Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tin vui từ Nepal: Lễ Hội giết trâu đã được bãi bỏ

29/07/201511:25(Xem: 28270)
Tin vui từ Nepal: Lễ Hội giết trâu đã được bãi bỏ


 

Tin vui từ Nepal: Lễ Hội giết trâu đã được bãi bỏ

 

Lễ hội giết súc vật tế thần Gadhimai đã được chính thức bãi bỏ, nửa triệu con vật được cứu sống.

Trong niềm hân hoan chiến thắng của những nhà hoạt động tích cực, các cơ quan đại diện cho các chùa của Nepan đã tuyên bố sẽ chấm dứt truyền thống lâu đời hàng thế kỷ của Ấn Độ Giáo là tàn sát hàng loạt động vật, vốn thu hút hàng trăm ngàn người đến cầu nguyện. Nghi lễ này, vốn có lịch sử 265 năm tại lễ hội và diễn ra 5 năm một lần, đã được chính thức bãi bỏ hoàn toàn, tin được loan báo vào ngày Thứ Ba (28-7-2015) vừa rồi.

Đối với nhiều thế hệ, những người hành hương đã giết hại và cúng tế súc vật cho Nữ thần Gadhimai với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn,” Ram Chandra Shah, Chủ tịch Liên hội Đền Thờ Gadhimai tuyên bố vào ngày Thứ Ba vừa rồi. “Đã đến lúc cần thay thế việc giết chóc và bạo lực bằng sự cầu nguyện và nghi lễ hòa bình.”

Hàng ngàn người hành hương theo đạo Hindu từ Ấn độ và Nepan tham dự lễ hội Gadhimai 5 năm một lần. Vào năm 2009, họ giết khoảng 500,000 con trâu nước, dê, gà và những con vật khác với niềm tin việc làm đó sẽ mang lại thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đình họ.

Các cơ quan đại diện cho các đền thờ này đã chịu áp lực nhiều năm qua từ những nhà hoạt động tích cực bảo vệ quyền của động vật, từ khi họ khiếu nại lên Tòa Án tối cao Ấn Độ yêu cầu bãi bỏ việc vận chuyển súc vật qua biên giới để giết tế lễ, nhằm chấm dứt hành động này.

Vào năm 2014, con số động vật bị giết giảm đáng kể sau khi tòa án ra lệnh cho chính phủ Ấn Độ không được phép xuất khẩu con vật nào từ Ấn Độ sang Nepan mà không có giấy phép.

Chủ tịch Liên hội đền thờ công nhận nỗ lực của các nhóm bảo vệ quyền của động vật đã mang đến cho họ một “động lực” để đi đến quyết định bãi bỏ việc giết vật tế lễ.

Những nhà tổ chức lễ hội nói rằng đã đến lúc “thay đổi một truyền thống cũ kỹ” và rằng lễ hội Gadhimai 2019 sẽ tuyên dương sự sống.
“Chủ tịch Liên hội Đền Thờ Gadhimai bằng văn bản này tuyên bố quyết định chính thức của chúng tôi về việc chấm dứt giết vật tế lễ. Với sự hỗ trợ của các bạn, chúng tôi sẽ bảo đảm lễ hội Gadhimai 2019 không gây đổ máu. Hơn nữa chúng tôi có thể dám chắc lễ hội Gadhimai 2019 sẽ là sự kiện tuyên dương sự sống ý nghĩa.

“Thông qua sự giáo dục rộng rãi và phát triển trong nội bộ đền thờ, chúng ta có thể mang đến sự giác ngộ và thịnh vượng cho khu vực của mình. Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của các bạn để phát triển cơ sở hạ tầng của chúng tôi vào giáo dục mọi người.

“Còn nhiều việc phải làm hơn nữa, nhưng sát cánh với nhau, chúng ta có thể phát triển cấu trúc xã hội của khu vực Gadhimai và mang hòa bình đến cho Đền Thờ Gadhimai.”

 “Đây là một nỗ lực lâu dài … chúng ta đã kiên quyết và cuối cùng đã làm được,” Manoj Gautam, Chủ tịch Mạng lưới Quyền lợi Súc vật của Nepan, nói.

“Chúng tôi nhận ra rằng nhiều người trở thành nạn nhân của sự mê tín. Chính vì vậy xây dựng hiểu biết chung là điều nhất thiết phải làm. Tôi rất hy vọng rằng chúng ta sẽ có một lễ hội không vấy máu vào năm 2019,” Gautam nói với AFP.

