Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.

11/03/201104:02(Xem: 9030)
I.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MỘT: VÀI NÉT PHÁC HỌA TÍNH CÁCH CỦA BÀ BLAVATSKY

I.

Trong quyển Hồi ký của H. S. Olcott đã miêu tả tính cách của bà Blavatsky ngoài xã hội. Bây giờ, chúng ta hãy nhận xét bà khi ở nhà. Nếp sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi tại tư gia (mà tôi đặt cho tên gọi hài hước là “Lạt-ma Viện”) thường diễn ra như sau đây.

Chúng tôi ăn điểm tâm lúc tám giờ, dùng bữa chiều lúc sáu giờ, làm việc đến hai giờ sáng mới nghỉ, tùy theo việc làm của chúng tôi và những lúc gián đoạn công việc khi có khách đến viếng.

Bà Blavatsky dùng bữa trưa tại nhà, còn tôi thường ăn trưa ngoài phố, ở một nơi gần văn phòng Luật của tôi.

Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám và mọi hoạt động thế tục nói chung.

Sau bữa ăn điểm tâm, tôi đến văn phòng làm việc, còn bà Blavatsky ngồi vào bàn làm việc tại nhà. Đến bữa ăn chiều, chúng tôi hầu như bao giờ cũng có khách, hiếm khi không có; và dẫu cho những ngày không có khách đến dùng bữa, thường cũng có người đến chơi vào buổi tối.

Việc bếp núc của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi không uống rượu và chỉ ăn uống sơ sài, đạm bạc. Chúng tôi thường có một người giúp việc nhà, hay nói đúng hơn là một chuỗi dài những người giúp việc luân phiên đến rồi đi, vì chúng tôi không giữ ai ở lâu.

Khi người giúp việc dọn dẹp bữa ăn chiều xong thì được về nhà nghỉ, và sau đó chúng tôi phải tự mình trả lời những tiếng gõ cửa. Tuy việc ấy không bận rộn bao nhiêu, nhưng điều nghiêm trọng hơn là phải cung ứng trà, sữa và đường cho một số đông quan khách thường đến chật nhà, có khi đến tận một giờ sáng.

Những dịp đó, bà Blavatsky nhân lúc cao hứng tự pha cho mình một chén trà, và với một cách điệu rộng rãi hào phóng, không màng nghĩ đến những khả năng cung ứng thực phẩm hiện có trong nhà, bèn tuyên bố: “Tất cả mọi người đều uống chơi một chén, quý vị nghĩ sao?”

Dẫu cho tôi ra dấu làm hiệu để can gián cũng vô ích, bà vẫn không chú ý. Thế là, sau nhiều cơn lục lạo đi tìm sữa và đường một cách vô hiệu ở vùng lân cận vào lúc nửa đêm, tôi bèn dán một tờ cáo tri lên vách về việc đó như sau:

MỜI UỐNG TRÀ

“Quý khách sẽ tìm thấy nước sôi và trà trong nhà bếp, có thể có cả sữa và đường. Xin hãy tự pha chế và tùy nghi sử dụng.”

Điều này có vẻ như phù hợp với bầu không khí tự do phóng khoáng ở tư gia chúng tôi, nên không ai nghĩ gì khác, và sau đó thật là một điều thú vị khi thấy những khách quen thản nhiên đứng dậy đi vào nhà bếp để tự pha lấy một chén trà nóng. Các bà mệnh phụ, các vị giáo sư, học giả, nghệ sĩ và ký giả nổi tiếng, tất cả đều vui vẻ trở thành những nhân viên tự động pha trà trong nhà bếp của chúng tôi.

Bà Blavatsky không hề có chút kiến thức sơ đẳng nào về vấn đề nội trợ. Có lần, muốn ăn trứng luộc, bà đã đặt những quả trứng sống trên lò than hồng! Đôi khi, người giúp việc xin phép nghỉ cuối tuần vào chiều thứ bảy và chúng tôi phải tự xoay xở lấy bữa ăn chiều. Những lần đó, có phải bà Blavatsky ra tay nấu nướng và dọn ăn không? Hẳn là không, mà chính là tôi, người bạn đồng nghiệp bất hạnh của bà! Còn bà thì ngồi viết và hút thuốc lá, hoặc bước vào nhà bếp nói những câu chuyện đùa để tiêu khiển.

