Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

16/02/201115:25(Xem: 4246)
Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay

Giáo dục Phật giáo nói chung hay giáo dục Tăng Ni nói riêng đã được bắt đầu ngay khi Đức Phật quyết định chuyển bánh xe Pháp cứu độ chúng sinh. Trải qua hơn 25 thế kỷ, nhất là trong thời điểm hiện nay, thời toàn cầu hóa, Phật giáo đang phải đối đầu với nhiều thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài. Vấn đề giáo dục Tăng Ni của Phật giáo Việt Nam (PGVN) cũng theo đó mà có những thuận lợi và khó khăn khác nhau.

Thuận lợi thì ít

Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trên 2.000 năm, nên nói đến PGVN là đề cập đến dân tộc Việt Nam. Nói khác hơn, Phật giáo là đạo của dân tộc, đạo làm người của nước Việt mà hình ảnh Tăng Ni là biểu tượng cho sự mô phạm, trong sạch và thánh thiện.

Tăng Ni kế thừa gia tài Pháp bảo của Như Lai, với hành trang Giới-Định-Tuệ để gột rửa nội tâm, dấn thân hành đạo. Sự giáo dục Tăng Ni vì thế, dựa trên giới luật là chính. Mỗi Tăng Ni tu Phật đều tự ý thức hành trì lời Phật dạy hướng đến mục tiêu giải thoát giác ngộ.

Hiện nay, hệ thống giáo dục Tăng Ni không còn hạn hẹp trong các tổ đình, tu viện nữa. Các cơ sở Phật học được xây dựng, Tăng Ni được tạo điều kiện theo học các trường Phật học ngày một đông. Một số khác được theo học các khoa, ngành thế học có liên quan, bổ túc cho Phật học.

Bên cạnh đó, Tăng Ni ngày nay còn được tiếp cận với nền khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin thành phương tiện học hỏi, trao đổi giáo lý Phật-đà. Internet đã giúp mở rộng mạng lưới giáo dục qua các chương trình Phật học “đào tạo từ xa”. Các Tăng Ni thông thạo ngoại ngữ có thể nghiên cứu giáo điển bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Chương trình giáo dục Phật giáo theo hệ thống Sơ, Trung cấp, Cao đẳng chuyên khoa và Học viện. Sau khi hoàn tất các chương trình Phật học trong nước, Tăng Ni sinh có thể học tiếp các chương trình sau đại học ở nước ngoài. Với vốn hiểu biết Phật pháp được học ở trường, nếu không theo học tiếp nữa thì Tăng Ni có thể áp dụng trong đời sống tu học thường nhật hay vào các tu viện chuyên tu.

Nhìn chung Tăng Ni trẻ ngày nay được đào tạo trường lớp, có đầy đủ điều kiện nâng cao kiến thức Phật pháp lẫn xã hội. Nếu giữ vững đạo lực, phát triển tâm linh tốt, sẽ rất thuận lợi trong việc đem đạo vào đời.

Như vậy, cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội và sự tiến bộ của khoa học, PGVN đã có một số thuận lợi trong việc giáo dục Tăng Ni. Tuy nhiên, thuận lợi thì ít mà khó khăn lại nhiều.

Khó khăn lại nhiều

Các Tăng Ni trẻ ngày càng có xu hướng hướng ngoại và đối diện với nguy cơ bị biến chất, thế tục hóa. Trước đây, sự dạy dỗ có tính cách gia giáo, thầy trò khắng khít bên nhau như tình cha con. Thầy có bổn phận truyền đạt kiến thức cho đệ tử, huấn luyện oai nghi, nghiêm trì giới luật và giảng dạy kinh điển, truyền trao kinh nghiệm tu tập. Bằng thân giáo là chính, người thầy đã cảm hóa được đệ tử mình một cách hiệu quả. Các Phật học đường trước đây không chỉ cung cấp kiến thức Phật pháp mà còn là môi trường nội trú ứng dụng thực hành nếp sống thiền môn.

