Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)

02/04/202213:10(Xem: 9931)
08_Công Đức Xuất Gia (Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng; Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương; Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Thiện Duyên)



Công Đức Xuất Gia
Chủ giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Trình Pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Hôm nay chúng con được học Sư phụ giảng về bài kệ Công Đức Xuất Gia, là bài thứ 8 trong 108 bài kệ giải thích Nghi Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ. Bài do bác Hạnh Cơ dịch ra tiếng Việt:


Ngã vị tu hành bồ đề thời
Nhất thiết thú trung thành túc mạng
Thường đắc xuất gia tu tịnh giới
Vô khuyết vô phá vô xuyên lậu.
HÒA:Ngã kim phát nguyện thọ trì tam tụ tịnh giới, sở vị đệ nhất nhiếp luật nghi giới, nguyện hiện tại tận dĩ vị lai bất tác chư ác. (1 lạy)


Con nguyện tu hành đạo bồ đề,

Dù sinh nơi nào cũng nhớ lại
Thường được xuất gia tu tịnh giới,
Không thiếu, không sót, không hủy phạm.

Hòa: Nay con phát nguyện thọ trì ba nhóm tịnh giới: Nhóm tịnh giới thứ nhất là “nhiếp luật nghi”; con nguyện từ nay cho đến vô tận đời vị lai: không làm các việc ác. (1 lạy)


Sư Phụ giải thích rất chí lý, kiếp này lở chuyến đò, sanh ra trong cuộc đời phủ bụi bậm gia đình con cháu, hai thứ tóc trên đầu dù muốn xuất gia cũng không được.

Dạ bạch Sư Phụ, con còn hy vọng có được hưởng chút vị đạo lộ tu, con sẽ kính xin được xuống tóc xuất gia gieo duyên.

Sư Phụ có cho biết rằng, Hoà Thượng Bảo Lạc hoàn hỷ chấp nhận cho xuất gia tuổi trên 60, 70. Trong khi Sư Ông Làng Mai bên Pháp chỉ nhận cho xuất gia dưới 50 tuổi, vì trên 50 tuổi thân bắt đầu mệt mỏi và bệnh tật kéo theo vào chùa chưa tu được chút công đức gì mà còn làm phiền đến người khác phải chăm sóc thân bệnh cho mình. Sư Phụ kể lại có một vị trên 50 tuổi, sau khi thu xếp mọi việc trong gia đình an ổn, qua Làng Mai xin xuất gia, Sư Ông từ chối vì tất cả hàng đệ tử xuất gia ở làng Mai đều từ lúc dưới 50 tuổi, tội nghiệp cho chị này quá, chị lo tươm tất chuyện gia đình và rất tiếc chị không thưa trình trước với Sư Ông về ý tưởng của chị.

Sư Phụ giải thích, xuất gia có ba nghĩa:
1-Xuất thế tục gia, ra khỏi nhà thế tục
2-Xuất phiền não gia, ra khỏi nhà phiền não
3-Xuất tam giới gia , ra khỏi nhà ba cõi.


1- Xuất thế tục gia: rời nhà thế tục, cạo tóc theo sư phụ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đnh. Xuất gia từ 5 tuổi đến 19 tuổi, là đồng chơn xuất gia, như chiếc áo trắng chưa dính lắm bụi đời, đây là điều ước mơ của mọi người đệ tử Phật và xin chúc mừng cho những ai đã có duyên với đồng chơn nhập đạo và xuất gia.

Đức Thế Tôn đã có túc duyên từ bao kiếp, sau khi đi dạo bốn cửa thành, hình ảnh khốn khổ sanh già bệnh chết của kiếp người là động lực đưa Ngài theo tiếng gọi của lòng từ bi, thúc đẩy Ngài thoát ly hoàng cung để tìm đường cứu khổ cho nhân loại. Gia đình Phật tử các chùa ha hát bàt “đêm xuất gia”, nói về hình ảnh Thái tử Sĩ Đạt Ta rời kinh thành Ca Tỳ La Vệ, rồi vượt sông Anoma để đi tìm chân lý, rất hay rất linh động diễn tả giờ phút bi ai nhưng đầy dũng lực của Ngài.

