Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Ngày 14 tháng 2, 2008

18/03/201114:53(Xem: 2886)
3. Ngày 14 tháng 2, 2008

NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán

Phần 1: Về tu viện Sera Mey

3. Ngày 14 tháng 2, 2008

Sáng sớm hôm sau, tôi vẫn theo thường lệ thức dậy từ 6 giờ sáng và hành trì. Trong kỳ thiền tọa này, tôi cảm nhận rõ ràng hơn sự gia hộ của dòng Giới đức, đặc biệt là cảm nhận sự gia hộ của chư bổn sư trong tu viện Sera. Tôi thiền quán trong niềm an lạc và ấm áp gần gũi với chư vị bổn sư của tu viện, cảm nhận sự che chở độ trì đến từ chư vị thẳng vào tim mình, làm cho tôi sung sướng trong sự hành trì, yên lòng tinh tấn thiền định và biết chắc chắn là tôi sẽ đi về đâu trong sự hành trì ấy.

Xả thiền xong, tôi đi kiếm ly cà phê ngồi nhâm nhi trong buổi sáng tinh sương, chờ các vị trong phái đoàn trở lại ăn sáng. Nhưng ngay trong lúc sáng sớm ấy, tôi nhìn thấy thầy phụ tá viện trưởng Geshe Rabga đi ra ngoài phòng, ngang chỗ tôi ngồi. Tôi vội vàng quỳ xuống đảnh lễ ngài. Ở tu viện Sera, ngài nổi tiếng là vị tăng sĩ hiền từ nhân hậu, quỳ bên ngài, tôi cảm nhận sự từ bi toát ra từ ngài. Ngài không biết tiếng Anh nên không nói gì, chỉ vỗ vỗ vào đầu và vuốt má tôi. Và sau đó khi ngài quay trở về phòng, tôi vội vã chạy về phòng mình lấy tiền bỏ vào phong bì để cúng dường ngài.

Khi bước ra ngoài thì các vị trong phái đoàn đã đến, chúng tôi sửa soạn ăn sáng. Thầy Geshe trưởng phái đoàn thông báo là hôm nay phái đoàn sẽ đi tham quan hai tu viện Sera Mey và Je. Vì tôi đã đi thăm cả hai tu viện rất kỹ năm 2002, nên tôi thưa với thầy xin được nghỉ ngơi một hôm, nhưng cốt là để có thì giờ đến phòng thầy phụ tá viện trưởng cúng dường và sau đó đến vấn an thầy viện trưởng.

Trong chuyến đi này, tôi có mang theo một bức họa thangka vẽ hình Phật Dược Sư mà một anh trong phái đoàn khi còn ở Montreal đã tặng cho tôi năm ngoái. Anh kể lại là trong chuyến đi chơi Thượng Hải, anh đã gặp một người Trung Hoa ở tại đó, bám lấy anh và dụ anh mua bức họa này. Anh không cầm lòng được và đã mua mang về tặng cho tôi bởi vì anh nói là tôi xứng đáng giữ bức đó. Lý do, anh nói, là vì tôi đã bỏ một năm trời ra dịch cuốn kinh Lễ cúng dường Phật Dược Sư trong Mật tông. Hồi đó, khi tôi cầm bức họa ấy mang về nhà xem thì tôi bỗng giật mình: bức họa trông rất cổ kính và còn mang các vết khâu kim vì người bán đã cắt ra khỏi bức thangka bằng gấm chung quanh. Đằng sau bức họa bằng vải ấy còn mang dấu son đỏ chói của một bàn tay, có lẽ là bàn tay của vị nghệ sĩ đã họa bức ấy và đóng dấu của mình lên trên. Tôi hơi ngại, bèn mang về tu viện Sera nhờ thầy viện trưởng thẩm định giá trị của bức họa. Nếu là bức họa cổ thực sự, có lẽ sẽ phải nhờ thầy dâng cho đức Dalai Lama để trao trả lại cho dân tộc Tây Tạng. Còn không thì cũng nhờ thầy cho khâu lại các bờ chung quanh bằng gấm, làm thành một bức thangka nguyên thủy để treo trên chùa.