Đôi khi, có những vị nữ khách đến nhà trong những dịp đó, liền giúp tôi một tay, chẳng hạn như tuần vừa rồi có nữ bá tước L. P. đến đúng lúc và làm giúp tôi món xà lách ngon tuyệt trần.

Hồi đó, bà Blavatsky luôn luôn có một tính cách trẻ trung, vui nhộn. Tôi không thể diễn tả tâm trạng vui tươi phấn khởi của bà hồi đó bằng cách nào khác hơn là trích dẫn một đoạn văn phóng sự đăng trên nhật báo Hartford nói về bà. Phóng viên báo ấy viết như sau:

“... Blavatsky phu nhân cười! Khi tôi viết về cái cười của bà Blavatsky, tôi cảm thấy dường như tôi muốn nói rằng bà là hiện thân của thần hài hước ngay trong phòng khách! Vì trong tất cả những chuỗi cười dài trong sáng, vui tươi, giòn giã mà tôi đã từng nghe trong đời, thì chuỗi cười của bà thật là độc đáo, điển hình.

“Thật vậy, bà dường như là tiêu biểu cho tinh thần hài hước mà bà biểu lộ thường xuyên bất cứ lúc nào. Điều đó chứng tỏ nơi bà một nguồn sinh khí dồi dào bất tận.”

Đó là cái sắc thái sinh hoạt nơi tư gia chúng tôi; cùng với tính vui vẻ hồn nhiên, ngôn ngữ hoạt bát linh động, tình thân hữu đậm đà của bà Blavatsky đối với những người bà ưa thích hoặc muốn cho họ quí mến bà, những đề tài trao đổi lạ lùng kỳ bí và bộ môn hấp dẫn nhất đối với số đông các quan khách là những phép thuật vô cùng kỳ bí của bà, làm cho “Lạt-ma Viện” của chúng tôi trở thành phòng khách sáng giá nhất của thành phố New York vào thời đó, tức là những năm đầu tiên vừa thành lập Hội Thông thiên học Thế giới.

Trong quyển Hồi ký của H. S. Olcott đã miêu tả tính cách của bà Blavatsky ngoài xã hội. Bây giờ, chúng ta hãy nhận xét bà khi ở nhà. Nếp sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi tại tư gia (mà tôi đặt cho tên gọi hài hước là “Lạt-ma Viện”) thường diễn ra như sau đây.

Chúng tôi ăn điểm tâm lúc tám giờ, dùng bữa chiều lúc sáu giờ, làm việc đến hai giờ sáng mới nghỉ, tùy theo việc làm của chúng tôi và những lúc gián đoạn công việc khi có khách đến viếng.

Bà Blavatsky dùng bữa trưa tại nhà, còn tôi thường ăn trưa ngoài phố, ở một nơi gần văn phòng Luật của tôi.

Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám và mọi hoạt động thế tục nói chung.

Sau bữa ăn điểm tâm, tôi đến văn phòng làm việc, còn bà Blavatsky ngồi vào bàn làm việc tại nhà. Đến bữa ăn chiều, chúng tôi hầu như bao giờ cũng có khách, hiếm khi không có; và dẫu cho những ngày không có khách đến dùng bữa, thường cũng có người đến chơi vào buổi tối.

Việc bếp núc của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi không uống rượu và chỉ ăn uống sơ sài, đạm bạc. Chúng tôi thường có một người giúp việc nhà, hay nói đúng hơn là một chuỗi dài những người giúp việc luân phiên đến rồi đi, vì chúng tôi không giữ ai ở lâu.

Khi người giúp việc dọn dẹp bữa ăn chiều xong thì được về nhà nghỉ, và sau đó chúng tôi phải tự mình trả lời những tiếng gõ cửa. Tuy việc ấy không bận rộn bao nhiêu, nhưng điều nghiêm trọng hơn là phải cung ứng trà, sữa và đường cho một số đông quan khách thường đến chật nhà, có khi đến tận một giờ sáng.

