Chẳng nài có của cùng không
Ngày đêm lạy Phật ra công khẩn cầu
Nguyện cho khắp cả đâu đâu
Nhơn nhơn xứ xứ bớt sầu bớt lo
Nhà nhà ăn mặc ấm no
Hưởng phần vui vẻ đồng lo tu hành
Biết đời diệt diệt sanh sanh
Có không không có tan tành đổi thay
Khác nào như gió như mây
Như sương như điển hiện nay rõ ràng
Ðó là lẽ sự thế gian
Mau mau tránh khỏi tầm đàng chơn tu
Nguyện theo chánh pháp vô dư
Hoàn toàn dứt khổ đồng chư Phật đà
Phân thân qua cõi Ta bà
Từ bi tiếp độ những là chúng sanh
Nguyện cho bá tánh tu hành
Ðồng về cực lạc đồng sanh sen vàng
Nam mô tịnh độ Lạc bang
Chứng minh đệ tử Tây phang mau về.

 Trích soạn theo "Pháp Môn Tu Tịnh Ðộ" - Chùa Ðại Giác ấn hành Sàigòn 1974.

197. SÁM CẦU TẬT BỆNH TIÊU TRỪ
(Sám tán cầu an 5)


Cúi đầu lễ Phật Di Ðà
Dược Sư hải hội cùng là Quan Âm
Mở khai đức rộng thậm thâm
Xót thương pháp giới lỗi lầm cứu con
Thân tật bệnh mỏi mòn đau yếu
Vì huyễn thân triền níu nghiệp trần
Chí thành lạy Phật ân cần
Cầu cho tật bệnh giảm lần hiểm nguy
Hoặc tội ác khinh khi Tam Bảo
Miệng hung hăng chẳng kể Thánh thần
Tạo nhiều oan nghiệp xoay vần
Nhồi căn trả quả chịu phần ốm đau
Lúc mê muội cầm dao mổ xẻ
Chặt nấu bầm giết hại chúng sanh
Món ăn vừa miệng ngon lành
Ngày nay thọ bệnh tử sanh đáo đầu
Dẫy đầy oan nghiệp thẩm sâu
Xét ra mới biết từ lâu lỗi lầm
Kiếp tạo ác lung lăng không kể
Nay ốm đau làm lễ khẩn cầu
Cho hay nhân quả nhiệm mầu
Giống chi hưởng nấy tránh đâu khỏi nàn
Nay sám hối lập đàn cầu nguyện
Ðức từ bi linh hiển độ con
Nhẹ nhàng các nghiệp tiêu mòn
Thân này dứt hết chẳng còn ốm đau
Quả nhơn chẳng trước thời sau
Gẫm cơn báo ứng chậm mau mấy hồi
Nay con sám hối đã rồi
Tu hành theo Phật đền bồi tội xưa
Từ nay việc ác nguyện chừa
Nguyện làm việc thiện ngăn ngừa vọng tâm
Bao nhiêu oan nghiệp lỗi lầm
Con xin sám hối thân tâm đêm ngày
Bệnh căn qua khỏi nạn tai
Quy y Tam bảo trì trai tu hành
Nguyện về tịnh độ Lạc thành
Cầu cho thoát khỏi tử sanh luân hồi
Cõi trần khổ não lắm thôi
Quyết lòng niệm Phật về ngôi sen vàng
Nam mô tịnh độ Lạc bang
Dắt dìu đệ tử Tây phang mau về.

 Trích soạn theo "Nghi thức tụng niệm" - Niết Bàn Tịnh Xá ấn hành - Vũng Tàu 1970.

