NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán
Vật năng tri túc, tâm thường định
Nhân đáo vô cầu, phẩm tự cao.[28]
Như vậy, niềm cô đơn trong sự an tĩnh là điều kiện phải có, tối thiết[29]cho sự trực ngộ. Có thể nói là từ sự cô đơn mà trực ngộ ra niềm hạnh phúc của đạo và sự an lạc của tâm tĩnh lặng. An tĩnh, đây là điểm chính yếu của tu đạo.
(Quả tình, đất Dhramsala là một thánh địa. Hai hôm liền, tôi thiền tọa đều liên tiếp trực ngộ những điều mà trước kia tôi chưa rõ lắm hay là chưa quyết tâm. Không những Dharamsala là thánh địa, mà tôi lại còn được bao bọc chung quanh bởi chư thầy tổ, chư tôn đức. Và sức gia trì của đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như của chư vị, hòa trong tâm thức chín muồi sẵn có trong tâm từ những thời gian hành trì trước khi đi về đây tu học đã làm cho tâm thức tôi nở bung ra trong những điều kiện thật là khó khăn của sự đói lạnh. Từ khi về Sera Mey, tôi vẫn cảm thấy sự gia trì liên tục của dòng truyền thừa của chư tôn đức trên tâm thức. Cho đến hôm nay, hai hôm rồi, tâm thức tôi đã kinh nghiệm được những điều thật là kỳ diệu).
Sau thời hành trì các pháp môn hứa nguyện, tôi càng ngộ ra thêm là niềm vui sắc dục rất nhỏ bé so với niềm an lạc của sự thiền định an tĩnh. Niềm hỷ lạc thiền định thật là thanh tịnh và an hòa, trong khi khoái lạc của sắc dục nặng nề ô trược hơn nhiều. Và càng ngộ ra thêm hơn là nếu đã có bạn tình hay bạn đời, thì con đường hay nhất là hãy tìm cách chuyển hóa tình yêu với người bạn tình đó thành tình thương vô bờ bến, và đi xa hơn nữa, thành tâm Bồ đề, để sau đó cùng nhau thành tựu đạo pháp, tay trong tay mà hóa lạc về Đâu Suất Thiên Nội Viện.[30]
Xả thiền xong và thấy trong lòng thật nhẹ nhàng an vui, tôi sửa soạn rời phòng và đi về ngôi chùa chính để nghe pháp. Khi ra đường, tôi mới nhận thấy là trời đã mưa suốt đêm qua cho nên sáng nay đường sá lầy lội, đọng đầy nước trên mặt đường. Mặt trời vắng bóng, mây đen bao phủ làm cho bầu trời trông thật ảm đạm. Thời tiết rất ẩm và lạnh, cái lạnh buốt cắt da thịt và thẩm thấu vào trong xương. Cơn đói sáng sớm chợt ùa đến. Nhìn vào quán ăn nhỏ như là một quán cóc bên vệ đường, tôi thấy những người Ấn Độ đang ăn sáng với món “roti”[31]chung với một chén khoai nghiền đầy gia vị. Dĩ nhiên là tôi không dám đụng vào dù bụng đói. Tôi lấy bánh mì không trong túi đeo vai ra, vừa đi vừa ăn. Đói và lạnh làm cơn ho chợt nổi lên rũ rượi.
Khi vào được trong sân chùa chính, ngồi chờ nghe pháp mới thấm cơn lạnh sáng nay. Không những mưa lạnh mà còn gió. Phải, ở đây mới thấy là mỗi vị tăng đều có một cái khăn choàng vuông vắn lớn, màu đỏ bằng nỉ rất là tiện lợi, thường thì chư tăng quấn khăn choàng vuông đó chung quanh thân, để hở hai cánh tay ra ngoài. Thế nhưng khi trời lạnh kinh khủng và nhất là khi trái gió trở trời như thế này, ngồi nghe pháp thì chư tăng cởi khăn choàng vuông đó mà trùm hẳn lên trên đầu và bao bọc kín mít quanh thân người. Rất là ấm áp và ngăn che gió máy. Khi nào cần tọa cụ để thiền tọa thì chư tăng lại xếp cái áo vuông đó lại thành một cái gối nhỏ để làm tọa cụ, ngồi lên trên rất là dễ chịu khi hành thiền. Còn tôi thì mặc áo bông và áo bành tô mùa đông, đầu đội mũ len che kín hai tai, nhưng vẫn thấy gió rét luồn qua cổ áo rất khó chịu, nên ngồi co ro và ho rũ. Bà Phật tử người Tây Ban Nha ngồi bên cạnh tội nghiệp nên phải cho tôi kẹo ho suốt mấy ngày. Ho và đờm trong cổ họng lẫn trong xoang mũi thật là khó chịu.
