Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viếng thăm Ấn Độ (kỳ 1)

18/05/201512:02(Xem: 6121)
Viếng thăm Ấn Độ (kỳ 1)
Chuẩn bị cho một chuyến du lịch Ấn Độ (1)

Kể chuyện đường xa  của Nguyễn Hồng Anh

 

 

An Do_1Dinh Tổng thống (tiếng Ấn: Rashtrapati Bhavan) ở thủ đô New Delhinằm sâu bên trong các tòa nhà chính phủ.Tòa nhà vĩ đại 355 phòng xây không dùng một tấc sắt mất 17 năm mới hoàn thành vào năm 1931 nằm đối diện với India Gate trên đại lộ Rajpath Imperial từ đông sang tây dài khoảng 2 cây số. Đây là nơi lý tưởng để duyệt binh, là khu vực biểu tượng của nước Ấn Độ hiện đại. Hình: TVTS

 

 

Ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, tôi không biết nhiều về con người và đất nước Ấn Độ. Hình ảnh đáng nhớ về người Ấn là dù thời tiết Sài Gòn  nóng và nhiều nắng nhưng trên người họ lại khoác quá nhiều vải, quấn kín cả người, màu sắc rực rỡ đến chói mắt. Còn trang trí thì khỏi nói,  bởi họ mang vàng đầy người. Nhưng ngoài áo quần và kim hoàn, người Ấn còn nổi bật trong thế giới người Á  Châu da vàng bởi nước da nâu sậm, quá đậm đà nhiều người gọi là da đen.

 

Họa sĩ Ngô Bảo, một nghệ sĩ trở thành thương gia thời đó (đã qua đời cách đây hơn hai năm tại California; vợ ông là bà Phạm Tường Trinh cũng mất sau ông đúng một tuần lễ vào dịp tết âm lịch) rất nổi tiếng qua Chương trình Phát thanh Thương mại trên đài phát thanh Sài Gòn, giới thiệu các sản phẩm từ xe “Suzuki an toàn trên xa lộ, tiện lợi khi vào ngõ hẻm” đến kem đánh răng “Hynos Cha Cha Cha” mà chắc nhiều người còn nhớ như bài hát đại khái với lời như sau:

 

Răng em, răng em trắng tuốt như ngà,

 

Nhờ kem, nhờ kem Hynos mà ra!

 

Anh yêu em hay anh yêu kem?

 

Hay anh yêu Anh Bảy Chà da đen?

 

Anh yêu em, anh yêu luôn kem,

 

Anh yêu luôn Anh Bảy Chà da đen!

 

Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người Việt cũng đã sử dụng một số từ mang tính cách kỳ thị khi gọi những người thuộc sắc tộc khác làm ăn hay sinh sống ở Việt Nam bằng những danh từ như Chú Chệt, Ba Tàu hay Chà Và, Bảy Chà v.v...

 

Bị người bản xứ gọi xách mé bằng những tên như thế  nhưng do giàu , Anh Bảy Chà không những được người bản xứ biết đến qua quảng cáo Hynos mà còn được các bà các cô thích, nhờ sự giàu có và chăm chỉ làm ăn của họ. Tôi nghe nói có một vài ca sĩ nam nữ nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975 lai Ấn Độ. Những người này có nước da mặn mà và đôi mắt rất đẹp.

 

Người Ấn Độ cũng được dân Miền Nam biết qua vai trò của họ trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến  Đông Dương sau Hiệp định Geneve, dù ủy hội này đã chẳng làm được tích sự gì  khi Bắc Việt vi phạm hiệp định.

 

Đó là những gì  tôi biết về người Ấn Độ ở Việt Nam, ngoài một ít kiến thức về nền văn minh  của nước họ được học ở trường.

 

 

An Do_2Cổng sắt của Dinh Tổng thống (hình trên) và đại lộ chạy tới India Gate (dưới). Hình: TVTS

 

 

Tại Úc, trong những năm gần đây người Ấn là di dân đến Úc cao nhất so với các nước từ Á Châu và  bây giờ họ là sắc dân đông thứ hai sau Trung Quốc, qua mặt những lớp  di dân kỳ cựu như  Ý và Hy Lạp và lớp di dân mới như người Việt.