“Theo truyền thuyết, việc giết vật tế lễ ở Bariyapur đã diễn ra cách đây nhiều thế kỷ khi Gadhimai xuất hiện trong một giấc mơ của một tù nhân và yêu cầu ông này lập đền để thờ cúng Nữ thần này. Khi tỉnh dậy, xiềng xích của ông này đã được bẻ gãy và ông ta được rời nhà tù để đi xây dựng ngôi đền để thờ thần Gadhimai và bắt đầu giết súc vật để tế lễ.


Chuyển ngữ Hoa Chí

Dịch theo Jade Small, Animal Sacrifice banned at Nepal's Gadhimai Festival..
http://www.the-open-mind.com/animal-sacrifice-banned-at-nepals-gadhimai-festival-half-a-million-animals-saved/

stop gadhimai






Thư Ngỏ vận động ký tên vào

thỉnh nguyện thư chấm dứt hủ tục

chặt đầu động vật để tế thần ở Nepal

 

 


Nam Mô A Di Đà Phật


Trang nhà Quảng Đức cố gắng tìm tài liệu video clip chứng minh lễ hội chặt đầu trâu để tế nữ thần Gadhimai của Nepal là có thật chứ không phải  hình ghép từ photoshop như nhiều độc giả hồ nghi.

Theo video clip tư liệu (bản tiếng Anh, xem ngay bên dưới) ghi nhận tại lễ hội này thì đây là một hủ tục cuồng tín của người Nepal chứ không phải là Hinduism Ấn Độ Giáo như nhiều người lầm tưởng.

Truyền thống chặt đầu động vật để hiến tế đầu và máu tươi này bắt nguồn từ 260 năm về trước, theo sau giấc mơ lạ của một người con có người cha đang bị nhốt tù ở Kathmandu (thủ phủ của Nepal), người này nằm mơ thấy nữ thần Gadhimai về mách bảo rằng, nếu giết càng nhiều thú vật (con đực) để dâng cúng cho bà thì bà sẽ gia hộ. Sau giấc mơ, người này đã giết nhiều thú vật thì lập tức người cha được thả tự do. 



Từ đó về sau người Nepal tin về sự may mắn này và cứ năm năm một lần, họ tổ chức lễ hội 2 ngày 28 và 29 tháng 11, người dân khắp Nepal và Ấn Độ kéo về đền thờ Gadhimai ở vùng rừng huyện Bara thuộc miền nam Nepal. Trong thời gian diễn ra lễ hội, có 6.000 con trâu bị chặt đầu một cách dã man, ngoài ra các con vật như gà, chim bồ câu, dê và lợn cũng chịu chung số phận. 5 năm trước, năm 2009, có khoảng 200.000 động vật bị sát hại trong lễ hội hiến tế động vật này.

 

Hàng triệu người theo đạo cuồng tín này tin tưởng rằng những động vật bị giết để hiến tế nữ thần sức mạnh Gadhimai sẽ gia hộ, sẽ mang lại may mắn và sẽ biến điều ước của họ thành sự thật.

 

Theo Phật Giáo thì đây là hủ tục dã man cuồng tín, không được gọi là tôn giáo hay đạo gì cả, cần phải được vận động để loại bỏ để mang sự bình an cho muôn loài, kính xin chư tôn đức và quý độc giả gần xa vào 2 link dưới đây để ký tên vào thỉnh nguyện thư gởi cho chính quyền Nepal sớm có đạo luật để chấm dứt hủ tục gây tang thương cho động vật này:


http://forcechange.com/59185/end-gadhimai-the-worlds-largest-animal-sacrifice

http://www.occupyforanimals.net/gadhimai-festival-in-nepal.html


Trân trọng,

TK. Thích Nguyên Tạng

Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức

Melbourne ngày 5-12-2014


is chat dau nguoi

 

Bấm vào đây để xem  cảnh bọn IS chặt đầu người giữa công chúng ở Syria:  




Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal

Gadhimai nữ thần khát máu

Gadhimai nữ thần khát máu

Lễ hội vì người máu đổ đầu rơi.  
Sát sinh tội ác tày trời. 
Bao linh vật vì ngươi mất mạng.  
Sáu ngàn đầu trâu rụng rời ngao ngán.
 Mấy trăm ngàn chim chóc heo dê. 
Xương thịt nát tan, máu chảy dầm dề.  
Để dâng tế nữ hung thần bạo ngược.  
Làm khổ sinh linh, làm sao tạo phước. 
Trây máu lên người uế trược tanh dơ. 
 Hàng triệu người trẻ già lớn bé.
 Xuống ao thiêng tẩy rửa vết nhơ nầy. 
 Nhân nào Quả nấy mai đây.  
Ác báo đến đọa đày kinh khiếp. 
 Cũng máu chảy đầu rơi trả nghiệp. 
Trăm vạn sinh linh sẽ đến trả thù ngay. 
Tạo chi cái lễ hội này. 
OAn gia nghiệp báo biết ngày nào vơi.
 Chiến tranh tàn phá khắp nơi.  
Cũng do sát nghiệp con người bày ra. 
Nguyện cầu ngươi tỉnh hồn ra. 
 Kính thờ Hiền Thánh mới là khôn ngoan. 
Thương yêu bảo vệ chúng sanh. 
Làm cho thế giới hòa bình yên vui... 

 Seattle, 5-12-2014.

Thích Nguyên Kim 
( Cảm xúc sau khi xem cảnh chat đầu 6.000con trâu
và hàng trăm ngàn chim chóc, bồ câu, gà, vịt, heo, dê... để tế nữ thần Gadhimai)


Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal


hay ngung tay sat sanh







Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal





Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Các tín đồ Hindu ở Nepal dùng hết sức chém lìa đầu 6000 con trâu xấu số. Sau đó, họ vứt đầu chúng vào một cái hố để tế nữ thần sức mạnh Gadhima, phần thân còn lại sẽ cho các cửa hàng thịt thu gom về bán. 
(Lưu ý: hàng năm tại nước Mỹ có # 150 triệu trâu bò và # 3 tỷ gia cầm bị sát hại cho thực phẩm)
 
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Hàng triệu tín đồ Hindu đổ về một ngôi đền ở làng Bariyapur, miền Nam Nepal, giáp biên giới Ấn Độ, để tham gia lễ tế thần Gadhima - nữ thần sức mạnh - diễn ra 5 năm một lần trong hai ngày 28 - 29/11. 
Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Họ dồn hàng ngàn con trâu vào một cánh đồng rộng lớn để chuẩn bị cho lễ tế thần. 
Ảnh: AFP
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Các nghi lễ bắt đầu vào lúc bình minh bằng việc các thầy tế sẽ tự chích máu và cầu nguyện. 
Ảnh: AFP
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Sau đó, họ giết 5 con vật gồm chuột, dê, gà trống, lợn, chim bồ câu trước khi chuyển sang giết mổ những con trâu. Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Các tín đồ sẽ dùng một con dao truyền thống, lấy hết sức để chém lìa đầu con vật khi nó đang đứng. 
Ảnh: AFP
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Xong xuôi, họ thu gom đầu trâu vứt vào một cái hố để tế thần. Da và thịt trâu sẽ phần các cửa hàng kinh doanh thịt thu gom về bán. 
Ảnh: AFP
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Tính riêng ngày đầu tiên diễn ra lễ hội, khoảng hơn 6.000 con trâu và hơn 100.000 động vật khác đã bỏ mạng. Người ta không thể biết chính xác bao nhiêu con vật phải chết dưới lưỡi dao của các đồ tể là tín đồ Hindu giáo. Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Theo tổ chức Bảo vệ động vật PETA, khoảng 250.000 con vật đã bị giết trong lễ hội năm 2009. 
Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Chính quyền địa phương cho biết, khoảng 2,5 triệu tín đồ tham dự lế tế thần.
 Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Người Hindu coi bò là linh vật, nhưng trâu thì không. 
Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Họ coi việc giết các con vật để tế thần sẽ giúp xoa dịu nữ thần sức mạnh Gaghimai, nhờ đó thần sẽ mang tới cho họ may mắn và thịnh vượng. 
Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Các nhà bảo vệ động vật chỉ trích việc tàn sát động vật trong lễ tế thần này là vô nhân đạo. "Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục các tín đồ chỉ đến thờ phụng ở đền, bỏ qua nghi lễ dã man này và không tàn ác với động vật", Uttam Kafl thuộc Tổ chức Bảo vệ động vật nói vớiReuters
Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Đại diện chính quyền địa phương cho biết, họ không thể cấm nghi lễ tàn sát động vật trong lễ hội bởi điều này sẽ chạm tới niềm tin tôn giáo của người dân. 
Ảnh: AFP
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Nhà chức trách buộc phải điều động hàng trăm nhân viên cảnh sát tới khu vực lễ hội nhằm đảm bảo không có xung đột giữa các tín đồ và nhà hoạt động bảo vệ động vật. 
Ảnh: Reuters
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Các con trâu ở nơi tập kết chuẩn bị cho lễ hội. 
Ảnh: Xinhua
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Mỗi tín đồ phải mang theo một con vật đến tế lễ khiến con đường họ đi qua bị ô nhiễm trầm trọng. 
Ảnh: AFP
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal
Tháng trước, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩ u gia súc sống sang Nepal nếu không có giấy phép. 
Ảnh: Xinhua
 