Sư phụ nhấn mạnh rằng sự kiện Đức Thế Tôn vượt thành xuất gia là một sự ra đi vĩ đại nhất của lịch sử loài người. Ngài rũ bỏ tất cả mọi thứ cao sang nhất của thế gian để đi tìm phương cách giúp cho chúng sanh có lối thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi trôi lăn vô tận trong biển khổ triền miên, trong khi cho đến nay sau 26 thế kỷ, con người thời hiện đại này, vẫn chưa chịu thức tỉnh, vẫn lăn lộn vật vã khổ đau đi tìm kiếm những thứ mà xưa kia Ngài đã từ bỏ. Thật tội nghiệp cho chúng ta.

Quả thật, sự thị hiện của Đức Thế Tôn ở cõi Ta Bà này là một sự cứu tinh cho chúng sanh vạn loài.

2- Xuất phiền não gia, ra khỏi nhà phiền não: tức là chỉ cho những đệ tử Phật đã biết tu tập, tận diệt sạch sẽ phiền não tham sân si, mạn nghi, ác kiến , tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ…


3- Xuất tam giới gia: tức là gia chỉ cho hành giả tu tập đã chứng quả A La Hán, chính thức giả từ 3 cõi giới luân hồi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới.

*Dục giới: có 6 cõi: cõi trời, người, Atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Riêng cõi trời ở dục giới có 6 tầng: Tứ thiên vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại.
*Sắc giới, có 16 tầng trời
*Vô sắc giới, có 4 tầng trời


Sư Phụ giảng thêm, có bốn hạng người xuất gia:
1-Thân và tâm chưa xuất gia
2-Thân xuất gia nhưng tâm chưa xuất gia
2- Thân chưa xuất gia nhưng tâm xuất gia
3-Thân và tâm đều xuất gia


Chư Phật chế ra pháp tu Bát quan trai, tu học trọn vẹn một ngày một đêm, để gieo duyên xuất gia về sau.

Sư Phụ kể trường hợp Nan Đà em cùng Cha khác Mẹ với Đức Phật, là ví dụ điển hình cho hạng người thân xuất gia nhưng tâm chưa xuất gia.
Lúc Đức Phật về thành Ca Tỳ La Vệ về thăm phụ vương, Nan Đà nhìn thấy Đức Phật tướng hảo quang minh và phát tâm xuất gia theo Phật. Nhưng về Tịnh Xá, lòng Nan Đà vẫn nhớ vợ là nàng Tôn Đà Lợi rất đẹp.

Đức Phật đọc được tư tưởng của Nan Đà, thân xuất gia nhưng tâm chưa xuất gia, Đức Phật đưa Nan Đà lên viếng cõi trời Tứ Thiên Vương, Nan Đà thấy các tiên nữ đẹp hơn Tôn Đà Lợi, Nan Đà hỏi tiên nữ tu pháp gì mà có được tướng đẹp, tiên nữ trả lời là tu mười điều thiện, cắt đứt ngũ dục của thế gian.
Sau đó, Đức Phật đưa Nan Đà viếng thăm khu rừng già, thấy loài khỉ già quá xấu và Đức Phật nói là khi Tôn Đà Lợi về già cũng xấu xí như loài khỉ già. Nghe vậy ngài Nan Đà tỉnh ngộ, tinh tấn tu tập sau đó chứng quả A La Hán.

Sư phụ kể tiếp về trường hợp tôn giả Ma Ha Đại Ca Diếp, tâm xuất gia nhưng thân còn ở trong thế gian. Ngài Đại Ca Diếp xuất thân trong gia đình hào phú ở thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, thân tướng Ngài rất đẹp, sáng như vàng ròng giống như Đức Phật.

Năm Ngài 18 tuổi, ngài muốn xuất gia nhưng vì là con duy nhất nên cha mẹ ngài ép lấy vợ để có con nối dỗi tông đường. Ngài ra điều kiện là thân tướng phải vàng ròng sang trọng giống như Ngài.

Cha mẹ Ngài làm pho tượng người nữ như vàng ròng và gởi tìm trong thành phố và tìm được một cô gái đẹp và có thân vàng ròng và cũng muốn xuất gia như Ngài Ca Diếp.

