Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14 - Bài tựa kinh Kim Cương Tam Muội

24/04/201318:02(Xem: 10618)
14 - Bài tựa kinh Kim Cương Tam Muội


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Bài Tựa Kinh Kim Cương Tam Muội

Trẫm nghe! Bản tính nhiệm mầu, chân tâm vẳng lặng. Thành hoại đều dứt, chẳng phải tính trí hay xét ngọn nguồn. Tan hợp đều không, đâu thể mắt tai xem nghe tường tận. Có, không xóa hết, đạo, tục san bằng. Đứng riêng một mình, không chi sánh được. Đó là then chốt của tự tính Kim-cương vậy.

Khốn nỗi! Chúng sinh đã lâu: Vì huân tập ô-nhiễm; thức thần dao-động, bởi sóng gió thấy nghe. Noi hạnh xấu làm theo ấy nhiều, xoay ánh tuệ để soi lại ít. Bèn khiến, bốn phương đổi chốn, mê mất ngả về; lối rẽ sai đường, mơ hồ chính đạo. Gốc ngọn chẳng rõ, chân vọng khó phân. Vàng ròng đem tạp khoáng nấu chung, trăng sáng lẫn bụi trần cùng hiện. Quê, mê ngả về nơi "Hà-hữu" (1), mặt, quên mất cả vẻ bản lai. Trên đường niết-bàn khó tiến lên, trong hố tử sinh cam lùi bước. Nên đấng năng-nhân (Phật) thầy ta, hiện vô-sinh từ-nhẫn, thương mọi khổ trầm luân. Bốn hoằng thệ nguyện để lòng, ba nghĩ (2) đắn đo càng thiết. Pháp-thân lắng, báo thân hiện sao lành ứng ở triền Chu. Tượng-pháp tới, chính-pháp qua, người vàng mộng trong cung Hán. Ma-Đằng, Pháp-Lan truyền đến, Tây-Trúc, Chấn-Đán mới thông. Chữ Phạn phiên thành, văn Hoa rực-rỡ. Thay thế lá bối, lấy lụa chép kinh. Bể giáo phô mọi ngọc châu. Trời nghĩa điểm bao sao sáng. Hoặc muốn thêm chỗ chưa đúng, hoặc đem vá chỗ chưa bằng. Đường nước Y-Ngô nối tung, lối mòn sa-mạc tiếp gót. Lối gần vượt biển, dốc chí tới Hoa. Từ Hán bắt đầu, tới nay mở rộng. Thiên, viên, bán, mãn, đều không thiếu trong tráp ngà; đốn, thực, tiệm, quyền, muôn có thừa trong rương báu. Kinh Kim-cương Tam-muội, há không phải là giáo-viên, mãn, đốn, thực đó sao? Nếu không thế, sao lại, lấy vô-sinh pháp-yếu, dùng phương-tiện thần-thông. Tu-Bồ-Đề hỏi xuất-thế nhân, Đức Như-Lai gieo vô-thượng quả. Muốn ngăn chận só sinh có diệt, trước phải bày vô-tướng vô-sinh. Thấy sinh niệm ở vọng niệm mà mờ, dấy thủy-giác nơi bản-giác để tỏ. Chuyển mọi tình thức, vào Úm-ma-la (vô cấu thanh tịnh thức). Mê đầu chẳng đoái tự thân, thõng tay dẫn về thật-tế (3). Hoặc vin ngoại-trần duyên có, nên nói chân-tính vốn không. Đến lúc ba tướng (4) chẳng quan, ắt hẳn bốn thiền nào có. Hòa các vị thành vô-thượng-vị. nắm mọi dòng làm bất-nhị-lưu. Chuyển xoay biến kế vọng tâm, tiếp vào Như-lai tạng-thức. Thâu tóm mọi pháp, hiển rõ nhất tâm. Nhân chấp mà mê, như nước Thục, nước Man cùng giữ chặt; bởi sai biết sửa, như nước Tề, nước Lỗ đều đổi thay.