Giáo dục PGVN hiện nay theo một hình thức mới, sinh hoạt mới, mang tính xã hội hóa nhiều hơn. Tăng Ni được khuyến khích trang bị kiến thức thế học để cập nhật trình độ, và kinh điển trở thành đối tượng nghiên cứu hơn là phương thức tu tập. Các học viện, các trường Phật học không còn là những tùng lâm nội quán mà trở thành những trung tâm nghiên cứu Phật học. Giới luật có phần bị xem nhẹ.

Sự dễ dãi cho phép Tăng Ni tiếp cận quá sớm với môi trường giáo dục bên ngoài trong khi chưa mấy am tường nội điển là cơ hội cho một số Tăng Ni sau khi tốt nghiệp thế học đã trở về đời sống thế tục. Sự tu tập chưa vững chãi mà tiếp xúc nhiều quá với các duyên bên ngoài thì hạt giống thế tục dễ phát sinh.

Một bộ phận Tăng Ni trẻ đã không còn nhìn nhau qua giới hạnh tu học nữa mà qua các tiện nghi vật chất. Họ thi nhau sắm sửa bề ngoài còn bên trong nội tâm thì phó mặc. Điều này một phần cũng do từ khâu tiếp độ xuất gia quá dễ dãi, không cân nhắc kỹ khi chọn người vào đạo, cho thế phát và thọ giới mà không qua thời gian thử thách đã khiến các vị ấy không nhận thức hết ý nghĩa cũng như giá trị của việc xuất gia. Ngoài ra, một số bổn sư không mấy quan tâm đến đệ tử, xuất gia rồi phải tự tìm vào các trường Phật học, tự mưu cầu sự sống cũng như việc tu học.

Còn các vị giáo thọ, giảng viên ở các trường Phật học thì vì nhiều lý do khác nhau nên không nhiếp chúng được. Người tu Phật đòi hỏi sự thể nghiệm hơn là lý thuyết. Một vị thầy đứng lớp dạy Phật pháp thì ngoài kiến thức Phật học còn phải thể hiện sự vững chãi và thanh tịnh nội tâm, bởi thân giáo bao giờ cũng thiết thực đối với người học Phật.

Các phương thức giáo dục tuy có nâng cao nhưng chưa được chuyên môn hóa và thống nhất. Nội dung giảng dạy chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn… Sự bất cập trong giáo trình hiện nay đã khiến các Tăng Ni sinh không thu thập được bao nhiêu kiến thức. Một số vị giáo thọ thiếu kỹ năng sư phạm học đường nên không thu hút được học chúng. Giáo trình và phương pháp giảng dạy như thế đã làm không ít Tăng Ni sinh chán nản.

Sự chú trọng quá nhiều về kiến thức khiến Tăng Ni chạy theo bằng cấp, học vị nhiều hơn là tịnh hóa thân tâm. Các trường Phật học không có điều kiện kết hợp giữa học và tu. Ban Giáo dục Tăng Ni chưa lo được giáo trình giáo án cho các trường Phật học như nhiệm vụ chính yếu của mình.

Ngoài ra, ba tháng an cư kiết hạ cũng không phát huy hết ý nghĩa tâm linh nên sự giáo dục nếu có cũng khập khiễng, nặng tính hình thức. Tăng Ni sinh không có môi trường tốt để ứng dụng lời Phật dạy nên khó tìm được an lạc trong nếp sống tu hành bởi đa phần các trường Phật học không có cơ sở cho Tăng Ni nội trú.

Một vài biện pháp khắc phục

Có vị Lạt-ma đến học viện nói chuyện với Tăng Ni sinh, một tăng sinh hỏi vì sao Phật giáo Tây Tạng phát triển bền vững ở các nước phương Tây trong khi Phật giáo các nước khác đều lung lay, thậm chí mất gốc bởi sự xâm nhập của đời sống tiện nghi vật chất. Vị Lạt-ma trả lời rằng do các vị sư Tây Tạng chỉ một bề lo tu thôi, không quan tâm đến các việc bên ngoài. Câu trả lời thật đáng cho chúng ta suy nghĩ.