Sau đó, cô gái và ngài Ca Diếp phải làm lễ cưới, tuy ở cùng phòng nhưng cả hai đều giữ ước nguyện xuất gia.
12 năm sau, khi cha mẹ Ngài Ca Diếp qua đời, Ngài xuất gia theo đoàn của Đức Thế Tôn, nàng phải xuất gia theo đạo lỏa thể cho đến 10 năm sau mới có Ni đoàn của Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề ra đời, nàng được gia nhập vào Ni đoàn.

Ngài Ca Diếp theo hạnh đầu đà, chỉ đi khất thực nơi nhà nghèo, có lần người cúng dường rất nghèo lại bị bệnh cùi, khi sớt thức ăn vào bát của Ngài bị rớt ngón tay cùi vào bát của Ngài, nhưng Ngài vẫn từ bi an nhiên nhận vật phẩm cúng dường. Ngài Ca Diếp, đệ nhất đầu đà trong giáo đoàn của Đức Thế Tôn, được tán dương. Cuối cùng Đức Thế Tôn truyền y bát cho Ngài Ca Diếp trên Linh Thứu Sơn để kế thừa và lãnh đạo giáo đoàn sau khi Phật nhập Niết Bàn.

Sư Phụ kể tất cả thiền viện của Hoà Thượng Thanh Từ đều có thờ tôn tượng Đức Thế Tôn với tay Phật cầm hoa sen, biểu trưng cho Niêm hoa vi tiếu, trong hội Linh Sơn, Đức Thế Tôn cầm hoa sen đưa lên, duy nhất chỉ có Ngài Ca Diếp mỉm cười, thầm tiếp nhận ý chỉ trao truyền tâm ấn của Đức Thế Tôn.
Hoa sen biểu trưng Phật tánh, có trong tất cả chúng sanh vạn loài từ địa ngục cho đến các cõi trời.

Ngài Ca Diếp trao y bát cho ngài A Nan, rồi vào núi Kê Túc đợi Từ Tôn Di Lặc sẽ ra đời kế thừa, Ngài Ca Diếp sẽ trao y bát cho Phật Di Lặc rồi mới nhập diệt

Sư Phụ kể vào thế kỷ thứ 18, một bác sĩ người Anh tên là Beckson (Bá Khắc Sum) vào núi Kê Túc (Ấn Độ) có gặp Ngài Ca Diếp, Ngài ở trong núi đã hơn 2600 năm (xem thêm chuyện này).

Sư Phụ kể giai thoại về công đức xuất gia, đó là câu chuyện về Vương tử Dũng Quân (Vīrasena), một người giàu có ở thành Tỳ Xá Ly. Một ngày kia Phật vào thành khất thực và khi đi ngang qua nhà của Dũng Quân, Ngài nghe âm thanh vui đùa ca hát của Dũng Quân và các mỹ nữ trên lầu. Phật biết Dũng Quân sẽ mạng chung trong 7 ngày nữa và sẽ đọa địa ngục. Phật dạy Tôn giả A-nan đến nhà Dũng Quân khuyên bảo nên xuất gia tu học để lúc mạng chung không đọa vào địa ngục. Ngài A Nan sau đó đến nhà vương tử Dũng Quân nói lời khuyên rằng: “Tại gia thì ô nhiễm, xuất gia thì thanh tịnh; tại gia ràng buộc, xuất gia giải thoát”. Sau 6 ngày vui chơi, Dũng Quân lên Tịnh Xá xuất gia tu học ngày cuối cùng rồi mạng chung, thần thức thác sanh về các cõi trời từ Tứ Thiên Vương đến Tha Hóa Tự Tại, kéo dài thọ mạng theo phước đức của từng cõi, mãn 20 kiếp không đọa địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, kiếp cuối cùng làm kiếp người, xuất gia tu tập và thành tựu đạo quả Bích Chi Phật.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về công đức xuất gia rất kỳ diệu, thế giới ngày nay càng tiên tiến, có thể tàng hình, máy bay, tàu ngầm không người lái có thể dạo khắp từ không gian đến dưới biển sâu, nhưng vẫn đem đến sự khổ cùng tận cho loài người với nhau, nhưng với hạnh xuất gia một ngày một đêm như vương tử Dũng Quân mà đạt được công đức vô biên thù thắng. Con cảm ơn Sư Phụ cho đã kể chúng con nghe câu chuyện về Ngài Ca Diếp và Vương Tử Dũng Quân trong "Phật Thuyết Xuất Gia Công Đức Kinh” (xem Kinh này), quá tuyệt vời, con sẽ tìm đọc trọn vẹn Kinh này sau thời Pháp hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada)