Những dịp đó, bà Blavatsky nhân lúc cao hứng tự pha cho mình một chén trà, và với một cách điệu rộng rãi hào phóng, không màng nghĩ đến những khả năng cung ứng thực phẩm hiện có trong nhà, bèn tuyên bố: “Tất cả mọi người đều uống chơi một chén, quý vị nghĩ sao?”

Dẫu cho tôi ra dấu làm hiệu để can gián cũng vô ích, bà vẫn không chú ý. Thế là, sau nhiều cơn lục lạo đi tìm sữa và đường một cách vô hiệu ở vùng lân cận vào lúc nửa đêm, tôi bèn dán một tờ cáo tri lên vách về việc đó như sau:

MỜI UỐNG TRÀ

“Quý khách sẽ tìm thấy nước sôi và trà trong nhà bếp, có thể có cả sữa và đường. Xin hãy tự pha chế và tùy nghi sử dụng.”

Điều này có vẻ như phù hợp với bầu không khí tự do phóng khoáng ở tư gia chúng tôi, nên không ai nghĩ gì khác, và sau đó thật là một điều thú vị khi thấy những khách quen thản nhiên đứng dậy đi vào nhà bếp để tự pha lấy một chén trà nóng. Các bà mệnh phụ, các vị giáo sư, học giả, nghệ sĩ và ký giả nổi tiếng, tất cả đều vui vẻ trở thành những nhân viên tự động pha trà trong nhà bếp của chúng tôi.

Bà Blavatsky không hề có chút kiến thức sơ đẳng nào về vấn đề nội trợ. Có lần, muốn ăn trứng luộc, bà đã đặt những quả trứng sống trên lò than hồng! Đôi khi, người giúp việc xin phép nghỉ cuối tuần vào chiều thứ bảy và chúng tôi phải tự xoay xở lấy bữa ăn chiều. Những lần đó, có phải bà Blavatsky ra tay nấu nướng và dọn ăn không? Hẳn là không, mà chính là tôi, người bạn đồng nghiệp bất hạnh của bà! Còn bà thì ngồi viết và hút thuốc lá, hoặc bước vào nhà bếp nói những câu chuyện đùa để tiêu khiển.

Đôi khi, có những vị nữ khách đến nhà trong những dịp đó, liền giúp tôi một tay, chẳng hạn như tuần vừa rồi có nữ bá tước L. P. đến đúng lúc và làm giúp tôi món xà lách ngon tuyệt trần.

Hồi đó, bà Blavatsky luôn luôn có một tính cách trẻ trung, vui nhộn. Tôi không thể diễn tả tâm trạng vui tươi phấn khởi của bà hồi đó bằng cách nào khác hơn là trích dẫn một đoạn văn phóng sự đăng trên nhật báo Hartford nói về bà. Phóng viên báo ấy viết như sau:

“... Blavatsky phu nhân cười! Khi tôi viết về cái cười của bà Blavatsky, tôi cảm thấy dường như tôi muốn nói rằng bà là hiện thân của thần hài hước ngay trong phòng khách! Vì trong tất cả những chuỗi cười dài trong sáng, vui tươi, giòn giã mà tôi đã từng nghe trong đời, thì chuỗi cười của bà thật là độc đáo, điển hình.

“Thật vậy, bà dường như là tiêu biểu cho tinh thần hài hước mà bà biểu lộ thường xuyên bất cứ lúc nào. Điều đó chứng tỏ nơi bà một nguồn sinh khí dồi dào bất tận.”

