Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II.

11/03/201104:02(Xem: 8835)
II.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MƯỜI SÁU: CHÂN SƯ K. H. TẠI LAHORE

II.

Lều trại của tôi được khách đến viếng thăm rất đông suốt ba ngày liền trong thời gian chúng tôi lưu trú tại Lahore, và tôi có diễn thuyết hai lần dưới lều vải công cộng trước một đám quần chúng đông đảo.

Đêm 19, tôi đang ngủ trong lều. Thình lình tôi thức giấc vì cảm thấy có một bàn tay sờ vào người tôi. Trại này được dựng lên giữa đồng trống, và nằm ngoài sự bảo vệ của cảnh sát thành phố Lahore. Phản ứng đầu tiên của tôi là tự vệ chống lại một kẻ cuồng tín tôn giáo có thể đến ám sát tôi. Tôi bèn ngồi nhổm dậy, nắm chặt lấy hai cánh tay người lạ mặt và hỏi bằng thổ ngữ Hindoustani rằng y là ai và y muốn gì.

Việc ấy chỉ xảy ra trong chớp mắt, và tôi giữ chặt lấy người kia trong tư thế tự vệ của một người trước cơn nguy biến có thể bị hành hung bất ngờ và phải bảo toàn tính mạng của mình. Nhưng ngay khi đó, một giọng nói êm ái dịu dàng thốt lên: “Anh không biết tôi sao? Anh không nhớ tôi chăng?”

Thì ra đó là giọng nói của chân sư K. H. Cảm xúc của tôi liền thay đổi đột ngột, tôi bèn buông tay ra, chắp hai tay kính cẩn vái chào ngài, và muốn nhảy ra khỏi giường nằm để đảnh lễ ngài. Nhưng ngài đưa tay ngăn tôi lại, và sau khi đã trao đổi với nhau vài câu, ngài nắm bàn tay trái tôi trong tay ngài, cuốn tròn những ngón tay mặt của ngài trong lòng bàn tay tôi, và đứng yên bên cạnh giường, trong khi đó tôi có thể nhìn thấy gương mặt đầy hảo ý và thánh thiện của ngài dưới ánh đèn trong lều. Sau một lát, tôi cảm thấy một vật gì mềm mại tượng hình trong bàn tay tôi, kế đó chân sư đặt bàn tay trên trán tôi, thốt ra một lời ban an huệ, và sau khi rời khỏi gian lều ngăn đôi của tôi, ngài bước qua gian kế bên để thăm ông W. T. Brown. Ông này ngủ ở gian bên cạnh, sau một tấm vách ngăn bằng vải cứng chia lều ra làm hai buồng.

Khi tôi có thời giờ để lấy lại tinh thần và chú ý đến mình, tôi thấy tôi đang nắm trong bàn tay trái một tờ giấy xếp làm tư, gói trong một cái khăn lụa. Động tác đầu tiên của tôi lẽ tự nhiên là bước đến gần đèn và mở tờ giấy ra đọc. Đó là một bức thư khuyên bảo về việc riêng tư của tôi, có chứa đựng những lời tiên tri về cái chết của hai đối thủ hết sức chống lại Hội Thông thiên học lúc ấy, nhưng không nói rõ tên. Lời tiên tri này đã ứng nghiệm với cái chết của Swami Dyanand Saraswati và Keshab Chandra Sen ít lâu sau đó.

Việc gì xảy ra trong gian buồng của bạn Brown ở kế bên, ông ta đã kể lại cho nhiều nhân chứng nghe, và đã công bố trong một tập văn thư nhan đề: “Vài kinh nghiệm ở Ấn Độ”. Trong một tập văn thư khác nữa nhan đề: “Một tham luận giải thích về Hội Thông thiên học”, ông ta viết:

“Có thể nói rằng chân sư K. H. là một bậc siêu phàm. Người viết đã có hân hạnh gặp ngài tại Lahore, và có diễm phúc nói chuyện và tiếp xúc với ngài. Người viết cũng đã nhận được thư của ngài tại Madras, Lahore, Jammu, và một lần nữa ở Madras, tất cả các thư ấy đều được viết bằng một tuồng chữ giống nhau, v.v...”