Hôm nay đức Đạt Lai Lạt Ma mở đầu giảng rất kỹ về tín tâm trong Phật giáo. Ngài dạy là tín tâm cần phải đi theo với trí tuệ chứ không nên tin một cách mù quáng. Ngài kể câu chuyện xưa có một lần, hồi còn ở Lhasa, ngài gặp một người Tây Tạng đến đảnh lễ và bảo người đó hãy tìm học Phật pháp chứ đừng để mình mù chữ, thất học giáo lý. Người đó thưa với ngài là: Chỉ có chư tăng mới phải học, còn các cư sĩ thì chỉ cần tín tâm. Ngài cười và kể tiếp, lại còn có các tăng sĩ hành lễ và nghi thức thật giỏi và đẹp, nhưng khi hỏi là các nghi thức ấy tụng để làm gì thì các tăng sĩ đó trả lời rằng công việc của họ chỉ là hành lễ và tụng kinh, còn hiểu nghĩa thì không phải phần việc của họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma lại cười và nói quý vị đừng như thế nhé.
Sau đó ngài giảng, có hai loại giáo lý Phật giáo: quyền giáo và thật giáo.[32]Ngài dặn kỹ là khi chúng ta học Phật giáo thì phải hiểu cái nào là quyền giáo (dùng tạm thời, trong một trường hợp, để giáo hóa chúng sinh) và cái nào là thật giáo (thắng nghĩa giáo, luôn luôn đúng trong mọi thời). Do đó, phải học với trí tuệ và tìm hiểu cặn kẽ thấu suốt, chứ không nên mù quáng chấp theo văn tự.
Rồi ngài giảng qua kinh Pháp cú, từ chương 3 – Ái, đến hết chương 7 – Thiện hạnh.
Buổi chiều, ngài giảng tiếp từ chương 8 - Ngữ hạnh, cho đến hết chương 23 – Tự ngã.[33]
Nguyên cả ngày mưa lạnh và gió rất là khó khăn. Thế mà đại chúng vẫn ở lại nghe pháp, thật là tội nghiệp. Biết bao nhiêu người cũng kẹt ở lại buổi trưa, chịu đói và lạnh, không thể rời sân chùa chính để đi ăn.
Đến 4 giờ chiều thì lại đi học lớp ôn giảng ngay. Geshe Dorje Tamdul ôn bài lại rất hay. Là một chúng sinh, ai cũng muốn có sự an vui hạnh phúc và xa lìa khổ đau, nhưng khi đi tìm về hạnh phúc, có người ham thích các hạnh phúc tạm bợ trong cõi thế gian hoặc các vui sướng cao hơn, nhưng vẫn là tạm bợ của các cõi trời. Thầy tóm gọn là trong thế gian có thể xếp loại hai hạng người tu đạo:
1. Người tu đạo tìm hạnh phúc (tạm bợ) của thế gian. Hạng người này tìm những nẻo tái sinh tốt ở trong luân hồi như là cõi người, trời hay A tu la. Họ tu hành theo Thập thiện để đạt được các cõi tái sinh cao.
2. Người tu đạo tìm hạnh phúc thường hằng của Niết-bàn. Người tu Niết-bàn lại chia làm hai: a. muốn chứng quả A-la-hán, đạt Niết-bàn cho mình; b. muốn chứng quả Phật tối thượng, đạt Niết-bàn vô trụ.[34]
Muốn chứng quả A-la-hán, cần tu tập thiền định để phá bỏ màn vô minh, đạt lên các từng lớp thiền theo thứ tự, thực chứng thẳng vào Tánh không, tất cả mọi tà kiến điên đảo, sai lầm thô tế đều bị bứng trừ ra khỏi tâm thức, và đạt đến trình độ Diệt tận định. Khi đó hành giả đắc quả A-la-hán và chứng Hữu dư Niết-bàn. Rồi khi lìa bỏ thân phàm, bát Niết-bàn, thì lúc đó hành giả đi vào Vô dư Niết-bàn. Đạt quả A-la-hán, hành giả trụ trong Niết-bàn tịch tĩnh và trong niềm đại hỷ lạc khi tất cả tham ái đã hoàn toàn tắt ngấm, và mọi khổ đau đã hoàn toàn tiêu trừ.