 
Thảm sát hơn 6.000 con trâu trong ngày lễ tế thần ở Nepal

TTO - Nói về lễ hội này, tờ National Post của Canada đã đưa tiêu đề: “Đây có phải là vụ giết mổ động vật dã man hay nghi thức lịch sử?”!  

Kinh hoàng hơn 5.000 con trâu bị giết mổ - Ảnh: nationalpost.com



Hãng tin Anh The Independent cho biết hơn 5.000 con trâu bị giết phục vụ cho lễ hội hiến tế động vật Gadhimai được cho lớn nhất thế giới diễn ra trong 2 ngày 27, 28-11 tại đền Gadhimai ở vùng rừng huyện Bara thuộc miền nam Nepal.

Trong thời gian diễn ra lễ hội (được tổ chức 5 năm 1 lần), hơn 5.000 con trâu bị giết mổ dã man, ngoài ra các con vật như gà, chim bồ câu, dê và lợn cũng chịu chung số phận. Năm 2009, có khoảng 200.000 động vật bị giết phục vụ cho lễ hội hiến tế này.

Hàng triệu người mộ đạo Hindu từ Nepal và nước láng giềng Ấn Độ tập trung tại đền Gadhimai tin những động vật bị giết mổ để hiến tế nữ thần quyền lực Gadhimai sẽ mang lại may mắn và biến điều ước của họ thành sự thật.

Trong khi đó, các nhà hoạt động vì quyền động vật chỉ trích lễ hội trên là hành vi man rợ. Cô Shristi Singh Shrestha, một nhà hoạt động vì quyền động vật thuộc tổ chức Animal Welfare Network, Nepal nói cảm thấy “buồn chán” và “chịu thua” khi không thể ngăn chặn được các vụ giết hại động vật tại lễ hội trên.

“Lễ hội thật sự điên rồ. Không gian lễ hội hỗn loạn, không có nhà vệ sinh và cũng không có nước uống” - ông N.G. Jayasimha, giám đốc tổ chức Nhân đạo quốc tế Humane Society International tại Ấn Độ - bày tỏ lo ngại tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực trên.


Bản tin của Huỳnh Phương

Hàng triệu người mộ đạo Hindu tham gia lễ hội hiến tế động vật Gadhimai - Ảnh: Getty Images
Vật vã chờ tham gia lễ hội - Ảnh: Getty Images
 
Xác động vật nằm la liệt - Ảnh: independent.co.uk
Người dân mang dê đi hiến tế thần Gadhimai - Ảnh: Getty Images
Chim bồ câu cũng chịu chung số phận - Ảnh: independent.co.uk
Cầu nguyện nữ thần Gadhimai mang lại may mắn - Ảnh: independent.co.uk


Ý kiến của bạn đọc:

Tín đồ Hindu tắm để làm sạch bản thân trong ao ở đền nhằm làm hài lòng nữ thần Gadhima. 
Ảnh: Xinhua
 

"Đại diện chính quyền địa phương cho biết, họ không thể cấm nghi lễ tàn sát động vật trong lễ hội bởi điều này sẽ chạm tới niềm tin tôn giáo của người dân."
 
Nhà chức trách buộc phải điều động hàng trăm nhân viên cảnh sát tới khu vực lễ hội nhằm đảm bảo không có xung đột giữa các tín đồ và nhà hoạt động bảo vệ động vật."
(Reuters)
 
Sự cuồng tín rồi dẫn đến những hành vi dã man, tàn bạo như thế này thì đừng nên có "niềm tin tôn giáo" thì tốt hơn (!?).
 