Trẫm, vin vào đức làm chủ đất nước, dựa vào pháp để cai trị dân. Lo nghĩ gian nan, quên cả sớm tối. Việc tuy có hàng vạn, giờ rảnh lấy khoảng thừa. Siêng việc quý giờ, học thêm tiến ích. Chữ nghi ngờ chưa biết rõ, đêm đến khuya vẫn còn xem. Để đọc sách nho, lại ngẫm kinh Phật. Kinh này mới thấy, cảm tựa nhiều đời. Tìm lý ẩn, đào nghĩa cao sâu, chín lần nghĩ, ba hồi xét lại. Nghiên ngẫm nghĩa lý, trau chuốt văn hoa. Muốn hiến lời vàng, giúp cho hậu học. Lạm dùng vằn báo thấy một, dẫn dắt đàn khỉ giận ba (5). Bởi thế, Trẫm viết điều chứa trong lòng, lại thân làm văn chú giải. Tìm lời nhiệm mầu non Thứu-Lĩnh, xét nghĩa uẩn-áo đáy Long-Cung. Vá vào giống hạt bụi trên đường chân-như, giảng ra tựa giọt nước trong nguồn chính-giác. Phát huy ý thâm diệu, khai xiển tông chân-thừa. Khiến người, vừa mở văn xem, liển nhận rõ nghĩa. Phá thành-trì kiên cố tà đảng, làm đội quân mưu lược nghĩa đồ (6). Vọng kiến mênh mang, dần biết quay về sao Bắc-đẩu; đường mê khúc-khuỷu, chợt biết hướng theo kim chỉ-nam. Nguyện vì người học có chỗ nương, mới thấy lòng Trẫm không sẻn tiếc.

Nay Tựa,

* Chú thích:

(1) Hà-Hữu: Rút gọn ở câu "vô hà-hữu chi hương" nghĩa là quê hương nơi không có. Tức nơi tịch diệt vô vi. Trang-Tử nói: "Vô hà hữu chi hương, quảng mạc chi dã". Đó là cái nghĩa không-vô. Tam giới vạn pháp đều không.

(2)Ba nghĩ: Dịch ở chữ Tam-tư. Sách Luận-Ngữ chép: "Tam tư nhi hậu hành", ý nói làm việc gì cũng phải đắn đo, nghĩ đi xét lại nhiều lần rồi mới làm.

(3) Thông tay dẫn về thật tế: Dịch ở câu: "Thùy thủ đạo quy thật-tế", nghĩa là tiếp dẫn về nơi chân thật cứu cánh, tức là về nơi bản-thể của bình đẳng nhất như.

(4) Ba tướng (hữu vi): 1) Tướng sinh.

2) Tướng trụ, dị.

3) Tướng diệt. (a)

a) Ba tướng: Cũng là ba thứ tự-tánh:

i) Biến kế sở chấp tánh,

ii) Y tha khởi tánh,

iii) Viên thành thật tánh.

5) Đàn khỉ giận ba: Dịch ở chữ "Thư chúng nộ tam". Theo điển sách Trang-Tử, Tề-vật-luận chép: Xưa có ông Thư-công (chủ đàn khỉ) chia thức ăn cho khỉ. Ông nói: "Sáng cho ba chiều cho bốn, đàn khỉ đều giận. Lại nói: "Thế sáng cho bốn chiều cho ba, đàn khỉ đều mừng". Sáng 3 chiều 4, sáng 4 chiều 3, số lượng bằng nhau, mà đàn khỉ hoặc giận hoặc mừng. Đó là chúng không biết được nghĩa danh với thật chỉ là một.

(6) Làm đội quân mưu lược nghĩa-đồ: Dịch câu "Tác nghĩa-đồ tôn trở chi sư". Tôn là vò rượu, trở là cái kỷ đựng đồ tế, dĩa đựng thịt, ám chỉ cho yến tiệc. Trong yến tiệc có bàn tính mưu lược, mà phá được định quân ngoài ngàn dặm. Văn bia chùa Đầu-Đà chép: "Cố năng sử tam thập thất phẩm hữu tôn trở chi sư, cửu thập lục chủng vô phiên ly chi cố". Chú rằng: "Nghĩa đồ tinh nhuệ, cố mưu sâu trong yến tiệc". Lại chú rằng: Kinh Đại-Phẩm, tam thập thất phẩm nói: Các phẩm này là yếu chỉ của Phật-Pháp, mà các Tỷ-kheo vâng làm để hàng phục chỗ cố chấp của ngoại đạo. Cũng như Yến-Tử ở Trong bữa tiệc mà ngăn chặn được quân Tấn. Vì Tấn muốn đánh Tề, liền sai sứ sang Tề. Nước Tề đặt tiệc khoản đãi. Trong bữa tiệc, sứ nước Tấn nói vui rằng sẽ làm loạn Tề. Thái-sư Yến-Tử biết ý. Khi sứ Tấn trở về liền bảo: "Nước Tề không thể đánh được". Do đó Tấn lui quân. Khổng-Tử nghe biết liền nói: "Bất xuất tôn trở chi gian, triết-xung thiên lý chi ngoại giả, Yến-Tử chi vị dã", nghĩa là trong bữa yến tiệc mà hay ngăn chặn được quân địch ngoài ngàn dặm, chính Yến-Tử đã làm được vậy.

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 13267)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 9100)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 10425)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 11229)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 8827)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 8990)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 11919)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 9073)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 14275)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 13978)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]