Còn khi hành giả trên con đường chứng quả, hoặc khi đã chứng quả A-la-hán mà lại phát Bồ đề tâm, xa lìa mọi trụ xứ, “chẳng trụ Ta-bà, chẳng trụ Niết-bàn, tâm vô sở trụ”, và phát nguyện dẫn dắt mọi chúng sinh đạt đến Phật quả, thì sau khi tuần tự thành tựu Thập địa Bồ Tát, chứng ngộ Phật quả tối thượng, đạt vào Vô trụ Niết-bàn. Khi đạt vào Vô trụ Niết-bàn thì tâm chấm dứt tất cả khái niệm nhị nguyên,[35]tâm đối đãi: cõi Ta-bà đối với Niết bàn, sinh đối với diệt... Khi đạt đến Vô trụ cũng là đạt đến trạng thái bất nhị.[36]
Khi nghe giảng đến đây, tôi nhớ thầm trong đầu trong bài tụng của Lễ Cúng dường Đức Bổn Sư có câu kệ:
Xin giải thoát chúng con ra khỏi nỗi sợ của luân hồi sinh tử và của Niết-bàn, xin cho chúng con đạt Toàn giác...
Câu tụng này ý nghĩa cực kỳ thâm thúy, chính là xin cầu nguyện Đức Bổn Sư ban cho chúng con đạt được Vô trụ Niết-bàn, bởi vì chẳng vướng nỗi sợ bị kẹt trong Ta-bà cũng chẳng vướng nỗi sợ bị kẹt trong niềm vui tịch tĩnh của Niết-bàn, nghĩa là xa lìa mọi mắc kẹt vào trong các trụ xứ. Tức là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.[37]Chữ “kỳ” ở đây, tiếng Hán viết là, nghĩa là cái ấy, vậy “kỳ tâm” nghĩa là cái tâm ấy. Vì trong toàn bộ kinh Kim Cang, đức Phật giảng về cách thành tựu “A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm”, nghĩa là Phật quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Do đó, câu trên nghĩa là “chẳng trụ vào chỗ nào mà sinh cái tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác ấy”.
Nhân ở đây, Geshe Tamdul cũng ôn giảng lại phần đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết về đề mục “tìm mà không thấy được tự ngã, cho dù ở trong cũng như ở ngoài thân”,[38]và do đó mà phải kết luận là tự ngã vốn là sản phẩm của vọng tưởng[39]mà ta gán ghép trong tâm thức.
Ngày nào được nghe ôn giảng tôi cũng cảm thấy cực kỳ hoan hỷ và phấn khởi. Mặc dù tôi rất đói và khi vừa mới xong lớp ôn giảng là tôi mau mau đi tìm tiệm ăn. Khi ra ngoài đường, vẫn còn mưa âm u và lạnh buốt, tôi đi ăn tối xong, liền nhanh nhanh để quay về phòng hành trì và đi ngủ ngay.
Tác giả: Không Quán
Phần 3: Tu học tại Dharamsala
12. Ngày 23 tháng 2, 2008
Qua kinh nghiệm thiền định hôm qua, sáng nay tôi tiếp tục dậy sớm để hành thiền. Niềm an lạc tiếp tục tăng trưởng trong những giây phút thiền định vào khi tất cả chung quanh thật là yên tĩnh. Nhưng hôm nay, trong niềm an bình của tâm lại khởi lên một niềm cô đơn, nhưng lại hòa chung với cảm giác vô cùng hạnh phúc. Một điều trực ngộ sáng nay vừa nở ra trong tâm: tôi chợt hiểu tại sao một hành giả cần phải sống đời sống phạm hạnh.[26]Dĩ nhiên là sống phạm hạnh thì giới sắc. Nhưng giới sắc chẳng phải là điều chính yếu, mà ở đây, chuyện chính yếu là phải sống trong niềm cô đơn an tĩnh. Chính là nhờ sống trong niềm cô đơn an tĩnh, hành giả mới trực ngộ được những điều quan trọng qua sự hành trì tĩnh tâm: Chỉ khi nào mình đi một mình trên con đường hành trì, thiếu thốn tất cả, từ các tiện nghi, ăn uống, cho đến thiếu thốn cả những tình cảm, những sự chia sẻ tâm hồn, và thực sự đơn độc, thì niềm cô đơn và an tĩnh ấy mới un đúc, mới kết tinh lại và nở ra thành đóa hoa của sự trực ngộ thẳng vào bản tánh sự vật, bản tánh của chân tâm. Điều này chúng ta khó có thể làm được khi chúng ta sồng đầy đủ dư thừa quá, dư thừa từ thức ăn cho đến dư thừa tình cảm. Chỉ khi nào chúng ta cảm thấy ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, nghĩa là cảm nhận một chút về đói lạnh, bụng trống rỗng nhẹ hẫng và hoàn toàn cô đơn an tĩnh thì chúng ta mới có thể thực sự định tâm trong an tĩnh. Khó nhất là khi chúng ta sống đời sống lứa đôi với người bạn đời, hay sống trong gia đình, tâm ta luôn luôn bị khuấy động trong ái dục và khó có thể trực diện với niềm cô đơn an tĩnh đủ lâu, đủ chín muồi để đưa chúng ta vào sự trực ngộ bản tánh[27]của sự vật. Tất nhiên là tôi chỉ nói khó, chứ không phải là không thể làm được. Do đó, mà ta cần xuất gia, “cát ái từ sở thân” và sống đời sống đạm bạc:Vật năng tri túc, tâm thường định
Nhân đáo vô cầu, phẩm tự cao.[28]
Như vậy, niềm cô đơn trong sự an tĩnh là điều kiện phải có, tối thiết[29]cho sự trực ngộ. Có thể nói là từ sự cô đơn mà trực ngộ ra niềm hạnh phúc của đạo và sự an lạc của tâm tĩnh lặng. An tĩnh, đây là điểm chính yếu của tu đạo.
(Quả tình, đất Dhramsala là một thánh địa. Hai hôm liền, tôi thiền tọa đều liên tiếp trực ngộ những điều mà trước kia tôi chưa rõ lắm hay là chưa quyết tâm. Không những Dharamsala là thánh địa, mà tôi lại còn được bao bọc chung quanh bởi chư thầy tổ, chư tôn đức. Và sức gia trì của đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như của chư vị, hòa trong tâm thức chín muồi sẵn có trong tâm từ những thời gian hành trì trước khi đi về đây tu học đã làm cho tâm thức tôi nở bung ra trong những điều kiện thật là khó khăn của sự đói lạnh. Từ khi về Sera Mey, tôi vẫn cảm thấy sự gia trì liên tục của dòng truyền thừa của chư tôn đức trên tâm thức. Cho đến hôm nay, hai hôm rồi, tâm thức tôi đã kinh nghiệm được những điều thật là kỳ diệu).
Sau thời hành trì các pháp môn hứa nguyện, tôi càng ngộ ra thêm là niềm vui sắc dục rất nhỏ bé so với niềm an lạc của sự thiền định an tĩnh. Niềm hỷ lạc thiền định thật là thanh tịnh và an hòa, trong khi khoái lạc của sắc dục nặng nề ô trược hơn nhiều. Và càng ngộ ra thêm hơn là nếu đã có bạn tình hay bạn đời, thì con đường hay nhất là hãy tìm cách chuyển hóa tình yêu với người bạn tình đó thành tình thương vô bờ bến, và đi xa hơn nữa, thành tâm Bồ đề, để sau đó cùng nhau thành tựu đạo pháp, tay trong tay mà hóa lạc về Đâu Suất Thiên Nội Viện.[30]
Xả thiền xong và thấy trong lòng thật nhẹ nhàng an vui, tôi sửa soạn rời phòng và đi về ngôi chùa chính để nghe pháp. Khi ra đường, tôi mới nhận thấy là trời đã mưa suốt đêm qua cho nên sáng nay đường sá lầy lội, đọng đầy nước trên mặt đường. Mặt trời vắng bóng, mây đen bao phủ làm cho bầu trời trông thật ảm đạm. Thời tiết rất ẩm và lạnh, cái lạnh buốt cắt da thịt và thẩm thấu vào trong xương. Cơn đói sáng sớm chợt ùa đến. Nhìn vào quán ăn nhỏ như là một quán cóc bên vệ đường, tôi thấy những người Ấn Độ đang ăn sáng với món “roti”[31]chung với một chén khoai nghiền đầy gia vị. Dĩ nhiên là tôi không dám đụng vào dù bụng đói. Tôi lấy bánh mì không trong túi đeo vai ra, vừa đi vừa ăn. Đói và lạnh làm cơn ho chợt nổi lên rũ rượi.
