Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14 - Bài tựa kinh Kim Cương Tam Muội

24/04/201318:02(Xem: 10173)
14 - Bài tựa kinh Kim Cương Tam Muội


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Bài Tựa Kinh Kim Cương Tam Muội

Trẫm nghe! Bản tính nhiệm mầu, chân tâm vẳng lặng. Thành hoại đều dứt, chẳng phải tính trí hay xét ngọn nguồn. Tan hợp đều không, đâu thể mắt tai xem nghe tường tận. Có, không xóa hết, đạo, tục san bằng. Đứng riêng một mình, không chi sánh được. Đó là then chốt của tự tính Kim-cương vậy.

Khốn nỗi! Chúng sinh đã lâu: Vì huân tập ô-nhiễm; thức thần dao-động, bởi sóng gió thấy nghe. Noi hạnh xấu làm theo ấy nhiều, xoay ánh tuệ để soi lại ít. Bèn khiến, bốn phương đổi chốn, mê mất ngả về; lối rẽ sai đường, mơ hồ chính đạo. Gốc ngọn chẳng rõ, chân vọng khó phân. Vàng ròng đem tạp khoáng nấu chung, trăng sáng lẫn bụi trần cùng hiện. Quê, mê ngả về nơi "Hà-hữu" (1), mặt, quên mất cả vẻ bản lai. Trên đường niết-bàn khó tiến lên, trong hố tử sinh cam lùi bước. Nên đấng năng-nhân (Phật) thầy ta, hiện vô-sinh từ-nhẫn, thương mọi khổ trầm luân. Bốn hoằng thệ nguyện để lòng, ba nghĩ (2) đắn đo càng thiết. Pháp-thân lắng, báo thân hiện sao lành ứng ở triền Chu. Tượng-pháp tới, chính-pháp qua, người vàng mộng trong cung Hán. Ma-Đằng, Pháp-Lan truyền đến, Tây-Trúc, Chấn-Đán mới thông. Chữ Phạn phiên thành, văn Hoa rực-rỡ. Thay thế lá bối, lấy lụa chép kinh. Bể giáo phô mọi ngọc châu. Trời nghĩa điểm bao sao sáng. Hoặc muốn thêm chỗ chưa đúng, hoặc đem vá chỗ chưa bằng. Đường nước Y-Ngô nối tung, lối mòn sa-mạc tiếp gót. Lối gần vượt biển, dốc chí tới Hoa. Từ Hán bắt đầu, tới nay mở rộng. Thiên, viên, bán, mãn, đều không thiếu trong tráp ngà; đốn, thực, tiệm, quyền, muôn có thừa trong rương báu. Kinh Kim-cương Tam-muội, há không phải là giáo-viên, mãn, đốn, thực đó sao? Nếu không thế, sao lại, lấy vô-sinh pháp-yếu, dùng phương-tiện thần-thông. Tu-Bồ-Đề hỏi xuất-thế nhân, Đức Như-Lai gieo vô-thượng quả. Muốn ngăn chận só sinh có diệt, trước phải bày vô-tướng vô-sinh. Thấy sinh niệm ở vọng niệm mà mờ, dấy thủy-giác nơi bản-giác để tỏ. Chuyển mọi tình thức, vào Úm-ma-la (vô cấu thanh tịnh thức). Mê đầu chẳng đoái tự thân, thõng tay dẫn về thật-tế (3). Hoặc vin ngoại-trần duyên có, nên nói chân-tính vốn không. Đến lúc ba tướng (4) chẳng quan, ắt hẳn bốn thiền nào có. Hòa các vị thành vô-thượng-vị. nắm mọi dòng làm bất-nhị-lưu. Chuyển xoay biến kế vọng tâm, tiếp vào Như-lai tạng-thức. Thâu tóm mọi pháp, hiển rõ nhất tâm. Nhân chấp mà mê, như nước Thục, nước Man cùng giữ chặt; bởi sai biết sửa, như nước Tề, nước Lỗ đều đổi thay.