Tại Việt Nam, bất cứ lúc nào, thời kỳ nào, chế độ nào v.v... thì nhà chức trách, an ninh quốc gia, nhân viên công lực v.v... cũng cần phải nên lưu tâm để kịp thời có những biện pháp thích ứng đối với những hành vi cuồng tín mà nó có thể dẫn tới những tình cảnh đen tối không hay cho xã hội như đã từng xảy ra tại chính Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giớiỞ đấy, đã dẫn tới các hành động giết người vì niềm tin, vì lý do tôn giáo.
Trần Quang Diệu

Kính gởi toàn thể quý vị trên diễn đàn.
Những ai cho rằng: Niềm tin tôn giáo là bất khả xâm phạm nên đọc cho kỹ và xem thật kỹ những tấm hình này.
Ngoài ra, những ai có dịp đến Hoa Kỳ, đặc biệt là những người đang sống ở Hoa Kỳ, ít nhất một lần trong đời, phải đến bờ biển Sans Francisco để xem cho được hơn 40 hình cụ mà "TÒA THÁNH VATICAN (?)" đã dùng để tra tấn những kẻ dị giáo trong thời Trung cổ.
Bảo tàng viện đó có tên là "Medieval Dungeon" ở trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, thành phố San Francisco, Cali. Trong bảo tàng viện này có trưng bày hơn 40 hình cụ mà các tòa hình án dùng để tra tấn những người bị tố cáo là dị giáo.

(Quý vị nào có dịp đến San francisco. Hãy đến gần đầu cầu Golden gate. Sau khi chiêm ngưỡng mấy chú hải cẩu nằm phơi mình trên những chiếc xà lan. Quý vị chỉ cần xoay lưng về phía sau, quý vị sẽ thấy một tòa nhà sơn màu xanh nước biển. (Đó là màu sơn tôi thấy vào năm 2003. Hiện nay không biết sơn màu gì?). Ở ngoài cửa bảo tàng viện có đề:

(More than 40 barbaric exhibitions of torture and annhiliation from European Medieval days. Beyond these doors lies the true horror of the European Medieval days. The darkest days of its sordid past) 
 
("Trưng bày hơn 40 hình cụ man rợ để tra tấn và hủy diệt con người trong thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Đằng sau những cánh cửa này là sự khủng khiếp thực sự của thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Những ngày đen tối nhất của cái quá khứ nhơ nhớp của họ.")
 
(Nên ghi nhớ một điều là, cái bảo tàng viện này do chính quyền Hoa Kỳ, chứ không phải nhóm Giao Điểm hay sách Hiếm lập ra. Cho nên, sự tàn ác vô tiền khoáng hậu của Vatican là bất khả phủ bác)
 
Một lần nữa, tôi mong những ai quan niệm rằng: "Niềm tin tôn giáo là bất khả xâm phạm" hãy lên tiếng.
NHB

Quá xúc động khi nhìn thấy một tôn Giáo có niềm tin cuồn tín. ( vô minh )   thiếu hản Chánh Tư Duy  . Việc lám  không Chánh Mạng
Xin hảy chắp tay nguyện càu cho những Trâu linh vật này được thác sanh ra khỏi các loài cầm thú và mãi mãi xa lìa ác đạo.     
Quá thương tâm.


Vô Lượng Quang


Animal rights protesters in Nepal seek to stop Gadhimai festival sacrifice

Mass slaughter of buffaloes, sheep and goats in name of Hindu goddess Gadhimai to take place in Bariryapur
November 2009, Bariyapur: a Nepalese Hindu devotee slaughters a buffalo as an offering to the goddes
 November 2009, Bariyapur: a Nepalese Hindu devotee slaughters a buffalo as an offering to the goddess Gadhimai. Photograph: Prakash Mathema/AFP/Getty Images

Every five years, pilgrims flock to the temple of the goddess Gadhimai in the small Nepalese border town of Bariyarpur to behead vast quantities of livestock over two days, creating scenes of carnage that revolt opponents of the practice.
In 2009, an estimated 250,000 animals were killed by men wielding traditional curved kukri knives during an event which attracted up to a million worshippersto the town 60 miles from Kathmandu.
Campaigners have attempted to frustrate the event or at least greatly reduce the number of animals killed. They say it is cruel because the animals suffer at the hands of untrained butchers, and that the piles of carcasses are a health hazard. Some argue that the event traumatises children. “The sights and sounds are unimaginable,” wrote Jayasimha Nuggehalli, director of the Indian branch of the Humane Society International. “Pools of blood, animals bellowing in pain and panic, wide-eyed children looking on, devotees covered in animal blood, and some people even drinking blood from the headless but still warm carcasses.”
Huge numbers of worshippers from Indian states where animal sacrifice is banned have already streamed across the border for the festival, which runs for weeks, even though the animal slaughter will take place on Friday and Saturday.
In September, the government of India ordered areas bordering Nepal to ban all animal exports to the neighbouring country throughout November. Indian activists have been patrolling the border to try to prevent the illegal export of livestock into Nepal, although only a few hundred have been seized.