Khi vào được trong sân chùa chính, ngồi chờ nghe pháp mới thấm cơn lạnh sáng nay. Không những mưa lạnh mà còn gió. Phải, ở đây mới thấy là mỗi vị tăng đều có một cái khăn choàng vuông vắn lớn, màu đỏ bằng nỉ rất là tiện lợi, thường thì chư tăng quấn khăn choàng vuông đó chung quanh thân, để hở hai cánh tay ra ngoài. Thế nhưng khi trời lạnh kinh khủng và nhất là khi trái gió trở trời như thế này, ngồi nghe pháp thì chư tăng cởi khăn choàng vuông đó mà trùm hẳn lên trên đầu và bao bọc kín mít quanh thân người. Rất là ấm áp và ngăn che gió máy. Khi nào cần tọa cụ để thiền tọa thì chư tăng lại xếp cái áo vuông đó lại thành một cái gối nhỏ để làm tọa cụ, ngồi lên trên rất là dễ chịu khi hành thiền. Còn tôi thì mặc áo bông và áo bành tô mùa đông, đầu đội mũ len che kín hai tai, nhưng vẫn thấy gió rét luồn qua cổ áo rất khó chịu, nên ngồi co ro và ho rũ. Bà Phật tử người Tây Ban Nha ngồi bên cạnh tội nghiệp nên phải cho tôi kẹo ho suốt mấy ngày. Ho và đờm trong cổ họng lẫn trong xoang mũi thật là khó chịu.
Hôm nay đức Đạt Lai Lạt Ma mở đầu giảng rất kỹ về tín tâm trong Phật giáo. Ngài dạy là tín tâm cần phải đi theo với trí tuệ chứ không nên tin một cách mù quáng. Ngài kể câu chuyện xưa có một lần, hồi còn ở Lhasa, ngài gặp một người Tây Tạng đến đảnh lễ và bảo người đó hãy tìm học Phật pháp chứ đừng để mình mù chữ, thất học giáo lý. Người đó thưa với ngài là: Chỉ có chư tăng mới phải học, còn các cư sĩ thì chỉ cần tín tâm. Ngài cười và kể tiếp, lại còn có các tăng sĩ hành lễ và nghi thức thật giỏi và đẹp, nhưng khi hỏi là các nghi thức ấy tụng để làm gì thì các tăng sĩ đó trả lời rằng công việc của họ chỉ là hành lễ và tụng kinh, còn hiểu nghĩa thì không phải phần việc của họ. Đức Đạt Lai Lạt Ma lại cười và nói quý vị đừng như thế nhé.
Sau đó ngài giảng, có hai loại giáo lý Phật giáo: quyền giáo và thật giáo.[32]Ngài dặn kỹ là khi chúng ta học Phật giáo thì phải hiểu cái nào là quyền giáo (dùng tạm thời, trong một trường hợp, để giáo hóa chúng sinh) và cái nào là thật giáo (thắng nghĩa giáo, luôn luôn đúng trong mọi thời). Do đó, phải học với trí tuệ và tìm hiểu cặn kẽ thấu suốt, chứ không nên mù quáng chấp theo văn tự.
Rồi ngài giảng qua kinh Pháp cú, từ chương 3 – Ái, đến hết chương 7 – Thiện hạnh.
Buổi chiều, ngài giảng tiếp từ chương 8 - Ngữ hạnh, cho đến hết chương 23 – Tự ngã.[33]
Nguyên cả ngày mưa lạnh và gió rất là khó khăn. Thế mà đại chúng vẫn ở lại nghe pháp, thật là tội nghiệp. Biết bao nhiêu người cũng kẹt ở lại buổi trưa, chịu đói và lạnh, không thể rời sân chùa chính để đi ăn.
Đến 4 giờ chiều thì lại đi học lớp ôn giảng ngay. Geshe Dorje Tamdul ôn bài lại rất hay. Là một chúng sinh, ai cũng muốn có sự an vui hạnh phúc và xa lìa khổ đau, nhưng khi đi tìm về hạnh phúc, có người ham thích các hạnh phúc tạm bợ trong cõi thế gian hoặc các vui sướng cao hơn, nhưng vẫn là tạm bợ của các cõi trời. Thầy tóm gọn là trong thế gian có thể xếp loại hai hạng người tu đạo:
1. Người tu đạo tìm hạnh phúc (tạm bợ) của thế gian. Hạng người này tìm những nẻo tái sinh tốt ở trong luân hồi như là cõi người, trời hay A tu la. Họ tu hành theo Thập thiện để đạt được các cõi tái sinh cao.