Trẫm, vin vào đức làm chủ đất nước, dựa vào pháp để cai trị dân. Lo nghĩ gian nan, quên cả sớm tối. Việc tuy có hàng vạn, giờ rảnh lấy khoảng thừa. Siêng việc quý giờ, học thêm tiến ích. Chữ nghi ngờ chưa biết rõ, đêm đến khuya vẫn còn xem. Để đọc sách nho, lại ngẫm kinh Phật. Kinh này mới thấy, cảm tựa nhiều đời. Tìm lý ẩn, đào nghĩa cao sâu, chín lần nghĩ, ba hồi xét lại. Nghiên ngẫm nghĩa lý, trau chuốt văn hoa. Muốn hiến lời vàng, giúp cho hậu học. Lạm dùng vằn báo thấy một, dẫn dắt đàn khỉ giận ba (5). Bởi thế, Trẫm viết điều chứa trong lòng, lại thân làm văn chú giải. Tìm lời nhiệm mầu non Thứu-Lĩnh, xét nghĩa uẩn-áo đáy Long-Cung. Vá vào giống hạt bụi trên đường chân-như, giảng ra tựa giọt nước trong nguồn chính-giác. Phát huy ý thâm diệu, khai xiển tông chân-thừa. Khiến người, vừa mở văn xem, liển nhận rõ nghĩa. Phá thành-trì kiên cố tà đảng, làm đội quân mưu lược nghĩa đồ (6). Vọng kiến mênh mang, dần biết quay về sao Bắc-đẩu; đường mê khúc-khuỷu, chợt biết hướng theo kim chỉ-nam. Nguyện vì người học có chỗ nương, mới thấy lòng Trẫm không sẻn tiếc.

Nay Tựa,

* Chú thích:

(1) Hà-Hữu: Rút gọn ở câu "vô hà-hữu chi hương" nghĩa là quê hương nơi không có. Tức nơi tịch diệt vô vi. Trang-Tử nói: "Vô hà hữu chi hương, quảng mạc chi dã". Đó là cái nghĩa không-vô. Tam giới vạn pháp đều không.

(2)Ba nghĩ: Dịch ở chữ Tam-tư. Sách Luận-Ngữ chép: "Tam tư nhi hậu hành", ý nói làm việc gì cũng phải đắn đo, nghĩ đi xét lại nhiều lần rồi mới làm.

(3) Thông tay dẫn về thật tế: Dịch ở câu: "Thùy thủ đạo quy thật-tế", nghĩa là tiếp dẫn về nơi chân thật cứu cánh, tức là về nơi bản-thể của bình đẳng nhất như.

(4) Ba tướng (hữu vi): 1) Tướng sinh.

2) Tướng trụ, dị.

3) Tướng diệt. (a)

a) Ba tướng: Cũng là ba thứ tự-tánh:

i) Biến kế sở chấp tánh,

ii) Y tha khởi tánh,

iii) Viên thành thật tánh.

5) Đàn khỉ giận ba: Dịch ở chữ "Thư chúng nộ tam". Theo điển sách Trang-Tử, Tề-vật-luận chép: Xưa có ông Thư-công (chủ đàn khỉ) chia thức ăn cho khỉ. Ông nói: "Sáng cho ba chiều cho bốn, đàn khỉ đều giận. Lại nói: "Thế sáng cho bốn chiều cho ba, đàn khỉ đều mừng". Sáng 3 chiều 4, sáng 4 chiều 3, số lượng bằng nhau, mà đàn khỉ hoặc giận hoặc mừng. Đó là chúng không biết được nghĩa danh với thật chỉ là một.

(6) Làm đội quân mưu lược nghĩa-đồ: Dịch câu "Tác nghĩa-đồ tôn trở chi sư". Tôn là vò rượu, trở là cái kỷ đựng đồ tế, dĩa đựng thịt, ám chỉ cho yến tiệc. Trong yến tiệc có bàn tính mưu lược, mà phá được định quân ngoài ngàn dặm. Văn bia chùa Đầu-Đà chép: "Cố năng sử tam thập thất phẩm hữu tôn trở chi sư, cửu thập lục chủng vô phiên ly chi cố". Chú rằng: "Nghĩa đồ tinh nhuệ, cố mưu sâu trong yến tiệc". Lại chú rằng: Kinh Đại-Phẩm, tam thập thất phẩm nói: Các phẩm này là yếu chỉ của Phật-Pháp, mà các Tỷ-kheo vâng làm để hàng phục chỗ cố chấp của ngoại đạo. Cũng như Yến-Tử ở Trong bữa tiệc mà ngăn chặn được quân Tấn. Vì Tấn muốn đánh Tề, liền sai sứ sang Tề. Nước Tề đặt tiệc khoản đãi. Trong bữa tiệc, sứ nước Tấn nói vui rằng sẽ làm loạn Tề. Thái-sư Yến-Tử biết ý. Khi sứ Tấn trở về liền bảo: "Nước Tề không thể đánh được". Do đó Tấn lui quân. Khổng-Tử nghe biết liền nói: "Bất xuất tôn trở chi gian, triết-xung thiên lý chi ngoại giả, Yến-Tử chi vị dã", nghĩa là trong bữa yến tiệc mà hay ngăn chặn được quân địch ngoài ngàn dặm, chính Yến-Tử đã làm được vậy.

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2011(Xem: 6799)
Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.
23/10/2011(Xem: 10212)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 7476)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 8116)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7384)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 8242)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 9315)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 7929)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 7914)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
09/10/2011(Xem: 6381)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]