Swami Agnivish, a well-known Indian politician and social activist, denounced animal sacrifice as “heinous and diabolical”.\

Buffaloes in a holding pit before being slaughtered in the 2009 sacrifice.
Buffaloes in a holding pit before being slaughtered in the 2009 sacrifice. Photograph: Prakash Mathema/AFP/Getty Images

Campaigners claim the spread via social media of gory photos and videos of the 2009 event is eroding support inside Nepal.

“We are working on the ground trying to convince people that killing is inhumane no matter if it is in the name of god,” said Shristi Singh Shrestha, an activist in Nepal trying to convince those involved to become vegetarians. Umish Mainali, former head of Nepal’s ministry of home affairs, said people should be encouraged to sacrifice coconuts instead of animals.

But the event remains hugely popular in a traditional society where many believe a sacrifice to Gadhimai, also known as the goddess of power, will bring them prosperity and that eating the meat of ritually slaughtered animals will protect them from evil.

On Wednesday, as thousands of pilgrims flocked to the town with their sacrificial animals, Mangal Chaudhary, the Gadhimai temple’s high priest, said the world had to respect the traditional culture.“It’s the centre of our faith that Gadhimai is known for sacrifice of animals,” he said. “It is our tradition, so it will continue.”

Organisers have tried to deflect criticism that the mass killing in unsanitary conditions is unhygienic and could trigger an outbreak of anthrax. Ram Chandra Shah, chairman of Gadhimai Temple development committee, said government officials would be on hand to monitor the animals and check for disease.

The campaign against the killings has attracted foreign celebrity endorsement, including from actors Brigitte Bardot and Joanna Lumley.

But fefenders of the festival say foreign critics are guilty of double standards. “Only a vegetarian has the moral high ground to condemn the killings of any animal for religion, sport or food,” wrote journalist Deepak Adhikari in a recent article defending the festival. “For armchair western activists and local collaborators, the sacrifices represent their own festival of righteous indignation.”


http://www.theguardian.com/world/2014/nov/26/animal-rights-protesters-nepal-livestock-sacrifice-hindu-gadhimai-bariyapur