2. Người tu đạo tìm hạnh phúc thường hằng của Niết-bàn. Người tu Niết-bàn lại chia làm hai: a. muốn chứng quả A-la-hán, đạt Niết-bàn cho mình; b. muốn chứng quả Phật tối thượng, đạt Niết-bàn vô trụ.[34]
Muốn chứng quả A-la-hán, cần tu tập thiền định để phá bỏ màn vô minh, đạt lên các từng lớp thiền theo thứ tự, thực chứng thẳng vào Tánh không, tất cả mọi tà kiến điên đảo, sai lầm thô tế đều bị bứng trừ ra khỏi tâm thức, và đạt đến trình độ Diệt tận định. Khi đó hành giả đắc quả A-la-hán và chứng Hữu dư Niết-bàn. Rồi khi lìa bỏ thân phàm, bát Niết-bàn, thì lúc đó hành giả đi vào Vô dư Niết-bàn. Đạt quả A-la-hán, hành giả trụ trong Niết-bàn tịch tĩnh và trong niềm đại hỷ lạc khi tất cả tham ái đã hoàn toàn tắt ngấm, và mọi khổ đau đã hoàn toàn tiêu trừ.
Còn khi hành giả trên con đường chứng quả, hoặc khi đã chứng quả A-la-hán mà lại phát Bồ đề tâm, xa lìa mọi trụ xứ, “chẳng trụ Ta-bà, chẳng trụ Niết-bàn, tâm vô sở trụ”, và phát nguyện dẫn dắt mọi chúng sinh đạt đến Phật quả, thì sau khi tuần tự thành tựu Thập địa Bồ Tát, chứng ngộ Phật quả tối thượng, đạt vào Vô trụ Niết-bàn. Khi đạt vào Vô trụ Niết-bàn thì tâm chấm dứt tất cả khái niệm nhị nguyên,[35]tâm đối đãi: cõi Ta-bà đối với Niết bàn, sinh đối với diệt... Khi đạt đến Vô trụ cũng là đạt đến trạng thái bất nhị.[36]
Khi nghe giảng đến đây, tôi nhớ thầm trong đầu trong bài tụng của Lễ Cúng dường Đức Bổn Sư có câu kệ:
Xin giải thoát chúng con ra khỏi nỗi sợ của luân hồi sinh tử và của Niết-bàn, xin cho chúng con đạt Toàn giác...
Câu tụng này ý nghĩa cực kỳ thâm thúy, chính là xin cầu nguyện Đức Bổn Sư ban cho chúng con đạt được Vô trụ Niết-bàn, bởi vì chẳng vướng nỗi sợ bị kẹt trong Ta-bà cũng chẳng vướng nỗi sợ bị kẹt trong niềm vui tịch tĩnh của Niết-bàn, nghĩa là xa lìa mọi mắc kẹt vào trong các trụ xứ. Tức là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.[37]Chữ “kỳ” ở đây, tiếng Hán viết là, nghĩa là cái ấy, vậy “kỳ tâm” nghĩa là cái tâm ấy. Vì trong toàn bộ kinh Kim Cang, đức Phật giảng về cách thành tựu “A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm”, nghĩa là Phật quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Do đó, câu trên nghĩa là “chẳng trụ vào chỗ nào mà sinh cái tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác ấy”.
Nhân ở đây, Geshe Tamdul cũng ôn giảng lại phần đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết về đề mục “tìm mà không thấy được tự ngã, cho dù ở trong cũng như ở ngoài thân”,[38]và do đó mà phải kết luận là tự ngã vốn là sản phẩm của vọng tưởng[39]mà ta gán ghép trong tâm thức.
Ngày nào được nghe ôn giảng tôi cũng cảm thấy cực kỳ hoan hỷ và phấn khởi. Mặc dù tôi rất đói và khi vừa mới xong lớp ôn giảng là tôi mau mau đi tìm tiệm ăn. Khi ra ngoài đường, vẫn còn mưa âm u và lạnh buốt, tôi đi ăn tối xong, liền nhanh nhanh để quay về phòng hành trì và đi ngủ ngay.
Gửi ý kiến của bạn