 

Theo kết quả điều tra dân số mới đây, riêng tại Melbourne có khoảng 60,000 người Ấn đến định cư trong vòng 5 năm qua tính đến năm 2011.  Ở học đường các học sinh trường tuyển  gốc Ấn thường nằm trong nhóm đa số và các học sinh đứng đầu bảng tú tài VCE thường có mặt người gốc Ấn. Ra đường bước lên taxi hầu như bạn sẽ gặp bác tài người gốc cà-ri. Người gốc Ấn chiếm một tỉ lệ lớn công việc trong lãnh vực kỹ thuật tin học. 

 

Người Ấn nhiều đến độ cũng có nhiều chuyện không tốt về họ như  giết người rồi trốn về nước đang khi được tại ngoại,  sinh viên du học bị giết, các bác tài taxi  bị tấn công. Và trong cộng đồng của họ, gần đây báo chí đăng tin về những cái chết liên tiếp xảy  ra tại Melbourne mà thủ phạm chưa tìm ra.

 

Người ta nói rằng, không cần phải đi đâu xa, chỉ cần ở Úc là có thể trải nghiệm mọi nền văn hóa trên trái đất này, từ giao dịch đến tiếp cận với thực phẩm và văn hóa của hàng trăm sắc dân  mà không phải tốn vé máy bay hay khách sạn để đến tận nước đó. Như thay vì đi Việt Nam, người ta có thể tới Footscray hay lên Cabramatta để mua sắm, ăn uống hay dự các ngày lễ hội.

 

Nhưng chắc chắn bạn sẽ không tới Springvale, Dandenong để tìm hiểu về văn hóa Ấn Độ mà phải qua tận New Delhi, Mumbai (Bombay cũ), Kolkata (Calcutta cũ) hay Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Agra v.v...

 

An Do_3An Do_4India Gate nhìn từ hướng Dinh Tổng thống Ấn Độ. Cao 42 mét, khánh thành năm 1933, giống như Khải Hoàn Môn ở Pháp, nằm giữa trung tâm New Delhi, là nơi giao lưu của 9 con đường, không kể đường dẫn tới dinh Rashtrapati Bhavan.  Hình: TVTS

 

 

Vài giòng về Ấn Độ

 

Ấn Độ được người Trung Hoa gọi là Thiên Trúc, chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ. Với diện tích trên 3.2 triệu cây số vuông, Ấn Độ là nước lớn hàng thứ bảy trên thế giới (sau Nga, Gia Nã Đại, Mỹ, Trung Quốc, Ba Tây và Úc) và là nước đông dân thứ hai với dân số trên 1.2 tỉ người.

 

Ấn Độ được bao bọc ở phía tây nam  bởi Ấn Độ Dương, đông bởi Vịnh Bengal và tây nam bởi Biển Á Rập với bờ biển dài 7,517 cây số. Và với biên giới trên đất dài 15,200 cây số, Ấn Độ cùng chia biên giới với Pakistan ở phía tây; Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở đông bắc; Miến Điện và Bangladesh  ở phía đông. Trong Ấn Độ Dương, nước này gần Tích Lan và Maldives. Và với các hòn đảo Andaman, Nicobar, Ấn Độ cùng chia biên giới hàng hải với Thái Lan và Nam Dương.

 

Tiểu lục địa Ấn Độ là cái nôi của Văn minh Thung lũng Ấn (Indus) cổ đại, là giao lưu thương mại và trung tâm văn hóa của nhiều đế quốc trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Đây cũng là cái nôi sinh ra 4 tôn giáo lớn gồm Ấn giáo, Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jain nhưng cũng là nơi mà các tôn giáo bên ngoài thâm nhập và phát triển trong thiên niên kỷ thứ nhất như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo làm cho bán đảo này có một nền văn hóa đa dạng.

 

Và cũng ở tiểu lục địa này từ thế kỷ 12, nhiều vương quốc và đế quốc Hồi giáo đã cai trị phần lớn miền bắc, lập nên những triều đại huy hoàng mà di tích còn để lại như đền  Taj Mahal, một kỳ quan của thế giới.

 

Nhưng đến thế kỷ 18, các nước Âu Châu đến buôn bán và lợi dụng tình trạng xung đột giữa các vương triều Ấn Độ để thành lập các thuộc địa. Năm 1856, công ty Đông Ấn của Anh quốc với thủ đô đặt ở Calcutta hầu như kiểm soát toàn bộ Ấn Độ và một năm sau chính quyền Anh chính thức nắm quyền cai trị nước này cho đến khi Ấn Độ độc lập vào năm 1947 nhờ đường lối tranh đấu bất bạo động của ông Mahatma Gandhi, được người Việt Nam gọi là Thánh Cam Địa.

 

Từ nay các tỉnh thuộc Anh cũng như các tiểu quốc của 565 ông hoàng đã thống nhất  và trở thành Cộng hòa Ấn Độ.

 

An Do_5Bản đồ Ấn Độ. Source: lonelyplanet.com

 

Ấn Độ là một nước dân chủ lớn nhất thế giới, nền chính trị theo thể chế đại nghị Westminster của Anh với tổng thống là biểu tượng và chính phủ do thủ tướng lãnh đạo. Thủ tướng đầu tiên là ông Jawaharlal Nehru. Bà Indira Gandhi  (không bà con gì với Thánh Gandhi) là đứa con duy nhất của Thủ tướng Nehru, sau này cũng là thủ tướng. Con trai bà Rajiv Gandhi theo gót mẹ và cũng bị ám sát như mẹ và rất có thể cháu ngoại Rahul Gandhi của bà trong tương lai cũng  sẽ nắm cái ghế thủ tướng như  ông cố Nehru.

 

Nhưng trên bán đảo Ấn Độ có nhiều tôn giáo và vì người Hồi giáo không muốn thống nhất với người Ấn giáo nên đã có sự chia cắt tiểu lục địa làm hai quốc gia, Ấn và Hồi quốc (người Việt Nam trước đây gọi Pakistan là Hồi quốc có lẽ để chỉ rõ đây là một nước gồm đa số người Hồi giáo và đạo này là quốc giáo).

 

Tuy đã độc lập nhưng do tranh chấp biên giới và đất đai, đã có 4 cuộc chiến giữa hai nước trong các năm 1947, 1965, 1971 và 1999.

 

Hồi quốc tuy là một nước nhưng lại có hai lãnh thổ nằm hai bên hông nước Ấn Độ gọi là Đông Hồi và Tây Hồi, quyền chính trị nằm ở Tây Hồi (Pakistan).

 

Đông Hồi Tuy cùng tôn giáo nhưng Đông Hồi khác ngôn ngữ (người Tây hồi nói tiếng Urdu, người Đông Hồi nói tiếng Bengali), lại cảm thấy bị chèn ép, thua thiệt về quyền lợi, và với sự hỗ trợ của Ấn Độ, người ở Đông Hồi đã nổi dậy tách rời khỏi Tây Hồi để thành lập nước Bangladesh (có nghĩa Đất nước của Bengal) qua trận chiến năm 1971.

 

Với một lịch sử như vậy và người Hồi giáo thuộc tiểu bang Kashmir muốn tách rời khỏi Ấn Độ để tự trị hay sát nhập với Tây Hồi (từ nay sẽ gọi là Pakistan để phân biệt với Bangladesh) nên luôn luôn có sự căng thẳng trong bang giao giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan. Ấn Độ cũng đã có một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi với Trung Quốc năm 1962. Trung Quốc là đồng minh của Pakistan.

 

Trong thời chiến tranh lạnh, Ấn Độ là sáng lập viên của Phong trào Không Liên kết, nhưng sau chiến tranh Trung-Ấn, Ấn Độ trở nên thân với Liên Xô và giảm quan hệ với Hoa Kỳ cho đến khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Hiện tại, quan hệ Mỹ-Ấn đã ấm lên và sẽ trở thành một đối tác (quân sự) với Mỹ sau chuyến công du New Delhi của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Paneta vào đầu tháng 6 vừa rồi.

 

An Do_6Đền Taj Mahal ở thành phố Agra

 

Những nơi nào đáng xem?

 

Ấn Độ với một nền văn minh cổ đại tương đương với Trung Hoa, là nơi có rất nhiều di tích lịch sử để du khách thăm viếng. Ấn Độ cũng là nơi có nhiều dạng sinh học hàng đầu thế giới, chỉ sau Phi Châu. Tiểu lục địa này có nhiều loài thú hiếm mà nơi khác không có, là quê hương của khoảng 3000 con cọp Bengal, 10000 con voi Châu Á và 8000 con bò tót.

