Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II.

11/03/201104:02(Xem: 8205)
II.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG BA: MỘT ĐỘNG PHÙ THỦY

II.

Ít lâu sau khi chúng tôi đến định cư tại ngôi nhà ở đường Girgaum, một giai thoại xảy ra và về sau bà Blavatsky đã viết lại thành một chuyện rất ly kỳ trong quyển “Động thẳm rừng già của Ấn Độ”.

Tôi chỉ trình bày ở đây một cách đơn giản, ngắn gọn những sự việc đã xảy ra, và độc giả sẽ thấy bằng cách nào bộ óc tưởng tượng dồi dào phong phú của bà đã biến đổi chúng hoàn toàn khác hẳn, từ một chuyện rất thông thường bà đã tạo thành một chuyện phiêu lưu kỳ diệu đầy tính chất rùng rợn quái đản.

Một buổi chiều nọ, chúng tôi đang ngồi trong nhà thì nghe có tiếng trống nhỏ vang dội bên tai làm cho tôi chú ý. Tiếng trống vẫn tiếp tục kéo dài lặp mãi một kiểu độc âm, buồn tẻ, nhàm chán chứ không theo một nhạc điệu nào. Chúng tôi sai một người giúp việc đi thăm dò, và khi trở về anh ta cho biết rằng đó là tiếng trống ở một nhà láng giềng, báo hiệu rằng một “bà bóng”, vốn là cốt của một vị “nữ thánh”, sắp sửa lên đồng và trả lời những câu hỏi về những vấn đề họa phước của các tín chủ.

Ý muốn chứng kiến một màn lên đồng hấp dẫn lạ kỳ đã thúc đẩy chúng tôi tìm đến nơi để xem việc gì xảy ra. Thế là chúng tôi đến nhà bà bóng. Trong một gian nhà tranh vách đất nhỏ hẹp, chúng tôi thấy độ ba, bốn mươi người bản xứ thuộc giai cấp nghèo hèn đang đứng vòng quanh, có vài ngọn đèn dầu dừa để kê sát vách, và ngồi xếp bằng ngay chính giữa nền đất là một người đàn bà trông có vẻ man dại, đầu bỏ tóc xõa, thân mình lắc lư từ bên nọ qua bên kia, và xoay đầu đảo vòng tròn làm cho bộ tóc dài cũng cuốn xoay vòng quanh mình.

Độ một lát, có một trẻ từ cửa sau bước vào, cầm một cái đĩa bàn tròn trên có vài miếng long não đang cháy, vài nhúm bột son đỏ và mấy lá cây xanh. Đứa trẻ đưa cái đĩa lại gần mặt bà bóng, bà này cúi mặt xuống chất long não bốc khói, vừa hít vào từng hơi dài vừa thốt ra những tiếng rên khoái trá.

Sau đó một lúc, bà nhảy dựng người lên, giật lấy cái đĩa bàn, cầm đưa qua bên mặt, bên trái, đầu lại xoay tròn như trước, và với bàn chân nhúnnhảy theo nhịp trống, bà đi quanh khắp phòng và nhìn thẳng vào gương mặt khiếp sợ của những người chung quanh.

Sau khi đã đi quanh khắp phòng như vậy nhiều lần, thình lình bà bóng lao mình vút đến trước mặt một phụ nữ trong đám đông, phóng cái đĩa bàn về phía người ấy, và nói với cô ta vài câu bằng tiếng thổ ngữ Marathi, mà lẽ tất nhiên là chúng tôi không hiểu, nhưng dường như có liên quan đến việc riêng của bà kia. Dù đó là việc gì, ảnh hưởng của câu nói ấy đã hiển hiện ngay tức khắc, vì người phụ nữ ấy bật ngửa người và thụt lui lại một bước, gương mặt lộ vẻ kinh hoàng, và đưa hai tay nắm chặt về phía bà bóng, dường như trong cơn xúc động sâu xa.

Cũng một sự việc tương tự được tái diễn với nhiều người khác trong số cử tọa. Sau đó nhà nữ linh thị đi xoay vòng vào giữa gian phòng, vẫn tiếp tục xoay vòng sang bên nọ bên kia trong một lúc, thốt lên vài âm thanh nghe dường như một câu thần chú, rồi chạy thoát ra khỏi phòng qua cửa sau.

Sau vài phút bà ấy trở lại, với bộ tóc ướt sũng nhỏ giọt, lại để rơi mình xuống đất, đầu lại đảo quay mòng mòng như trước, lại nhận cái khay đựng long não đốt cháy, và tái diễn cảnh lao vút mình vào người đứng xem để nói với họ những gì họ muốn biết. Nhưng lần này, giọng nói của nhà tiên tri hơi khác một chút và những động tác của bà có vẻ nhẹ nhàng hơn.

Chúng tôi được cho biết rằng đó là vì đã có một nữ thánh khác nhập vào khi bà bóng ngâm đầu vào một chậu nước đặt sẵn ở ngoài cửa.

Tính cách mới lạ của sự việc này không bao lâu đã trở thành nhàm chán đối với chúng tôi, và chúng tôi quay bước trở về nhà.