Đó là cái sắc thái sinh hoạt nơi tư gia chúng tôi; cùng với tính vui vẻ hồn nhiên, ngôn ngữ hoạt bát linh động, tình thân hữu đậm đà của bà Blavatsky đối với những người bà ưa thích hoặc muốn cho họ quí mến bà, những đề tài trao đổi lạ lùng kỳ bí và bộ môn hấp dẫn nhất đối với số đông các quan khách là những phép thuật vô cùng kỳ bí của bà, làm cho “Lạt-ma Viện” của chúng tôi trở thành phòng khách sáng giá nhất của thành phố New York vào thời đó, tức là những năm đầu tiên vừa thành lập Hội Thông thiên học Thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 349)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
25/11/2022(Xem: 3642)
Hành Hương Thắp Sáng Tâm Đăng và Cảm niệm Thâm Ân Đức Thế Tôn VỊ THẦY VĨ ĐẠI BẬC NHẤT CỦA NHÂN LOẠI. Suốt tuổi vị thành niên ưu tư, trăn trở, đến tuổi lập gia đình thấy mọi niềm vui, khoái lạc đều phù du, trống rỗng; tháng năm dài tìm cách giúp vua, cứu nước, Thái Tử Siddhārtha Gotama luôn cảm thấy mình làm cái việc của con dã tràng xe cát - vì không giải mã được hố thẳm của lòng người (nguyên nhân của khổ uẩn). Với ý chí kiên định, ngài thoát ly gia đình, vợ con, vương vị, quyết tìm ra con đường thoát khổ, giải trình giá trị và ý nghĩa vĩnh cửu cho kiếp nhân sinh.
13/03/2022(Xem: 18696)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
08/02/2022(Xem: 6928)
Hai năm trước, khi tin Hòa Thượng Thích Minh Tâm viên tịch lan truyền khắp năm châu, ai ai cũng ngỡ ngàng thương tiếc. Hầu như các tự viện trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm tri ân Ngài. Tu Viện Quảng Đức cũng không ngoại lệ, buổi lễ truy niệm đã được tổ chức một cách trang nghiêm, trọng thể. Sau đó TT Thích Nguyên Tạng đã lên chương trình Hành Hương Âu Châu vào cuối tháng 7 năm 2015, với mục đích chính là tham dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm HT Thích Minh Tâm, đồng thời dự lễ Khánh thành Chùa Khánh Anh. Phật tử TVQĐ thật hoan hỷ với tin này và đã cùng nhau lập ra kế hoạch tiết kiệm để tham dự chuyến Hành Hương Âu Châu.Thời gian hai năm tưởng là lâu, nhưng thoắt một cái ngày đi đã gần kề, mọi người nô nức chuẩn bị hành trang để lên đường. Phái đoàn Hành Hương có 83 người gồm:Melbourne: 38 người; Sydney: 21 người; Perth: 9 người;Adelaide: 5 người.
24/01/2022(Xem: 5205)
Tuyển tập Hành Hương Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc 2007 do Tu Viện Quảng Đức tổ chức
08/01/2022(Xem: 4498)
Nhận được Passport 10 năm vừa mới gửi về sau nhiều lần đắn do suy nghĩ có nên làm mới hay không(đã hết hạn 3 tháng rồi) giữa lúc đại dịch vẫn chưa khả quan lắm, tâm trí tôi miên man nghĩ tới hai chuyến hành hương sau cùng trước khi đại dịch xuất hiện: -Năm 2018 chuyến hành hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Hàn quốc nhân mùa Anh Đào nở hoa ở Nhật Bản từ ngày 2/4/2018-16/4/2018 do TT.Thích Nguyên Tạng làm Trưởng Đoàn và Anh Tony Thạch làm phó trưởng đoàn. -Năm 2019 chuyến hành hương Miến Điện do TT Thích Tâm Thành hướng dẫn, lẽ ra tôi cũng được tham dự chuyến hành hương Bhutan vào năm này với TT Nguyên Tạng và Anh Tony Thạch nhưng sau chuyến hành hương Miến Điện tôi bị sưng đầu gối và không thể đi bộ nhiều nên đành xin hủy hẹn . .......Có thể nào mình lại có dịp một lần nữa sẽ tham dự một chuyến hành hương khác với Thầy và Anh Tony trong một chuyến tham quan và chiêm bái các địa danh của quý Tổ Sư Thiền Ấn, Trung và Việt Nam nơi mà hành trạng các Ngài còn ghi trong sử sác
16/11/2021(Xem: 6909)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
18/08/2021(Xem: 10425)
LỜI GIỚI THIỆU Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử: „… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“ (Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)
10/07/2020(Xem: 4058)
Chính phủ Nhật đầu tư 12,5 tỷ USD để mời bạn đến du lịch Do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, số lượng du khách đến Nhật du lịch giảm mạnh. Vì thế chính phủ Nhật đã đề ra một phương án là đầu tư gói 12,5 tỷ USD để phục hồi ngành du lịch, trong đó bao gồm chi trả một phần chi phí cho du khách nhằm thu hút họ đến nước này.
29/06/2020(Xem: 4896)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567