Do vậy, để giáo dục Tăng Ni có hiệu quả thì yếu tố đầu tiên là tự thân mỗi vị Tăng Ni phải ý thức tu hành để cầu giải thoát giác ngộ. Giáo hội cần quan tâm đến đời sống Tăng Ni, theo dõi và ngăn chặn kịp thời các hành vi thế tục hóa. Các trường Phật học phải trang bị kiến thức, xây dựng chương trình giáo dục thực tiễn, áp dụng ngay vào đời sống tu học hằng ngày. Vị thầy đứng lớp phải có đạo lực để “nói chúng nghe”. Bổn sư kết hợp với nhà trường đôn đốc Tăng Ni kiện toàn việc tu học.

Có như vậy mới có thể đào tạo một nhà tu hành mẫu mực đủ tài, đủ đức làm lợi ích cho nhân loại. Nhất là trong thời đại ngày nay, Tăng Ni phải chuẩn bị nội lực tâm linh vững chãi để làm hành trang dấn thân phục vụ xã hội, đi vào đời mà không bị cuộc đời đồng hóa. Học Phật để ứng dụng vào đời sống tu hành và làm lợi ích cho chúng sanh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2020(Xem: 38534)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
11/01/2020(Xem: 4787)
THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 15 ngày Từ ngày 02- Oct-2020 đến ngày 17- Oct-2020 GHI DANH: 15 Jan 2020 Hạn chót là ngày 15-June- 2020 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Tỳ Khưu Thích Tánh Tuệ (Chùa Vạn Phước- Sandiego) & Chư Tôn Đức Tăng Ni - Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN TRONG ẤN ĐỘ Máy bay, xe Bus có máy lạnh, xe du lịch 50 chỗ ngồi, có máy điều hoà, tiện nghi, sạch sẽ Những nơi chiêm bái chính: TỨ ĐỘNG TÂM 1 Lâm tì ni (Lumbini, Nepal): nơi Đức Phật đản sinh. 2. Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya): nơi Đức Phật thành đạo. 3. Lộc uyển (Sarnath): nơi Đức Phật chuyển pháp luân (giảng bài pháp đầu tiên). 4. Câu thi na (Kushinagar, Kusinara): nơi Đức Phật nhập diệt.
21/12/2019(Xem: 3524)
Hiệp hội Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) tại thành phố Varanasi vừa đệ trình hồ sơ lên tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo Dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) xin được công nhận thánh địa Sarnath là di sản văn hóa thế giới. Đề xuất này được Bô Văn Hóa Ấn Độ chấp thuận và đang chờ UNESCO công nhận. Nếu được chấp nhận, Sarnath sẽ trở thành di sản thế giới thứ tư của UNESCO ở bang Uttar Pradesh và là di sản thứ 39 của Ấn Độ.
10/11/2019(Xem: 5194)
Vượt đường xa, ta quyết đi cho đến cùng… Giống như ao ước lẫn thao thức của người mong được trở về Quê mẹ, cuộc hành hương tâm linh về xứ Phật nhiệm mầu vẫn luôn luôn ẩn hiện trong tiềm thức của những người đang lãnh công việc phát huy và thực thi tinh thần của giáo pháp Như Lai, nói chung là những người con Phật.
