Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III.

11/03/201104:02(Xem: 9095)
III.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG CHÍN: VIẾNG THĂM TÍCH LAN

III.

Nếu có ai nghĩ rằng cái ảnh hưởng mà Hội Thông thiên học tạo ra ở các xứ phương Đông đã có được một cách dễ dàng mà không phải mất nhiều công lao khó nhọc, xin hãy đọc qua những trang của quyển hồi ký này.

Ngày ngày hoạt động, suốt tuần, suốt tháng, suốt năm, đều được ghi chép về những chuyến đi công tác đạo sự bằng tất cả mọi loại phương tiện di chuyển, từ toa xe lửa cho đến các loại xe ngựa, xe thồ, lớn nhỏ đủ kiểu, do một con ngựa hay con bò kéo. Có khi đi bằng thứ xe bò thông dụng ở vùng đồng quê, với những bánh xe to lớn, chỗ ngồi làm bằng tre phủ lên một lớp rơm mỏng, do một cặp bò gù lưng mang trên cổ một cái ách bằng cây kéo đi chậm chạp. Có khi đi bằng thuyền ván đóng sơ sài với một mái che bằng lá dừa thiếu tiện nghi, chỗ ngồi không có ghế hoặc nệm chi cả. Khi thì ngồi trên lưng voi trong một cái bành, hoặc thông thường hơn nữa là lưng voi không có bành, mà chỉ có một tấm nệm dày buộc vào mình voi bằng những sợi dây to lớn.

Có khi di chuyển trong những ngày sáng sủa tốt trời, có khi gặp những ngày mưa dầm như trút nước; có khi đi trong những đêm trăng sáng, có đêm đi dưới ánh sao. Có những đêm, giấc ngủ của tôi bị gián đoạn bởi những âm thanh, tiếng động chọc thủng lỗ tai của cái thế giới sâu bọ trong rừng già của vùng nhiệt đới, tiếng kêu rùng rợn của loài chó rừng, tiếng động từ xa của những con voi rừng đi xuyên qua các bãi mía, những tiếng hò hét không ngừng của người phu xe thúc đẩy những con bò chậm chạp, và những bài dân ca mà anh ta hát vang thường trộn lẫn với những âm thanh chát chúa để giữ cho anh ta khỏi buồn ngủ dọc đường.

Ngoài ra, còn có những đám muỗi mòng vây phủ quanh mình khi ngồi trên xe, với tiếng vo ve inh ỏi và những mũi dùi nhọn của chúng, gây nên một thứ cực hình chậm chạp và những vết mẩn đỏ nổi trên da thịt sáng hôm sau.

Kế đó là lúc đến nơi, xe tiến vào các làng mạc lúc trời hừng sáng; toàn thể dân làng đứng chực sẵn hai bên đường để đón tiếp; sự tò mò của họ phải được thỏa mãn; những sự khó khăn gặp phải khi bạn cần tắm rửa sạch sẽ khi vừa đến nơi, sau chuyến đi vất vả mệt nhọc; bữa ăn điểm tâm với cà phê, bánh hấp và trái cây; cuộc viếng thăm các nơi tịnh xá, tu viện; những cuộc thảo luận về kế hoạch, chương trình hành sự và những triển vọng tương lai với các nhà lãnh đạo Phật giáo; một buổi nói chuyện ngoài trời, hoặc nơi một giảng đường nếu có, trước một quần chúng đông đảo.

Kế đó là việc ghi tên họ những người quyên góp vào quỹ phước thiện, cho thỉnh kinh sách Phật giáo nhập môn và Phật giáo vấn đáp. Đến chiều, có khi còn phải nói chuyện lần thứ nhì cho những người mới đến sau từ những làng lân cận.

Rồi đến những màn từ giã, giữa những tiếng trống dồn dập và tiếng kèn bản xứ inh ỏi vang tai, những dân làng phất cờ tiễn đưa và hô to khẩu hiệu “Sadhu! Sadhu!”, rồi lại tiếp tục chuyến đi qua những làng khác trên những chiếc xe bò kêu kĩu kịt.

Bấy nhiêu sự việc vẫn tiếp diễn ngày này qua ngày khác, trong khi tôi đi châu du khắp nơi trong miền tây đảo Tích Lan, làm cho quần chúng lưu ý đến vấn đề giáo dục con em theo đường lối, tôn chỉ nền quốc giáo của dân tộc họ, phân phát kinh sách, và kêu gọi sự quyên góp, cúng dường vào quỹ Phật giáo để thực hiện kế hoạch công ích vĩ đại này.

Ngày 12 là ngày cuối cùng của chúng tôi trên đảo Tích Lan. Ngày 13, tàu đến, và chúng tôi lên tàu lúc hai giờ trưa, để lại sau lưng nhiều bạn hữu ứa lệ vì tiếc thương, và đem theo chúng tôi nhiều kỷ niệm êm đềm của tình tương thân tương ái, sự vui lòng trợ giúp và thiện chí tốt đẹp. Thêm vào đó là kỷ niệm của những chuyến đi thích thú thần tiên với những danh lam thắng cảnh đẹp như mơ, những quần chúng đầy hứng khởi nhiệt thành, và những kinh nghiệm lạ lùng, cũng khá đủ tràn đầy ký ức với những hình ảnh sống động, để còn hồi tưởng lại trong những năm về sau với một niềm sung sướng triền miên, với sự trợ giúp của vài hàng nhật ký cũ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2016(Xem: 8549)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3080)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 7687)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4313)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 5433)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 5265)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 11237)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 4578)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
10/10/2015(Xem: 6022)
Ấn Độ : Lên Kế Hoạch Xây Dựng Tượng Phật Ngồi Cao Nhất Thế Giới Chính quyền bang Gujarat miền Tây Ấn Độ vừa thông qua kế hoạch xây dựng một tượng Phật ngồi cao 108 m. Dự kiến sau khi hoàn thành đây sẽ là pho tượng cao thứ hai thế giới sau pho tượng đứng Trung Nguyên Đại Phật tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và vượt qua tượng Phật ngồi cao 92 m tại Thái Lan trở thành tượng Phật ngồi cao nhất thế giới.
08/10/2015(Xem: 4861)
Những quốc gia sạch nhất thế giới Theo Business Insider, Mỹ, Canada, Nhật Bản ​, Australia là những nước có bầu không khí trong lành nhất. Ở Đông Nam Á có một đại diện là Brunei.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567