Câu chuyện chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Đó là những sự kiện đơn giản, và không có gì khác lạ hơn nữa. Thế nhưng, nếu độc giả mở cuốn “Động thẳm rừng già của Ấn Độ”, ở chương “Một động phù thủy”, thì sẽ thấy bà Blavatsky làm cho nó biến chất như thế nào. Thay vì câu chuyện xảy ra trong một căn nhà lá tồi tàn ở một xóm bình dân lao động của thành phố Bombay, với một số khán giả gồm toàn những người lao công lam lũ bần hàn, chúng tôi lại được bà mô tả là ngồi trên lưng voi, đi trên con đường mòn dưới ánh đuốc bập bùng mờ ảo, xuyên qua một khu rừng rậm, ở độ cao hơn 600 mét trên dãy núi Vindhya. Bà viết:

“Giữa cơn im lặng thâm trầm, chỉ nghe có tiếng chân voi bước đều đặn và nghiền nát sỏi đá trên đường núi gập ghềnh; thỉnh thoảng, chợt nghe có những tiếng thì thầm quái đản và những âm thanh lạ lùng huyền bí. Đến một chỗ nọ, chúng tôi cho voi quỳ xuống để chúng tôi xuống đất và đi bộ xuyên qua những bụi cây xương rồng rậm rạp, gai đâm đau nhói!

“Chúng tôi gồm một đoàn ba mươi người, kể cả những phu cầm đuốc. Ông Đại tá (tức là tôi) ra lệnh cho tất cả những khẩu súng trường và súng ngắn đều phải lắp đạn sẵn sàng để sửa soạn vượt qua truông núi.

“Sau khi đã bỏ lại phần lớn y phục trên những cành gai nhọn của bụi cây lê rừng, trèo lên một ngọn đồi, và vượt qua một khe núi khác nữa, chúng tôi đến nơi động phủ của một vị nữ phù thủy mệnh danh là “Bà cốt của Ấn Độ”. Bà sống một cuộc đời chân tu thánh thiện và là một nhà tiên tri xuất sắc. Động phủ của bà nằm trong hang núi, trong một ngôi đền cổ hoang tàn xây bằng đá ong đã loang lổ nhiều nơi, nơi cư trú của bà ở trong một đường hầm. Tại đây, người ta tin rằng bà đã sống đến ba trăm tuổi!

“Khoảnh đất vuông vức phía trước mặt ngôi đền được soi sáng bằng một ngọn lửa trại khổng lồ; ở giữa sân có một đám thổ dân miền núi trần truồng nước da đen sậm giống như những thể tinh đang nhảy múa một vũ khúc ếm quỷ theo nhịp trống cổ và trống cơm.

“Lúc đó, một vị lão trượng có chòm râu bạc nhảy ra và xoay tít thân mình đi theo vòng tròn chung quanh sân, hai cánh tay duỗi thẳng như hai cánh và nhe ra hàm răng nhọn như răng chó sói. Thân mình ông cứ xoay tít mãi cho đến khi ngã quị xuống đất, bất tỉnh nhân sự.

“Thình lình, vị nữ phù thủy xuất hiện, từ đâu và bằng cách nào cũng không ai biết. Bà có thân hình cao lêu khêu, gầy đét như bộ xương. Nơi bờ vai xương xẩu của bà có treo lủng lẳng một cái xương sọ nhỏ bé của trẻ con đã chết. Đôi mắt sâu hoắm, phóng ra những tia lửa đỏ từ cái liếc nhìn sắc như dao đâm xuyên vào mắt bạn, làm cho bạn phải sởn ốc cùng mình. Bạn bắt đầu cảm thấy óc mình tê liệt, tinh thần bấn loạn không còn suy tư sáng suốt và máu bạn đông đặc lại trong huyết quản!

“Bà phù thủy đứng yên không cử động trong giây lát, một tay cầm cái đĩa đựng long não đốt cháy, tay kia cầm một nắm gạo. Bà giống như một pho tượng tạc trên đá, cái cổ nhăn nheo đeo ba vòng tiền vàng cổ xưa, đầu quấn một con rắn bằng vàng khoanh tròn. Thân hình dị dạng của bà bao phủ bằng một lớp áo vải mịn màu vàng nghệ...”

Tiếp theo đó là sự mô tả cơn nhập đồng của bà phù thủy, với những cử chỉ giống như người bị chứng động kinh, phong giật; một màn nhảy múa xoay tít thân mình như một chiếc lá vàng trong cơn gió lốc; cái nhìn rùng rợn của đôi mắt sắc như dao; những cơn múa may quay cuồng, những bước nhảy dựng chồm người lên; và những động tác man dại rừng rú khác. Rồi đến những màn thay đổi các “giá đàn”: thần thánh luân phiên xuất nhập xác bà bóng, tất cả là bảy vị; những màn phát ngôn tiên tri họa phước; một vũ điệu kỳ quái với cái bóng của chính bà phù thủy; những màn đập đầu lên những bực đá tam cấp phát ra tiếng động nghe đến rợn người, vân vân và vân vân...