Sáng hôm đó tôi trình bức họa lên ngài viện trưởng và thầy bảo với tôi đó chỉ là một bức vẽ nhái lại, tuy cổ, nhưng không phải là bức nguyên thủy, cho nên ngài sẽ nhờ chư tăng khâu lại bằng gấm chung quanh để mang về Montreal. Tôi cũng mừng là không phải đồ ăn cắp của Tam Bảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2018(Xem: 24167)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
05/05/2018(Xem: 3810)
Tôi vừa đi chơi 2 tuần bên Tàu về. Vâng, tôi vừa thực hiện được ước mơ bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Truờng Thành. Mặc dù ý thức được chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rơi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về hưu, tôi sẽ không còn khả năng tài chánh, và có thể cả sức khỏe để làm được. Vợ chồng tôi đã ghi tên đi theo tour cùng với một số người Pháp. Điều gây ấn tuợng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nước Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai.
01/05/2018(Xem: 9705)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
02/04/2018(Xem: 22344)
Ngôi làng Nhật rực hồng mùa hoa anh đào Thường là nơi có hoa anh đào nở sớm nhất, Kawazu, cách Tokyo 2 giờ tàu thu hút hàng triệu du khách đến tham quan vào mỗi mùa xuân.
02/04/2018(Xem: 6108)
Hình ảnh ngôi đền thờ Kailasa ở Ellora Ấn Độ được đục khắc từ một khối đá duy nhất, Một trong những bí ẩn về ngôi đền cổ Kailasa, Ấn Độ khiến các nhà nghiên cứu bối rối trong nhiều năm qua là: Làm sao người xưa có thể tạo nên một kiệt tác từ đá núi như vậy chỉ với công cụ thô sơ trong khi con người của thế kỷ 21 còn khó mà thực hiện được?
04/01/2018(Xem: 4736)
Chúng tôi được cơ duyên trường Đại họcGautam Buddha University mời thuyết giảng với đề tài Đem Chân Thiện Mỹ qua Hình thức Chánh Niệm đến với Giáo viên, Học sinh và Học đường trong Hội nghị quốc tế về "Phật giáo: Các truyền thống, tư tưởng và bất đồng" từ ngày 7-9 tháng 9 năm 2017 tại Đại học Gautam Buddha. Trong dịp này chúng tôi có cơ duyên làm quên với một số Tăng Ni Việt Nam đang du học tại trường Đại họcnày. Chúng tôi có nhã ý mời quý Thầy Cô đi thăm viếng những thánh tích Phật Giáo nơi này, thế là sau buổi chia sẻ của mình. Chúng tôi được thuận duyên đi thăm Dharamsala, xứ sở của người Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ mà Ngài Dalai Lama, người đã định cư ở đây từ năm 1959 khi phải ly hương cố Quốc.
15/12/2017(Xem: 121190)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
29/11/2017(Xem: 5222)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
11/11/2017(Xem: 9748)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca. Tứ động tâm gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân-thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Sở dĩ được gọi là động tâm vì bốn nơi này là Thánh địa rất linh thiêng, khiến cho khách hành hương bị xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn dõng mãnh hơn trong sự nghiệp tu tập.
27/10/2017(Xem: 4190)
Kỳ này công ty Đặng Lê, Sài gòn, tổ chức tour viếng thăm Miền Trung Nhật Bản như thủ đô Tokyo, núi Phú Sĩ (Fuji), thành phố Kyoto và Osaka. Phái đoàn gồm có 30 vị trong đó có 19 chư tôn đức tăng ni như Thượng Tọa Thiện Hảo (trưởng đoàn), TT Tâm Hiếu, TT Lệ Thọ, TT Nguyên Sĩ, TT Phước Chí, TT Trung San, Sư Bà Như Cảnh, Ns Hạnh Quang, Ns Giới Hương, vv… và 11 vị là Phật tử. Thời gian đi từ ngày 17/10/2017 đến 22/10/2017 vì tháng 10 là bắt đầu mùa thu, nên nhiều nơi lá bắt đầu đã chuyển màu đỏ vàng, nên tour này được công ty gọi là Japan - Điểm đến mùa thu lãng mạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567