23/10/2019(Xem: 5417)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Đồng Hương Phật tử gần xa, Sau khi ra thông báo về tour Cruise 2020, du ngoạn trên du thuyền kết hợp với chương trình tu học và Pháp Hội Cầu Siêu Thủy Lục, khởi hành từ Hải Cảng Sydney ngày 29/11 và về lại Sydney ngày 11/12/2020. Đã có khoảng 300 Phật tử ghi danh và đóng tiền deposit $200 để giữ chỗ, nhưng mới đây Hãng Tàu Royal Caribbean (Hoa Kỳ) đã tự động tăng giá tiền từ $1,500 lên đến $2,100 cho một phòng 4 người, và nhất là họ thay đổi ý kiến, không cho phép Ban Tổ Chức thiết trí trang hoàng bàn thờ Phật để tiến hành nghi cúng “Pháp Hội Thủy Lục” trên boong Tàu, đây là mục đích chính của chuyến đi, nhiều Phật tử phản đối cho sự thay đổi này. Nên Ban Tổ Chức thành tâm cáo lỗi đại chúng và xin hủy bỏ chuyến cruise này. Xin quý vị hoan hỷ liên lạc tại nơi mình ghi danh để nhận lại tiền deposit: Tại Sydney: Tony Thạch: Mobile 0411 863 809 Tại Melbourne: Ms. Hồng Hạnh: Mobile 0402 741 639 Tại Ad
18/10/2019(Xem: 3542)
Hành hương xứ Phật, chùa tháp và các quốc gia Phật giáo là ước mơ của nhiều người con Phật. Dưới sự hướng dẫn của Ni sư trưởng đoàn TN Giới Hương, ngày 02/09 đến 06/10/2019,quý Phật tử chùa Hương Sen đã thực hiện được chuyến đi hành hương 5 quốc gia hiếm có này.
26/09/2019(Xem: 20689)
Ẩn mình trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ là xứ sở Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm phía sau dãy Hy Mã Lạp Sơn, giống như Tây Tạng, một địa chỉ tâm linh huyền bí và khép kín với thế giới bên ngoài. Đặc biệt đây là một đất nước lấy chỉ số thu nhập GDP không phải là tiền bạc mà là hạnh phúc của con người. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương thăm viếng Bhutan và Tích Lan từ ngày 26/9 đến 12/10/2019, lệ phí trọn gói: $6,500, số khách giới hạn, xin quý Phật tử hoan hỷ đăng ký sớm. Hạn chót đăng ký và đóng tiền đầy đủ: 25/7/2019. Chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Xin quý Phật tử xa gần liên lạc về Tu Viện Quảng Đức (03.9357 3544 hoặc email:quangduc@quangduc.com) để ghi danh tham dự chuyến hành hương chiêm bái này. Chi tiết, xin quý Phật tử thường xuyên vào xem tại trang nhà: www.quangduc.com
04/07/2019(Xem: 3112)
Hôm nay "tour guide" đưa phái đoàn hành hương chúng tôi đến tham quan trường đại học Nalanda. Khi tới trước cổng trường, chúng tôi xuống xe đi bộ một khoảng khá xa. Trước mặt, sau lưng chúng tôi còn có nhiều đoàn hành hương khác cùng đến thăm thánh tích Nalanda. Nhìn cách ăn mặc của họ chúng tôi có thể đoán họ đến từ những xứ khác như Thái Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn... Có những người da trắng và cả những người Ấn Độ nữa... Chúng tôi im lặng đi qua khỏi một sân cỏ rộng lớn mới vào tới bên trong những đền tháp đã bị sập đổ chỉ còn những chân tường màu nâu củ kỹ.
11/06/2019(Xem: 4170)
Tour 1: Đại Phật Lạc Sơn, Nga Mi Sơn, Tây Tạng, Phổ Đà Sơn (dịp Trung Thu) 12 Ngày / 10 Đêm , giá $2980 USD, ngày 02-14/09/2019 Tour 2: Phổ Đà Sơn (dịp Trung Thu), Hành Hương Đất Phật, Ấn Độ 15 Ngày / 13 Đêm, giá $2980 USD, ngày 11-25/09/2019 Tour 3: Đại Hàn – Taiwan 12 Ngày / 10 Đêm, giá $2980, ngày 26/09-07/10/2019
06/05/2019(Xem: 4594)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567