Cong Duc Xuat Gia

Công Đức Xuất Gia

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Công Đức Xuất gia .
Quả thật hạnh phúc thay Gặp được Chánh Pháp Sống đời chân tu !!!! Kính chúc sức khỏe Thầy , HH


Bài pháp thoại giải thích câu kệ thứ Tám (1) 

Nghi thức đảnh lễ Tam Bảo về ước nguyện xuất gia

Dù tái sanh bất cứ nơi nào, gặp chánh pháp ...bỏ tà 

Kính đa tạ Giảng Sư...

....Xuất gia phải được hiểu theo 3 nghĩa 

Xuất thế tục gia ...lìa bỏ gia đình 

Đồng chơn từ 5 tuổi  đến 18 như vải trắng tinh 

Chưa vướng nhiễm ...nhuộm màu đạo rất tươi sáng ! 

Nhưng Bán thế xuất gia cần quyết chí dõng mãnh 

Như Thái tử Tất Đạt Đa theo tiếng huyền diệu trong tâm 

Bài ca " Dòng Anoma" Và "đêm xuất gia "lặng lẽ âm thầm 

Nếu không có ngày ấy ...làm sao nay được gia tài Giáo lý 

Cuộc ra đi vĩ đại khi loài người còn mê mờ tâm trí 

Mãi nghĩ về hai chữ danh, lợi thực thuỳ

Hỉ nộ ái ố...pháp cú có ghi 

" Sá gì trong một danh xưng 

Mà trong thiên hạ kẻ mừng người đau " 

Xuất phiền não gia khi nào đoạn tận Thập triền thập sử 

Tham, sân, si , tà kiến, ....thân kiến mạn, nghi 

Phẩn, hận, phú, não...bất tín , bất chánh tri 

Đây là cứu cánh ...cần công phu hạ thủ nhiều nữa 

Và khó nhất Xuất tam giới gia ...như nhà lửa 

 Ba mươi mốt  cõi ...A tăng kỳ kiếp đạt  đến khi nào 

Lại còn  có 4 hạng người xuất gia.. đoán được sao ? 

Thân tâm đều không xuất gia ... phàm phu căn cơ thấp


Kính đa tạ Giảng Sư ...dẫn dụ về Tôn Giả Nan Đà ẩn nhập 

Thân xuất gia mà Tâm chẳng  chịu xuất gia 

Phải nhờ Đức Phật ...Thiên đàng ...Địa Ngục mở  ra 

Trong khi 

Thân chưa xuất gia mà Tâm đã xuất gia ..Ngài Đại Ca Diếp 

Cuộc đời vị hôn thê khi chưa có ni đoàn ôi thương tiếc!  

Tu theo phái loã thể nhẫn chịu một thời gian 

Rồi khi gia nhập được ....cũng A  La Hán thoát nàn 

Riêng người Thân Tâm đều xuất gia khó ai mà cản bước 

Nẻo Đạo thênh thang  thẳng tiến về phía trước 

 Tứ Sa môn quả ...và

   công đức được Phật thuyết trong kinh ! 

Chuyện Vương tử Dũng Quân...

chỉ một ngày một đêm tinh tấn tận tình 

Mãn 20 kiếp trong các cõi trời và kiếp chót Bích Chi Phật !! 

Kính nguyện phát thọ trì nhiếp luật nghi giới đệ nhất .