 

Nhiều người tây phương đi du lịch Ấn Độ kiểu safari để ngắm các động vật hoang dã nhưng chúng tôi đến Ấn Độ để xem các đền đài của các tôn giáo và quan sát cuộc sống của người bản xứ. Vì thế tôi chọn các thành phố theo thứ tự ưu tiên như  New Delhi (Tân Đề Li),  Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), thành phố Agra và nếu thì giờ và hoàn cảnh cho phép, thành phố Varanasi

 

Nhà tôi hỏi tôi rằng trong chuyến đi này chúng tôi có thể đi thành phố Calcutta (nay có tên mới là Kolkuta, thuộc tiểu bang Tây Bengal) để thăm tu viện của Mẹ Tê-rê-xa không nhưng tôi nói khó thực hiện bởi nhiều lý do. Thứ nhất, quá xa xôi, vì  từ Bồ Đề Đạo Tràng là nơi gần nhất trong chuyến đi, cũng mất cả  500  cây số. Thứ đến, Calcutta là thành phố đông dân thứ ba của nước Ấn, nghèo và chắc tu viện hay nơi ở của vị á thánh nổi tiếng của người nghèo này cũng chẳng có gì nguy nga đáng xem như các thánh địa ở  Rome, Lộ Đức hay Fatima. 7 ngày ở tiểu lục địa lớn gần nửa diện tích nước Úc không cho phép đi nhiều nơi, nhất là phương tiện di chuyển bằng máy bay giữa các thành phố lớn ở Ấn Độ không như ở Úc.

 

Chẳng hạn, từ  Bồ Đề Đạo Tràng muốn đi thẳng tới Calcutta, chỉ có xe lửa hay xe đò, mất bảy tiếng đồng hồ. Muốn đi phi cơ, phải đón xe đò lên thành phố Patna mất trên 3 tiếng, từ đó bay lên New Delhi ở phía tây bắc mất một tiếng rưỡi, đổi phi cơ, bay ngược xuống Calcutta ở phía đông nam khoảng hai tiếng;  có nghĩa mất một ngày di chuyển. Mà di chuyển bằng xe ở những thành phố nghèo của Ấn Độ, đường sá xấu chẳng thú vị chút nào.

 

Chúng tôi đã đặt mua vé bay từ thành phố Kathmandu (Nepal) sang New Delhi (Ấn Độ).  Từ  New Delhi đi thành phố Agra (nơi có đềnTaj Mahal) dự trù sẽ đi xe hơi vì chỉ xa khoảng 200 cây số. Nhưng từ New Delhi đi Bồ Đề Đạo Tràng hay thành thố Varanasi (nơi có Sông Hằng) xa cả ngàn cây số, chắc phải đi máy bay.

 

An Do_7Sông Hằng ở thành phố Varanasi

 

Làm sao trong 7 ngày đi 4 thành phố?

 

Tôi lên internet, thấy xe lửa từ  New Delhi đến Bodhgaya vé dưới 20 đô la nhưng đi mất khoảng 14 tiếng nên đã chọn mua vé khứ hồi tới thành phố Patna khoảng 200 đô la một người. Sông Hằng cũng chạy qua Patna, thành phố lớn nhất của tỉnh bang Bihar. Từ đây chúng tôi dự trù đón xe xuống Bồ Đề Đạo Tràng (xa khoảng 120 cây số, đi và về mất khoảng 7 đến 8 tiếng vì đường xấu) thăm viếng trong vài tiếng rồi trở lại Patna trong ngày.

 

Sau đó dự trù đi xe hơi từ Patna qua Varanasi xa 217 cây số, ở đó một hai đêm, trở về Patna và sau đó bay lên  New Delhi để trở về Úc.

 

Tôi đã mua vé khứ hồi New Delhi – Patna bằng online, nhưng mấy ngày sau đổi  ý, bởi  tôi nghĩ rằng chưa tới đoạn Sông Hằng trên thành phố Varanasi nổi tiếng thì coi như chưa thấy Sông Hằng, nên chúng tôi mua thêm vé một chiều bay từ New Delhi đến Varanasi (bay 1 tiếng 15 phút, vé một chiều 85 đô một người).