198. SÁM CỨU KHỔ QUAN THẾ ÂM
(Sám tụng Quan Âm 7)


Cúi đầu lạy Phổ Ðà Phật Tổ
Quan Thế Âm cứu khổ hồng trần
Từ bi phổ tế lê dân
Muôn loài nhuần gội hồng ân đức Ngài
Xin độ kẻ hằng ngày chiêm ngưỡng
Giúp người lành hạnh hưởng phước duyên
Gió giông sa đọa ghe thuyền
Tâm thành khẩn đảo, tai liền giảm tan
Rủi lầm bước vào đàng đạo tặc
Vướng đao binh thắt ngặt thảm sầu
Nhờ ơn bủa khắp bốn châu
Tiếng than xúc động tầm âu độ người
Hoặc hung bạo bị nơi xiềng tỏa
Ở hiền lành mắc họa thình lình
Chí thành khẩn vái thánh minh
Quan Âm Bồ Tát anh linh cứu nàn
Gặp yêu quái cản đàng ngăn ngõ
Ðức Từ hàng chẳng bỏ người lành
Tà mà nghe đến oai danh
Mắt không dám ngó khó hành hại thân
Cảm, thử, thấp, tâm thần trầm trệ
Mang bệnh căn thân thể xốn xang
Hồn mơ chợt tỉnh trí ngoan
Quan Âm niệm đặng, tai nàn sẽ tiêu
Người vô tự, quạnh hiu sau trước
Sửa tấc lòng tác phước khẩn cầu
Cho trai hiển đạt trí mầu
Gái ngoan đoan chánh ngõ hầu thuần lương
Lòng thê thứ nhiều phương tin tưởng
Quan Thế Âm liệu lượng hóa thân
Xót thương trợ kẻ phàm trần
Dắt dìu thuyết pháp chóng gần Phật tiên
Trí ngu muội đảo điên minh mẫn
Tánh sân si cầu khẩn giải oan
Như lòng tà dục dấy loàn
Sớm khuya tụng niệm đặng an tinh thần
Cơn nước lửa khó phần trốn tránh
Lúc hiểm nguy tâm tánh kinh hoàng
Thật lòng khấn vái khỏi nàn
Nhành dương cam lộ rưới tan diệu kỳ
Ðệ tử chúng con qui mạng lễ
Mong ơn trên phổ tế mười phương
Chúng sanh thoát chốn tai ương
Tránh nơi khổ não, tránh đường chông gai
Nhờ Bồ Tát, Như Lai lân mẫn
Ðộ cho con tinh tấn tu hành
Bền lòng chặc dạ kính thành
Lâm chung mau đặng vãng sanh sen vàng
Cầu cho cha mẹ bình an
Cửu huyền thất tổ nhẹ nhàng siêu thăng
Muôn dân phước lộc thọ tăng
Nhà yên nước thạnh, người năng làm lành
Mỗi người phát nguyện tu hành
Ðồng về Tịnh độ, đến thành Lạc bang.
Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi, Cứu Khổ Cứu Nạn, Quảng Ðại Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
 Trích "Nghi Thức Tụng Niệm" - Niết Bàn Tịnh xá - Vũng Tàu 1970.