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2022(Xem: 6226)
Thượng Tọa Trụ Trì Thích Tuệ Hải đã tổ chức Khai Hội Hoa Nghiêm tại Chùa Long Hương vào năm Bính Thân 2016 và từ đó đến nay hằng tuần giảng dạy Kinh Hoa Nghiêm (dựa trên bản Việt dịch của Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh). Hiện nay hằng tuần Thượng Tọa giảng trực tuyến trên kênh Youtube của Chùa Long Hương
27/03/2022(Xem: 8174)
Mỗi năm khi chuẩn bị cho “Thanh Minh trong tiết tháng ba “ thì tôi lập tức nghĩ đến ngày vía của Đại Thánh Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát vào ngày 16 tháng ba âm lịch . Từ khi về cộng tác với trang nhà Quảng Đức, với bản tánh cẩn thận tôi đã dành nhiều tháng xem từng mục về Phật, Bồ Tát và kinh sách Đại Tạng của từng vị Trưởng Lão và học giả đã viết để mình không bước xen hay copy những ý nghĩ của quý vị ấy dù đôi khi vẫn có nhiều sự trùng hợp trong điển tích qua những lời thơ diễn bày và đó cũng là trường hợp những bài thơ xưng tán các vị Phật và Bồ Tát vào những lễ vía hàng năm …mà tôi đã phát tâm sẽ cúng dường xưng tán khi còn năng lực. …thường không nhắc lại những gì tôi đã đọc, và đã học từ trước nhiều năm….. trừ phi đó là danh ngôn hay những thiền kệ của các danh tăng thiền sư được người đời chiêm nghiệm.
19/03/2022(Xem: 17477)
Trong không khí thanh thoát của đất trời mùa tuôn dậy, Tăng thân Làng Mai rất hạnh phúc được chia sẻ với quý thân hữu Lá thư Làng Mai số 45 - 2022. Đây là một món quà mà tăng thân kính dâng lên Sư Ông – người Thầy thương kính và cũng để mừng Làng Mai 40 tuổi.
14/03/2022(Xem: 4581)
Video: Lễ Khánh Thành Chùa Vô Lượng Thọ, Nhật Bản
10/02/2022(Xem: 10579)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được món quà quý báu, xin giới thiệu đến cùng bạn gần xa: Kính thông tri đến chư Tăng, Ni cùng chư vị Phật tử gần xa. Để thuận tiện cho việc nghe Pháp và tìm đọc những cuốn sách của Ngài HT Giới Đức, chùa Huyền Không Sơn Thượng xây dựng một thư viện trực tuyến do chư Tăng của chùa quản lý. Ứng dụng này truyền tải những nội dung liên quan đến vấn đề tu tập như: - Pháp thoại của Ngài HT Giới Đức. - Khoảng 40 tập sách, thơ do Ngài sáng tác (Phần này sẽ cập nhật theo thời gian). - Các buổi chia sẻ giáo Pháp của chư sư trong chùa. - Hình ảnh nghệ thuật, thư pháp.... - Liên kết các trang mạng xã hội chính thức của chùa gồm: Website, YouTube, Facebook và liên hệ phản hồi trực tiếp trên Mesenger Ngoạ Tùng Am. Chư vị có thể gõ từ khoá “Huyền Không Sơn Thượng” hoặc “huyen khong son thuong” trên App Store hoặc CH Play để cài đặt về máy. Cảm ơn Phật tử Giác Nhiên đã giúp sức cho công trình này nhanh chóng hoàn thành.
08/12/2021(Xem: 16070)
Chương trình Lễ Phát Chứng Chỉ Mãn Khóa Lớp Giáo Lý Online năm thứ 2 Trong Thời Gian Cách Ly Đại Dịch Covid-19 MC: Phật tử Quảng Tịnh & Phật tử Nguyên Nhật Thơ Bắt đầu lúc 2pm, Saturday 18/12/2021 - Niệm Phật cầu gia hộ - Chào Phật Giáo Kỳ (mở mp3) - Tuyên bố lý do và giới thiệu (Phật tử Quảng Tịnh & Nguyên Nhật Thơ) - Lời cảm niệm của Đh Quảng Tịnh Tâm (Canada, do Đh.Tâm Từ đọc) - Lời cảm niệm tri ân của Phật tử tại Úc (Đh.Huệ Hương-Huệ Linh) - Nhạc phẩm “Nguyện Kiếp Sau Làm Một Đoá Sen.” (do Phật tử Nguyên Quảng Hương trình bày) - Lời cảm niệm của Đh Quảng Trinh (USA) - Lời cảm niệm của Phật tử Thanh Phi, TV Quảng Đức, - Nhạc phẩm “Lạy Mẹ Quan Thế Âm” (do Phật tử Khánh Đào trình bày) - Lời cảm niệm Đh.Trần Thị Nhật Hưng (Thụy Sĩ, Âu Châu) - Lời cảm niệm Đh.Diệu Danh Tuyết Mai (Hannover, Đức Quốc) - Nhạc phẩm “Cát Bụi Cuộc Đời” do Phật tử Tâm Quảng Hóa trình bày - Ngâm thơ “Thập Nghĩa Đi Chùa” do Phật tử Tâm Huệ trình bày - Cắt bánh mừng lễ mãn khóa và mừng sinh nhậ
05/12/2021(Xem: 19063)
Kể từ khi Bánh xe Chánh Pháp được vận chuyển lần đầu tiên tại Vườn Nai, từ đó giáo pháp từ bi và trí tuệ dần dần lan tỏa trong mọi tầng lớp xã hội, trong nhiều phương vực khác nhau, với nhiều sắc thái dân tộc và ngôn ngữ khác nhau. Để cho tất cả mọi giai tầng xã hội, từ thượng lưu trí thức cho đến những hạng bần cùng khốn khỏ, thất học, cũng bình đẳng thọ hưởng hương vị tịnh lạc giải thoát, Đức Thế Tôn đã khuyến khích, hãy để cho mọi người được nghe và tu học Chánh Pháp theo ngôn ngữ địa phương của chính mình.
30/11/2021(Xem: 31996)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]