Sự diễn tả cảnh tượng động phù thủy chiếm trọn hai mươi trang giấy với một bút pháp điêu luyện làm cho người đọc say mê thích thú, cơ hồ như chính họ được đưa vào tận chốn rừng thiêng bí ẩn để chứng kiến bao nhiêu sự việc quái đản, dị kỳ.

Một trí óc có thể làm được việc kỳ diệu như vậy, hẳn phải là một khối óc đầy tài năng. Hơn nữa, điều mà bà đã làm trong câu chuyện này, bà cũng đã làm trong toàn bộ cuốn sách: một số sự việc giản dị, tối thiểu trong mỗi trường hợp cũng đủ để cho bà chế biến thành một chuyện ly kỳ huyền bí chứa đựng nhiều chi tiết hấp dẫn đến độ độc đáo, thần tình.

(Những chuyện phiêu lưu du ký của bà Blavatsky viết ở Ấn Độ, trước hết được viết bằng tiếng Nga để gửi đăng từng kỳ hạn hằng tuần trên tạp chí “Russky Vyestnick”, tờ tạp chí lớn nhất ở Moskowa; về sau mới được dịch sang Anh ngữ và sưu tập lại để in thành sách nhan đề “Caves and jungles of Hindustan” (Động thẳm rừng già của Ấn Độ).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2016(Xem: 8551)
Chùa Pháp Tánh ( nay gọi là Chùa Quang Hiếu) nơi Lục Tổ Xuất Gia tại Quảng Châu, Trung Quốc, chùa nằm trên đường Quang Hiếu là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là nơi đặt tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt trong lịch sử Việt Nam. Chùa Quang Hiếu cũng là nơi xuất gia của Lục Tổ Huệ Năng.
01/08/2016(Xem: 3080)
Nói đến thánh tích Phật giáo và với lòng khát ngưỡng của một người phật tử thì việc có được một duyên lành để tháp tùng một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì quả là một trong những điều nguyện ước đã được mãn nguyện trong đời. Đọc lịch sử Đức Phật, được nghe, được biết đến những địa danh, những thánh tích, kể cả được nhìn thấy những hình ảnh về thánh tích trên các phương tiện thời đại như sách báo, phim ảnh, truyền hình, internet v.v…thì cũng chỉ là để hiểu biết,và có thêm một chút kiến thức về những thánh tích thế thôi, nhưng được tham dự một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích thì không phải là như thế, không phải chỉ đi và đến để được thấy, được ngắm nhìn, để thỏa mản rằng chính mình đã được ”mắt thấy, tai nghe” về những thánh tích, mà chính thật ra là để cho chúng ta có được một cảm nhận rằng mình đã được" tìm về."
01/08/2016(Xem: 7688)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
20/06/2016(Xem: 4313)
Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việt Nam Hải Ngoại Quốc gia tại BIỆT ĐIỆN của Ngài Tu viện Namgyal là tu viện riêng, chính danh của Đức Dalai Lama, sẽ tổ chức một chuyến hành hương thăm Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Dalai Lama đời thứ 14 đang sống tỵ nạn 57 năm. Đức Dalai Lama được người Tây Tạng tôn kính và xem Ngài là vị Phật sống, là hiện thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Người Tây Phương xem Ngài là một thể hiện cho sự kêu gọi hòa bình của nhân loại. Đức Dalai Lama sẽ tiếp và gặp gỡ phái đoàn Phật tử Việtnam Hải ngoại Quốc gia ngay tại Biệt Điện của Ngài trong chuyến hành hương này. Kính mời quý Phật tử Việtnam cùng tham gia. • Thời gian 10 ngày - bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016. • Khởi hành từ phi trường San Francisco bằng Cathay Pacific Airlines đến New Delhi, India. • Những nơi thăm viếng tại Dharamsala:
08/06/2016(Xem: 5434)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
27/05/2016(Xem: 5266)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
12/01/2016(Xem: 11237)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
11/10/2015(Xem: 4578)
Đầm sen rộng hơn 5.000 m2 của anh Hạnh ở Thường Tín (Hà Nội) đang lai tạo nhân giống được 12 loài, thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng.
10/10/2015(Xem: 6023)
Ấn Độ : Lên Kế Hoạch Xây Dựng Tượng Phật Ngồi Cao Nhất Thế Giới Chính quyền bang Gujarat miền Tây Ấn Độ vừa thông qua kế hoạch xây dựng một tượng Phật ngồi cao 108 m. Dự kiến sau khi hoàn thành đây sẽ là pho tượng cao thứ hai thế giới sau pho tượng đứng Trung Nguyên Đại Phật tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và vượt qua tượng Phật ngồi cao 92 m tại Thái Lan trở thành tượng Phật ngồi cao nhất thế giới.
08/10/2015(Xem: 4861)
Những quốc gia sạch nhất thế giới Theo Business Insider, Mỹ, Canada, Nhật Bản ​, Australia là những nước có bầu không khí trong lành nhất. Ở Đông Nam Á có một đại diện là Brunei.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567