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương Kính trình pháp 

_______________________

(1) Ngã vị tu hành bồ đề thời
Nhất thiết thú trung thành túc mạng
Thường đắc xuất gia tu tịnh giới
Vô khuyết vô phá vô xuyên lậu.
HÒA:Ngã kim phát nguyện thọ trì tam tụ tịnh giới, sở vị đệ nhất nhiếp luật nghi giới, nguyện hiện tại tận dĩ vị lai bất tác chư ác. (1 lạy)

Con nguyện tu hành đạo bồ đề,
Dù sinh nơi nào cũng nhớ lại
Thường được xuất gia tu tịnh giới,
Không thiếu, không sót, không hủy phạm.

Hòa: Nay con phát nguyện thọ trì ba nhóm tịnh giới: Nhóm tịnh giới thứ nhất là “nhiếp luật nghi”; con nguyện từ nay cho đến vô tận đời vị lai: không làm các việc ác. (1 lạy)

 

***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2014(Xem: 13956)
Sư Bà Hải Triều Âm kể chuyện về cuộc đời tu đạo của Sư Bà.
02/06/2014(Xem: 10363)
Video clip: Không có ngã nhưng có luân hồi
02/06/2014(Xem: 8784)
Video clip: Khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 4; Địa điểm : Town & Country Resort Hotel San Diego , CA Date: 05/29/2014 - 6/02/2014 Do GHPGVNTN Hoa Kỳ - Canada tổ chức ; Đạo diễn: Điệp Văn, biên tập viên & MC: Lâm Ánh Ngọc
26/05/2014(Xem: 10921)
The prison is a scary place, our mental prisons that we've created are no less terrifying. Buddhist Congress and Angulimala Fellowship bring us Ajahn Brahm as he shares his insights and wisdom on this prison-break, peppered distinctively with Ajahn's trademark Brahm Humor.
26/05/2014(Xem: 8329)
- Tên tác phẩm: ​KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Người giảng: Lục Tổ Huệ Năng - ​Người ghi chép: ​Thiền sư Pháp Hải - Việt dịch: Ni sư Thích Nữ Trí Hải - Người đọc: Cư sĩ Cát Tường Quân - Tạ Thị Ngọc Thảo [www.tathingocthao.com]
24/05/2014(Xem: 9821)
Milarepa (1052 -- 1135) Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều ngườ
19/05/2014(Xem: 7911)
Clip: Hài kịch Lan & Điệp, ĐĐ Thích Đồng Thanh với vai Điệp, ĐĐ Thích Hạnh Tri với vai Lan trong vở hài kịch “ Lan và Điệp”, biểu diễn trong chương trình Văn Nghệ kết thúc Khóa tu học Phật Pháp Úc châu kỳ VII của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL - TTL Năm 2007 được tổ chức tại vùng Kyneton, tiểu bang Victoria (từ ngày 03-01 đến ngày 07/01/2008)
01/05/2014(Xem: 11674)
Sáng ngày 25 tháng 04 năm 2014 (nhằm 26/03 Giáp Ngọ), nhân khóa tu Phật thất 76 chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 4 với chủ đề “Phật là quê hương”. Nhân vật chính của chương trình kỳ này là ca sĩ Phật tử Phi Nhung, một gương mặt khá quen thuộc đối với quần chúng, đặc biệt là những người yêu thích âm nhạc.
28/04/2014(Xem: 12466)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
25/04/2014(Xem: 8141)
Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền, pháp danh Quảng Minh Đức. Sinh năm 1965 tại làng An Bằng, huyện Phú Vang, Huế. Vượt biển năm 1982 và đến Mỹ định cư từ 1984, sau đó đã lập gia đình với Ca Sĩ Võ Thu Nga và có ba con trai. Năm 2007 quy y thọ ngũ giới với Hoà Thượng Ân Sư Thích Tịnh Từ Tu viện trưởng Tu viện Kim Sơn. Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền đã sáng tác và tự thực hiện 4 CD nhạc đời và 2 CD nhạc Phật Ca Thiền Ca. Mỗi ngày nhạc sĩ dành thời gian để đọc, nghe, học từ những bài Pháp thoại của Chư Tôn Đức và ước nguyện dùng âm nhạc để truyền đạt Phật Pháp tới giới trẻ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]