199. SÁM PHÁT NGUYỆN THẾ PHÁT (I)
(Sám phát nguyện 23)


Con từ lâu dại ngây mê tối
Chốn sáu đường qua lại luôn luôn
Biết bao đau khổ rầu buồn
Não phiền trói buộc vô thường chuyển luân
Cũng vì chấp huyễn thân là thật
Lấy giả danh làm vật thường còn
Cho thân là quí là hơn
Sửa sang sắc đẹp , áo quần , tóc mây
Vì đầu tóc mà gây nhơn quả
Tạo nghiệp duyên sa đọa đời đời
Biết bao nam nữ anh tài
Sa vào lưới dục hình hài lửa thiêu
Vì đầu tóc bao nhiêu phụ nữ
Sanh lòng ghen giận dữ thất tình
Rã tan bao cảnh gia đình
Tài ba thất đảo nước thành ngả nghiêng
Vì đầu tóc bao phen cực khổ
Lâm vào đường chồng vợ oan gia
Lại thêm cực khổ mẹ cha
Bà con quyến thuộc ruột rà anh em
Ðã ngu tối lại buồn một nỗi
Theo sách xưa thường lối dạy rằng
Tóc da thân thể sáu căn
Do cha mẹ tạo cấm hằng hủy thương
Giữ được vậy trọn đường nhân đạo
Ấy là con hiếu thảo trọn nghì
Nào ngờ càng giữ càng si
Thân này tạo tội tóc ni kết đầy
Tóc nầy kết tạo oan gia
Lâm vào biển khổ tột ta vẫn còn
Thân tật bệnh mỏi mòn ốm yếu
Bởi nghiệp căn triền níu xác thân
Chướng duyên ác nghiệp cõi trần
Phát ra đau nặng thất thần ăn năn
Nay sám hối ân cần phát nguyện
Thọ tam qui thoát biển trần lao
Tóc nầy nguyện cạo sạch đầu
Tẩy trừ nghiệp chướng hết mau bịnh tình
Xin cắt tóc dứt tình oan trái
Tóc sạch rồi rảnh khỏi đàn ba
Nguyện cầu chồng vợ mẹ cha
Thân bằng quyến thuộc cùng là chúng sanh
Thảy tu về cõi Lạc thành
Ðều nên Phật đạo, đều sanh sen vàng.
Nam Mô Tiêu tai tăng Phước Thọ Bồ Tát.
 Trích từ "Nghi thưc tụng niệm" - Chùa Ðại Giác trang 287-289 - Sàigòn 1974. Bài sử dụng cho lễ xuống tóc của hàng cư sĩ khi họ cầu nguyện điều gì có phát nguyện xuống tóc một lần .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2021(Xem: 6787)
Cao nguyên Tây Tạng, ngoài Bắc cực và Nam cực, là bồn chứa băng tuyết to lớn nhất, và thường được xem là "Cực Thứ ba". Tây Tạng là nguồn cung cấp nước cho một số sông to lớn nhất trên thế giới, trong số đó gồm có sông Brahmaputra, sông Hằng, sông Indus, sông Mê-kông, sông Salween, sông Hoàng hà và sông Trường giang. Các con sông đó là nguồn sống, bởi vì chúng cung cấp nước uống, dẫn nước vào các hệ thống thủy lợi, giúp việc canh tác và sản xuất thủy điện, cho gần hai tỉ người trên khắp các vùng Á châu. Nhiều băng hà trên Tây Tạng tan thành nước, các công trình xây đập và đổi hướng sông ngòi, kể cả việc phá rừng quy mô đã khiến các hậu quả tạo ra bởi thái độ tắc trách về môi trường, ngày càng lan rộng khắp nơi.
09/11/2021(Xem: 5561)
Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.
09/11/2021(Xem: 9878)
Tứ Niệm Xứ là phương pháp thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thực hành Tứ Niệm Xứ, giúp người tu có được cái nhìn sâu sắc về vô thường, từ đó loại bỏ được những phiền não trong cuộc sống hàng ngày.
09/11/2021(Xem: 5459)
Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử.
08/11/2021(Xem: 7174)
Huế, không khí vẫn bình lặng, sự bình lặng làm cho những ai quen sống cuộc đời phóng túng phải kinh hãi và họ kinh hãi là phải lắm, vì rất ít ai có khả năng nghe được tiếng nói từ bình lặng và hiến dâng trọn vẹn cho sự bình lặng đó. Ngày xưa, khi những vị giáo sĩ ngoại đạo tranh cãi nhau, làm cho không khí xáo động hết bình lặng, hoặc tình cờ, hoặc vì chủ đích, đức Phật đi đến giữa chúng tranh cãi ấy, thì trong chúng đó họ tự bảo nhau: “Đức Gotama đến kia kìa! Ngài là bậc an tịnh, trầm lặng, Ngài không muốn ồn ào!”. Họ nói với nhau như vậy xong, họ liền giữ sự im lặng mỗi khi gặp đức Thế Tôn.
08/11/2021(Xem: 7103)
Mùa xuân là hình ảnh của con người. Tâm của con người như thế nào, nó sẽ tạo ra mùa xuân cho con người đúng như thế ấy. Tâm của một người xấu thì không thể nào tạo ra một mùa xuân đẹp cho chính mình, huống hồ gì họ có thể tạo ra một mùa xuân đẹp cho gia đình và xã hội. Mùa xuân là hình ảnh của cộng đồng người. Tâm thức của cộng đồng người như thế nào, họ sẽ tạo ra mùa xuân cho chính cộng đồng của họ đúng như thế ấy. Tâm của một cộng đồng người đặt đức tin của họ vào những thế lực ngoại tại, thì tự thân của cộng đồng đó sẽ tạo ra những biểu tượng thần thánh để tôn sùng và tô vẽ cho mùa xuân của cộng đồng họ qua hình ảnh thánh thần.
08/11/2021(Xem: 8611)
Sáng ngày 6/11/2021, tại thôn Nà Danh, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Đại diện Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, và các nhà tài trợ doanh nhân Phật tử Công ty TNHH ToTo, Cục Hải Quan Hà Nội, Công ty Cổ Phần TM&DV Ngọc Hà, Công ty TNHH Kentetsu World Express Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng CONINCO, cùng Đại diện Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Lê Lai đã tiến hành Khánh thành trường Mầm non trên địa bàn xã.
08/11/2021(Xem: 4803)
Thói quen của chúng sinh thường tự cho mình là trung tâm, và việc mãi mê những ham muốn vật chất không bao giờ thỏa mãn. Đối với mọi thứ trên đời, các bạn muốn sở hữu những thứ tốt, và từ chối những cái xấu, tức là tham lam và chán ghét. Khi tâm trí con người bị chi phối bởi hai thế lực này, họ không thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, và cách đối nhân xử thế dễ bị trục trặc. Một số người nổi tiếng, nhưng họ thực sự có hạnh phúc? Một số người không ngần ngại sử dụng các phương tiện không chính đáng để đạt được danh và lợi, chẳng hạn như làm hại người khác vì lợi ích riêng cho bản thân, hoặc ức hiếp đánh đập những người mà họ không thích. Mọi người không ngừng suy nghĩ về sự khác biệt, và họ có thể cảm thấy tội lỗi khi tỉnh giấc lúc nửa đêm dài trong mộng. Nếu tâm không thể thanh thản thì khó có thể gọi là một cuộc sống hạnh phúc.
08/11/2021(Xem: 5247)
Vô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.
08/11/2021(Xem: 5523)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]