Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời kết

06/05/201316:19(Xem: 10097)
Lời kết
BUDDHADASA - Quyển Sách Cho Nhân Loại
Tóm Lược Đạo Pháp Của Đức Phật


Lời Kết

Hoang Phong
Nguồn: Hoang Phong chuyển ngữ


Trên đây là các nguyên lý Phật Giáo được đem ra giải thích thật quy củ. Đấy là những gì cho thấy Phật Giáo là một phép luyện tập thực dụng mang một cấu trúc rõ rệt, nhằm mục đích mang lại sự hiểu biết đích thật về bản chất của mọi sự vật . Trên thực tế thì mọi vật thể đều vô thường, bất toại nguyện và vô cá-tính, thế nhưng chỉ vì hiểu biết sai lầm mà tất cả mọi con người đều bị chúng thu hút để rồi bám víu vào chúng. Phép tu tập Phật Giáo dựa trên đạo đức (sila - tu giới), sự tập trung (samadhi - tu định) và trí tuệ (pannâ - tu tuệ), là một phương tiện giúp loại trừ hoàn toàn sự ham muốn và bám víu. Các đối tượng của sự bám víu là năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) gồm: thân xác, giác cảm, sự nhận biết, tâm ý (tác ý - active thinking) và tri thức giác cảm (hay tri thức - consciousness). Khi nào chúng ta nhận thức được bản chất đích thật của năm thứ cấu hợp đó là gì thì chúng ta sẽ hiểu được mọi vật thể, hiểu tường tận đến độ sự ham muốn đối với chúng sẽ chuyển thành sự tỉnh ngộ (vỡ mộng: không có gì đáng để có, để trở thành như thế, vì tất cả đều vô thường, khổ đau và chẳng thuộc về ai cả - vô ngã), và rồi dần dần chúng ta sẽ gỡ bỏ được tất cả.

Những gì mà chúng ta cần phải làm là biết sống phù hợp với các nguyên tắc của một cuộc sống đúng đắn (samma vihâreyyum) và ngày đêm hãy để cho lòng mình tràn ngập bởi một niềm hân hoan phát sinh từ cách hành xử luôn tràn đầy lòng tốt, mang các nét thật đẹp và ngay thật. Những điều ấy sẽ giúp cho chúng ta ngăn chận bớt những ngõ ngách lắc léo và bất tận của tư duy, giúp chúng ta tập trung và đạt được một sự quán thấy sâu xa về mọi sự vật, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sau đó khi gặp được các điều kiện thuận lợi (cơ duyên đã đến) thì sự tỉnh ngộ sẽ xảy ra và rồi ta sẽ hiểu được là phải đấu tranh như thế nào để lánh xa những vật thể trong thế giới này, không còn bị chúng trói buộc nữa, kể cả việc đạt được Niết-bàn. Nếu chúng ta muốn đi nhanh hơn thế và đạt được kết quả thật mau lẹ thì cũng sẽ có cách: đấy là con đường tu tập gọi là vipassanâ, một phép luyện tập khởi đầu bằng sự tinh khiết đạo đức (bằng sự giữ giới), sau đó là sự tinh khiết tâm thần (sự tập trung - thiền định - tu định) và tiếp tục cho đến lúc đạt được một sự quán thấy sâu xa và hoàn toàn minh bạch bằng trực giác (trí tuệ - tu tuệ). Đấy là cách đập tan vĩnh viễn các thứ gông cùm khóa chặt chúng ta trong thế giới này, hầu giúp chúng ta đạt được quả tối thượng của Con Đường.

Trên đây là tóm lược thật ngắn gọn từ đầu đến cuối Đạo Pháp của Đức Phật (Buddha-Dhamma). Trong đó gồm cả lý thuyết lẫn thực hành và đồng thời nêu lên tất cả các chủ đề khác nhau, từ các bước chập chững đầu tiên trên Con Đường cho đến Quả tối thượng. Câu chuyện dừng lại ở Niết-bàn. Đức Phật đã từng nói như sau: "Tất cả chư Phật đều công nhận Niết-bàn là một sự lợi ích lớn lao hơn cả". Vậy thì chúng ta hãy đem những thứ ấy ra để áp dụng hầu thực hiện và đạt được những gì phải thực hiện và phải đạt được. Nhờ vào đó chúng ta sẽ xứng đáng được gọi là những người Phật Giáo, chúng ta phát huy sự quán thấy sâu xa và sẽ khám phá ra sự tinh anh đích thật trong Đạo Pháp của Đức Phật. Nếu chúng ta không lo tu tập Đạo Pháp của Đức Phật mà nghĩ rằng chỉ cần biết đến Đạo Pháp của Đức Phật là đủ, thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận thức được bất cứ một thứ gì cả. Mỗi người trong chúng ta phải sử dụng phép nội quán để quan sát và tìm hiểu những khiếm khuyết của mình hầu tìm cách để hoàn toàn sửa đổi chúng. Nếu chúng ta chỉ thành công một nửa thì ít ra chúng ta cũng đạt được một sự hiểu biết minh bạch, và sau đó dần dần khi các thứ ô nhiễm được tẩy xóa thì chỗ của chúng sẽ được thay vào bằng một sự tinh khiết và sự quán thấy an bình và sâu xa (một cách trình bày vô cùng kín đáo và khéo léo: nếu chúng ta không thành công ngay trong kiếp sống này thì sự hiểu biết minh bạch cũng sẽ còn đó để giúp ta trong tương lai).

Chính vì thế tôi khuyên quý vị hãy đến với Đạo Pháp của Đức Phật đúng với những gì được trình bày trên đây. Biết đâu Đạo Pháp ấy của Đức Phật sẽ có thể giúp quý vị "bước được vào dòng chảy". Đừng đánh mất dịp may mà chúng ta hiện có dưới thể dạng con người và được biết đến giáo huấn của Đức Phật. Xin quý vị đừng đánh mất dịp may giúp mình trở thành một con người hoàn hảo.

Bures-Sur-Yvette, 09.01.12

Hoang Phong chuyển ngữ

Ban biên tập Trang Nhà Quảng Đức chân thành cảm tạ dịch giả Hoang Phong và đạo hữu Diệu Châu (Phú Ngọc) đã gửi tặng quyển sách quý này. Nam Mô A Di Đà Phật

(Thích Nguyên Tạng, 20-6-2012)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 8265)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
07/01/2012(Xem: 8318)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
07/01/2012(Xem: 9999)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
04/01/2012(Xem: 12577)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
03/01/2012(Xem: 6506)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
02/01/2012(Xem: 7718)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người. Những ảo giác của con người cá nhân và con người cộng đồng đã tạo nên những khổ hải cho chính họ và thế giới của họ. Vì vậy, thế giới vật chất chỉ là những dụng cụ giúp con người sống mà không phải thay thếcho con người để sống. Nếu ai cho rằng, vật chất là cứu cánh của hạnh phúc, người ấy sẽ bị rơi vào cạm bẫy của ảo giác. Chính những ảo giác của họ đã làm cho họ khổ đau.
02/01/2012(Xem: 20814)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
01/01/2012(Xem: 7117)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
31/12/2011(Xem: 8238)
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, sau những tháng năm tu tập, vào ngày 8 tháng 12 âm lịch, Thái tử Tất-đạt-đa giác ngộ giáo lý duyên khởi, thành tựu Phật đạo, rồi giáo hóa nhân gian, mở bày con đường giải thoát cho nhân loại.
29/12/2011(Xem: 6642)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]