Khi tôi nghe thốt lên một tiếng kêu ngạc nhiên ở gian buồng kế bên, tôi mới bước qua xem việc gì đã xảy ra, thì ông Brown liền đưa cho tôi xem một bức thư gói trong một chiếc khăn lụa giống như của tôi nhưng với nội dung khác hẳn. Thư ấy cũng được ngài tượng hình trong lòng bàn tay ông, giống như trường hợp của tôi, và chúng tôi cùng lấy ra đọc chung nhau.

Về sau, người bạn trẻ này lại thay đổi chí hướng nhiều lần, và sau khi đã xoay trở giáp một vòng thay đổi lớn qua nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau, sau cùng ông theo đạo Gia Tô và làm giáo viên trong một trường học của Hội Thánh La Mã.

Bức thư của chân sư K. H. có đề cập đến việc chân sư M. đến viếng thăm tôi tại New York trước đây, khi ấy ngài đọc được tư tưởng thầm kín của tôi và ban cho tôi cái khăn vấn đầu của ngài để chứng minh cụ thể rằng ngài đã thật sự xuất hiện trong phòng tôi. Thư viết như sau:

“Tại New York, con đã muốn có một bằng chứng cụ thể rằng cuộc viếng thăm của ngài không phải là một ảo ảnh, và ngài đã cho con cái bằng chứng đó. Bây giờ, tuy con không đòi hỏi, ta cũng cho con cái bằng chứng này: khi ta không còn ở đây, cái thư này sẽ nhắc nhở cho con biết sự gặp gỡ của chúng ta đêm nay. Bây giờ ta sang gặp Brown để thử thách năng khiếu trực giác của nó. Đêm mai, khi trại đã vắng người, ta lại sẽ đến đây để nói chuyện với con nhiều hơn, vì con cần phải được cảnh giác trước về vài sự việc sẽ xảy đến trong tương lai.”

Ngài kết luận:

“Hãy luôn luôn cảnh giác, nhiệt thành, và sáng suốt trong mọi việc; vì con nên nhớ rằng sự hữu ích của Hội Thông thiên học phần lớn tùy nơi sự cố gắng của con, và ân huệ của chúng ta luôn luôn được ban xuống cho những nhà “sáng lập” chịu đau khổ hy sinh, và cho tất cả những người trợ giúp trong công việc của họ.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2014(Xem: 7492)
Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á. Trong khi danh hiệu "Quốc gia đáng sống nhất" thuộc về Ireland Bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là "đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng".
27/06/2014(Xem: 6654)
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo đất nước Myanmar đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt tại Tu viện Dharmakirti Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal vào tuần trước. Giáo viên và học sinh Trường Trung học Prabhat địa phương đã kết thành hàng rào danh dự để nhiệt liệt tiếp đón vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình, vị lãnh đạo dân chủ của Myanmar, nổi tiếng thế giới. Nhân dịp này, Bà đã có được một chuyến trở về viếng thăm ngôi nhà cũ của mình. Nơi mà trước đây bốn mươi năm (1974) Bà đã từng lưu lại 9 tháng.
06/06/2014(Xem: 11444)
Ai cũng biết, Ấn Độ là một nước có một nền văn minh rất lâu đời. Hơn thế nữa, nơi đó còn sản sanh ra các triết gia, các đạo gia và có rất nhiều tôn giáo và thần linh. Có thể nói Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca. Tôn giáo nổi tiếng và thạnh hành nhứt trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, phải nói đó là Bà La Môn Giáo, mà hiện nay gọi là Ấn Độ giáo. Đồng thời, Ấn Độ còn có nhiều danh lam thắng cảnh với ngọn núi Hy mã lạp sơn hùng vĩ cao nhất thế giới. Đất đai rộng rãi là một bán đảo lớn có trên 5 triệu cây số vuông và với một dân số hơn cả tỷ người. Dân số được xếp loại đứng hàng thứ nhì chỉ sau Trung Quốc. Có thể nói, vị thế Ấn Độ giống như hình tam giác mênh mông, đáy ở phía Bắc, tức dãy núi Hy mã lạp sơn quanh năm tuyết phủ; đỉnh thì ở phía Nam, tức đầu đảo Tích Lan, quanh năm nóng như thiêu. Phía Tây là Ba Tư mà dân chúng, ngôn ngữ, thần thánh đều rất gần với Ấn Độ.
10/05/2014(Xem: 14061)
Tập sách Phù Tang Ký Sự do Đại Đức Thích Phước Thái biên soạn, ghi lại cuộc hành trình trong chuyến đi Nhật Bản lần đầu tiên của tác giả và của đoàn. Tổng số người đi là 25 người đa số là những liên hữu trong đạo tràng Quang Minh. Mục đích của chuyến đi nầy, nhằm thực hiện cầu an, cầu siêu cho các nạn nhân thiên tai sóng thần đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, tại tỉnh Miyagi thành phố Sendai thuộc miền Đông Bắc Nhật Bản. Ai cũng biết đó là trận thiên tai sóng thần ác liệt đã gây ra thiệt hại nặng nề về tài sản và sinh mạng. Có hơn 15.000 người chết và trên 3.000 người bị mất tích. Đồng thời, đoàn cũng cỏn đến thăm viếng thuyết giảng và ủy lạo cho 24 gia đình nghèo tại chung cư Hiệp Hội Từ Thiện. Ngoài ra, đoàn còn đi tham quan chiêm bái những danh lam thắng cảnh ở một vài nơi khác. Tất cả đã được tác giả ghi lại từng ngày, từng nơi, mà đoàn đã đi qua và thực hiện. Ngoài việc ghi chép theo lịch trình thời gian ra, tác giả còn cho chúng ta biết qua một vài vấn đề có liên quan đến đ
03/05/2014(Xem: 11349)
Tứ Đại Danh Sơn theo truyền thuyết, là những nơi có các vị Đại Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Địa Tạng, hiện thân tu hành để hóa độ chúng sanh. Đó còn là những nơi thắng cảnh nổi tiếng tuyệt vời vượt thời gian qua nhiều phương diện của Phật giáo Trung Quốc từ xưa tới nay. Vì thế, mà hằng năm có nhiều đoàn du lịch đến những nơi nầy để tham quan chiêm bái. Xưa nay, đã có biết bao tác phẩm xưng tán ca ngợi hết lời nhiều điều mầu nhiệm thiêng liêng ở những nơi thắng tích nầy. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm chuyên tải mỗi cách nhìn khác nhau. Có những tác phẩm chuyên sâu trong lãnh vực khảo cứu nặng phần triết lý, hay lịch sử. Có những tác phẩm chỉ diễn tả những phong cảnh núi non hay chuyên sâu trong lãnh vực phong hóa, mỹ thuật. Dù nhìn từ góc độ nào tự nó cũng đã mang lại cho nhơn sinh nhiều điều tìm hiểu, học hỏi thú vị.
22/03/2014(Xem: 8863)
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.
17/03/2014(Xem: 6294)
Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ và nhiều tỉnh ở Canada có 80 người do Hòa thượng Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật đường Fremont, California làm Trưởng Đoàn. Đoàn chư Tăng, Ni và Phật tử đi từ nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam có 74 người do Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trụ trì chùa Giác Ngộ làm Trưởng Đoàn. 154 thành viên của đoàn từ nhiều nơi đã tập trung tại New Delhi, đáp chuyến bay đi Patna, Bihar (Ấn Độ), mở đầu chuyến hành hương tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali). Đoàn đã đến viếng hơn 100 địa điểm, trong đó các địa điểm tham quan chính tại 3 quốc gia là:
09/03/2014(Xem: 7446)
Key Gompa là một tu viện Phật giáo Tây Tạng nằm trên đỉnh một đỉnh đồi đẹp như tranh vẽ ở độ cao 4.166m so với mực nước biển, gần sông Spiti, trong thung lũng Spiti của tiểu bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.Amusing Planet
07/03/2014(Xem: 8323)
Chúng tôi lên tham quan Golden Rock, một ngôi chùa tháp rất linh thiêng nằm trên một tảng đá vàng. Đoàn dự kiến 10h tối sẽ về khách sạn. Tuy nhiên, do cảnh quá đẹp, không khí linh thiêng, tinh thần tuyệt vời nên tận gần 24h đêm chúng tôi mới rời Golden Rock để về khách sạn.
09/02/2014(Xem: 5102)
1- Theo truyền thống Phật giáo, hành hương là nghi thức thắp hương đi nhiễu chung quanh tháp và điện Phật và cũng chỉ việc thắp hương lễ bái trước tượng Phật, Bồ tát... Đây là cách hiểu nguyên ủy của từ “hành hương”, còn về sau này, nội hàm của “hành hương” mở rộng hơn nhiều, thậm chí đến nay hành hương đôi khi được đánh đồng với du lịch văn hóa, nhất là các tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử tôn giáo - tín ngưỡng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567