 

An Do_8Bồ Đề Đạo Tràng ở thị trấn Bodhgaya

 

Từ  Varanasi đi Bodhgaya đường dài khoảng 240 cây số, không có máy bay. Ngay cả không có đường bay từ  thành phố Varanasi đến thủ phủ Patna của bang Bihar. Muốn đi máy bay?  Bạn phải bay lên New Delhi, xong đổi máy bay xuống Patna và từ Patna đón xe đi Bồ Đề Đạo Tràng cả trăm cây số nữa. Chúng tôi quyết định sẽ đi bằng taxi hay xe bao vì tuy nghe nói mất khoảng 5 tiếng đồng hồ nhưng cuối cùng vẫn nhanh gấp đôi máy bay!  Như vậy là đã giải quyết được việc đi lại giữa các thành phố Ấn Độ mà chúng tôi muốn đến.

 

Bạn sẽ hỏi chúng tôi rằng nghe người ta nói cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 9 cây số có phi trường Bodhgaya, sao lại không bay đến đó cho gần?

 

Vâng, có. Nhưng phi trường này chỉ là nơi dành cho  một số hãng máy bay quốc tế và  không phải ngày nào cũng có máy bay từ Hồng Kông, Singapore hay Kathmandu bay tới đây. Tôi đã lên internet thử mua vé máy bay từ Kathmandu sang Bodhgaya trong một số ngày nhưng không có (not available).

 

Tại Ấn Độ, phương tiện di chuyển thông dụng giữa các thành phố là xe lửa, xe đò, xe taxi và xe thuê bao.

 

Kỳ tới: Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi thăm thành phố đầu tiên của Ấn Độ trong chuyến du

 

lịch lần này.

 

TVTS số  1371  -   4.7.2012

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2018(Xem: 6866)
Hành hương tâm linh Bhutan-Nepal-Ấn Độ TV Minh Quang tổ chức 19-03-2018 đến 04-04-2018
01/06/2018(Xem: 29567)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
05/05/2018(Xem: 4298)
Tôi vừa đi chơi 2 tuần bên Tàu về. Vâng, tôi vừa thực hiện được ước mơ bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Truờng Thành. Mặc dù ý thức được chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rơi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về hưu, tôi sẽ không còn khả năng tài chánh, và có thể cả sức khỏe để làm được. Vợ chồng tôi đã ghi tên đi theo tour cùng với một số người Pháp. Điều gây ấn tuợng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nước Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai.
01/05/2018(Xem: 12877)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
02/04/2018(Xem: 24423)
Ngôi làng Nhật rực hồng mùa hoa anh đào Thường là nơi có hoa anh đào nở sớm nhất, Kawazu, cách Tokyo 2 giờ tàu thu hút hàng triệu du khách đến tham quan vào mỗi mùa xuân.
02/04/2018(Xem: 6564)
Hình ảnh ngôi đền thờ Kailasa ở Ellora Ấn Độ được đục khắc từ một khối đá duy nhất, Một trong những bí ẩn về ngôi đền cổ Kailasa, Ấn Độ khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong nhiều năm qua là: Làm sao người xưa có thể tạo nên một kiệt tác từ đá núi như vậy chỉ với công cụ thô sơ trong khi con người của thế kỷ 21 còn khó mà thực hiện được?
04/01/2018(Xem: 5162)
Chúng tôi được cơ duyên trường Đại họcGautam Buddha University mời thuyết giảng với đề tài Đem Chân Thiện Mỹ qua Hình thức Chánh Niệm đến với Giáo viên, Học sinh và Học đường trong Hội nghị quốc tế về "Phật giáo: Các truyền thống, tư tưởng và bất đồng" từ ngày 7-9 tháng 9 năm 2017 tại Đại học Gautam Buddha. Trong dịp này chúng tôi có cơ duyên làm quên với một số Tăng Ni Việt Nam đang du học tại trường Đại họcnày. Chúng tôi có nhã ý mời quý Thầy Cô đi thăm viếng những thánh tích Phật Giáo nơi này, thế là sau buổi chia sẻ của mình. Chúng tôi được thuận duyên đi thăm Dharamsala, xứ sở của người Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ mà Ngài Dalai Lama, người đã định cư ở đây từ năm 1959 khi phải ly hương cố Quốc.
15/12/2017(Xem: 136297)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
29/11/2017(Xem: 6572)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
11/11/2017(Xem: 10741)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca. Tứ động tâm gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân-thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Sở dĩ được gọi là động tâm vì bốn nơi này là Thánh địa rất linh thiêng, khiến cho khách hành hương bị xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn dõng mãnh hơn trong sự nghiệp tu tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]